Search

23.10.21

Gọi là Như Lai vì đời có cái gì Ngài biết chúng ra sao nên gọi là Như Lai


NHƯ LAI


1. Gọi là Như Lai vì đời có cái gì Ngài biết chúng ra sao nên gọi là Như Lai.
2. 2. Nói sao làm vậy, làm sao nói vậy nên gọi là Như Lai.
3. 3. Những điều Ngài dạy trong câu nói đầu tiên sau lúc thành đạo đến câu nói cuối cùng trước khi viên tịch có nội dung như một không chống trái nhau nên Ngài được gọi là Như Lai.
4. 4. Gọi là Như Lai vì Ngài là nhân vật tối tôn trong tam giới không có ai tương đương.

NHƯ LAI


Sư Giác Nguyên
( Chép lại bài giảng của Sư ngày 24/6/2018)
Nguồn:
https://www.facebook.com/111840126925029/posts/599051124870591/



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

4 HẠNG NGƯỜI

4 HẠNG NGƯỜI
—Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn?


Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người tự hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình. 
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. 
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hành khổ mình, chuyên tâm hành khổ mình, và hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình, không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người.
...
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

4 HẠNG NGƯỜI


Nguồn: Attantapasutta—Thích Minh Châu
Aṅguttara Nikāya XX. Ðại Phẩm 4.198. Tự Hành Hạ Mình
https://suttacentral.net/an4.198/vi/minh_chau




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

Tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì


Muốn tướng mạo đẹp cần tâm đẹp.


"Tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây nhạt, ngồi trông áng mây trôi).
---
Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông."

Tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì


Ảnh: hoa xuyến chi hay còn gọi là hoa cứt lợn.



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

KINH TỨ NIỆM XỨ Trung Bộ Kinh-Majjhima Nikaya


KINH TỨ NIỆM XỨ Trung Bộ Kinh-Majjhima Nikaya


Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo.
Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

(Quán thân)


Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, tuệ tri: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

KINH TỨ NIỆM XỨ Trung Bộ Kinh-Majjhima Nikaya


....
Mục đích: chế ngự tham ưu ở đời, an trú chánh niệm, hướng đến chánh niệm, chánh trí, không nương tựa, không chấp trước.
Nguồn ảnh: đang cập nhật




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

những điểm tựa mà người ta có thể dựa vào đó để xác định đâu là lời dạy của Như Lai

NHƯ LAI 
Khi bà dì ruột của Đức Phật là bà Kiều Đàm Di Mẫu đến hỏi Phật: 

Con đường nào, cái pháp môn nào mà càng hành trì mà ta càng trở nên tinh tấn, không có biếng lười. Pháp môn nào mà người ta càng hành trì người ta càng thích sống một mình không có thích đám đông. Pháp môn nào càng hành trì người ta càng trở nên đơn giản, giản dị, dễ nuôi, không cầu kỳ, đòi hỏi tùm lum. Và đặc biệt cái pháp môn nào càng đi theo người ta càng có khả năng mở rộng bàn tay, buông hết mọi thứ.


“Bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn không còn nữa thì sẽ có nhiều người họ mạo danh Thế Tôn rồi họ mạo nhận đây là lời Phật thì lúc đó hàng hậu tấn sẽ dựa vào đâu để biết đâu là lời Phật?” 


Ngài mới dạy rằng những điểm tựa mà người ta có thể dựa vào đó để xác định đâu là lời dạy của Như Lai, đó là:
Con đường nào, cái pháp môn nào mà càng hành trì mà ta càng trở nên tinh tấn, không có biếng lười.
Pháp môn nào mà người ta càng hành trì người ta càng thích sống một mình không có thích đám đông.
Pháp môn nào càng hành trì người ta càng trở nên đơn giản, giản dị, dễ nuôi, không cầu kỳ, đòi hỏi tùm lum.
Và đặc biệt cái pháp môn nào càng đi theo người ta càng có khả năng mở rộng bàn tay, buông hết mọi thứ.


Sư Toại Khanh- Trích bài giảng tại Sydney Duyên Khởi
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

4 SỰ HIỂU VỀ ĐẠO

4 SỰ HIỂU VỀ ĐẠO


4 SỰ HIỂU VỀ ĐẠO


Giữa rừng sâu đêm tối một kẻ lang thang tìm đường ra khỏi rừng.


Tưởng tri: hắn ta nghe nói ở bìa rừng có một ngôi nhà. Bằng sự hiểu biết vốn có của mình hắn lần mò trong tưởng tượng, phương hướng và đi trong đêm.
Thắng tri: trên con đường đó một ánh chớp loé lên đủ để hắn thấy phía xa mờ mờ hình dáng căn nhà. 
Tuệ tri: là khi trời sáng hẳn. Thấy rừng, thấy nhà, thấy đường.
Liễu tri: Vào căn nhà xem xét đánh giá cột kèo, biết nguồn gốc xuất xứ chất liệu đồ vật trong ngôi nhà đó.
Nguồn ảnh: https://pixabay.com/vi/users/elg21-3764790/




Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.