Search

30.1.23

NHƯ LAI ĐÃ RA ĐI NHƯ VẬY

Các Ngài đã ra đi bằng cách là:

NHƯ LAI ĐÃ RA ĐI NHƯ VẬY
NHƯ LAI ĐÃ RA ĐI NHƯ VẬY 


Dùng niệm ly dục mà bỏ tham dục
Đã bỏ sân tâm bằng cái tâm vô sân 
Đã dùng niệm ánh sáng để bỏ hôn thụy 
Dùng chánh định để đối phó trạo hối
Dùng trạch pháp giác chi để bỏ hoài nghi
Dùng trí mà bỏ vô minh
Dùng pháp hỷ mà bỏ bất mãn
Dùng sơ thiền mà loại bỏ năm triền 
Dùng nhị thiền mà bỏ tầm tứ 
Dùng tam thiền mà bỏ hỷ 
Dùng tứ thiền bỏ khổ lạc 
Dùng hư không vô biên mà bỏ sắc tưởng
Vượt qua cái hư không vô biên để mà đắc hư không vô biên
Vượt qua thức vô biên để đắc vô sở hữu xứ 
Vượt qua vô sở hữu xứ để đắc phi tưởng phi phi tưởng
Tùy quán vô thường để bỏ ý niệm thường hằng
Tuỳ quán khổ đau để từ bỏ ý niệm về hạnh phúc
Tuỳ quán về vô ngã để từ bỏ cái ngã tưởng.

Toàn bộ Pháp tu nằm hết trong cái chương này. Coi như là một người dốt đặc chữ chưa đầy một lá me không biết giáo lý gì hết, cứ học thuộc lòng đoạn này, nếu mà viết qua trang giấy học sinh thì tôi nghĩ cũng không có nhiều lắm. Đây là cái phần tóm tắt, và dĩ nhiên cái này ghi xong học thuộc lòng phải đi kiếm thầy để mà hỏi, chứ còn cái này nó giống như là chú Lăng Nghiêm vậy đó. Cái này mới là tinh hoa của Phật Pháp. Đây là hành trình tu chứng, nội dung tu chứng của tất cả chư Phật ba đời mười phương đều giống hệt nhau trong kiếp chót. Cho nên từ đó ra đi, các Ngài được gọi là Đã Ra Đi Như Vậy.

(Chép lại bài giảng của Sư giác nguyên Ngày 18-12-2017)
Nguồn: #herenow



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

26.1.23

Mọi biển hiệu Chỉ là những biểu hiện

Mọi biển hiệu.  Chỉ là những biểu hiện.

Mọi biển hiệu.  Chỉ là những biểu hiện.
Mọi biển hiệu.  Chỉ là những biểu hiện.




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

24.1.23

LUÔN NHÌN THẤY LỖI Ở NGƯỜI KHÁC

LUÔN NHÌN THẤY LỖI Ở NGƯỜI KHÁC Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến


Cuộc đời này ngắn lắm, chúng ta không thể quyết định được chiều dài của sinh mệnh, nhưng có thể tùy ý sử dụng chiều sâu của sinh mệnh, nhìn thế giới một cách thông suốt, giữ cho tâm không phê phán, hơn thua.
Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
"Tấm vải bẩn thật" - Cô vợ thốt lên. "Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn". Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.
Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: "Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?"
Người chồng đáp: "Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy".
...
Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. 
Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy giả trá. Tất cả những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an.
LUÔN NHÌN THẤY LỖI Ở NGƯỜI KHÁC Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến
LUÔN NHÌN THẤY LỖI Ở NGƯỜI KHÁC Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến




Nguồn tri thức trẻ.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

22.1.23

HỖ TRỢ LẪN NHAU

Rất nhiều người xem đi tu là gánh nặng cho gia đình xã hội vì không tự chủ kinh tế. Nuôi sống nhờ vào sự bố thí của người đời. Nhưng những gì người tu mang lại là những năng lực tài sản vô hình như bài kinh đức Phật thuyết :


" Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn gia chủ rất có lợi ích cho các ông, chính họ đã sắp đặt y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh cho các ông.
 Này các Tỷ-kheo, các ông  cũng rất có lợi ích cho các người Bà-la-môn gia chủ, vì các ông thuyết pháp cho họ, pháp ấy sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. 
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh này được sống với sự hỗ trợ lẫn nhau nhằm mục đích vượt qua dòng nước lũ, đoạn tận khổ đau."

HỖ TRỢ LẪN NHAU
HỖ TRỢ LẪN NHAU




Tài liệu tham khảo : Kinh Itivuttaka 107, Nikaya 
Nguồn ảnh: Huyền Không Sơn Thượng



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

21.1.23

HÝ LUẬN

Hỏi: Mục tiêu của Phật giáo là thực hành đoạn tận khổ đau và giải thoát khỏi vô Minh Luân hồi sinh tử. Vì vậy trạng thái đắc đạo quả thánh niết bàn là như thế nào? Giải Thoát không luân hồi nữa, ra khỏi 3 giới 4 loài vậy sau khi giải thoát, Ta đi về đâu?

HÝ LUẬN


Đáp: Xin thưa, muốn biết được vị mặn của biển thì phải đi ra múc một ly nước biển, muốn biết được mùi vị của một ly cà phê thì quý vị phải đi pha một ly cà phê! muốn biết được mùi vị của một tách trà thì quý vị phải đi pha một tách trà. 
Chứ chúng ta không thể nào ngồi đây, chúng ta viết cả trăm cả ngàn quyển sách, chúng ta mô tả vị của nước biển hoặc chúng ta không thể viết cả ngàn, cả triệu quyển sách để chúng ta mô tả vị của một ly cà phê mà trong khi đó cái chuyện đơn giản nhất đó là chúng ta phải đi pha cà phê mà uống. Cho nên, cái trạng thái đắc đạo quả thánh Niết bàn trong kinh tạng chỉ nói một cách đơn giản đó là gì? 
Ái diệt là niết bàn, chừng nào cái ái đó diệt đi thì quý vị biết niết bàn là cái gì.
Cũng giống như là muốn biết cà phê là cái gì thì làm ơn pha 1 ly cà phê. Đức Phật chỉ, Sư xin lỗi không phải Đức Phật chỉ, mà là theo giáo pháp, giống như chỉ cho quý vị cà phê có thể mua ở đâu, rồi cách để nấu nước sôi, cách để mà châm cà phê, cách để mà làm ra một ly cà phê, cũng rồi sau đó chúng ta uống vào chúng ta sẽ biết được mùi vị của cà phê.
Cũng vậy Đức Phật hướng dẫn con đường Bát Chánh Đạo, biết được cái mùi vị của Niết Bàn quý vị phải thực hành bát chánh đạo. Khi mà quý vị thực hành bát chánh đạo rồi quý vị sẽ biết được mùi vị của Niết bàn, còn ngồi đây mà chúng ta hí luận với nhau, chúng ta giỡn chơi với nhau, chúng ta nói dóc với nhau, chúng ta giỡn mặt với giáo pháp, chúng ta ngồi chúng ta kể về cái trạng thái của Niết Bàn thì xin thưa là nó trật. 
Tại vì sao vậy? Tại vì đó là pháp đến để mà thấy. 
Svākkhāto Bhagavatā dhammo, Sandiṭṭhiko.
Pháp đến để mà thấy chứ không phải là pháp ngồi tưởng tượng ra, pháp đến để mà thấy - Sandiṭṭhiko. Tự anh phải thân chứng thể nghiệm, chứ không phải anh ngồi đấy lý luận rồi anh đi vô những cái câu hỏi mông lung là cái vị của niết bàn là cái gì. Rồi sau khi mà mình niết bàn rồi mình giải thoát rồi mình biết mình đi về đâu. Muốn biết những cái đó làm ơn thực hành bát chánh đạo. Sư sẽ rất vui khi quý vị hỏi thực hành chánh kiến như thế nào, thực hành chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định như thế nào. Có nghĩa là quý vị hỏi cái con đường đưa đến niết bàn thực hành như thế nào, Sư sẽ rất vui. Nhưng mà quý vị hỏi cái niết bàn có mùi vị như thế nào thì cái câu hỏi nó rất là vô ý nghĩa, ha!

Nguồn: vấn đáp Sư Hạnh Tuệ

phanblogs.blogspot.com › cau-hoi-lien-quan-phap-bao-uoc-su-hanh
Câu hỏi liên quan Pháp Bảo đã được Sư Hạnh Tuệ trả lời
phanblogs.blogspot.com › cau-hoi-lien-quan-phat-bao-uoc-su-hanh
Câu hỏi liên quan Phật Bảo đã được Sư Hạnh Tuệ trả lời
phanblogs.blogspot.com › hoi-ap-phat-phap-chu-e-tang-bao-su-hanh
Hỏi đáp phật pháp chủ đề Tăng Bảo | Sư Hạnh Tuệ
https://phanblogs.blogspot.com/2022/04/cac-cau-hoi-ve-thien-inh-van-ap-phat.html
Các câu hỏi về Thiền Định - Vấn đáp Phật pháp Sư Hạnh Tuệ
phanblogs.blogspot.com › Câu hỏi liên quan giới vấn đáp Phật pháp
Câu hỏi liên quan giới vấn đáp

Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

20.1.23

TẠI SAO ANH SỢ CHẾT?

Vì anh sợ mất. Nói thẳng luôn, một là anh sợ mất cái này cái kia, thứ hai là anh mịt mù anh không biết anh sẽ đi về đâu? 


TẠI SAO ANH SỢ CHẾT?
TẠI SAO ANH SỢ CHẾT? 



Tại sao anh sợ hãi khi không biết đi về đâu? là vì mình sợ khổ ở trong một cảnh giới nào đó. 
Mình sợ không còn sung sướng như bây giờ nữa, bây giờ tài khoản của mình ở trong nhà băng đã lên 36 tỉ đồng Việt Nam rồi, mình có mấy chiếc xe, con cái mình gửi qua Úc, qua Mỹ học hết rồi, tương lai đang sáng ngời, mình đang chờ bồng những đứa cháu nội, cháu ngoại bụ bẫm kháu khỉnh. Bây giờ đùng một phát vô bệnh viện là mấy cái này mất sạch, 36 tỉ đó đứa khác sẽ xài, cháu nội, cháu ngoại những đứa khác sẽ bồng. Rồi mai này những đứa con, những đứa cháu tốt nghiệp đại học về ai đón nó ở phi trường đây? 
Bao nhiêu người mơ ước được 1% những gì mình có mà không được, bao nhiêu kẻ bây giờ đang bán vé số, bán bánh mì, bán dạo buôn gánh bán bưng, bán chè, bán cháo đầy đường vậy mà họ sống trơ trơ, còn mình đây có trong tay mọi thứ mà một sớm mai hồng phải lìa bỏ tất cả nên lòng không cam. 
Sẵn đây tôi nói luôn: ngay cái ước muốn trốn khổ tìm vui nó đã là khổ, vì sao? Vì chỉ cần ước muốn trốn khổ mà trốn không được được thôi là khổ rồi, còn tìm vui mà tìm không được nó đã là khổ. 
Tôi ví dụ nha, trong kinh nói kẻ phàm phu bị đau hai lần, bậc thánh chỉ đau có một nửa. Bậc thánh khi đau, ngoài khả năng kham nhẫn bằng thiền định, bằng thánh trí ra thì bậc thánh không hề thêu dệt cái khổ như phàm phu. 
Khổ một nửa là sao? Nghĩa là mỗi lần người ta bị đau người ta phải rên, phải xiết, phải sợ hãi, phải này nọ thì các Ngài không. Đau trên thân xác các Ngài chỉ dừng lại ngay trên thân xác, các Ngài không cho nó leo qua cái tâm của các Ngài. Các Ngài làm chủ được cảm thọ của mình, làm chủ ở đây nhiều người hiểu sai, họ nghĩ làm chủ cảm thọ là bậc thánh không biết đau, không còn đau đớn, muốn sướng thì sướng, không phải! Làm chủ cảm thọ ở đây có nghĩa là coi tất cả các cảm giác chỉ là khách, khách lạ bên thềm.
Còn mình thì đau một mà cho nó leo tràn lan từa lưa, vì còn phàm phu thì thứ nhất, chúng ta không có khả năng thiền định, chánh niệm như thánh nhân là thấy mệt rồi; thứ hai là phàm phu bị khổ gấp đôi, vừa khổ thân và vừa khổ tâm. Bậc thánh khi bị đau, họ chỉ biết đau là đau, còn mình thì bắt đầu lo, bắt đầu sợ chết, bắt đầu tiếc của, biết đầu lệch ngang thì bỏ lại bao nhiêu thứ tình cảm cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè... trời ơi đất nước người ta đẹp quá, trời ơi mình còn bao nhiêu toan tính, bao nhiêu trù hoạch, bao nhiêu kế sách mà chưa có hoàn thành, trời ơi bây giờ mình đi sớm quá. Trong khi cái đau nó chỉ là một phần cơ thể, mà cái nỗi lo âu, tiếc nuối, sợ hãi kia nó gấp mấy lần cái đau đó quý vị có biết không? 

Sư Giác Nguyên (giảng)



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

18.1.23

KINH TẾ NHỊ - GIẢ ĐỊNH VÀ BẢN CHẤT

Trong Chú Giải, nội dung bài Kinh có ý nghĩa thế này: Chúng ta có hai cách nhìn về thế giới này, cách nhìn thứ nhất là cách nhìn trên phương diện tục đế hay là chế định, hay là thi thiết, hay là biến kế sở chấp, cách nhìn của thế trí biện thông.


Chúng ta thấy chúng ta nhìn một cái cục đất thì chúng ta gọi đó là cái tượng gốm, cái bình gốm, mà trong khi đó nói chung quy lại thì cái tượng gốm hay là cái bình gốm thì nó cũng chỉ là từ cái cục đất đi ra, mà tùy thuộc vào cái hình dáng, tùy thuộc vào cái màu sắc, tùy thuộc vào những chi tiết này nọ ở trên một cái khối đất, một miếng đá, một miếng kim loại, một miếng gỗ, một miếng nhựa, thì chúng ta mới gọi tên nó theo cái cách hiểu thường thức của thế gian.
Mình gọi đó là nam, là nữ, nhưng thật ra nó chỉ là một khối thịt, da, gân, xương thôi với một mớ lục phủ ngũ tạng là mình mới gọi đó là nam, đó là nữ, chứ còn mà mình bỏ vô cối mình quết thì ai cũng như người nấy, khi bỏ vô lò thiêu thì ai cũng như người nấy, bánh xe mà nó nghiến qua rồi thì ai cũng như người nấy thôi, nhưng tùy thuộc vào hình dáng, màu sắc và những chi tiết lớn bé của khối vật chất thì mình gọi đó là nam, là nữ, là thùng, thau, chum, chóe.
Rồi về tinh thần chúng ta cũng có những cái khái niệm, thí dụ như khái niệm về hội họa, ngoài con mắt ra, ngoài cái thị giác nó còn có cái giác quan thứ sáu nữa, rồi những khái niệm về hội họa, những khái niệm về âm nhạc, những khái niệm về kiến trúc, thì những hình dung, những liên tưởng đó mình gắn lên nó vô vàn những cái khái niệm, những cái ý niệm, những cái quan niệm, những thành kiến, những định kiến, những cái biên kiến.
Thì cái cách mình quan sát thế giới như vậy đó được gọi là quan sát theo cái phương diện tục đế hay là chế định, hay là thi thiết.
Cái cách nhìn thế giới thứ hai tức là mình nhìn ngắm nó từ góc độ bản chất, cái cách một là quan sát nó trên cái hiện tượng, nhưng mà cái cách hai là quan sát nó trên bản chất, thì cái cách quan sát này, chỉ có chư Phật mới dạy cho mình biết thôi, có chư Phật ra đời mới dạy cho mình từng bước, từng bước như là mẹ dạy con vậy đó.
Trước hết là Ngài dạy rằng cái thân này nó dơ lắm, người ta gọi là đẹp xấu, già trẻ, nam nữ gì đi nữa thì chỉ là 32 thể trược, tóc lông móng răng da, thịt gân xương tủy thận, tim gan mật đàm mủ máu mồ hôi phẩn nước tiểu gì đó, thì đó là cách một, là đối với một số người hữu duyên họ nghe vậy họ đã oải rồi, họ đã chán muốn buông rồi.
Nhưng mà có một số người thì họ không có thích nghe cái kiểu đó, mà họ thích nghe cái kiểu nó rốt ráo hơn, đó là Ngài dạy rằng nam phụ lão ấu, già trẻ, bé lớn, đẹp xấu, da trắng, da vàng gì đi nữa thì chỉ là một khối 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, chỉ là 4 đế, chỉ là 12 duyên khởi, chỉ là 24 duyên hệ, chỉ vậy thôi! Thì cái cách nhìn rốt ráo này được gọi là nhìn qua khía cạnh chân đế...
Kinh này, chúng tôi căn cứ vào Chú-giải mà giảng, chứ chúng tôi tuyệt đối không có giảng theo ý riêng...
Ở đây Đức Phật Ngài dạy rằng khi mà một vị hành giả nói chung và một vị Tỳ-kheo, ở trong bài Kinh này Đức Phật gọi Tỳ-kheo nói riêng, khi tu tập tuệ quán, khi mà vị đó quan sát sắc, thọ, tưởng, hành, mà từ cái góc độ chân đế, từ cái gốc độ rốt ráo, khi mà đã có được một cái nhìn như vậy, vị ấy không muốn quay lui. 
Một cái người mà họ đã thấm thía rốt ráo cái bản chất chân đế của sắc, thọ, tưởng, hành, thì họ không còn có cái ý muốn gọi là quay lui để mà quan sát thế giới từ cái góc cạnh chế định nữa, chẳng qua là vì cái đời sống, vì cái nhu cầu trước mắt thì người ta phải tiếp tục ăn uống, tắm rửa, đi đứng, nói cười. 
Tôi nhắc lại lần nữa, thấm thía rốt ráo, chứ còn cái kiểu mà tu cà lơ phất phơ, ầu ơ ví dầu..., tôi muốn nói là cái người mà thấm thía thật sự, biết chán sợ cái tánh sanh diệt của danh sắc, dầu là phàm nhưng mà thấy rõ và tin chắc rằng đời sống của mỗi người chỉ là cái sự lắp ráp, ghép nối của từng cái sát na sanh diệt, mình thấy mình ngon lành, mình đẹp, mình giỏi, nhưng mà thật ra đó chỉ là một khối năm uẩn thôi.

Một cái người mà họ đã thấm thía rốt ráo cái bản chất chân đế của sắc, thọ, tưởng, hành, thì họ không còn có cái ý muốn gọi là quay lui để mà quan sát thế giới từ cái góc cạnh chế định nữa, chẳng qua là vì cái đời sống, vì cái nhu cầu trước mắt thì người ta phải tiếp tục ăn uống, tắm rửa, đi đứng, nói cười.



Kalama tri ân bạn sumanaduong ghi chép



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

17.1.23

GÁNH NẶNG

Một người còn trông đợi, còn hy vọng, còn nuôi ảo mộng kiếm tìm một cái gì vĩnh cửu thường hằng ở trong cái cuộc đời này thì cái người đó không thể nào mà chạm tay được cứu cánh giải thoát. Không thể được.


Chỗ này rất quan trọng. Trước hết là chánh niệm. Phải sống chánh niệm cho nó đủ mạnh để cho cái tuệ nó làm việc. Và khi cả hai cái này nó đủ mạnh thì mình mới thấy được một điều vô cùng quan trọng. Đó là cái sự hiện hữu này nó là một cái gánh nặng, nói vậy không sai, nó là một cái gánh nặng mình phải mang vác nó đi từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm. 
Nó còn là một cái nhà ngục, một cái nhà giam. Là bởi vì ngay trong chính hình hài này chúng ta muốn vượt thoát ra ngoài những hệ lụy của nó không được. Hễ còn mang thân này là chúng ta phải chấp nhận những hệ lụy của nó. Nhẹ nhẹ là đói, khát, nóng, lạnh, tê, mỏi, nhức, buốt, ngứa ngáy, là nhẹ đó. Rồi có cái thân này chúng ta phải ăn uống, tiểu tiện, tắm rửa, rồi áo quần, rồi nhà cửa, giày dép, xe cộ, tùm lum hết. Bao nhiêu là vấn đề, bao nhiêu là hệ lụy đi ra từ đó.
Phải là người có chánh niệm họ mới thấm cái đó. Còn bây giờ mình không sống chánh niệm, mình sống lăng xăng lăng xăng, thất niệm và phóng dật, thì cái đó nếu mà chúng ta có nghe giảng 100 năm đi nữa thì chúng ta cũng không có thấy sợ đâu, không thấy sợ; nhưng mà phải sống chánh niệm chúng ta mới thấy cái thân này nó là gánh nặng.
Rồi cũng với chánh niệm và trí tuệ, chúng ta thấy cái khía cạnh thứ ba. Đó là cái sự vô nghĩa, đó là cái sự tẻ nhạt, đó là cái sự vô vị của sự hiện hữu này.
Chỉ với đời sống chánh niệm chúng ta mới thấy được những khía cạnh đó:
Nó là gánh nặng mà mình phải mang vác cả một đời.
Nó là nhà giam khiến mình phải bị tù hãm trong mấy chục ký lô này.
Cái sự tồn tại của nó là vô nghĩa, là sự vô vị, là sự tẻ nhạt mà không có một mục đích gì hết. Do nhân do duyên còn đủ thì nó còn hiện hữu, thì mai này nhân duyên của kiếp này mãn nó lại có nhân duyên nó đi về một phương khác, cứ như vậy một cái hành trình phải nói là thăm thẳm, đằng đẳng không biết bao giờ kết thúc.
Hiểu được cái chỗ đó thì mình mới lìa được cái tư tưởng mà đi tìm một cái thường còn. Cái ý niệm tìm một cái gì đó vĩnh cửu khởi đi từ cái chuyện mà mình còn thấy trên đời này nó có cái gì đó nó hay hay, nó ngọt ngọt.
Mình thấy nước Mỹ nó là cái gì đó, nước Nhật, nước Đức, nước Thụy sĩ nó là cái gì đó mình mới có ý định cư, mình xin cái quốc tịch. Chớ còn nếu mà cái đất nước đó mà mình thấy nó là Syria, nó là Li băng, nó là Iraq, nó là Campuchia, nó là một cái xứ Ethiopia, Somalia, Uganda ở bên Châu Phi đó, nếu mình thấy nó như vậy thì mình không có hứng thú mà nghĩ đến chuyện định cư lâu dài, một sự nghiệp trường kỳ ở những nơi chốn đó đâu quí vị. Tôi khẳng định như vậy. Chỉ khi nào mình thấy nó là Úc, nó là Mỹ, nó là Nhật, nó là Pháp, nó là Thụy sĩ, nó là một xứ Bắc Âu ngon lành nào đó thì mình mới có ý định cư.
Ở đây cũng vậy khi mà mình còn thấy cái thế giới này nó là cái gì đó còn có chỗ ngọt ngào, còn có chỗ tin cậy, tín nhiệm, trông đợi, hoài vọng được thì chúng ta mới còn có ý tưởng, mới còn có ý tưởng đi tìm kiếm cái gì trường hằng vĩnh cửu.
Cho nên ở đây nói rất là gọn: vị tỳ kheo nào còn thấy các hành, thấy vạn vật là thường hằng thì vị đó không có khả năng chứng ngộ thánh quả. Cái đó nói gọn nhưng mà nói cho tới nơi thì nó như thế này: Sở dĩ mà anh còn thấy cái gì đó nó còn trường tồn là bởi vì anh chưa thấy mọi sự nó là khổ, mà khi anh chưa thấy mọi sự là khổ thì có nghĩa là anh chưa thấy khổ đế là gì, mà một người chưa thấy khổ đế thì làm sao mà thấy được tập đế, làm sao mà thấy được diệt và đạo đế? Mà một người không thấy bốn đế thì làm sao mà chứng thánh được. Khổ quá, chuyện đó rất là đơn giản, rất là tiểu học, rất là sơ đẳng.
Khi mà anh có lòng đi tìm một cái trường cửu nghĩa là anh không chịu thấy rằng mọi sự nó là nhà ngục, nó là sự giam hãm, nó là sự mệt mỏi, tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa, và trên hết nó là gánh nặng. Khi mà thấy được nó là gánh nặng, nó là nhà giam, nó là sự vô nghĩa thì chúng ta không có ý đi tìm cái này. Chúng ta còn trông đợi vào một cái gì vĩnh hằng cũng có nghĩa là chúng ta chưa thấy được cái nọ, chưa thấy được mọi sự là khổ. Nhớ nha. Cái này rất là quan trọng.

Một người còn trông đợi, còn hy vọng, còn nuôi ảo mộng kiếm tìm một cái gì vĩnh cửu thường hằng ở trong cái cuộc đời này thì cái người đó không thể nào mà chạm tay được cứu cánh giải thoát. Không thể được.
Một người còn trông đợi, còn hy vọng, còn nuôi ảo mộng kiếm tìm một cái gì vĩnh cửu thường hằng ở trong cái cuộc đời này thì cái người đó không thể nào mà chạm tay được cứu cánh giải thoát. Không thể được.



Trích bài giảng KTC.6.99 Khổ. - sư Giác Nguyên giảng.
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

14.1.23

HẢI ĐẢO TỰ THÂN

Trước khi nhập diệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. 


Bài pháp thoại nầy đã được ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo.
Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, khi ngài Ananda, vị đệ tử trung kiên và cũng là thân quyến của Đức Phật, bày tỏ ý muốn được Đức Phật truyền lại những lời giáo huấn cuối cũng đến các tăng ni, Đức Phật bảo rằng Ngài đã không giữ gì lại "trong nắm tay như một vị Thầy còn muốn giữ lại điều gì đó". Và Đức Phật đã khuyên các đệ tử của Ngài không nên dựa vào sự dẫn dắt của Ngài.

"Vì thế, Ananda, hãy làm ốc đảo tự thân, hãy an trú nơi chính mình, không nên tìm kiếm sự an trú ở bên ngoài; hãy xem Pháp là ốc đảo của mình, hãy xem Pháp là nơi an trú của ngươi".


Rồi Đức Phật tiếp: "Các hàng đệ tử của ta, Ananda, những người hiện tại bây giờ hay sau khi ta tịch diệt, biết nương tựa nơi ốc đảo tự thân... biết xem Pháp là ốc đảo của họ, và nương trú nơi Pháp... đó là những người sẽ đạt được đạo vô thượng chánh đẳng, chánh giác, nếu họ dốc lòng tu tập"
...

HẢI ĐẢO TỰ THÂN
HẢI ĐẢO TỰ THÂN



Nguồn: Ốc Đảo Tự Thân
Phương Pháp Luyện Tâm Thanh Tịnh Theo Phật Giáo
(Be An Island: the Buddhist Practice of Inner Peace)
Tác Giả: Ni Sư Ayya Khema
Việt Dịch: Diệu Liên - Lý Thu Linh



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

12.1.23

CHỦNG TỬ

Chúng ta hôm nay có là bác sĩ, là kỹ sư, là hoa hậu, là người mẫu, là thầy chùa, là linh mục, là bất cứ cái gì đi nữa, cao sang đạo đức cỡ nào đi nữa, nhưng mà trong mỗi người chúng ta cái chủng tử ăn phân người, chủng tử ăn thịt sống máu tươi nó luôn luôn còn đó, miễn là chúng ta còn phàm. 


Là vì sao Là vì bây giờ chúng ta đang là kỹ sư, bác sĩ, chỉ cần chúng ta tắt thở một cái, có trời biết chúng ta về đâu. Chúng ta làm con bọ, con dòi thì lúc đó mình thấy đống phân là mình gặp mình mừng lắm. Mà nếu trong lúc tắt thở mà chúng ta đi về xứ Châu Phi chúng ta làm con beo, con sư tử thì sao Thì chỉ có thịt sống máu tươi thôi.
Cho nên, cứ nhớ cái này Tôi có là ai trong cuộc đời này, sang trọng, giàu có bằng trời đi nữa, miễn là tôi còn phàm thì cái chủng tử, cái hạt giống, cái seed, mà ăn thịt sống, ăn phân người, cái chủng tử mà thích nước cống, nước rãnh, thích bồn cầu nó vẫn còn trong con người của tôi, không mất được. Gớm như vậy. Hiểu như vậy nó mới teo. 
Hôm nay mình làm đẹp, mình phấn son, mình trang sức, mình quần là, áo lụa, mắt kính, đồng hồ, dây nịt, mắt kính, túi xách; mình tưởng mình sang, mình bảnh. Nhưng nếu mà mình sống triền miên chìm sâu ở trong thích và trong ghét, thiếu niệm, thiếu định và thiếu tuệ, thiếu tàm úy, thiếu niềm tin, thì sao Tắt thở rồi là những cái chủng tử, những cái hạt giống kia nó sẽ tìm ngay một mãnh đất để mà nó sinh sôi, nó tìm ngay lập tức. Bởi vì trong người mình có rất nhiều hạt giống mà cái gớm nhất trong đó - tôi nhắc lại - gớm nhất là cái khả năng ăn thịt sống uống máu tươi, cái khả năng ăn phân, cái khả năng lăn lộn trong cống rãnh của mình nó rất lớn, lớn lắm, mà mình không có ngờ. Tham, sân, si ở đâu thì phân người và cống rãnh nằm ở đó. Tại vì chỉ có mấy ông đó nó mới đưa mình về cái chỗ đó được. 
Mấy cái tâm lành, tâm thiện nó không thể đưa mình về đó được. Tín, tấn, niệm, định, tuệ, từ, bi, bao dung, cảm thông, chia xẻ, nhận thức là mấy cái không thể nào nó đưa mình xuống chỗ thấp được. Chỉ có mấy cái anh tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, tỵ hiềm, bủn xỉn, nhỏ mọn, toan tính; mấy cái đó chính là cái con đường, là cái lộ trình nó đưa mình xuống mấy cái lỗ cống, mấy cái bồn cầu; nó đưa mình vô mấy cái đống rác, nó đưa mình vào cái chốn rừng sâu núi thẳm để mà liếm láp thịt sống, máu tươi. Cho nên tùy thuộc vào đời sống của chúng ta, tùy thuộc vào 6 căn nó tiếp xúc với 6 trần bằng cái thái độ tâm thức như thế nào.
Và tôi cũng đã nói rồi Trình độ nó quyết định thái độ. Thái độ sống, thái độ tâm lý, thái độ tâm thức của chúng ta đối với 6 trần. Tôi nói, tôi phang mấy cái này ra thì bà con nghe ớn quá, nhưng mà đó là sự thật.
Toàn bộ nội dung cái quyển Thiền môn nhật tụng Kalama là lấy từ trong kinh tạng Phạn-Việt, tức là Pali-Việt, chứ không có cái gì của riêng chúng tôi hoặc của một cá nhân, đoàn thể nào hết. Trong đó chúng tôi có trích một bài kinh từ Trung bộ. Bài Kinh Hiền Ngu nói một chuyện lạnh xương sống. 
Đó là một khi mà đã lọt xuống đường đọa thì rất khó quay trở lên. Là vì sao Là vì khi mà lọt xuống đường đọa, chúng ta chỉ sống toàn là bằng bản năng, basic instinct. Sống toàn bằng bản năng lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, đói ăn, khát uống, đực cái, trống mái, chỉ biết giao phối và tự vệ. Tự vệ có nghĩa là đứa nào đụng tới mình thì mình phản ứng, phản ứng bằng cách một là mình tấn công lại nó, hai nữa là mình co rút hoặc là mình chạy trốn. Chỉ biết bao nhiêu đó thôi đói ăn, khát uống, giao phối và phản vệ (phản ứng và tự vệ). Các vị tưởng tượng có rất nhiều người trong chúng ta chỉ sống bằng 4 cái này thôi. Mặc dù là cũng có bằng cấp đại học, cũng có vợ đẹp, chồng giỏi, cũng có nhà lầu, xe hơi, nhưng cả ngày của mình chỉ vật lộn với 4 thứ này.
Các vị tưởng các vị có trình độ khoa học, kiến thức, văn minh Chưa chắc. Nhiều khi cái bằng cấp của các vị, đồng ý trong mấy năm đại học, nó cho mình cái kiến thức chuyên môn. Đúng. Nhưng sau đó mình coi nó là cần câu cơm để mình đi kiếm cơm thôi, thưa quí vị. Thì mình gọi đó là hành nghề, nhưng mà thật ra nói nôm na nó là kiếm sống, mà nói tục chút xíu là kiếm ăn. Nó khổ như vậy đó. Ba cái từ đó, ba cái level, ba cái slice khác nhau. 
Một là mình xài cái chữ sang đó là hành nghề, tệ hơn chút là kiếm sống, mà bậy nhất là kiếm ăn. Mà khi đẩy cái chuyện hành nghề nó xuống tới kiếm ăn rồi đó, thì mình nhớ kỹ coi trong đầu của mình, mình có khác mấy cái con kia không Con nào nó cũng ăn rồi nó ngủ một giấc, nó dậy nó đi kiếm ăn, đúng không Nó khiếp lắm quí vị. Đều là kiếm ăn, nhưng mà do cái điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi đứa, mỗi loài nó có kiểu kiếm ăn khác nhau, chỉ vậy thôi. 
Nếu mà ngoài cái chuyện lo cho tình cảm của mình, lo cho vợ chồng con cái, mà mình không biết cái gì ngoài ra thì coi chừng đời sau, kiếp khác cái chỗ cao mình khó leo lên lắm. Bởi vì cái thế giới thật sự là thế giới hiền thánh; là phải sống có trong, có ngoài, có trên, có dưới, có thân, có sơ.
...

CHỦNG TỬ
CHỦNG TỬ


Trích bài giảng ngày KTC.6.62 Lời Cảm Hứng
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
nguồn ảnh: nguoiduatin.vn



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

9.1.23

PHIÊU PHONG

Trăng đã ngang đầu núi. Trời như thấp lại với những cụm mây đen nặng nề. Dưới kia là con đường lớn dẫn vào thị trấn. 


Quạnh hiu. Gió nhiều, mang theo đó những bụi bặm và một làn mưa phùn rất nhẹ chỉ có thể cảm nhận được trên da người. Đây đó thỉnh thoảng vài ba bóng người với khăn nón kín đầu. Họ bị lạnh, những người khách dạ hành kia. Nó thì không. Nó đi như một làn gió. Nhẹ nhàng và không bị ngăn trở. Hơi nước từ những cơn gió làm nó cuộn lên một nỗi thèm. Nỗi thèm chết người được. Nó khát nước và chỉ mong được uống dù chỉ một giọt sương đêm đọng trên lá. Nhưng thật thảm, nước với nó chỉ là một khái niệm. Nó nhớ lại cuộc gặp gỡ với vị du sĩ trên đường chiều nay. Cả hai có vài điểm tương ngộ. Không tài sản, không mong cầu và không vội vã. Chỉ khác nhau mỗi một điều duy nhất. Vị du sĩ đang thanh thản uống một vốc nước lược ra từ tấm vãi lọc. Đó là việc duy nhất mà nó mong mỏi nhưng không sao làm được. Nước đối với nó chỉ là một khái niệm. Nó lặng nhìn vị du sĩ. Bao lâu nay nó chưa từng nhìn thấy một người nào có ánh mắt như thế, phong thái như thế. Cao cả, từ tâm và có thể tin cậy. Nó đến gần bên cạnh, nhưng vị du sĩ cơ hồ không hay biết gì.
- Ngài đang uống nước ? Có thể cho con một chút được không ạ ?
- Ai đấy ? 
- Vị du sĩ khẽ khàng nhìn quanh.
- Thưa, là con đây, con muốn xin ngài một ít nước để uống…
- Ồ, lạ thật, ta có thấy ai đâu, nhưng nước đây, trong chiếc bầu của ta vẫn còn một ít đấy !
Nó mừng rỡ, dốc ngược chiếc bầu vào lòng bàn tay của mình và ghé môi. Trời ơi, vẫn cái vị đắng tàn nhẫn đó. Đắng ngắt và sền sệt, không nuốt được. Nó bật khóc. Những giọt nước mắt mặn như muối chảy xuống môi nó. Nó nghe vị du sĩ chắc lưỡi :
- Ta hiểu rồi, oan nghiệt, bao lâu rồi nhỉ ?
- Thưa, con cũng không nhớ nổi, chỉ nhớ được rằng ngày xưa ở đây có một dòng sông bên lở bên bồi. Ở đây là bên bồi, rồi dòng nước cứ vậy mà xê dịch và bây giờ nó đã nằm bên kia như ngài thấy đấy.
- Và ngươi đã chịu vậy từ đó đến giờ ?
- Vâng ạ ! – Nó gật đầu, buồn thiu.
- Có biết vì sao chứ ?
- Thưa, chỉ mơ hồ qua những điều nghe thấy trong nhân gian. Con xin được ngài từ bi khai điểm ạ !
- Lòng người như bàn tay, khi cố ý nắm chặt cái gì thì không sao đón nhận được thứ khác. Hãy biết tháo cởi, buông bỏ, mở rộng cho nhẹ nhàng. Mọi cảm giác chỉ là mù sương. Hãy tụng đọc thứ thần chú này. Giờ sắp tối rồi, ta phải đi đây !
Nhìn vị du sĩ phất áo đi về cuối đường, nó quên hẳn cơn khát và bất giác chấp nhẹ hai bàn tay, một động tác mà nó chưa từng thực hiện từ ngày ấy.
PHIÊU PHONG
PHIÊU PHONG




Suốt mấy mươi năm trời, hắn vào ra ngôi dinh thự đồ sộ ấy. Những hàng cột bằng gỗ quý đen bóng trên một nền đá hoa tuyệt đẹp. Những chiếc độc bình cao ngang đầu người, những bức tượng hiếm quý mà kẻ ăn người ở cũng ngại chạm tay vào. Trân ngoạn trong nhà hắn nhiều như hàng chợ. Mỗi bữa ăn của hắn có giá trị bằng số tiền mua một nô lệ. Từ bé, ngoại trừ bản thân mình, hắn chưa thương yêu được một người. Bao nhiêu tâm tình hắn đều dồn hết cho những thỏi kim loại màu vàng lấp lánh chất đầy mươi chiếc rương gỗ và mấy chiếc tráp cất giấu những viên đá kỳ lạ luôn chiếu ngời khi gặp ánh sáng. Nhiều đêm hắn thức đến tận khuya để ngồi đếm và ngắm nghía chúng.
Một buổi trưa nắng nóng như nung người, đang ngồi cho mấy cô tớ gái quạt hầu, hắn bất chợt trông thấy hai người hành khất có vẻ như hai mẹ con, áo quần rách nát cùng bị gậy trên tay, đang ghé vào trước cổng nhà hắn. Sau khi nhìn vào nhà và chấp tay vái liền mấy cái, người đàn bà đến bên mấy chiếc vại lớn bằng đất nung đen bóng màu da lươn đặt trên sân và đưa chiếc chén mẻ vào đó múc lấy nước uống. Nhìn dòng nước mát chảy trên ngực áo bẩn thỉu của hai người hành khất, hắn bỗng dưng cau mày rồi như nghĩ ra điều gì, hắn đứng dậy, bước ra hiên nhà quát lớn :
- Dơ dáy không chịu được, cút xéo, không biết phép tắc gì cả, cút !
Người đàn bà hoảng hốt nắm lấy tay con bước nhanh ra cổng. Chỉ tội nghiệp thằng bé dường như vẫn chưa hết cơn khát thì đã bị mẹ kéo đi. Nó ngơ ngác quay nhìn vào nhà hắn như chưa kịp hiểu vì sao hai mẹ con lại bị xua đuổi.
Bóng hai mẹ con người ăn mày chưa khuất trên con đường bụi, hắn đã lớn tiếng gọi mấy gã người làm ra sân đổ hết số nước còn lại trong mấy chiếc vại sau đó cọ rửa sạch sẽ rồi đem cất hết vào kho. Một anh người làm có vẻ thắc mắc :
- Thưa ông chủ, lão gia lúc sinh tiền muốn đặt mấy vại nước trước sân là để những người qua đường có nước dùng. Thế sao nay ông chủ lại….
- Không cần hỏi gì hết 
- Hắn nạt ngang
- Đây đâu phải là chợ để ai muốn ghé thì ghé. Thứ quân rác rưởi tanh hôi ấy nhìn mà muốn mửa. Khi thì hai người, lúc thì năm ba người kiểu ấy, ta không chịu được nữa. Có muốn uống nước hay gì ấy thì cứ ra ngoài sông, ngoài suối, đừng vào đây làm bẩn mắt người ta !
Hắn sống như thế đến năm bảy mươi tuổi. Rượu quý từng bữa chảy tràn trên mâm ăn của hắn, nhưng một giọt nước lã giúp người vẫn không ra được đến cổng nhà. Thế rồi đêm kia, sau một bữa no say và được cô hầu trẻ nâng giấc, hắn ngủ vùi và không bao giờ dậy nữa. Một miếng đờm chận ngang khí quản chẳng hiểu sao cứ làm hắn thấy như bị ai bóp cổ. Hắn cố sức đẩy nó ra, nhưng bất lực. Hắn đuối sức và nghe chân tay lạnh dần. Trong cơn hoảng loạn mịt mù của tâm thức, hắn cứ thấy một hàng chum vại bị lật úp trên sân. Ngạt thở và khô cháy cả cổ họng, hắn ra đi khi cô hầu vẫn đang ngon giấc bên cạnh và dĩ nhiên không hay biết gì.
------------xxxxx------------
Như vừa choàng dậy sau một giấc ngủ mệt nhọc, nó thấy mình đang đứng ở đầu giường và lạ chưa, bên cạnh người con gái trẻ đang nằm ngủ kia là một thân người già nua nửa lạ nửa quen. Là chính nó đấy chăng ? Không thể được. Nó đang là người đứng nhìn kia mà. Là một người khác chăng ? Sao lại thế được. Nó cứ mơ hồ thấy ra một cái gì rất gần gũi thân quen với hình hài đó. Nhưng sao cũng được, cái quan trọng nhất với nó lúc này là cơn khát nước. Nó đến bên chiếc bàn gỗ quý chạm trổ có đặt sẳn một mâm trà với đầy đủ ấm chén. Bình trà như chỉ mới vơi đi một ít. Nó rót ra chén. Một thứ nước sền sệt và đắng ngắt. Nó đi quanh nhà để tìm nước uống. Ở đâu cũng là thứ nước quái quỷ đó. Nó bước ra sân và nghĩ đến mấy vại nước mát lạnh ở đó. Nhưng trên sân bây giờ không còn một vại nước nào. Nó lên tiếng gọi người nhà. Không một lời đáp. Cả buớc chân của nó bây giờ hình như cũng không hề gây ra bất cứ tiếng động nào. Mơ hồ hiểu ra một điều, nó hoảng hốt. Quơ quào tay chân, nó thảng thốt khi thấy mình không hề gặp phải một vật cản nào. Chỉ sau mấy bước chân, nó nhận ra là mình vừa đi xuyên ngang bức tường nhà kiên cố. Nó lao mình vào bóng đêm. Nó đi tìm nước uống và cũng để chạy trốn chính mình. 
Nó chết khát và đã đi tìm nước suốt chừng ấy cuộc biển dâu của núi sông tang hải.
Bao người thân quen của nó ngày xưa đã lần lượt theo nhau về đất. Xương thịt họ biến thành cây cỏ đất đá. Bao nhiêu gia tài sự nghiệp cũng theo khói theo mây. Bao nhiêu thế hệ tiếp nối nhục vinh sinh tử trên mảnh đất này trong sự chứng kiến của nó. Nó đã bao lần tận mắt nhìn thấy trong những giếng lạn, mồ hoang những thỏi kim loại vàng chóe, những viên đá lấp lánh ánh sáng, những món trân ngoạn tùy táng được bao người thiên hạ dốc sức kiếm tìm , mơ ước. Với nó bây giờ những thứ đó là vô nghĩa. Trong cơn chết khát lịm người, đôi lúc nó vẫn nhếch cười méo mó khi thấy bao người sống chết giành nhau những miếng kim loại màu vàng kia, hay chỉ một mảnh vụn đá màu mà họ cho là ngọc quý ấy. Có đáng cười không khi nó thèm khát từng giọt nước mà thiên hạ vẫn dùng để rửa chân mỗi ngày, và họ lại ao ước có được những vàng ngọc mà nó vẫn nhìn thấy hằng bữa, thậm chí không còn nước bọt để nhổ lên đó !
Nó gặp lại vị du sĩ lần thứ hai trên ngọn đồi cạnh bờ sông, cũng vào một buổi chiều muộn. Ngài như có vẻ muốn qua đêm ở đây. Nó mon men đến gần. Không đợi nó lên tiếng, vị du sĩ hỏi lớn trong gió chiều :
- Muốn xin nước uống à ?
- Thưa không, con chỉ cần nghe và nhìn ngài cũng đủ rồi ạ !
- Muốn nhìn ta, cứ nhìn, muốn nghe ta nói gì, hãy hỏi !
- Xin hỏi vì sao con có thể chỉ nghe ngài đôi câu đã không thấy khát nước ?
- Ồ, có thể do ngươi đã thấy được cái gì là giả vọng !
- Thế xin hỏi ác nghiệp đời trước của con là giả hay thật ạ ?
- Tùy cách nói !
- Con xin vô phép khi hỏi rằng mọi người tham tài vì không thấy được những gì con thấy, nhưng con không hiểu tại sao ngài có thể nhìn thấy tất cả mà lại không tham ạ ?
- Họ tham vì họ thấy cần !
- Con thấy mình có nhiều điểm giống ngài : Lang thang, cô đơn, không sở hữu, thấy nhiều, biết nhiều, nhưng xin hỏi vì sao con không thể an lạc như ngài ạ ?
- Ồ, ta chỉ khác ngươi một chữ Tuy Nhiên : Ta không tài sản nhưng không phải nghèo, có thể thiếu nhưng không thèm khát, ta buông bỏ chứ không phải vuột tay, một mình nhưng không cô đơn. Có thể đó là lý do ta an lạc hơn ngươi. Nhưng có bao giờ ngươi hiểu rằng ngươi thật ra vẫn an lạc hơn muôn người thiên hạ…khi họ thèm khát đủ thứ trên đời, thèm khát đến tận lúc chết. Ngươi thì không, ngươi chỉ khát nước !
Nhìn bóng nó đổ dài bên sườn đồi, mong manh như một vệt khói run rẩy, vị du sĩ khoát tay :
- Luân lạc đã lâu, thế cũng đủ rồi. Nay duyên đã mãn, khá thoát luân hồi !
Ngài nói thầm thì như đọc chú. Nó cúi đầu và tan biến theo một làn gió thơm vừa thổi đến. Từ ấy mỗi sáng sớm thôn dân quanh vùng lại thấy một chú tiểu tóc đào theo hầu vị du sĩ khất thực. Chú đẹp lắm, nhiều người muốn lân la hỏi chuyện, nhưng bao giờ đến ngõ quanh sau ngọn đồi lau thì cũng chỉ còn lại mỗi vị du sĩ. Hỏi về chú, ngài chỉ mỉm cười.

Toại Khanh
Nguồn audio: https://youtu.be/0Vj6-FnwdMI
XEM THÊM:

phanblogs.blogspot.com › tuyen-tap-toai-khanh-su-giac-nguyen_64
22 thg 8, 2019 ... Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên Toai Khanh Giac NguyenToại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, ...
phanblogs.blogspot.com › lang-minhchuyen-phiem-thay-tu-su-toai_70
14 thg 10, 2019 ... Phanblogs LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh Toại Khanh . Chuyện xảy ra ở Ấn Ðộ, trong một ngày của hơn hai ngàn năm trước…
phanblogs.blogspot.com › o-oi-chuyen-phiem-thay-tu-su-toai-khanh_87
7 thg 10, 2019 ... Phanblogs Đò ơi!: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh . Đò ơi! Toại Khanh Tiếng phone reo nghe như tiếng con nít khóc, bực cả mình.
phanblogs.blogspot.com › chet-dai-chuyen-phiem-thay-tu-su-toai_10
7 thg 10, 2019 ... Phanblogs Chết Dại: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh Toại Khanh Đến tận bây giờ, tuổi cũng đã lớn, vậy mà tôi vẫn không nén được sự hồi ...


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

6.1.23

VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ

Có 4 thứ vô minh:


1. Không biết mọi hiện hữu là khổ là: vô minh trong khổ đế
2. Không biết 6 ái là nhân sanh khổ đế: vô minh trong tập đế
3. Không biết rằng có một cứu cánh vắng mặt hoàn toàn cả khổ và tập đế: vô minh trong diệt đế
4. Không biết rằng Bát chánh đạo là con đường dẫn đến Diệt Đế: Vô minh trong đạo đế
Người có 4 vô minh này (tất cả chúng ta, kẻ đang nghe và người đang nói đều có đủ 4 vô minh này hết), dứt khoát chọn một trong ba con đường sau đây để đi:
Ba hành: 
1. Phi phúc hành: khổ quá, sống trong bất thiện. Mượn tham, mượn sân, mượn si để làm các điều bất thiện. Ví dụ đói quá đi câu cá, đói quá đi ăn cướp, lừa đảo… Người sống bất thiện trốn khổ tìm vui gọi là người sống theo con đường Phi phúc hành
2. Phúc hành: Khổ quá nhưng nhờ có trí tuệ nên không làm việc bất thiện, mà làm thiện. Làm thiện thấp là bố thí, trì giới, hồi hướng, phục vụ. Cao hơn một chút là đắc được sơ, nhị, tam, tứ, thiền. Trường hợp này gọi là đi theo con đường phúc hành, tức con đường thiện là thiện Dục và thiện Sắc Giới. Rồi có một số ít người cũng có 4 vô minh này nhưng có trình độ. Trình độ ở đây là gồm 4 điều: 
  (1) Thân cận hiền trí, 
  (2) Phước xưa sẵn dành, 
  (3) Có dịp học hỏi lắng nghe, 
  (4) Hành trì theo điều học hỏi lắng nghe. 
Bốn điều này cho phép họ đời này được ly dục. Ly dục cấp thấp thì chứng được thiền Sắc. Ly dục cấp cao thì đắc được thiền Vô Sắc.
3. Bất động hành: Tu tập chứng được các tầng thiền Vô Sắc Giới, gọi là hành trình bất động hành.
Chỉ có người biết Phật pháp mới đi con đường ngoài ba nẻo đó. Người kiến văn hiểu biết, người biết đạo, trầm tư chín chắn, sẽ không thích thú trong việc đầu tư trong các cõi dục sắc và vô sắc. Một người không biết đạo thì chìm sâu vào con đường tội lỗi hoặc tạo được phước để sanh vào các cõi nhân thiên, ngũ uẩn. Riêng hạng cao nhất cũng có vô minh trong Bốn Đế nhưng có trình độ ly dục cao nhất sanh thì về cõi trời Vô Sắc. 
DẦU CÕI DỤC, CÕI SẮC HAY CÕI VÔ SẮC THÌ VẪN LÀ TAM GIỚI NHƯ HỎA TRẠCH, NHƯ NGÔI NHÀ ĐANG CHÁY. 
...
VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ
VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ



Nguồn: Bài Giảng Kinh Tương Ưng của Tỳ Khưu Giác Nguyên (Toại Khanh) do Nhị Tường ghi chép lại.
Nguồn ảnh: phatgiao.org.vn



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

4.1.23

Bright and cold the flash of steel

Bright and cold the flash of steel


Bright and cold the flash of steel
alone I roam the desolate fields
my sword I need no longer
the Evening wind will carry me home
-Tenchu
Bright and cold the flash of steel



Caption : Hai người quân nhân Ukraine lái xe máy băng qua thi thể của các binh sĩ Nga nằm rạp hai bên vệ đường tại thành phố Lyman, Ukraine, thứ Hai, 3/10/2022. Các nỗ lực thu hồi thi thể binh sĩ Nga bởi quân lực Ukraina và các nhóm tình nguyện đang diễn ra đầy khó khăn do một số thi thể có gài mìn bẫy cùng nhiều loại bom mìn bộ binh vẫn còn nằm rải rác trong khu vực.

Nguồn Ảnh: AP


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

Candide Chàng Ngây Thơ Tác giả Voltaire


Từ khi ra đời, Candide hay chủ nghĩa lạc quan (Candide ou l’optimisme) đã gắn liền với tên tuổi của Voltaire và trở thành một trong những tác phẩm kinh điển cả về văn chương lẫn triết lý. 

Candide Chàng Ngây Thơ Tác giả Voltaire


Candide luôn có mặt trong tất cả các tuyển tập tác phẩm văn xuôi của Voltaire. Bên cạnh Zadig, Memnon, Micromégas, đó là tác phẩm lừng danh nhất của ông, nhiều khi được đánh giá là tác phẩm văn chương giàu tính triết học nhất mà Voltaire từng viết. Tuyển tập tác phẩm gần đây nhất của tủ sách La Pléiade, được tập hợp dưới cái tên “Romans et contes” (tiểu thuyết và truyện) có 26 tác phẩm, thì Candide được xếp thứ 11, nghĩa là ở vào khoảng giữa, và cũng thường được coi là được viết vào giai đoạn Voltaire đạt đến đỉnh cao của tài năng.

Tác phẩm được viết để trả lời cho triết thuyết của Rousseau về Thượng đế và nhất là để phản đối chủ trương của triết gia Leibniz, theo đó mọi sự trên đời đều sẽ càng ngày càng hoàn thiện hơn, nên con người phải lạc quan.

Ông đưa ra một nhân vật chính, có tính tình chất phác, quá lạc quan, thật thà đến mức ngây thơ nên người ta phải gọi là “chàng Ngây Thơ”. Chàng trải qua bao nhiêu tai biến, hoạn nạn mà vẫn cứ khờ khạo, tin vào lời của thầy là triết gia Pangloss dạy rằng cứ lạc quan, thế gian sẽ hoàn thiện. Chàng đã gặp bao nhiêu ngang trái, bao nhiêu bất công, nghịch cảnh, bị hoạn nạn, gian nan, chìm nổi song vẫn không tìm được hạnh phúc mà chàng đặt vào một người đẹp, người yêu tha thiết của chàng.

Lưu lạc vào một thế giới hoàng kim (xứ Eldorado, một xứ tưởng tượng) chàng lấy về được ngọc vàng châu báu kim cương, đủ thành một tài sản đưa chàng lên địa vị người giàu mạnh nhất thế giới; vậy mà, đến khi tìm được người đẹp, thì nàng hết nhan sắc, trở thành nô lệ, từng bị bán đi bán lại nhiều lần; cuộc sống sóng gió của nàng đã làm cho nàng hết đẹp, lại còn sinh tính nóng nảy, cục cằn. Lúc này đã hết tiền, chàng chỉ có thể mua một miếng vườn để cùng vợ và các bạn cũ sống đời an phận thủ thường.

Tuy nhiên, nếu cuộc sống là tồi tệ, thì một ngày nào đó, mọi việc rồi sẽ tốt, đó là hy vọng của chúng ta.” Chống đối một lý thuyết trừu tượng hão huyền, Voltaire đề xuất một hoạt động cho sự vận hành của loài người: “hãy trồng trọt khu vườn của chúng ta,” khu vườn ấy chính là thế giới. Sự khẳng định chủ đề này đảm bảo cho sự thống nhất của những cuộc phiêu lưu khác nhau của Candide, được thuật lại bằng một phong cách sinh động, được tạo nên từ sự chối tai khôi hài và lúc nào cũng thấm đượm sự mỉa mai, trào lộng.

Candide Chàng Ngây Thơ Tác giả Voltaire filetype:PDF
https://drive.google.com/file/d/1-JZ4HZ58Osyu7eEFVkJn0zedMOwx7Kj1/view?usp=sharing

Candide Chàng Ngây Thơ Tác giả Voltaire filetype:EPUB
https://drive.google.com/file/d/1Sjv3EZeDpLyJw4-dfdEiVj6YkGLOhAzw/view?usp=sharing





Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

1.1.23

CẦN VÀ MUỐN

Chúng ta không thể có tất cả mọi thứ. Chúng ta phải quyết định lựa chọn những thứ mình cần và buông bỏ những thứ còn lại.

CẦN VÀ MUỐN
CẦN VÀ MUỐN


Nguồn: sutamphap.com


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian