Search

6.1.23

VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ

Có 4 thứ vô minh:


1. Không biết mọi hiện hữu là khổ là: vô minh trong khổ đế
2. Không biết 6 ái là nhân sanh khổ đế: vô minh trong tập đế
3. Không biết rằng có một cứu cánh vắng mặt hoàn toàn cả khổ và tập đế: vô minh trong diệt đế
4. Không biết rằng Bát chánh đạo là con đường dẫn đến Diệt Đế: Vô minh trong đạo đế
Người có 4 vô minh này (tất cả chúng ta, kẻ đang nghe và người đang nói đều có đủ 4 vô minh này hết), dứt khoát chọn một trong ba con đường sau đây để đi:
Ba hành: 
1. Phi phúc hành: khổ quá, sống trong bất thiện. Mượn tham, mượn sân, mượn si để làm các điều bất thiện. Ví dụ đói quá đi câu cá, đói quá đi ăn cướp, lừa đảo… Người sống bất thiện trốn khổ tìm vui gọi là người sống theo con đường Phi phúc hành
2. Phúc hành: Khổ quá nhưng nhờ có trí tuệ nên không làm việc bất thiện, mà làm thiện. Làm thiện thấp là bố thí, trì giới, hồi hướng, phục vụ. Cao hơn một chút là đắc được sơ, nhị, tam, tứ, thiền. Trường hợp này gọi là đi theo con đường phúc hành, tức con đường thiện là thiện Dục và thiện Sắc Giới. Rồi có một số ít người cũng có 4 vô minh này nhưng có trình độ. Trình độ ở đây là gồm 4 điều: 
  (1) Thân cận hiền trí, 
  (2) Phước xưa sẵn dành, 
  (3) Có dịp học hỏi lắng nghe, 
  (4) Hành trì theo điều học hỏi lắng nghe. 
Bốn điều này cho phép họ đời này được ly dục. Ly dục cấp thấp thì chứng được thiền Sắc. Ly dục cấp cao thì đắc được thiền Vô Sắc.
3. Bất động hành: Tu tập chứng được các tầng thiền Vô Sắc Giới, gọi là hành trình bất động hành.
Chỉ có người biết Phật pháp mới đi con đường ngoài ba nẻo đó. Người kiến văn hiểu biết, người biết đạo, trầm tư chín chắn, sẽ không thích thú trong việc đầu tư trong các cõi dục sắc và vô sắc. Một người không biết đạo thì chìm sâu vào con đường tội lỗi hoặc tạo được phước để sanh vào các cõi nhân thiên, ngũ uẩn. Riêng hạng cao nhất cũng có vô minh trong Bốn Đế nhưng có trình độ ly dục cao nhất sanh thì về cõi trời Vô Sắc. 
DẦU CÕI DỤC, CÕI SẮC HAY CÕI VÔ SẮC THÌ VẪN LÀ TAM GIỚI NHƯ HỎA TRẠCH, NHƯ NGÔI NHÀ ĐANG CHÁY. 
...
VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ
VÔ MINH TRONG 4 ĐẾ



Nguồn: Bài Giảng Kinh Tương Ưng của Tỳ Khưu Giác Nguyên (Toại Khanh) do Nhị Tường ghi chép lại.
Nguồn ảnh: phatgiao.org.vn



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vui lòng viết Tiếng Việt. Có dấu.
Nhận xét luôn luôn được kiểm tra trước khi xuất bản. :). Vì vậy bạn đừng cố SPAM
Cảm ơn bạn