Search

30.11.20

Ganh tị và bỏn xẻn

Phanblogs TẠI SAO AI CŨNG ĐỀU KHÔNG MUỐN CÓ OAN TRÁI, KHÔNG MUỐN BỊ AI HÀ HIẾP THÙ OÁN, VÀ LÀM HẠI MÌNH, NHƯNG HỌ VẪN CÓ OAN TRÁI, VẪN BỊ KẺ KHÁC HÀ HIẾP, THÙ OÁN VÀ LÀM HẠI ?

Ðức Thế Tôn biết Ðế Thích đã đến thời kỳ gặp duyên lành, nên cố ý để Ðức Ðế Thích tự đặt ra những câu hỏi, đặng do đó từ từ khai sáng và dìu dắt trí tuệ đến nơi giác ngộ, nên dạy rằng: "Ðại Vương muốn Như Lai giảng giải pháp nào, Ðại Vương cứ tự tiện tỏ bày, Như Lai sẽ hoan hỉ ứng đáp".
Ðược tự do thính Pháp, Thiên Vương Ðế Thích vui mừng phát tâm trong sạch hỏi câu thứ nhất rằng:
- Bạch Ðức Thế Tôn, trong các giới như Trời, Người, Long Vương, Càn Thất Bà, A Tu La, chẳng ai muốn có oan trái, hoặc ưng chịu cho kẻ khác hà hiếp thù oán làm hại, nhưng chẳng biết do nơi đâu mà họ vẫn không tránh khỏi được bốn điều ấy?
- Ðại Vương này! tất cả Chư Thiên, Nhân loại, Long Vương, Càn Thất Bà, A Tu La đều không muốn có oan trái, không muốn bị ai hà hiếp thù oán, và làm hại mình, nhưng họ vẫn có oan trái, vẫn bị kẻ khác hà hiếp, thù oán và làm hại, ấy do bởi hai nguyên nhân là:
1) #Issà: ganh tị
2) #Macchariya: bỏn xẻn.
chú giải của đời sau nói rằng:



Phanblogs TẠI SAO AI CŨNG ĐỀU KHÔNG MUỐN CÓ OAN TRÁI, KHÔNG MUỐN BỊ AI HÀ HIẾP THÙ OÁN, VÀ LÀM HẠI MÌNH, NHƯNG HỌ VẪN CÓ OAN TRÁI, VẪN BỊ KẺ KHÁC HÀ HIẾP, THÙ OÁN VÀ LÀM HẠI ?





THẾ NÀO GỌI LÀ GANH TỊ ( #Issā #cetasika)?


ÐÁP: Ganh tị nghĩa là: ghen ghét, đố kỵ, khi thấy người chung quanh mình được lợi lộc, quyền tước, được tôn trọng, kính mến, được lễ bái cúng dường.
VẤN: Xin giải rộng thêm cho dễ hiểu?
Ð: Kẻ nào có tánh ganh tị chẳng hề có tâm hoan hỉ, trong khi thấy người khác chiếm một địa vị tốt đẹp, sang cả. Nghe ai được ngợi khen, được tôn kính, kẻ ấy phát tâm bứt rứt xốn xang khó chịu. Kẻ ganh tị lại còn kiếm cách làm cho giảm giá trị của người cao quý, để cản trở, che lấp, không cho người khác khen tặng người ấy.
V: Vậy sự ganh tị phát tiết ra bằng cách nào?
Ð: Chê bai và tìm lỗi là 2 cái biểu lộ đặc sắc của ganh tị.
V: Chẳng hay sự ganh tị làm cho người thế gian thù oán nhau bằng cách nào?
Ð: Theo thường tình thế gian, người bị ganh ghét thì giận dỗi tức tối, mong gặp dịp rửa hờn, kết cuộc sanh ra thù oán lẫn nhau.
Issā xuất nguyên từ I + căn Su. ( I + căn SU = Issā).
Căn Su là đố kỵ, ganh ghét.
Issa là “không hài lòng” trước hạnh phúc, thịnh vượng, thành công.. của người khác, vì những điều này người ấy không (hay chưa) đạt được.
Pāli có giải rằng:
Issayanā = Issā. Không chịu được điều người hơn mình, gọi là ganh tỵ
Nguyên nhân sâu xa của ganh tỵ xuất phát từ sự tự tôn, hãnh diện điều mình có, nhưng điều này đã bị người khác lấn lướt, vượt trội hơn.
Nói cách khác là do ngã mạn quá mạnh (#atimāna) nên khó chịu khi cảm thấy “cái của tôi” bị va chạm mạnh.
Khi thấy một người khác có sự thành công hơn mình thì lòng tự tôn bị tổn thương, và theo xu thế phát triển của bất thiện pháp, nó trở thành ganh tỵ. Đây cũng là lý do vì sao Ganh tỵ được xếp vào tâm sở Sân phần.

THẾ NÀO GỌI LÀ BỎN XẺN ( #Macchariya) ? ÐẶC ĐIỂM CỦA BỎN XẺN RA SAO?


ÐÁP: Bỏn xẻn là hà tiện, rít róng, keo kiệt. Ðặc sắc của bỏn xẻn là có được giống chi, cũng muốn cam giữ cho mình, không khứng chia sớt cho ai.
Thông thường “bỏn xẻn” là: “Không muốn chia xẻ những gì mình có cho người khác”, nhưng chiều sâu của #Macchariya là: “Không muốn người khác được điều tốt đẹp chi cả”. Còn “hà tiện” là “bám giữ những gì có được, không muốn lui sụt – hao hụt”.
Nói cách khác, bỏn sẻn là do tâm sân điều sử, còn hà tiện (bón rít) là do tâm tham dẫn đầu.
Tuy nhiên, trong một ý nghĩa nào đó, hà tiện ngầm ý “không cho đến người khác những gì mình có”, đây là đặc trưng thành tựu của bỏn xẻn, nên hà tiện đôi lúc dùng như bỏn sẻn.
Một ý nghĩa khác của bỏn xẻn là: “Đã cho rồi, nhưng sau đó lại tiếc rẻ (hay hối tiếc)”.
Nguồn:
1 Tâm Sở Vấn Đáp Phần II - Tâm sở Bất thiện (Akusalacetasikā) Tỳ kheo Chánh Minh
2 Sakka-panhà Sutta Kinh Đế Thích vấn đạo Maha Thongkham Medivon

28.11.20

CÓ MỘT CON ĐƯỜNG TÊN LÀ TỨ NIỆM XỨ.

CÓ MỘT CON ĐƯỜNG TÊN LÀ TỨ NIỆM XỨ.

Tính chất:
Là con đường của người tỉnh thức tìm ra.
Là con đường duy nhất dẫn ra ngoài.
Là con đường không có nhánh rẽ.
Là con đường chỉ có thể đi một mình. 
CÓ MỘT CON ĐƯỜNG TÊN LÀ TỨ NIỆM XỨ. 



Tôi nghe như vậy:
1. Một thời, Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammàssadhamma (Kiềm ma sắt đàm) - đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các vị Tỷ kheo: "Này các Tỷ kheo." Các Tỷ kheo trả lời Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn." Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo,
ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.
Kinh Ðại Niệm xứ
Trường Bộ Kinh-Digha #Nikaya- (#Mahàsatipatthana sutta)

BÓNG NHỎ GA CHIỀU.

BÓNG NHỎ GA CHIỀU.

Khi chuyến tàu cuối cùng chưa đến. Hàng dài người cố chen chân để có cho được một chỗ ngồi trên sân ga.
Thuận tiện dễ chịu tránh mưa nắng, giảm đau nhức cho thân thể vốn đã mệt nhoài vì di chuyển và đống hành lý cồng kềnh chất chứa bên mình.
Người tầng một kẻ tầng hai. Người băng ghế công cộng kẻ sảnh chờ VIP 5 sao.
Rồi khi tiếng loa cất lên réo gọi đoàn tầu lao sầm sập vào bến. Như một phép lạ xảy ra tất cả những vị trí ngồi đều trống trơn, ngơ ngác. Cũng tại chiếc ghế đó chỉ vài phút trước đây người ta đã phải dành dật, cãi lộn, xô đẩy. Hoặc tốn rất nhiều tiền để có được cho bản thân, con cái.
Nếu biết rằng đây chỉ là trạm xe, là sân ga là nơi chung chuyển.
Nếu biết rằng đây là nơi phải bỏ lại tất cả hành lý và quay lô tô điểm đến.
BÓNG NHỎ GA CHIỀU. 

Nếu biết rằng hắn đã từng ngồi ở những sân ga khác nhau hàng triệu lần. 

Thì có lẽ hắn đã không mang vác nhiều thế này. Hắn sẽ nhẹ nhàng mỉm cười đứng sang một bên quán sát và nhường ghế cho kẻ yếu đuối hoặc tham lam đang cần và muốn một chỗ ngồi. Bằng một cách nào đó hắn sẽ tự tích lũy những quả bóng phù hợp cho mình khi đến lúc.

21.11.20

WESTWORLD SOUNDTRACK

WESTWORLD SOUNDTRACK

Nếu bạn hỏi lí do để xem một series phim như Westworld là gì, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng nên xem vì sự mãn nhãn của các bối cảnh lịch sử và những trường đoạn tâm lý xuất sắc. Thậm chí, ngay cả nhạc nền và hình hiệu ở đầu mỗi tập có thể cũng đã là một yếu tố gây nghiện.



Tuy nhiên, sau đó, rất có thể bạn sẽ nhận ra đây là một series phim vượt ngoài tưởng tượng của bản thân rất nhiều.
Tôi nghĩ Westworld là series phim mà nhiều người khi đặt bút xuống viết review sẽ phải run tay, vì họ sợ rằng mình vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của bộ phim ấy, hoặc là mình không đủ khả năng để phân tích một bộ phim thực sự sẽ thách thức khả năng cảm nhận của người xem.
Dù chưa xem một tập nào của Westworld nhưng chắc chắn bạn cũng đã từng được nghe phong thanh về chuyện đây là series phim mà HBO kỳ vọng sẽ thay thế được tượng đài của Game of Thrones sau khi series tranh đấu vương quyền này kết thúc. Để dám đưa ra một bước đi đầy tham vọng như vậy, chắc hẳn HBO cũng phải cực kỳ tự hào vào kịch bản hàng bom tấn của series phim này.
Nội dung của Westworld... thật ra có hai cách để hiểu.
Nghĩa đen, theo tình tiết, kể về những bí ẩn và biến cố diễn ra trong một công viên giải trí siêu giả lập, mà ở nơi đó con người được trở về với những khoảnh khắc huy hoàng trong lịch sử nhân loại và thoái mái sống với những đức tính cao thượng hoặc ham muốn đê tiện của mình mà không phải trả cái giá nào cả.
Nhưng theo nghĩa bóng, cách mà tôi nghĩ mọi người nên cảm nhận bộ phim này, lại là câu chuyện về hành trình tìm kiếm sự giác ngộ để giải phóng bản thân khỏi khổ đau của một giống loài mới - những robot sở hữu trí tuệ nhân tạo.
Tên của bộ phim - Westworld (Thế Giới Viễn Tây) - thật ra lại không phải một bộ phim cao bồi mà lại là một bộ phim tâm lý nặng đô về chủ đề cyberpunk.
Trong số những bộ phim thuộc thể loại này mà nổi tiếng ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến series Ma Trận. Tuy nhiên, nhiều người lại nhớ về Ma Trận bằng những cảnh hành động mà quên mất nội dung mang nhiều ẩn ý về tâm trí và sự giác ngộ.
Westworld có thể hiểu như một phiên bản thoại nhiều và ít đánh đấm của Ma Trận. Nhưng lại mãn nhãn hơn nhiều bởi bối cảnh thú vị trải dài từ miền Tây hoang dã của nước Mỹ thời lập quốc, cho đến biển lửa của thời kỳ Chiến Quốc Nhật Bản và cả những khung cảnh của châu Âu giữa Đệ Nhị Thế Chiến. Và những tình tiết chính trong phim, đương nhiên cũng sẽ khai thác rất sâu những khía cạnh như vì sao bản năng con người là thứ sẽ đưa chúng ta đến với tận diệt, hay những góc khuất thuộc về bản năng nằm sâu trong tiềm thức sẽ chi phối hành động của con người như thế nào.
Song hành cùng với một tiết tấu chậm và những câu thoại đắt giá trong phim là rất nhiều trường đoạn kịch tích và bất ngờ. Thường thì mỗi season của Westworld đều sở hữu những cú bẻ lái đầy ngỡ ngàng mà những người đã kiên nhẫn xem được đến cuối sẽ cảm thấy cực kỳ thống khoái. Những người đã theo dõi hết season 1 của series này nhiều năm trước hẳn đã tưởng tượng được phần nào về yếu tố này.
Bên cạnh đó là một sự phát triển rất có chiều sâu trong tâm lý của các nhân vật trong phim. Tất cả đều sẽ trưởng thành và thay đổi ngay trong một season để tạo ra những bước ngoặt giúp họ thoát khỏi vòng lặp hiện tại và tìm kiếm lời giải cho một câu hỏi lớn. Toàn bộ nội dung của Westworld trải dài suốt cả 3 season đều luôn đặt cho người xem rất nhiều câu hỏi. Và suốt cả một mạch dài của hành trình tìm đường ra khỏi mê cung ấy, có thể chính mỗi người xem cũng sẽ tự hiểu ra rất nhiều điều.
Westworld thực sự là một series mà khi xem xong mỗi người có thể xem lại, để tự hiểu rằng ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên của season 1, đội ngũ làm phim đã cài cắm trong đó rất nhiều chi tiết ẩn ý như thế nào.

WESTWORLD SOUNDTRACK


Trong suy nghĩ của tôi, Westworld chắc chắn là một trong những series phim huyền thoại nhất của HBO. Điều đó đồng nghĩa với chất lượng nội dung của nó cũng thuộc hàng tuyệt phẩm. Tuy nhiên, hiểu được cái hay của một tác phẩm như thế hay không lại là điều phụ thuộc hoàn toàn vào người xem.
Westworld hiện đã đạt tới đoạn kết của một chương hồi lớn. Hiện vẫn chưa có thông tin về việc HBO có tiếp tục sản xuất phần 4 của series này không. Tuy nhiên, với những người ghét cảm giác phải dừng lại khi câu chuyện vẫn còn chưa ngã ngũ, giờ thực sự là một thời điểm thích hợp để mọi người thưởng thức 3 season của bộ phim này.
Để kết bài, xin trích dẫn lại một câu thoại cực kỳ đáng nhớ trong phim:
"Những kẻ không dám thay đổi để tiến hoá thì sẽ mãi mãi phải làm nô lệ cho bản chất của mình".
- Lu -
P/S: Nếu cũng là một người để ý đến các diễn viên hàng đầu của Nhật mà Hollywood cũng ưu ái, bạn sẽ được gặp lại Hiroyuki Sanada, người đã thành danh trong những bộ phim như The Last Samurai, hay chị đẹp Tao Okamoto, ảnh hậu xinh đẹp được ưu ái top đầu Nhật Bản, và cả Rinko Kikuchi - người từng được biết đến với những vai diễn trong Rừng Na Uy hay Pacific Rim.


nguồn bài viết : https://www.facebook.com/mannupmagazine/

8.11.20

CHÁNH NGỮ LÀ GÌ

CHÁNH NGỮ LÀ GÌ

Đủ 4 yếu tố:
Nói đúng thời điểm
Nói sự thật
Nói có ích lợi cho người nghe
Nói với tâm từ. 




CHÁNH NGỮ LÀ GÌ

CHÁNH NGỮ LÀ GÌ


CHUYỆN VỀ NHỮNG NHÃN HIỆU

CHUYỆN VỀ NHỮNG NHÃN HIỆU

Không có gì đau cho bằng sanh ra trên tay không có xiềng, dưới chân không có xích mà lớn lên đi vào đời bị tôn giáo, văn hóa, chính trị nó xiềng mình.
Chính trị nó quất cho mình một cặp xiềng ở chân, rồi tôn giáo nó chụp cái vòng kim cô trên đầu của mình, rồi văn hóa xã hội nó chơi cho mình 2 cái còng trên tay. 

Các vị tưởng tượng nếu mình là mẹ mình sanh con ra mình hiểu được cái đó mình có đau không? Mình sanh nó ra, nó té nó trầy mình thương đứt ruột, mà bây giờ lớn lên tự nó đưa đầu cho cái đám thầy chùa tu sĩ chụp cái vòng kim cô lên, bị những quan điểm chính trị nó xiềng cái chân, rồi bị quan điểm xã hội văn hóa chơi thêm cái còng nữa thì coi như một đứa tật nguyền toàn tập chỉ vì 4 chữ "tâm thức nô lệ" mà thôi.

CHUYỆN VỀ NHỮNG NHÃN HIỆU

CHUYỆN VỀ NHỮNG NHÃN HIỆU



Toại Khanh

ĐIÊN ĐẢO TƯỞNG LÀ GÌ ?

ĐIÊN ĐẢO #TƯỞNG LÀ GÌ ? #vijñāna #saṃjñā

Ðiệu Bi có một quyển kinh nhật tụng rất quý. Một hôm tụng xong Ðiệu đi ngủ ngay quên cất quyển kinh đi.
Một chú chuột chạy qua thấy quyển kinh mừng rỡ:
- Má bầy trẻ mà được món này lót tổ thì còn gì bằng.
Thế là chú chuột na quyển kinh về một chiếc hang ở dưới gầm tủ. Bà chuột định xé quyển kinh ra lót tã cho sắp nhỏ thì bỗng nghe tiếng “meo meo” của ông mèo. Bà chuột liền lẩn mất.
Mèo đi đến gặp quyển kinh liền leo lên nằm khoanh đánh một giấc ngon lành. Ngủ xong, mèo vươn vai, xoa bụng nói: chiếc chiếu này êm quá, mình ngủ một giấc ngon chi lạ! Và mèo bỏ đi.
Con lu lu đang đi chơi thơ thẩn, bỗng thấy quyển kinh bèn tha tuốt ra vườn, nghĩ bụng: “Mình đem cái này ra kiếm con Nô, hai đứa chơi trò ném banh mới được.”
Chơi chán, Nô và Lu bỏ quyển kinh giữa đường. Cu Bình đi học về bắt được reo: “A! Mình có giấy dán diều và xếp ghe chơi rồi.”
Thế là quyển kinh được dán thành con diều bay lên trời, xếp thành ghe trôi bềnh bồng trong mương nước.
Một phần còn lại, được lũ mối xé nhỏ ra, khênh về tổ, nấu nướng và ăn tiệc mừng sinh nhật của mối chúa.


ĐIÊN ĐẢO #TƯỞNG LÀ GÌ ? #vijñāna #saṃjñā

BỐN HẠNG NGƯỜI PHẢI XEM KHÔNG PHẢI BẠN, DẦU TỰ CHO LÀ BẠN



Em thân mến!
Chỉ có quyển sách thôi mà Ðiệu Bi gọi là kinh nhật tụng, chú chuột cho là đồ lót ổ, con mèo dùng như một chiếc chiếu, chó Lu đem làm đồ chơi, cu Bình dán thành con diều và lũ mối thấy đó là món ăn khoái khẩu. Tại sao thế?
Ðức Phật dạy rằng, tùy theo từng biệt nghiệp của chúng sanh mà mỗi kẻ có một lối nhìn kiến chấp, quan niệm về vạn hữu hoàn toàn khác nhau. Và điều rắc rối nhất ai ai cũng cho rằng quan điểm và cách sử dụng của mình là hay nhất, thông minh nhất, hợp lý nhất v.v…
Và đó cũng chính là điều điên đảo nhất của chúng ta. Có phải thế không?

Trích: Hư Hư Lục
Nguồn ảnh: https://pxhere.com

HẠNH PHÚC LÀ GÌ HẢ MẸ ?

HẠNH PHÚC LÀ GÌ HẢ MẸ ? 

Anh và em cãi nhau.
- Anh nói: Tốt nhất chúng ta chia tay đi
- Em tiếp lời: Nếu điều đó làm anh vui..
Anh ra điều kiện: Chúng ta mỗi người bước đi 100 bước về 2 hướng khác nhau, nếu hết 100 bước mà cả hai quay đầu lại thì coi như không có chuyện gì. Còn không thì về sau này nếu có gặp lại nhau chúng ta vẫn coi nhau là bạn em nhé.
Anh kìm lòng bước qua 99 bước, đến bước cuối cùng thì quay đầu lại,...sững sờ khi thấy người vợ không đi về hướng ngược lại mà đi theo ngay sau lưng mình.
 HẠNH PHÚC LÀ GÌ HẢ MẸ ? 

- Người vợ điềm tĩnh nói: Chỉ cần anh quay lại, em sẽ luôn ở phía sau anh.


Anh nghẹn ngào nấc không thành tiếng, ôm choàng vợ vào lòng rưng rưng, còn người vợ từ từ lẳng viên gạch giấu trong người xuống bụi cây, nghĩ thầm trong bụng:
Chỉ cần mày bước thêm 1 bước nữa, viên gạch của bà sẽ cho nát cmn đầu mày luôn...




NA CA SO, NA CA ANNO

NA CA SO, NA CA ANNO

Vì không có bản thể trường cửu bất biến nên không có gì đi từ một lúc này đến lúc kế tiếp. Bởi thế, hiển nhiên không có cái gì trường cửu hay bất biến có thể đi hay luân hồi từ đời này đến một đời sau. 

Ðấy là một chuỗi tiếp tục không gián đoạn, nhưng biến đổi từng giây phút. Chuỗi ấy thật ra không là gì ngoài ra sự chuyển dịch. Nó giống như một ngọn lửa cháy thâu đêm: không phải cùng là một ngọn lửa, cũng không phải khác. 
NA CA SO, NA CA ANNO


Một đứa trẻ lớn lên thành một ông già sáu mươi: dĩ nhiên ông già lục tuần không phải là một với đứa trẻ sáu mươi năm về trước, nhưng cũng không phải khác. Cũng thế, một người chết ở đây và tái sinh ở một nơi khác không phải cùng là một người ấy, cũng không phải khác (na ca so na ca anno). Ðấy là sự tiếp tục của cùng một chuỗi.

- Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola Rahula ni sư.Trí Hải dịch (1998)

2.11.20

Hai thế giới

Phanblogs Hai thế giới Cuộc sống của những đứa trẻ tại các quốc gia nghèo đói, xung đột xảy ra liên miên được thể hiện theo một cách mới, làm nổi bật rõ hiện thực u tối ở nơi đây.







































Dưới đây là loạt sáng tác của một nghệ sĩ có tên là Uğur Gallenkuş, sống ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng cách ghép những bức ảnh báo chí về các quốc gia đang có xung đột, chiến tranh xảy ra, với loạt vọng tưởng của trẻ em mà những nơi trong bức ảnh không có, qua đó diễn tả thực trạng đói nghèo, đổ nát, chiến tranh tại những quốc gia đó. Những ước mơ được chơi đùa, được đến trường dường như là điều vô cùng xa xỉ ở nơi đây.


Điều quan trọng, tác giả muốn thông qua những tác phẩm này để truyền tải thông điệp, kêu gọi sự công bằng, mang tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em ở các quốc gia nghèo, bất ổn do xung đột, chiến tranh.

Salem Saoody đang tắm cho con gái và người cháu của mình trên phần còn sót lại của ngôi nhà mình sau trận không kích của quân đội Israel vào dải Gaza năm 2015


Một em bé Syria trèo lỗ hổng của bức tường nơi trường em học, những lỗ hổng là do bị đạn nã vào sau những cuộc giao tranh


Những em nhỏ ở Syria chơi đùa với bóng bay bên cạnh đống đổ nát của tòa nhà, nơi đã bị hủy hoại sau các cuộc pháo kích


Một bé trai Syria chơi đùa bên cạnh chiếc xe tăng đã bị hỏng


Một bé gái ngồi ngắm hoàng hôn tại trại tị nạn Dibaga, Iraq


10 đứa trẻ trong 1 gia đình phải chống nạng đi học. Năm ngoái chúng nhặt được 1 quả bom chưa nổ và mang về nhà. Sau đó, quả bom phát nổ, 1 người lớn và 3 đứa chết, những người còn lại đều bị mất ít nhất 1 chi


Nước mắt của một bé gái tị nạn Rohingya


Trẻ em xếp hàng nhận thức ăn tại trại tị nạn Rohingya


Bé trai Syria chơi xích đu bên cạnh đống đổ nát của tòa nhà bên ngoài ngoại ô thành phố Damascus



Trẻ em Palestine chờ đợi lấy nước ở trại tị nạn Dair Al Balah


Những đứa trẻ bê gạch tại nhà máy ở Fatullah, Bangladesh, dù phải bê vác hàng ngàn viên nhưng chúng chỉ kiếm được chưa đầy 1 đô la Mỹ mỗi ngày


Bữa trưa của 2 đứa trẻ ngay tại nhà máy chúng làm việc


Khói lửa do các cuộc giao tranh là hình ảnh thường thấy ở Syria


Đây là trại tị nạn Kanyaruchinya ở nước Cộng hòa Congo


Cô bé Noha Abu Mesleh, bên trong chỗ ở của mình tại trại tị nạn Nuseirat


Người cha gục đầu bên giường chăm sóc đặc biệt của con ở Cameroon. Ở các quốc gia châu Phi, sốt rét, tiêu chảy và suy dinh dưỡng là những bệnh dịch mà trẻ em phải đối mặt


Bé trai được các bác sĩ ở Yemen cứu sống sau khi mẹ của bé bị sản giật trong lúc mang thai

NGUỒN: Uğur Gallenkuş