Search

25.9.17

Lời Nguyền Lỗ Ban tác giả Viên Thái Cực trọn bộ

Phanblogs Lời Nguyền Lỗ Ban tác giả Viên Thái Cực trọn bộ Tác giả Viên Thái Cực, từ nhỏ đã có niềm hiếu kỳ đặc biệt đối với nguyên lý hoạt động của máy móc động cơ, hiện tại đang là một chuyên gia kỹ thuật có đẳng cấp, thường xuyên tiếp xúc, nghiên cứu và làm việc với những thiết bị tinh vi phức tạp. Những điều đó đã nuôi dưỡng và tiếp sức cho một sở thích rất khác người của ông, đó là tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực trận pháp ám khí, cạm bẫy kỳ môn, mà giờ đây, hầu như chỉ còn tồn tại trong sách vở và truyền thuyết.




Lời Nguyền Lỗ Ban tác giả Viên Thái Cực

Tác giả Viên Thái Cực viết tiểu thuyết “Lời nguyền Lỗ Ban”, ban đầu chỉ là nhằm thỏa mãn niềm say mê bất tận của bản thân. Sau khi nhận được sự chào đón nhiệt liệt của độc giả, tác phẩm đã được nhà xuất bản Văn Nghệ Giang Tô in ấn phát hành. Sau khi tập 1 ra mắt độc giả vào năm 2011, cuốn tiểu thuyết đã nhanh chóng tạo nên một cơn sốt trên thị trường, được độc giả liệt vào một trong ba cuốn tiểu thuyết thần kỳ nhất năm 2011. Nhưng không giống với những cuốn tiểu thuyết khác, “Lời nguyền Lỗ Ban” đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, chuyên khai thác một đề tài bí hiểm và khó khăn mà trước nay vẫn còn bỏ ngỏ: cơ quan cạm bẫy, ám khí kỳ môn. Kết hợp với một lượng kiến thức vô cùng phong phú mà tác giả đã tích luỹ được qua những tháng ngày say mê với dã sử chí quái, cổ tịch tàn văn, tác phẩm như bày ra trước mắt chúng ta một kho báu vô tận với những bảo vật lấp lánh sắc màu kỳ bí của thời gian, chỉ một chút lơ là sẽ lập tức trầm mình vào quên lãng. Chính vì vậy, cuốn tiểu thuyết đã được liệt vào nhóm “Tiểu thuyết tri thức” cùng với những tác phẩm đình đám trước đó như “Mật mã Tây Tạng”, “Mật mã Sơn hải kinh”, “Đông y bất tử”…

Đọc “Lời nguyền Lỗ Ban”, độc giả lập tức bị cảm nhiễm cái nghẹt thở đến đứng tim của một người đang dò dẫm trong những đoạn đường bí hiểm, vừa không thể không trầm trồ thán phục trí tuệ tuyệt luân của người xưa, vừa nơm nớp không biết thứ gì sẽ thình lình hiện ra sau bước chân kế tiếp. Những tiểu tiết tưởng chừng vô thưởng vô phạt đều có thể là một cái nút trí mạng đẩy chúng ta đến những bước ngoặt vô cùng căng thẳng; những hé lộ tưởng chừng như hữu ý rất có thể chỉ là một chiêu đánh lừa cảm giác… Có những nút thắt vừa động là phát, cũng có những nút thắt âm thầm tồn tại, đợi khi người ta vô thức lãng đi, mới thình lình bật mở. Toàn bộ tiểu thuyết, văn phong hàm súc, cấu tứ kỳ lạ, tình tiết chặt chẽ, nút thắt trùng trùng, khó phân thật giả, khiến người đọc có cảm giác đang lạc bước vào một mê cung cổ xưa tinh vi và phức tạp, vừa không thể không đi tiếp, vừa không thể đoán ra đâu mới là lối đi thực sự…

Và bây giờ, quý vị độc giả hãy theo chân những nhân vật kỳ bí cùng khám phá về một thế giới thâm u bí hiểm bằng trí tuệ, bằng cảm quan, và bằng cả hào tình tráng chí. Kho báu ngay trước tầm tay, thận trọng đừng nên chạm bẫy…





Lời Nguyền Lỗ Ban tác giả Viên Thái Cực


Lời Nguyền Lỗ Ban tác giả Viên Thái Cực. doc
Lời Nguyền Lỗ Ban tác giả Viên Thái Cực. pdf

Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam tác giả Sơn Nam

PhanblogsLịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam tác giả Sơn Nam Nhận xét tổng quát
Đồng bằng sông Cửu Long, Ménam và Irraouaddi là ba trung tâm sản xuất lúa gạo, có dư
để xuất cảng, quan trọng nhứt trên thế giới. Việt Nam, Xiêm, Miến Điện gồm đa số dân sống
bằng nghề nông. Ba quốc gia này liên ranh, nằm trong khu vực gió mùa với những nét lớn giống
nhau:

Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam  tác giả Sơn Nam

— Lãnh thổ phát triển lần hồi từ Bắc xuống Nam.
— Biết làm ruộng cấy ở đồng sâu, nhờ đó mà sản lượng đạt mức cao so với ruộng tỉa ở đất
khô.
— Mức sống thấp kém.
Nam tiến không phải là mãnh lực huyền bí của riêng dân tộc Việt Nam. Những dân tộc
chịu ảnh hưởng ấn độ vẫn đạt được kỹ thuật cày sâu cuốc bẫm không kém nước ta. Việc tôn thờ
rắn thần và rồng để cầu mưa, vài môn giải trí như thả diều, trai gái đối đáp nhau nào phải chỉ xảy
ra ở Việt Nam.
Dân Việt gặp dân Miên vốn có nền văn hóa cổ kính khá cao. Vào thế kỷ 13, người Miên đã
tìm ra giống lúa và dẫn thủy nhập điền thích ứng giúp họ thâu hoạch 3 hoặc 4 vụ trong một năm.
Cuộc Nam tiến của người Xiêm, người Miến Điện gặp hoàn cảnh khá tốt về địa lý, hai con sông
Ménam và Irraouaddi thuận lợi cho việc thông thương, trong khi Hồng Hà và sông Cửu Long có
nhiều thác đá. Từ hạ lưu sông Hồng, dân Việt len lỏi theo mấy cánh đồng nhỏ bé dọc theo bờ
biển Đông nhiều giông tố để lần hồi đến hạ lưu sông Đồng Nai, sông Cửu Long.
Tuy là đặt chân trên đất Cao Miên nhưng đối thủ đáng nể của người Việt đi khẩn hoang lại
là người Xiêm đang nuôi tham vọng đô hộ vùng Vạn Tượng, Cao Miên và Mã Lai. Xiêm quốc
lúc bấy giờ đang thời hưng thịnh, với tướng giỏi, quân sĩ có kinh nghiệm về chiến đấu đường bộ
và đường thủy.
Người Việt đã giữ được thế chủ động trong hoàn cảnh gay go.
Khi đặt chân ở đồng bằng sông Cửu Long, nước Việt bị chia cắt từ sông Gianh, công trình
khẩn đất và giữ đất lúc đầu chỉ do một số dân từ Quảng Bình trở vào gánh vác. Bấy giờ, ưu thế
của người Việt khong là kỹ thuật canh tác cao, nhưng là ưu thế về tổ chức chính trị và quân sự.
Bộ mấy hành chính khá hoàn hảo đã giúp chúa Nguyễn theo dõi được tình hình ở những địa
phương xa xôi, quân đội có thể tập trung khá nhanh khi cần thiết. Đơn vị xã hội nhỏ nhất là thôn
ấp đủ khả năng tự trị, các tổ chức đồn điền có thể tự quản trị về kinh tế và an ninh.
Quân đội Xiêm hùng mạnh, nhưng đi xa thì mất hiệu năng. Nước Cao Miên bấy giờ quá
suy nhược, vua chúa kém năng lực chỉ biết cầu viện với ngoại bang, dân chúng thì ly tán: người
Xiêm thường lùa bắt từng loạt dân Cao Miên đem về xứ họ để làm nông nô phục dịch.
Vua chúa Việt Nam thúc đẩy việc khẩn hoang vì những lý do sau đây:
— Mở rộng địa bàn thống trị, đất rộng, dân giàu thì kinh đô được bảo vệ chu đáo hơn.
— Thuế điền và thuế đinh gia tăng nhanh chóng.
— Nạn đói kém được giảm thiểu, nơi này thất mùa, nơi kia bù lại, ít có nguy cơ nội loạn.
— Dân số gia tăng, thêm lính tráng, thêm dân xâu.
Bộ Đinh và bộ Điền tiêu biểu cụ thể cho nhân lực, tài lực. Với binh sĩ giữ gìn bờ cõi và
trấn áp nội loạn, với tiền bạc và nhân công làm xâu, vua chúa tha hồ phung phí, sống xa hoa, xây

đắp cung điện lăng tẩm, ưu đãi người trong giòng họ, mua chuộc quan lại, để ngôi vị được ổn
định, chống các âm mưu ly khai ở địa phương.
Về phía dân chúng, khẩn hoang là việc tích cực, không phải là hưởng thụ, thụ động, chờ
thời vận.
* Phải có yếu tố thiên nhiên tương đối thuận lợi, đất quá thấp thì lúa dễ bị ngập, quá cao thì
gặp nạn thiếu nước. Từ nơi cư trú đến thửa ruộng, đường đi phải gần để khỏi phí thì giờ lui tới,
lúa đem về nhà không mất nhiều công lao và phí tổn chuyên chở.
* Đủ nước ngọt để uống, nấu cơm và cho trâu bò uống.
* Gia đình đủ vốn liếng, đủ lúa gạo ăn trong khi chờ lúa chín. Lại còn quần áo, tu bổ nhà
cửa, thuốc uống, trầu cau, lúa gạo để nuôi heo gà, ghe xuồng, nông cụ. Thêm vào đó, còn yếu tố
xã hội vì làm ruộng đòi hỏi sự hợp quần cần thiết:
— Sức một người, một gia đình chỉ có giới hạn. Một khoảnh ruộng ở giữa tư bề đất hoang
thì hoa mầu sẽ bị chim chuột từ các vùng lân cận tập trung lại phá nát. Năm bảy gia đình góp sức
canh tác liên ranh nhau thì sự tổn thất vì chim chuột được giảm thiểu.
— Mùa cấy tuy là co giãn, xê xích mươi ngày nhưng nằm trong thời gian quy định. Cấy
quá sớm, thiếu nước, cấy quá trễ, cây lúa mọc không kịp nước mưa. Mỗi người chỉ có thể cấy
chừng 4 mẫu tây trong một mùa mà thôi, đàn bà lo cấy ở nơi này thì đàn ông lo dọn đất ở nơi
kia. Dọn đất cấy quá sớm, cỏ mọc trở lại, trì hoãn thì nước trong ruộng lên cao, không dọn đất
được. Lúa chín mà gặt trễ chừng năm bảy ngày là hư hao.
Phát cỏ, cấy lúa, gặt lúa đòi hỏi sự tập trung nhân công, mướn hoặc đổi công, theo lịch
trình không được bê trễ. Phải nhờ người lân cận hoặc ở địa phương khác đến. Ngay trong một
khoảnh đất nhỏ, mặt đất chưa bằng phẳng, nơi cao nơi thấp, việc đắp bờ, tát nước vẫn là công
trình của nhiều người.
Vùng định cư để khẩn hoang cần liên lạc với vùng phụ cận dễ dàng để giải quyết vấn đề
nhân công. Trong một ấp, nhà này không được ở quá xa nhà kia. Gần thôn ấp, phải có nơi bán
tạp hóa, có người cho vay, người tiêu thụ lúa. Việc sanh đẻ, cưới hỏi, may chay đòi hỏi các
phương tiện tối thiểu. Nhà cửa, tính mạng người dân phải được bảo vệ, chống trộm cướp, loạn
lạc. Lại còn nhu cầu học vấn, nhu cầu về tâm linh với đình, chùa, miễu, hát xướng.
Đơn vị tối thiểu về xã hội vẫn là một làng.
Khẩn hoang đòi hỏi nhiều yếu tố căn bản. Khẩn hoang ở đồng bằng sông Cửu Long là cuộc
vận động lớn, toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa.
Vua chúa quy định chính sách điền địa, thuế khóa, quân dịch và thưởng phạt. Tùy nhu cầu
mà có khi quân sĩ, lưu dân và tù nhân phải đóng đồn, lập ấp, cày cấy ở nơi mất an ninh. Đất kém
mầu mỡ, khó canh tác nhưng chính quyền lại cưỡng bách đến định cư. Có những giai đoạn,
những khu vực mà chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc khẩn hoang, nhưng cũng có lúc người dân
được dễ dãi. Nhiều vùng đất tuy người Cao Miên chưa chánh thức nhượng cho ta nhưng dân ta
đã đến khẩn hoang, hoặc ngược lại, đã nhượng từ lâu nhưng vẫn còn hoang phế.
Cuộc vận động phối hợp quân sự, chính trị và kỹ thuật này có thể chia ra từng thời kỳ:
1) Từ các chúa Nguyễn đến những năm cuối đời Gia Long: Khai khẩn vùng đất phù sa tốt,
đất giồng ven sông, đất cù lao theo nhu cầu phát triển xứ Đàng Trong, phục quốc và củng cố
quốc gia.
Còn lại các vùng nước ngập sâu vào mùa mưa, đất quá phèn, rừng Sác. Vùng người Miên
tập trung, trên nguyên tắc thì để nguyên vẹn (Rạch Giá, Sóc Trăng, Trà Vinh, Châu Đốc).
Thành lập các trấn Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Vĩnh Thanh.

2) Từ cuối đời Gia Long tới cuối đời Minh Mạng: Khai khẩn phía hữu ngạn Hậu Giang,
nối qua vùng đồi núi Thất Sơn, vì nhu cầu xác định biên giới Việt Miên. Khai khẩn vùng đồi núi,
vùng đất thấp, canh tác những lõm đất nhỏ mà cao ráo, giữa vùng nước ngập lụt.
Thành lập tỉnh An Giang, tách ra từ trấn Vĩnh Thanh.
3) Từ đời Thiệu Trị tới đời Tự Đức: Khai khẩn những điểm chiến lược, nhằm đề phòng nội
loạn ở phía Hậu Giang, chánh sách đồn điền được thúc đẩy mạnh.

Thực dân Pháp đến, nhằm mục đích bóc lột nhân công rẻ tiền, và xuất cảng tài nguyên, đã
thực hiện được vài việc đáng kể:
1) Cho đào kinh để chuyên chở lúa gạo, giúp giao thông vận tải được dễ dàng, đồng thời
rút bớt nước vào mùa lụt từ Hậu Giang ra Vịnh Xiêm La. Vùng đất phèn, tạm gọi là phù sa mới,
không còn bị nước ngập quá cao. Việc chuyên chở sản phảm về Sài Gòn ít tốn kém hơn trước.
Thành lập các tỉnh mới: Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, vùng này trở thành nơi
dư lúa gạo, nhờ dân ít mà mức sản xuất cao. Khai khẩn rừng tràm và đồng cỏ.
2) Thúc đẩy việc làm ruộng sạ, nhờ chọn các giống lúa thích hợp hơn, giúp vùng đất thấp ở
Long Xuyên, Châu Đốc và Đồng Tháp Mười canh tác được. Còn lại là vùng rừng Sác Cần Giờ,
rừng Đước Cà Mau, vùng than bùn U Minh, vùng đất quá nhiều phèn chung quanh Hà Tiên và
Đồng Tháp Mười.

3) Lập đồn điền cao su ở miền Đông.
Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam  tác giả Sơn Nam .doc
Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam  tác giả Sơn Nam. pdf





21.9.17

Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam

Phanblogs Hương Rừng Cà Mau -Sơn Nam Lời Giới thiệu Những câu chuyện cũ về một vùng đất mới Ðồng bằng sông Cửu Long là một vùng lương thực chủ yếu của miền Nam.

Việc khai thác những tiềm năng phong phú của vùng đất mới này bắt buộc mọi người phải ra sức tìm hiểu nó một cách cặn kẽ.
Càng đi sâu tìm hiểu những đặc điểm về lịch sử, về địa lý, về xã hội và đặc biệt là về con người miền Nam, người ta càng thấy việc tìm hiểu này không chỉ là cần thiết, không thể thiếu được mà còn bổ ích và đầy hứng thú đối với các nhà khoa học, các nhà văn hoá và nghệ thuật.
Trong bước đầu tìm hiểu, không ít người đã tìm đọc lại Sơn Nam, đặc biệt là cuốn lịch sử khẩn hoang miền Nam và cuốn Ðồng bằng sông Cửu Long hay là Văn minh Miệt Vườn.
Những cuốn sách và những bài báo của Sơn Nam đã giúp người ta đi trở lại những ngày đầu khai phá tìm hiểu những điều kiện thiên nhiên và xã hội của cuộc sống trong vùng, có khi cách nay nhiều thế kỷ, về cách thức làm ăn và sinh sống của con người những thời kỳ ấy.
Sơn Nam kể“truyện đời xưa” nhưng không phải theo kiểu viết sử thông thường.
Nói là Lịch sử.
.
.

nhưng không viết theo niên biểu, anh viết đọc như thể anh có gì thì nói nấy, cần thì nói không cần thì thôi, không nhứt thiết phải đủ lễ bộ, chương hồi cho đầy đủ, cân đối.
Ðối với người mới tìm hiểu, chưa có thì giờ vào thư viện lục tài liệu xưa, đọc sách Sơn Nam, thấy rất bổ ích.
Thật vậy, sách anh viết, tài liệu vừa đủ để nêu được vấn đề, không nhiều quá làm người đọc phải mệt mà không cần thiết, mà cũng không ít quá để không nắm được gì, viết vui gọn, ngưòi đọc như được thưởng thức một bữa cơm bình dân, trông đạm bạc mà ngon miệng.
Trong đống tài liệu cũ nằm bắt bụi trong những kho lưu trữ, anh tìm ra, chép lại không phải tất cả, mà gạn lọc lấy những cái cần thiết, những cái thiên hạ chưa biết hoặc ít biết, thành ra những cái vốn đã cũ mà vẫn thấy mới là vậy.
Nhưng Sơn Nam không chỉ có những trang khảo luận mà còn có nhiều truyện ngắn, mà một tuyển tập được nhiều người biết đến, có cái tên khá tiêu biểu: Hương Rừng Cà Mau.
Cà Mau vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc, được kể lại vào cái thời kỳ mà phần lớn diện tích của nó còn là rừng với đủ thú dữ và hiểm nguy nhưng lại đầy hương sắc vì con người miền Nam đã tới đó sinh cơ lập nghiệp.
Về người nông dân miền Nam, đặc biệt là miền Tây, từ Hà Tiên tới mũi Càm Mau, tức là miền đất được khai phá sau cùng.
Vì đi tới đây sau cùng, những người khai phá này đã tới những vùng khỉ ho cò gáy nhứt, trước họ không ai thèm làm.
Rừng sâu, nước độc, rắn rết hùm beo.
Nhưng không thể lùi được vì không còn đất sống nữa người ta mới phải lang bạt tới đây.
Muốn tồn tại, muốn sống sót được trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như vậy, con người phải có một sức mạnh tinh thần đáng kể.
Không được sự giúp đỡ nào của chính quyền lúc bấy giờ mà còn bị áp bức bóc lột nặng nề, những người phải rời bỏ quê quán tới xứ này phải sớm biết đùm bọc lấy nhau.
Sức mạnh tinh thần đó không bắt nguồn từ kinh sách của thánh hiền vì phần lớn những người đi khẩn hoang đều thất học.
Ðó là những giá trị tinh thần của dân tộc mà người ta mang từ nơi chôn nhau cắt rún tới đây và được phát triển lên trong hoàn cảnh đấu tranh mới, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên còn thù địch với con ngưòi và 2 chống lại những thế lực áp bức bóc lột cũng thù địch với con người không kém.
Giá trị tinh thần nổi bật trong cuộc đấu tranh này là tình nghĩa giai cấp của những người nghèo, bắt buộc phải xa xứ mà tới đây, cùng nhau lập quê hương mới, nơi ca dao còn ghi lại: Cà Mau khỉ khọt trên bưng, Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
Hoặc: Tới đây xứ sở lạ lùng, Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.
Trong cảnh ngộ đó, con người sống bằng gì? Bằng cái Nghĩa! Ngày xưa, ở xứ này, thường nói! Sống phải điệu nghệ! Theo Sơn Nam, điệu nghê là đạo nghĩa, nói trại ra.
Rừng của Sơn Nam có hương là vì vậy.
Tình nghĩa giữa con người ở đây không có xuất xứ trong cái cộng đồng làng xã, cái“tâm lý làng” như có người gọi, mà nó rộng hơn, nó sinh sôi nẩy nở từ trong vùng đất mới, khẩn hoang lập ấp, trong đấu tranh khắc phục ngoại cảnh thù địch, chống áp bức bóc lột, nên nó vẫn giữ được cái chân chất thật thà của người lao động gần thiên nhiên mà lại không tủn mủn hẹp hòi.
Ðây là một nét đặc biệt nữa mà ca dao còn ghi được: Dấn mình vô chốn chông gai, Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân.
Lao xao sóng bủa dưới lùm, Thò tay vớt bạn chết chìm cũng ưng.
Cái tình nghĩa bốn phương bè bạn này rất sâu đậm, nó thể hiện trong ca dao, trong các làn điệu dân ca và về sau, chúng được gặp lại nó trong Lục Vân Tiên, giữa Vân Tiên và các bạn, giữa Vân Tiên với Tiểu đồng.
.
.

Cái tình bạn này đi lièn với cái nghĩa“giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” , mà chúng ta cũng thấy rõ trong truyện Vân Tiên.
Từ trước tới nay, truyện ngắn của Sơn Nam được biết nhiều nhất là qua tập Hương Rừng Cà Mau.
Sự thật, Sơn Nam còn viết rất nhiều truyện ngắn đăng rải rác trên các báo Sài Gòn trong một thời gian dài hàng chục năm chưa được sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu.
Ðối với các bạn trẻ hôm nay, truyện“xưa” của Sơn Nam làm sống lại cảnh đời của cha ông đi khai phá thời trước, sống lại cái không khí hoang sơ mà hào hứng của buổi ban đầu lập nghiệp, theo dõi cách sống mộc mạc mà“điệu nghệ” của ông cha.
Ðối với bạn đọc ở kháp các nơi, những trang khảo cứu và những truyện ngắn của Sơn Nam là những chìa khoá mở cửa vào tâm hồn của người Việt ở miền Nam.
Trên tinh thần đó, chúng tôi chọn để giới thiệu với bạn đọc thêm 26 truyện ngắn của Sơn Nam, trước đây đăng rải rác trên các báo ở Sài Gòn.
Những tên truyện được đưa vào tập này, tự nó đủ giới thiệu nội dung:Chuyện Rừng Tràm, Nhứt Phá Sơn Lâm, Con rắn ri voi, Cái ổ ong, Con sấu cuối cùng, Ðơn Hùng Tín chào đời.


Như đã nói trên, truyện của Sơn Nam, cũ mà mới.
Nói những chuyện cũ của một vùng đất mới, một vùng đất mà khó ai dám nói, kể cả những người sanh trưởng tại chỗ, là đã thật hiểu biết đầy đủ.
Mong rằng những truyện ngắn này sẽ góp thêm hiểu biết về miền đất thân yêu của chúng ta.

Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam

Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam .doc


Hương rừng Cà Mau tác giả Sơn Nam . pdf








18.9.17

Khi những con số biết lừa

Phanblogs Khi những con số biết lừa Đây là một câu trả lời cho câu hỏi Đâu là những kĩ năng toán học cơ bản nhất mà mọi người nên biết?. Khá là thú vị nên mình trích dẫn lại.


Hỏi: Đâu là những kĩ năng toán học cơ bản nhất mà mọi người cần phải biết?

Đáp: Trong giai đoạn cao trào của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II, rất nhiều chiến đấu cơ của Mỹ quay trở về từ chiến trường mang theo hàng đống vết đạn bắn chi chít trên mình.

Vị trí các vết đạn phân bố tập trung vào các vùng khác nhau trên máy bay, chủ yếu là động cơ, thân, cánh, đuôi,...


Quân đội (Hoa Kỳ) nhận ra rằng họ có thể khảo sát vị trí các vết đạn bắn trên các máy bay trở về, từ đó họ có thể gia cố những vùng nào mà thường xuyên bị bắn trúng nhất, từ đó thì họ có thể giảm được tối đa số máy bay bị bắn hạ.

Họ tìm đến Abraham Wald và một vài nhà nghiên cứu thống kê đầu ngành thời đó, với dữ liệu họ đưa ra như sau:


Vùng trên máy bay Tỉ lệ lỗ đạn trên một feet vuông

Động cơ 1.11
Thân 1.73
Hệ thống dẫn nhiên liệu 1.55
Các phần khác 1.8
Dựa vào số liệu này, bạn nghĩ quân đội cần gia cố phần nào?

Đa số mọi người cho rằng nên gia cố thân máy bay (vì có tỉ lệ ăn đạn cao nhất), và tất cả đều sai.

Câu trả lời chính xác phải là động cơ.

Wald nhận ra một điều là, dữ liệu mà phía quân đội cung cấp cho ông không nói lên được vấn đề. Lý do mà tỉ lệ bắn trúng động cơ trên bảng số liệu trên thấp rất đơn giản. Đó là các máy bay ăn đạn vào động cơ thường không còn quay về được nữa (vcl).


Và thực tế là phần lớn các máy bay trở về có tỉ lệ ăn đạn vào thân cao hơn nói lên một điều là thân máy bay dù có ăn nhiều đạn thì vẫn có khả năng chịu đựng cao hơn là các bộ phận khác.

Wald cho rằng chỉ có 2 cách giải thích cho số liệu mà ông được cung cấp:


Mấy viên đạn thường được bắn trúng các phần khác nhiều hơn là bắn vào động cơ
Động cơ là tử huyệt của máy bay
Và không cần phải là thiên tài thì mới nhận ra ngay, cách thứ 2 mới là cách giải thích chính xác vấn đề này. Và quân đội đã nghe theo lời của Wald để gia cố phần động cơ, hiệu quả thấy ngay, rất nhiều máy bay Mỹ đã sống sót trở về sau đó.

Một trong những kĩ năng toán học bị coi nhẹ nhất đó chính là khả năng thấu hiểu được vấn đề ẩn giấu đằng sau những phỏng đoán do các con số đưa ra. Abraham Wald đã giải quyết được vấn đề máy bay bởi vì ông ấy nhận ra quân đội Mỹ đã mắc sai lầm khi phỏng đoán rằng dữ liệu trên đại diện cho toàn bộ tất cả các chiến đấu cơ, thay vì chính xác phải là các chiến đấu cơ quay trở về được.

Ngày nay, có rất nhiều những con số được trưng ra trên truyền thông, chỉ nhằm một mục đích duy nhất là đánh lừa người đọc để họ phải tin vào những gì họ muốn nghe, nhưng mà bạn cần phải tỉnh táo để nhận ra cái nào là bullshit và cái nào là đúng, nhận ra cái nào là những sự phỏng đoán, bị đánh lừa bởi những con số.



Nếu bạn muốn xem thêm nhiều ví dụ kiểu này nữa, tôi rất khuyến khích đọc quyển sách How Not to Be Wrong: The Power of Mathematical Thinking của Jordan Ellenberg, trong cuốn này giải thích rất hay ví dụ về Wald và rất nhiều ví dụ khác về chuyện bị dữ liệu đánh lừa dẫn đến những kết luận ngớ ngẩn nữa.

Nguồn : https://thefullsnack.com/posts/the-numbers-do-lie.html?t=1505623614423



17.9.17

Chiến tranh hạt nhân sẽ hủy diệt cả Trái Đất

Phanblogs Khi tất cả đều phát nổ cùng một lúc Dù tất cả đầu đạn hạt nhân trên thế giới không hiện đại như nhau nên chúng ta hãy giả sử mọi quả bom đều có sức công phá như B83. Khi đó, ta sẽ có khoảng 13.800 quả B83. Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng nổ cùng một lúc?


Đầu tiên, vụ nổ sẽ hủy diệt 94km vuông đất liền ngay lập tức. 232.000km vuông cơ sở hạ tầng sẽ bị thổi bay bởi luồng áp suất tạo ra. Điều này có nghĩa là 295 đô thị có kích cỡ như thành phố New York sẽ biến thành tro bụi.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc? 

Vài trăm thành phố khổng lồ sẽ bị thiêu rụi

Tiếp theo, một quả cầu lửa có kích thước 79.000km vuông sẽ thiêu rụi tất cả mọi thứ mà nó chạm vào, và giết chết bất cứ ai đứng trong vòng bán kính 5,8 triệu km quanh nó, nghĩa là tất cả mọi người trong một vùng đất rộng bằng 3.700 thành phố London sẽ thiệt mạng.

Cuối cùng, đám mây phóng xạ và ion sẽ làm nhiễm độc một vùng rộng 284.000km vuông và khiến cho bất cứ ai còn sống bị nhiễm phóng xạ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc? 

Tóm lại, hàng trăm triệu người (thậm chí hàng tỷ người) sẽ chết trong 1 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, nó còn để lại tác hại lâu dài nữa.

Thứ còn lại là một mùa đông dài đằng đẵng

Khi vụ nổ hạt nhân xảy ra, những đám bụi phóng xạ sẽ bay lên tầng cao của khí quyển và làm hạ nhiệt độ của hành tinh.

Một mùa đông hạt nhân về lý thuyết khá giống với những kỷ băng hà đã từng diễn ra trong quá khứ, ngoại trừ một việc là chỉ cần hít một hơi khí trời là bạn có thể bệnh và chết ngay. Vậy, cần bao nhiêu quả cầu lửa hạt nhân để gây ra một mùa đông dài đằng đẵng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc?

Cái giá lạnh sẽ tiêu diệt mọi thứ

Một nghiên cứu cho rằng 100 quả bom từng rơi xuống Hiroshima là có thể giải phóng đủ lượng mảnh vỡ carbon để tạo nên một mùa đông hạt nhân cỡ nhỏ.

Nhiệt độ toàn cầu sẽ giảm đi ít nhất là 1 độ C. Do đó nếu toàn bộ đầu đạn hạt nhân cùng phát nổ, một màn đêm vĩnh cửu sẽ bao phủ lấy Trái đất trong nhiều thế kỉ và tiêu diệt sự sống trên đó.

Chỉ những loài thực vật thích nghi được với môi trường khắc nghiệt nhất mới có thể tồn tại và vươn lên đứng đầu trong chuỗi thức ăn.

Một cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất sẽ diễn ra, có thể con người sẽ hoàn toàn biến mất. Những loài còn lại phải sống trong một thế giới nhiễm phóng xạ rất nặng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc?

Sự sống trên Trái đất sẽ biến mất


Tất nhiên, mọi thứ ở trên chỉ là giả thiết của các nhà khoa học. Thực tế có thể còn ghê gớm hơn nhiều, do đó chúng ta hãy mong rằng nó không bao giờ xảy ra.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả bom hạt nhân trên thế giới khai hỏa cùng một lúc?

12.9.17

Biệt động Sài Gòn Những chuyện bây giờ mới kể Hồ Sĩ Thành

Phanblogs Biệt động Sài Gòn xuất hiện trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, như một sự tất yếu của lịch sử: Cần phải có một đặc chủng tinh nhuệ, với lối đánh độc đáo xuất thần mới tiến công được những mục tiêu trung ương đầu não của địch nằm sâu trong hang ổ cuối cùng của chúng, nhằm tiêu diệt sinh lực cao cấp, phá hủy phương tiện tối tân của địch và đặc biệt là gây tiếng vang chính trị, động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân thành phố cũng như cả nước.

Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, nghệ thuật Biệt động phát triển đến đỉnh cao, đã giáng những đòn sấm sét xuống đầu thù, lập nên những chiến công vang dội làm chấn động trong nước và thế giới, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, góp phần cùng cả nước đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh... dẫn tới thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ (30-4-1975.)

Thượng tá Hồ Sĩ Thành (nhà thơ Linh Giang Hội viên Hội nhà văn Việt Nam) từng chiến đấu nhiều năm trên chiến trường Sài Gòn - Gia Định, đã chủ biên, cùng một số tác giả biên soạn cuốn "Lịch sử Biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định 1945 - 1975" đã được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2003.

Sau công trình nghiên cứu lịch sử này, trên cơ sở nguồn sử liệu phong phú, vốn sống thực tế và cảm xúc của mình, tác giả đã dày công tái hiện hình ảnh những chiến sĩ biệt động với những trận đánh tiêu biểu của lực lượng biệt động từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, trong cuốn sách mang tên "Biệt động Sài Gòn - những chuyện bây giờ mới kể”.

Đây là tập sách viết theo thể loại truyện ký (người thật việc thật) khá sinh động, có sức cuốn hút người đọc.

Biệt động Sài Gòn Những chuyện bây giờ mới kể Hồ Sĩ Thành .doc
Biệt động Sài Gòn Những chuyện bây giờ mới kể Hồ Sĩ Thành pdf





10.9.17

Giang Hồ Sài Gòn tác giả Vũ Quang Hùng

Phanblogs Tôi còn nhớ đoạn được đoạn mất của một bài thơ sặc mùi “hiện sinh” mà Đại Cathay và Lâm Chín ngón rất mê, học được khi “đoong thóc” (tức nằm hút thuốc phiện) tại tiệm Khang Sinh (nằm gần khu Đại Thế Giới - vốn là nơi nhiều văn nghệ sĩ và dân giang hồ thời trước thường lui tới), từng đọc cho tôi nghe:


Hắn mái tóc nâu vương niềm đau thế kỷ

Quần blue jeans chung thuỷ bạc thời gian

Bastos xanh gắn chặt ngón tay vàng...

Theo thời gian hắn vươn mình cuồng loạn

Lớp trẻ đôi mươi hôm nay cởi mở lòng

Và trọn vẹn cho hắn sống

Dù mất hồn như François Sagan, David Victor,

Tương lai đâu?...

Hai giờ đêm có kẻ mất hồn

Hè đại lộ, bar, show, dồn dập on night

Lê gót giầy nghiến từng lưng phố sá

Crazy love, kêu em về mộng mị đắm say...

Giang Hồ Sài Gòn là tập sách viết về những nhân vật và những băng nhóm du đãng của Sài Gòn một thời trước năm 1975.


Tác giả Vũ Quang Hùng, nguyên là một sinh viên tranh đấu trong phong trào sinh viên học sinh trước giải phóng, bị chế độ cũ bắt bỏ tù hai lần, giam tại khám Chí Hòa và nhà tù Côn Đảo. Trong thời gian bị tù đầy dưới chế độ Thiệu, tác giả đã có nhiều dịp bị nhốt chung với các tay anh chị cộm cán trong làng du đãng Sài Gòn. Sau giải phóng, tác giả từng là Phó Tổng biên tập báo Công An TP.HCM. Chính điều đó đã cho phép tác giả có nhiều tư liệu xác thực để viết nên câu chuyện về giới giang hồ Sài Gòn và những dư đảng.

Giang Hồ Sài Gòn không chỉ là chuyện du đãng mà còn là chuyện đối nhân xử thế giữa người với người, chuyện nổi loạn của những người không đất dung thân, là chuyện nghĩa tình đồng đội và bao nhiêu chuyện khác.

Mời các bạn đón đọc Giang Hồ Sài Gòn của tác giả Vũ Quang Hùng.






Đại Cathay 
Lâm 9 Ngón
Năm Cam

Giang hồ Sài Gòn Vũ Quang Hùng . pdf

Giang hồ Sài Gòn Vũ Quang Hùng . doc