Search

9.10.19

Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Phanblogs Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?



Lần đầu tiên Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng là vào một ngày mà gia đình đi ăn giỗ bên ngoại. Hôm ấy Thúy Kiều đã phải giả bộ đau bụng hay nhức đầu gì đó để ở nhà. Và đó là cơ hội đầu tiên để Kim và Kiều có thể gặp gỡ và tâm sự với nhau. Kiều đã xé rào sang nhà Kim Trọng. Kiều ở chơi với Kim cho tới chiều. Nghĩ rằng cha mẹ và hai em sắp về, nàng mới từ giã chàng. Về tới nhà, Kiều thấy gia đình đi ăn giỗ vẫn chưa về. Đợi một hồi vẫn không thấy về. Kiều tiếc rẻ, liền buông rèm, thắp đèn rồi đi sang nhà Kim Trọng một lần nữa. Khi Kiều sang tới thì trăng đã vừa lên. Tiếng gót chân Kiều sào sạo trên lối sỏi đánh thức Kim dậy. Kim Trọng đang ngồi ngủ gục trên án thư. Trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, chàng thấy hình dáng nửa như thật nửa như ảo của người yêu. Chàng hỏi: ''Có phải là em thật đấy không, hay là anh nằm mơ?''

Gót sen sẽ động giấc hòe
Ánh trăng đã xế hoa lê lại gần
Băng khuâng đỉnh Giáp non Thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

Kiều trả lời. Nàng nói: ''Em đi tìm anh. Nếu trong giây phút hiện tại, chúng ta không thực sự nhìn thấy nhau thì sau này tất cả sẽ có thể trở thành một giấc chiêm bao.''
Cụ Nguyễn Du viết:

Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?


Nếu hôm nay ta sống với nhau, có cơ hội nhìn mặt nhau mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, mà chúng ta vẫn không nhìn rõ được mặt nhau, thì ngày mai tất cả sẽ trở thành một giấc mơ mà thôi.
Nếu hôm nay ta sống với nhau, có cơ hội nhìn mặt nhau mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, mà chúng ta vẫn không nhìn rõ được mặt nhau, thì ngày mai tất cả sẽ trở thành một giấc mơ mà thôi.


Nếu hôm nay ta sống với nhau, có cơ hội nhìn mặt nhau mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, mà chúng ta vẫn không nhìn rõ được mặt nhau, thì ngày mai tất cả sẽ trở thành một giấc mơ mà thôi.

Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Hai câu thơ kia quả như một tiếng sấm động, có khả năng đánh thức chúng ta dậy. Nếu người thương của chúng ta còn sống mà cả ngày chúng ta không có cơ hội nào để nhìn thấy người ấy, thì sống như vậy là ta đang sống trong một giấc mơ. Đôi ta ở đây có thể là ta với sự sống, ta với mặt trăng, ta với hoa anh đào đang nở. Trong mỗi giây mỗi phút chúng ta đối diện với kẻ kia, với cái kia. Cái kia có thể là một bông hoa cúc. Cái kia có thể là một chén trà. Cái kia có thể là một em bé, một màu trời xanh. Nếu chúng ta sống không chánh niệm, sống một cách mờ mờ ảo ảo thì một ngày kia ta sẽ khám phá ra rằng tất cả những gì đi ngang đời ta đều chỉ là những hình bóng của một giấc mơ mà thôi.

Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Hai câu này có thể được viết treo lên cả ở thiền viện, chứ không hẳn chỉ cần treo ở phòng khách của từng nhà. Đôi ta là ta và cái gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.
Sống tỉnh thức để có thể tiếp xúc sâu sắc với những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại, đó là rõ mặt. Chúng ta có một bà mẹ, nếu chúng ta không thấy được mẹ, không tiếp xúc được với mẹ vốn là chuối ba hương, là xôi nếp một, là đường mía lau, thì bà mẹ đó chẳng qua chỉ là hình bóng trong một giấc chiêm bao. Ta với mẹ ta làm thành một đôi ta. Ta với con ta làm thành một đôi ta. Ta với cha ta cũng là một đôi ta. Và nếu câu này được treo ở phòng khách, đi ra đi vào thấy nó, ta sẽ biết trân quý sự có mặt của người thương mà ta đang được sống chung trong giờ phút hiện tại.







Trăm năm mới có một ngày Bây giờ mới biết mặt mày ở đây

Phanblogs Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra khá tốt đẹp. Trung Quốc chi viện hộ trợ cho Việt Nam khá nhiều về tinh thần và vật chất bằng nhiều hình thức phong phú như cho học sinh Việt Nam sang học tập ở Quế lâm Trung Quốc, hoặc tiếp nhận thương bệnh binh, cán bộ Việt Nam sang Trung Quốc điều trị bồi dưỡng sức khỏe để tiếp tục trở lại chiến đấu.


Ông cũng là một người trong đoàn cán bộ được cấp trên cho sang Quảng Tây điều tri. Hàng tháng sau đợt điều tri phía bạn tổ chức cho đoàn cán bộ Việt Nam đi dã ngoại. Đoàn dã ngoại được đi tham quan một hang động dài 7 km. nhiều phong cảnh và điêu khắc rất đẹp. Kết thúc đoạn đường 7km hướng dẫn viên cho đoàn nghỉ ngơi uống nước sâm tăng lực rồi mời đoàn Việt Nam tiếp tục trèo leo lên một quả đồi khá cao. Nhân viên hướng dẫn nói rằng mời các đồng chí đến viếng một danh tướng nổi tiếng của Trung Quốc là Phục Ba tướng quân.Nghe đến đây Ông bèn cáo mệt không thể leo lên đồi cao được.
Ai đời mình lại đi lên thắp hương cúng một tướng giặc đã từng đàn áp cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng thời Đông Hán.

Văn lo vận nước văn thành võ Võ thấu lòng dân, võ hoá văn”.
Văn lo vận nước văn thành võ /Võ thấu lòng dân, võ hoá văn”.


Về đến trại điều dưỡng ông đề xuất với chi ủy và lãnh đạo từ nay lấy cớ sức khỏe hạn chế nên lộ trình da ngoại chỉ đi hết 7km đường hầm chớ không đi viếng đền Phục Ba Tướng Quân nữa. Ai đời người Việt Nam lại đi thắp hương viếng một tướng giặc từng đi ăn cướp nước mình bao giờ Rồi ông báo cáo tổ chức báo cho phía bạn ông có điện goi về nhận nhiệm vụ mới , đề phòng mọi bất trắc bất lợi cho ông. Ông nói anh em trong đoàn nói phía Trung Quốc cũng đã mời Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghỉ dưỡng và dã ngoại một lộ trình như Ông vừa kể. Khi phía Trung Quốc đề nghị ghi cảm tưởng cho chuyến viếng đền Phục Ba Tuớng Quân Mã Viện đại tướng hạ bút viết luôn hai câu thơ như sau:

“Trăm năm mới có một ngày
Bây giờ mới biết mặt mày ở đây!”

Không biết bây giờ sổ ghi cảm tưởng ấy có còn hay không?