Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn chánh niệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chánh niệm. Hiển thị tất cả bài đăng

9.10.19

Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Phanblogs Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?



Lần đầu tiên Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng là vào một ngày mà gia đình đi ăn giỗ bên ngoại. Hôm ấy Thúy Kiều đã phải giả bộ đau bụng hay nhức đầu gì đó để ở nhà. Và đó là cơ hội đầu tiên để Kim và Kiều có thể gặp gỡ và tâm sự với nhau. Kiều đã xé rào sang nhà Kim Trọng. Kiều ở chơi với Kim cho tới chiều. Nghĩ rằng cha mẹ và hai em sắp về, nàng mới từ giã chàng. Về tới nhà, Kiều thấy gia đình đi ăn giỗ vẫn chưa về. Đợi một hồi vẫn không thấy về. Kiều tiếc rẻ, liền buông rèm, thắp đèn rồi đi sang nhà Kim Trọng một lần nữa. Khi Kiều sang tới thì trăng đã vừa lên. Tiếng gót chân Kiều sào sạo trên lối sỏi đánh thức Kim dậy. Kim Trọng đang ngồi ngủ gục trên án thư. Trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, chàng thấy hình dáng nửa như thật nửa như ảo của người yêu. Chàng hỏi: ''Có phải là em thật đấy không, hay là anh nằm mơ?''

Gót sen sẽ động giấc hòe
Ánh trăng đã xế hoa lê lại gần
Băng khuâng đỉnh Giáp non Thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

Kiều trả lời. Nàng nói: ''Em đi tìm anh. Nếu trong giây phút hiện tại, chúng ta không thực sự nhìn thấy nhau thì sau này tất cả sẽ có thể trở thành một giấc chiêm bao.''
Cụ Nguyễn Du viết:

Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?


Nếu hôm nay ta sống với nhau, có cơ hội nhìn mặt nhau mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, mà chúng ta vẫn không nhìn rõ được mặt nhau, thì ngày mai tất cả sẽ trở thành một giấc mơ mà thôi.
Nếu hôm nay ta sống với nhau, có cơ hội nhìn mặt nhau mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, mà chúng ta vẫn không nhìn rõ được mặt nhau, thì ngày mai tất cả sẽ trở thành một giấc mơ mà thôi.


Nếu hôm nay ta sống với nhau, có cơ hội nhìn mặt nhau mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, mà chúng ta vẫn không nhìn rõ được mặt nhau, thì ngày mai tất cả sẽ trở thành một giấc mơ mà thôi.

Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Hai câu thơ kia quả như một tiếng sấm động, có khả năng đánh thức chúng ta dậy. Nếu người thương của chúng ta còn sống mà cả ngày chúng ta không có cơ hội nào để nhìn thấy người ấy, thì sống như vậy là ta đang sống trong một giấc mơ. Đôi ta ở đây có thể là ta với sự sống, ta với mặt trăng, ta với hoa anh đào đang nở. Trong mỗi giây mỗi phút chúng ta đối diện với kẻ kia, với cái kia. Cái kia có thể là một bông hoa cúc. Cái kia có thể là một chén trà. Cái kia có thể là một em bé, một màu trời xanh. Nếu chúng ta sống không chánh niệm, sống một cách mờ mờ ảo ảo thì một ngày kia ta sẽ khám phá ra rằng tất cả những gì đi ngang đời ta đều chỉ là những hình bóng của một giấc mơ mà thôi.

Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

Hai câu này có thể được viết treo lên cả ở thiền viện, chứ không hẳn chỉ cần treo ở phòng khách của từng nhà. Đôi ta là ta và cái gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.
Sống tỉnh thức để có thể tiếp xúc sâu sắc với những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại, đó là rõ mặt. Chúng ta có một bà mẹ, nếu chúng ta không thấy được mẹ, không tiếp xúc được với mẹ vốn là chuối ba hương, là xôi nếp một, là đường mía lau, thì bà mẹ đó chẳng qua chỉ là hình bóng trong một giấc chiêm bao. Ta với mẹ ta làm thành một đôi ta. Ta với con ta làm thành một đôi ta. Ta với cha ta cũng là một đôi ta. Và nếu câu này được treo ở phòng khách, đi ra đi vào thấy nó, ta sẽ biết trân quý sự có mặt của người thương mà ta đang được sống chung trong giờ phút hiện tại.







16.2.18

Khai bút đầu xuân 2018

Phanblogs bối cảnh những suy nghĩ này được Siddhartha Gautama nói ra cách đây 2500 năm.


1. Con xin hỏi bậc thiền giả làm sao để được hạnh phúc ?

2. Người ấy trước hết phải thấy rằng gốc rễ của mọi ham muốn là tin tưởng vào sự hiện hữu của một cái bản ngã ( cái tôi to lớn). Từ tri giác ( nhận biết) sai lầm về bản ngã ấy mà biết bao nhiêu loạn động ( rắc rối) phát sinh. Nếu trong tâm ái dục ( tham lam) đang còn thì bên ngoài còn có nhiều đổ vỡ. Phải luôn luôn thực tập cảnh giác chánh niệm ( có sự nhìn nhận đúng) về điều này.

3. Đừng thấy mình hơn người, thua người hoặc bằng người. Mỗi khi được thiên hạ xưng tụng và khen ngợi, đừng để cho tâm ngạo mạn, tự ái phát sinh.

4. Đừng kẹt vào cái sở tri và cái mình đã học hỏi. Phải quán chiếu ( luôn nhìn rõ) cả bên trong lẫn bên ngoài. Cần nỗ lực tinh tiến học tập và làm việc. Không nắm bắt gì, và không thấy có gì cần nắm bắt.

5. Phải làm chủ được mình, phải thực hiện cho được sự bình an nội tâm. Cái bình an ấy không thể tiếp nhận được từ kẻ khác. Do sự thực tập quán chiếu bên trong mà tâm ý yên tĩnh lại được. Cái yên tĩnh ấy không tới từ bên ngoài.

6. Nên an trú trong hiện tại như an trú trong chiều sâu của biển cả. Ở đó có sự bình an, không hề có sóng gió. Sống tĩnh lặng, tất cả năm uẩn ( năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta".)  đều được làm cho lắng dịu. Đừng để cho tâm ý và các giác quan bị kích động.

7. Phải phát tâm cầu mong chứng đạt cho được con mắt của trí tuệ lớn. Tự mình chứng đạt và giúp cho kẻ khác chứng đạt. Phải nuôi dưỡng, chế tác đức từ bi và bao dung. Phải thực tập, quán chiếu và tập trung cho tới mức vững chãi.

8. Con mắt đừng nhìn láo liêng bên này bên kia. Không ham nói nhiều, không mất thì giờ nghe những câu chuyện đàm tiếu. Không chạy theo vị ngọt của tham dục. Không có nhu yếu làm sở hữu chủ của bất cứ một cái gì trong cuộc đời.

9. Phải có chánh niệm về những xúc tiếp của cảm quan. Đừng để nẩy sinh ra tâm ý đau buồn. Đừng để nẩy sinh ra tâm ý ham muốn. Đừng để nẩy sinh tâm giận hờn và tâm sợ hãi.

10. Khi được cúng dường thức ăn, thức uống và những vật dụng khác như quần áo, thuốc men… phải tiếp nhận vừa đủ nhu cầu của mình, đừng có tâm chất chứa để dành cho mai sau. Phải biết dừng lại, đừng để cho lòng tham kéo đi.

11. Phải siêng năng thực tập thiền định, ưa ngồi trong rừng cây. Đừng đi vào những nơi đám đông tụ họp, vào chốn hý trường tiêu khiển. Khi ngồi cũng như khi nằm, chọn nơi yên tĩnh và đem hết tâm lực mà hành trì.

12. Đừng ngủ nhiều, phải học hỏi và tu tập cho nghiêm túc. Đừng lơ là, cũng không nên bi quan. Không đánh mất thì giờ trong các cuộc vui rộn ràng. Những gì mà kẻ thế gian ưa chuộng và chạy theo, mình đều buông bỏ.

13. Không thực tập phù phép, bùa chú, đoán mộng. Không bói toán, chấm số tử vi, đoán vận mạng, đoán điềm tốt xấu. Không cầu tự, không làm thầy địa lý, không kết nghĩa với người thế gian.

14. Không mua bán, không tạo lãi. Không hùn vốn để kiếm lợi tức. Gặp gỡ người trong xóm làng, đừng đi theo họ với mục đích mưu cầu lợi dưỡng.

15. Đừng vừa đi vừa nói chuyện. Không được nói lưỡi hai chiều. Suốt một đời tu chỉ nhắm tới sự nghiệp tuệ giác. Hành trì giới luật đừng để sơ suất, kể cả những giới điều nhỏ nhặt.

16. Có ai cật vấn, đừng ngại ngùng. Có ai tôn kính, đừng nói lời đại ngôn. Đừng tham lam, đừng tật đố. Đừng nói lưỡi hai chiều, đừng giận dữ hoặc buồn phiền.

17. Không nói những lời thô, lậu, tà vọng. Đừng làm điều gì có thể gây ra thù oán. Những điều sai quấy đừng bắt chước làm theo. Phải biết hổ thẹn, phải đừng tự hào.

18. Khi nghe những lời thô ác, không dễ thương của những bạn đồng tu hoặc của người thế tục nên giữ im lặng. Đừng tham dự vào. Cũng đừng phản ứng bằng những lời nói tương tự.

19. Đã có cơ duyên gặp được chánh pháp của bậc Như Lai ( Theo ý nghĩa nguyên thuỷ thì danh từ Như Lai không phải là một "danh hiệu". Phật Thích-ca Cồ-đàm sử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp và đây cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài.)  thì phải để hết tâm ý hành trì, đừng ham vui nữa. Nên thực tập hết lòng theo lời Gotama chỉ dạy để đạt tới cái yên tĩnh của niết bàn.

20. Nuôi lớn tuệ giác, chánh pháp không bao giờ lãng quên. Phải tập thấy được chân lý bằng con mắt của chính mình. con người luôn luôn thực tập theo tuệ giác của đức Như Lai mà không chạy theo những cái hào nhoáng bên ngoài của thế gian nữa.


Siddhartha Gautama nghĩa là Bậc thức giả tộc Thích Ca, hay gọi đơn giản là Phật, Bụt (tiếng Phạn: Buddha; Devanagari: बुद्ध; phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn: 佛), 

Là một người giác ngộ (trong Phật giáo) và là một đạo sư có thật từng sống ở Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ VI và IV TCN.
Theo tương truyền và sử liệu, ông là một vương tử tộc Thích-ca ở Ca-tỳ-la-vệ, đã từ bỏ đời sống phú quý để tìm đạo. Sau 6 năm cầu đạo, ông đạt được giác ngộ tâm linh và dành 49 năm cuối của cuộc đời mình cho việc truyền dạy giáo lý ở phía đông tiểu lục địa Ấn Độ. Siddhārtha đã đề xướng con đường Trung đạo (Majjhimāpaṭipadā), vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó. Những lời giáo pháp trong thời gian ông đi truyền bá đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáo.

Siddhārtha Gautama được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi, hiểu rõ được sự vận hành của thế giới xung quanh, đồng thời truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người khác để họ có thể tự chấm dứt khổ đau bản thân, nhận sự hạnh phúc tối thượng.
Chi tiết về cuộc đời, những lời dạy và các giới luật của ông được những học trò ghi nhớ và tổng hợp lại sau khi Siddhārtha Gautama qua đời. Hàng loạt những bản kinh ghi lại lời dạy của ông được lưu giữ qua truyền miệng và được viết thành sách 400 năm sau đó.