Search

12.7.17

Hiến pháp Hoa Kỳ

Phanblogs Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của Hoa Kỳ được soạn thảo ngày 17 tháng 9 năm 1787, dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống) và tư pháp (Tòa án) do Montesquieu, triết gia người Pháp đề xướng. Nó được phê chuẩn sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu bang đầu tiên.

Cùng với Tuyên ngôn Độc lập viết năm 1776, bản hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại. Nó đã tạo ra một chính quyền thống nhất và tập trung hơn chính quyền dưới Những Điều khoản Liên hiệp.

Hiến pháp Hoa Kỳ là bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200 năm lịch sử. Từ khi được hiệu lực năm 1789, nó đã được tham khảo nhiều lần để làm mô hình cho các hiến pháp của những quốc gia khác. Thủ tướng Vương quốc Anh William Ewart Gladstone (1809 – 1898) đã miêu tả Hiến pháp này là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người".


Hiến pháp Hoa Kỳ.doc
Hiến pháp Hoa Kỳ.pdf


Điều IX
Khoản 1. Thượng viện có quyền ký kết các Hiệp ước, bổ nhiệm các Đại sứ và thẩm phán Tòa án tối cao.
Khoản 2. Trong mọi tranh chấp và những bất đồng hiện đang tồn tại, hoặc sau này phát sinh giữa hai hay nhiều tiểu bang, liên quan đến quyền hạn hay lãnh thổ, Thượng viện sẽ có những quyền hạn sau. Dù là cơ quan lập pháp, hay hành pháp, hay đại diện hợp pháp của bất kỳ tiểu bang nào trong những bất đồng với tiểu bang khác phải đệ trình lên Thượng viện, tuyên bố vấn đề và đề nghị được điều trần.
Theo yêu cầu của Thượng viện, những trình bày và kiến nghị đó phải được gửi cho cơ quan lập pháp hay hành pháp của tiểu bang có tranh chấp. Thượng viện sẽ qui định một ngày nhất định để yêu cầu người đại diện của các bên liên quan phải có mặt tại Quốc hội. Các đại diện này sẽ được bổ nhiệm bởi sự đồng lòng chung của các bên để làm người được ủy quyền, hay làm thẩm phán lập ra một tòa án để điều trần và phán quyết vụ việc này. Nhưng nếu những người đại diện không đồng ý, cứ một tiểu bang sẽ được Thượng viện chọn ra ba người.
Từ danh sách đó, mỗi bên sẽ gạch bỏ tên từng người một, cho tới khi còn 13 người. Từ danh sách này, Thượng viện sẽ chỉ định không ít hơn bảy người và không nhiều quá chín người, và sẽ rút thăm ra năm người, để lập ra một tòa án nghe và phán quyết lần cuối cùng vụ tranh cãi này, với điều kiện đa số những thẩm phán này sẽ nghe nguyên nhân và đồng ý với lời phán quyết.
Nếu bất cứ bên nào từ chối không có mặt tại ngày qui định mà không đưa ra được lý do chính đáng cho việc không tham dự, hoặc có mặt, nhưng từ chối tham gia việc gạch tên, Thượng viện sẽ tiếp tục chọn từ mỗi tiểu bang ba người và viên Thư ký của Thượng viện sẽ gạch thay cho bên vắng mặt hay từ chối đó.
Nếu bất cứ bên nào khước từ thẩm quyền của tòa án đó, hoặc không chấp thuận phán quyết hoặc vẫn bảo vệ lý lẽ của mình, thì tòa án này vẫn tuyên bố lời phán quyết của mình. Lời phán quyết này sẽ là cuối cùng. Toàn bộ quá trình sẽ được chuyển cho Chủ tịch Thượng viện và sẽ được ghi chép lại trong bản báo cáo chung để đảm bảo công bằng cho các bên liên quan.
Mọi nhân viên được ủy quyền đó, trước khi tham gia tòa án, phải tuyên thệ, và phải được một thẩm phán của Tòa án tối cao, hay Tòa án cao cấp của tiểu bang nơi vụ kiện này được xét xử đảm bảo, “sẽ nghe và phán quyết vụ việc này theo như sự suy xét tốt nhất của ông ta, không thiên vị, không có cảm tình và không mong chờ được tặng thưởng”
Khoản 3. Trong mọi tranh cãi liên quan đến đất đai mà hai hay nhiều tiểu bang tuyên bố là thuộc sở hữu của mình, thì mọi lời khiếu nại phải trình lên Thượng viện để phán quyết cuối cùng, theo cách thức giống như cách được miêu tả cho các cuộc tranh cãi giữa các bang.