Search

2.12.21

ĐỨC PHẬT LÀ ĐỂ TÔN KÍNH CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỂ TRANG TRÍ

ĐỨC PHẬT LÀ ĐỂ TÔN KÍNH CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỂ TRANG TRÍ
Anh muốn tin điều gì thì anh phải có dữ liệu.
Cũng vậy anh muốn bác điều gì thì anh cũng phải có dữ liệu.


KINH KALAMA .... Đức Phật nói: “Này người Kalama, các con chớ có tin điều gì chỉ vì được nghe điều đó nhiều lần;  chớ có tin chỉ vì đó là truyền thống;  chớ có tin bởi vì đó là lời đồn;  chớ có tin bởi vì điều đó đúng với sách vở và kinh điển truyền tụng;  chớ có tin bởi vì nó nghe có vẻ hợp lý;  chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với một hệ thống triết lý, tư tưởng;  chớ có tin bởi vì lý luận logic và suy diễn;  chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với quan điểm của mình;  chớ có tin bởi vì người nói điều đó có vẻ là người đáng tin;  chớ có tin bởi vì người đó là thầy của mình”.


---
KINH KALAMA
....
Đức Phật nói: “Này người Kalama, các con chớ có tin điều gì chỉ vì được nghe điều đó nhiều lần; 
chớ có tin chỉ vì đó là truyền thống; 
chớ có tin bởi vì đó là lời đồn; 
chớ có tin bởi vì điều đó đúng với sách vở và kinh điển truyền tụng; 
chớ có tin bởi vì nó nghe có vẻ hợp lý; 
chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với một hệ thống triết lý, tư tưởng; 
chớ có tin bởi vì lý luận logic và suy diễn; 
chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với quan điểm của mình; 
chớ có tin bởi vì người nói điều đó có vẻ là người đáng tin; 
chớ có tin bởi vì người đó là thầy của mình”.

Đây là phần quan trọng Đức Phật dạy tiếp:

 “Nhưng này, người Kalama, khi các con tự mình biết rằng, những hành động này là bất thiện, là đáng chê trách, bị người trí chỉ trích, những hành động này khi chấp nhận và thực hiện sẽ dẫn đến gây hại, bất hạnh và đau khổ, thì này người Kalama, các con hãy từ bỏ những hành động ấy”.

...
Nguồn: 
https://thuvienhoasen.org/a27459/kinh-kalama


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

PHÉP LẠ CỦA ĐẠO PHẬT

PHÉP LẠ CỦA ĐẠO PHẬT CÓ 2:


– Chuyện đó đáng lẽ nó không thể xảy ra mà nó lại xảy ra.
– Chuyện đó đáng lẽ nó đã xảy ra mà nó không xảy ra.
Đối với đạo Phật chỉ chú trọng phép lạ nào có lợi cho chúng sinh.

PHÉP LẠ CỦA ĐẠO PHẬT CÓ 2:  – Chuyện đó đáng lẽ nó không thể xảy ra mà nó lại xảy ra. – Chuyện đó đáng lẽ nó đã xảy ra mà nó không xảy ra. Đối với đạo Phật chỉ chú trọng phép lạ nào có lợi cho chúng sinh.



 Sư Toại Khanh ( chép lại bài giảng của Sư )
nguồn: http://www.gioidinhtue.com/dao-phat-chi-chu-trong-nhung.../
PS: Thiên hạ luôn tìm kiếm, tung hô loại thứ nhất mà coi nhẹ loại thứ 2.



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

KINH GÁNH NẶNG

KINH GÁNH NẶNG
– Ở Sàvatthi…
– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về gánh nặng, mang gánh nặng lên, đặt gánh nặng xuống. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

– Này các Tỷ-kheo, thế nào là gánh nặng?
Năm thủ uẩn là câu trả lời. 
Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn,tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là gánh nặng.
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là kẻ mang gánh nặng? 
Người là câu trả lời. 
Vị Tôn giả này có tên như thế này, dòng họ như thế này. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kẻ mang gánh nặng!
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là mang gánh nặng lên?
Chính là tham ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, đi tìm hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là mang gánh nặng lên.
– Này các Tỷ-kheo, thế nào là đặt gánh nặng xuống? 
Ðây là sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn, sự từ bỏ, sự xả ly, sự giải thoát, sự không chấp thủ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đặt gánh nặng xuống.

– Này các Tỷ-kheo, thế nào là gánh nặng? Năm thủ uẩn là câu trả lời.  Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn,tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là gánh nặng. – Và này các Tỷ-kheo, thế nào là kẻ mang gánh nặng?  Người là câu trả lời.  Vị Tôn giả này có tên như thế này, dòng họ như thế này. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kẻ mang gánh nặng! – Và này các Tỷ-kheo, thế nào là mang gánh nặng lên? Chính là tham ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, đi tìm hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là mang gánh nặng lên. – Này các Tỷ-kheo, thế nào là đặt gánh nặng xuống?  Ðây là sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn, sự từ bỏ, sự xả ly, sự giải thoát, sự không chấp thủ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đặt gánh nặng xuống.



Nguồn: Chương I Tương Ưng Uẩn A. Năm Mươi Kinh Căn Bản III. 
Phẩm Gánh Nặng
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

SĀLĀ PĀLĪ, GIẢNG ĐƯỜNG, GIẢNG DẠY

SĀLĀ PĀLĪ
...
Tại Kỳ Viên Tự (chùa Kỳ Viên). Đức Phật thuyết cho hội chúng Tăng

Kỳ Viên Tự là do trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường cho Đức Phật. Mua lại từ nơi mảnh đất của hoàng tử Jeta. Vị này là hoàng tử giàu có. 
Việt Nam mình theo Trung Hoa, dịch chữ Jeta âm ra là Kỳ Đà. Kỳ Viên là vườn của ông Kỳ Đà (hoàng tử Jeta). Mình âm ra nghe kỳ lắm. Mình sai lầm nhiều lắm, cứ toàn là âm. Ví dụ như Sariputta là con trai bà Sari, mà mình âm ra là Xá Lợi Phất. (không có nghĩa gì hết).
Nói về chữ  Kỳ Viên|Tự
‘Tự’ trong tiếng Pāḷi có hai chữ: Vihāra và Arāma. Khi nói đến hai chữ này chúng ta phải biết phân biệt.
Arāma là một cái pagoda/temple. 
Nhưng Vihāra phải là một cái monastery.
Người VN mình lại cũng khổ nữa, dịch ra là Kỳ Viên tịnh xá. Chữ Tịnh xá đó không có nằm trong vihāra này. Nó là một cái tu viện, cái nơi tu tập hay cái tự viện. Còn cái này là cái ngôi chùa. Quí Phật tử đừng đọc một cách máy móc là Kỳ Viên tịnh xá mà không hiểu được chữ Vihāra. 
Vihāra là nơi tu tập, hay tu viện. Gồm có hai cái chánh điện. Còn Arāma chỉ có 1 chánh điện mà thôi. 
Vihāra chia làm hai chánh điện:

(1) SĪMĀ HALL, THÁNH ĐIỆN, LÀM CHỖ KIẾT GIỚI
(2) SĀLĀ PĀLĪ, GIẢNG ĐƯỜNG, GIẢNG DẠY


Sīmā hall dành cho tăng (Sangha). 
Sālā Pālī dành cho cư sĩ (Upasika/Upasiko). Người Phật tử phải biết điều đó. 
Khi người ta nói Vihara thì trong tự viện đó phải có hai chánh điện.
Chánh điện Sima Hall dành cho tăng, dành để hành tăng sự (Sangha Kamma): lễ giới đàn, truyền giới, bố tát Uposatha, phát lồ. Phật tử ít có dịp, khó được lên Sima Hall. 
Trong giới luật nói rõ, ngay cả Đức Phật và chư tăng không được phép mang dép vào trong Sīmā Hall. Do đó nơi đây bảo mật lắm, cẩn thận lắm. Thường thường có những cục đá để báo ranh giới sima mà Tăng chỉ định sau khi kiết giới. Khuôn viên đó trở thành Thánh địa Tam Bảo (Tiratana bhūmi). 
Ngôi chùa mà chưa Kiết giới Sima, không có Sima Hall, thì chưa được gọi là  Tiratana bhūmi (Lãnh địa, khu vực của Tam bảo).
Sālā Pālī là nơi dành cho cư sĩ tới tụng kinh, cúng dường, hay xin giới, ngồi thiền. Người ta gọi là nơi giảng đường, giảng dạy, nơi tu học dành cho cư sĩ. Chư tăng cử tới giảng dạy cho người cư sĩ ở nơi đó học về Tam học (giới định tuệ). Do đó, nơi gọi là Vihāra đòi hỏi cần phải có hai điều kiện không thể thiếu được.
Quí Phật tử qua bên Thái Lan thấy dễ dàng lắm. Giống như chùa Mahathat, chùa Mahachulalongkorn, hay Wat Arun là có hai chánh điện. Qua thiền viện Mahasi, chỗ trên lầu, kế đằng trước nhà của ngài Jatila đó là  Sīmā hall, mà xuống đằng sau có cái nhà hai tầng to cao đó là Sālā Pālī. Cái nhà lát đá cẩm thạch, cửa kiếng, vô lên lầu có một cái nữa đó là Sālā Pālī
Sīmā Hall thì khi nào có người xuất gia thì có ông Phật tử lên dọn dẹp bật đèn bật quạt lên, kế bên chỗ ngài Jatila đó, lúc Phật tử đứng sắp hàng để đi ra ăn cơm đó, nơi đó là Sima Hall đó. Còn xuống đằng sau có nhiều tòa nhà thật to đó là  Sālā Pālī, nơi đó không kiết giới Sīmā. Trong một ngôi chùa chỉ kiết giới một ngôi nhà Sīmā thôi chứ không được kiết giới tùm lum. Đó là phạm luật. Do đó vô thiền viện Mahasi có hai chánh điện là như vậy đó. Cái chánh điện mà ở giữa lên lầu đó là Sīmā để cho chư tăng xài Sangha Kamma (tăng sự). Còn ngoài ra không có phận sự, không có việc làm thì có người quản lý khóa cửa lại. Sợ những người không hiểu không biết về Luật bước vô đó mang giày mang dép thì quả báo khổ đến cho người đó rất là nặng. 
Sīmā từ khi kiết giới xong thì phía trên trên 16 yojana (do tuần) không có chư thiên nào đi qua được. Ở dưới từ 16 yojana trở xuống dưới không có địa ngục. Nếu có thì phải dời đi chứ không được ở đó. Cho nên quí Phật tử phải nhớ nơi nào có Sīmā hall thì nơi đó có Thánh địa Tam bảo (Tiratana bhūmi), nơi đó hết sức là phước báu, hết sức là oai lực.
Khi Đức Phật ngồi trong khuôn viên Tiratana bhūmi này, Ngài ngồi ở giữa, chư tăng ngồi dọc hai hàng hai bên, thì chư thiên bay ngang phải né dạt qua hai bên, chứ không bay xuyên ngang phía trên được. Khi đang làm lễ tăng sự, chư thiên phải bay né sang hai bên như vậy, chứ nếu bay ngang phía trên đầu thì Tứ đại thiên vương đánh rớt xuống sa địa ngục. Khi có tăng sự thì phải bay né ra hai bên như vậy.  Đó là Luật, không được bay trên đất của Tiratana bhūmi khi có tăng sự (Sangha Kamma). Còn khi đóng cửa khóa lại thì bay qua bay lại không sao. 
Chỗ Tiratana bhūmi nếu là chiều dài lớn thì người ta có đặt những cột trụ để báo cho biết nơi đó có ranh giới Sīmā. Thường là 4 hay 6  hay 9 trụ, tùy theo khuôn viên lớn hay nhỏ. Khi Kiết giới Sīmā thì trên mái nhà này không có mái nhà nào cao hơn che lấp qua. Do đó những lần như vậy thì chư tăng lựa chỗ nào khoảng trống rộng lớn không có cái gì chọt vô cái mái nhà kiết giới. Cây phải cắt hết những tán lá phía trên, không tán lá nào nằm trong khuôn viên kiết giới Sīmā. Cho nên, không có ai làm kiết giới Sīmā nào nằm trong chỗ của cây hết. Để khỏi phải cưa. Nhiều khi cưa đụng phải Rukkhadevatā (Thần cây) cũng ngại. Khó lắm. (Do đó họ lựa chỗ trống, như… Tứ Phương Tăng Tự, xây lên là đúng hà!)
Còn Arāma (pagoda/temple) thì là ‘chùa làng’, chùa nhỏ ở những thôn làng mà người dân đi ra đi vô, giống như cái miểu cái đình thôi. 

Vihāra là nơi tu tập, hay tu viện. Gồm có hai cái chánh điện. Còn Arāma chỉ có 1 chánh điện mà thôi.  Vihāra chia làm hai chánh điện: (1) SĪMĀ HALL, THÁNH ĐIỆN, LÀM CHỖ KIẾT GIỚI (2) SĀLĀ PĀLĪ, GIẢNG ĐƯỜNG, GIẢNG DẠY Sīmā hall dành cho tăng (Sangha).  Sālā Pālī dành cho cư sĩ (Upasika/Upasiko). Người Phật tử phải biết điều đó.



Trong đời Đức Phật có ba ngôi chùa rất to lớn:


1. Jetavana Vihāra (Kỳ Viên Tự)
2. Veluvana  Vihāra (Trúc Lâm Tự)
3. Pubbārama (Đông Phương Tự), đây là khu vực do bà Visākhā làm. Bà tốn 90 triệu đồng tiền vàng do bán đấu giá cái áo mà ngày lễ cưới bà mà người cha bỏ tiền công ra mướn người ta kết hột xoàn trong đó. Khi người giúp việc của bà Visākhā bỏ quên cái áo trên chánh điện của Jetavana, khi trở lại thì đại đức Ānanda đã dọn rồi, bà không dám đụng vô. Qua ngày hôm sau bà xin Đức Phật chỉ dạy. Ngài nói lấy ra đem bán đấu giá, người nào mua được, cho người ta thỉnh mua thì không phạm tội; thứ hai là lấy cái tiền bán đấu giá đó làm việc nên làm. Thế là bà xin cúng dường một ngôi chùa, đây là Đông Phương Tự.
Jetavana là do trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường. Veluvana  là do vua Bình Sa Vương (Bimbisāra /Tần Bà Sa La)) cha của vua A-Xà-Thế cúng dường cho Ngài. Trên con đường đi tìm đạo, Đức Phật có hứa với vua Bình Sa Vương là Ngài sẽ trở lại độ cho Vua. Sau khi đắc đạo quả xong Ngài quay trở lại độ cho vua Bình Sa đắc được Sơ đạo, Sơ quả. Xong rồi ông phát tâm cúng dường ngôi chùa cho Đức Phật.
Sau đó Đức Phật lại tiếp tục đi trở về Kapilavatthu để độ hoàng thân quốc thích theo lời thỉnh cầu của Vua cha. Ngài về đó ở lại độ cho hoàng thân quốc thích của Ngài đắc đạo quả xong Ngài ra đi. Khi ra đi được một thời gian thì Pubbārama hình thành vì lúc đó Đức Phật trở về làng của bà Visākhā để độ những người thân bằng quyến thuộc ở đó. Lúc đó bà Visākhā cúng dường Đức Phật Pubbārama. Pubbārama chỉ có một chánh điện thôi. Còn Kỳ Viên và Trúc Lâm đều có hai chánh điện cả. Mang tên là Vihara đều phải thực hiện hai ngôi chánh điện nơi tu viện, thiền viện đó.
Sima Hall hay Sangha Kamma hay Tiratana Bhūmi – lãnh địa của Tam bảo, thánh địa tam bảo. Sālā Pālī dành cho Upasika những cận sự nam, cận sự nữ tới tu Tam học tại nơi đó. Khi quí Phật tử là người cư sĩ thì chỉ đến Sālā Pālī mà thôi chứ không được tới Sima Hall nơi Tiratana Bhūmi. Thường thường nơi đó dành cho chư tăng. 
Nơi Sālā Pālī này thì quí Phật tử muốn cúng giỗ, cầu siêu cha mẹ ông bà; cúng dường, để bát, dâng quê, cúng vật thực cho chư tăng. Nơi đây sau khi cúng dường xong, chiều đó học Phật pháp Đức Phật dạy, hay chư tăng tới giảng dạy.
Còn  Sima này dành cho chư tăng để chư tăng… ngủ. (cười)
Khi đọc kinh này mà quí Phật tử đọc “Kỳ viên Tịnh Xá” là Sư nghe Sư xốn xang lắm. Vì nó không có nằm trong danh tự của Pāḷi hay ý nghĩa của câu từ đó. Uổng lắm. Kỳ Viên Tự hay tự viện được rồi, chứ không có ‘Tịnh xá’. Trong đó không có Tịnh xá mà là “Động quá xá” nữa, cho nên đâu có gọi là Tịnh xá được. Còn Tự viện thì có thể vô đó… tự tử. (Cười). Vô đó để làm gì? Tự tử! Vậy quí vị thích Tịnh Xá, hay là Động quá xá, hay Tự viện? Còn Tứ Phương Tăng là Tự viên chớ không phải Tự viện. (Cười)
Trên đường quí Phật tử đi các nơi ở Thái Miến thấy ghi chữ Vihara là biết hai chánh điện, đi vô Arama là thấy có một chánh điện. Quý Phật tử hỏi chỗ nào là Sālā Pālī thì quí Phật tử đi tới. Chỗ nào là Sima Hall thì quý Phật tử đừng đi tới. Vô đó là đụng với chư tăng. Nhiều khi quí Phật tử đi tới thấy người ta đang ngủ, quần áo chưa chỉnh tề, kỳ lắm. Sima Hall -- Tiratana Bhūmi đừng tới, để không phạm luật, không có những lỗi lầm bất ngờ mà không ai chỉ dạy mình. Sống trên đời phải biết để phòng hộ cho mình được an toàn. Nên nhớ chỗ Sima là chỗ cho chư tăng, chỗ Sālā là chỗ cho cư sĩ. Vô mà thấy là Vihara là phải hỏi liền chỗ nào Sima, chỗ nào Sālā. Còn Ahara thì chỉ có một, đó là nơi kiết giới Sima đó!!!! Cho nên quí Phật tử phải cẩn thận đó. Chỗ đó có một thôi thì vô phải tháo dép ra. Khi trở ra ngoài thì quí Phật tử đã có Tu viện “Chân Không”, (cười), vì ra mất đôi dép. Phải nhiều kinh nghiệm được. Sư thì sương gió nhiều nên kinh nghiệm rồi. 

Do đó phải nhớ, Arama thì tới vô đảnh lễ, vô kiếm Phật cũng được, nhưng mà phải tháo dép ra. Tháo dép ra là ngoài cái hàng rào mốc của Sima; chớ không phải đem vô trong. Nhiều Phật tử còn đem vô trong để góc tường, bỏ bọc ny-lon nữa. Bây giờ thì người ta có ghi rồi. Nhưng đều có những trụ mốc ghi chữ ‘SĪMĀ’ hết. Một cái bia có chữ  SĪMĀ, hoa văn xung quanh, và có hình ‘con mắt trợn’ vầy nè. Đừng có vô! (“Con mắt trợn” là Sư phụ chú giải ‘sub-commentary’ thôi chớ không có nghen.) 
....

Nguồn: Sư Sán Nhiên
VIHARA, ARAMA,  SĪMĀ, BAI SEMA LÀ GÌ
(Bản nháp ghi trong lúc học, chia sẻ cho đồng đội đọc cho vui, không nên copy)
https://www.facebook.com/12345678910111213anna/posts/4333906036636356


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

ÁI DỤC LÀ NGƯỜI XÂY DỰNG CÁI NHÀ NÀY

ÁI DỤC LÀ NGƯỜI XÂY DỰNG CÁI NHÀ NÀY


8. Xuyên qua nhiều kiếp sống. Như Lai thênh thang đi trong vòng luân hồi để tìm, nhưng không gặp, người thợ cất nhà này. Phiền muộn thay, đời sống triền miên tái diễn. 153.
9. Này hỡi người thợ làm nhà! Người đã bị bắt gặp. Ngươi không còn cất nhà nữa. Tất cả rui mè của ngươi đã gãy. Cây đòn dông của ngươi cũng bị phá tan.
Tâm của Như Lai đã thành đạt trạng thái vô lậu. Mọi ái dục đã hoàn toàn chấm dứt. 154.


8. Anekajāti saṁsāraṁ - sandhāvissaṁ anibbisaṁ
Gahakārakaṁ gavesanto- dukkhā jāti punappunaṁ.
9. Gahakāraka diṭṭho' si -puna gehaṁ na kāhasi
Sabbā te phāsukā bhaggā -gahakūṭaṁ visaṅkhitaṁ
Visaṅkhāragataṁ cittaṁ -taṇhānaṁ khayam ajjhagā

Anekajāti saṁsāraṁ - sandhāvissaṁ anibbisaṁ Gahakārakaṁ gavesanto- dukkhā jāti punappunaṁ. 9. Gahakāraka diṭṭho' si -puna gehaṁ na kāhasi Sabbā te phāsukā bhaggā -gahakūṭaṁ visaṅkhitaṁ Visaṅkhāragataṁ cittaṁ -taṇhānaṁ khayam ajjhagā



Tích chuyện
Ðức Phật đọc câu kệ này liền sau khi thành đạt Ðạo Quả Vô Thượng.
Chú thích
1.- Hai câu này, gọi là bài kệ phỉ lạc (udāna) đầu tiên, mà Ðức Phật đọc lên liền sau khi chứng ngộ đạo quả Vô Thượng, không thể tìm thấy nơi nào khác. Vì Ðại đức Ānanda đã nghe hai câu này chính từ miệng Ðức Phật đọc lên nên bài kệ được sắp trong kinh Pháp Cú.

Ở đây, Ðức Phật xác nhận cuộc đi thênh thang bất định trong nhiều kiếp sống quá khứ đầy đau khổ, một sự kiện hiển nhiên chứng minh có nhiều kiếp tái sanh. Ngài phải đi bất định, và do đó, phải chịu khổ đau, phải thênh thang mãi cho đến ngày tìm ra được người kiến trúc sư đã xây dựng cái nhà này, tức thể xác này. Trong kiếp cuối cùng, giữa khung cảnh cô đơn tịch mịch của rừng thiêng, lúc đi sâu vào công trình thiền định mà Ngài đã dày công trau giồi từ xa xôi trong quá khứ, trải qua cuộc hành trình bất định, Ngài khám phá ra anh thợ cất nhà hằng mong mỏi muốn biết. Anh thợ này không ở ngoài, mà ở sâu kín bên trong Ngài. Ðó là ái dục, sự tự tạo, một thành phần tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người. Ái dục xuất phát bằng cách nào thì không thể biết. Cái gì ta tạo ra, ta có thể tiêu diệt. Tìm ra anh thợ cất nhà tức tận diệt ái dục, trong lúc đắc quả A-La-Hán, mà trong bài kệ này, ý nghĩa bao hàm trong thành ngữ chấm dứt ái dục.

Mè rui, hay cái sườn nhà, của căn nhà tự tạo này là những ô nhiễm như tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm, vô úy. Cây đòn dông chịu đựng cái sườn là vô minh, căn nguyên xuất phát của mọi dục vọng. Phá vỡ cây đòn dông vô minh bằng trí tuệ tức là làm sập căn nhà. Sườn và đòn dông là vật liệu mà anh thợ dùng để cất nhà, cái nhà không đáng cho ta ham muốn. Vậy, khi hết vật liệu xây cất, tức nhiên anh thợ không còn dựng nhà được nữa.

Khi cái nhà đã bị phá tan tành thì cái tâm, mà trong tích chuyện, không được đề cập đến, đã thành đạt trạng thái vô lậu, vô sanh, bất diệt, là Niết-bàn. Tất cả cái gì còn tại thế đều phải bị bỏ lại phía sau và chỉ có trạng thái siêu thế, Niết-bàn, sẽ tồn tại.

Nguồn: KINH PHÁP CÚ #DHAMMAPADA
Tác giả: Nārada Mahāthera
Người dịch: Phạm Kim Khánh, 1971
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/pkk-11.htm


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

Hồi chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui

NIỆM XỨ


Hồi chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui.
Biết đạo buổi đầu thì làm lành lánh dữ.
Tới bước hành đạo rồi thì thiện, ác, buồn, vui chỉ là cái để nhìn.

NIỆM XỨ  Hồi chưa biết đạo thì trốn khổ tìm vui. Biết đạo buổi đầu thì làm lành lánh dữ. Tới bước hành đạo rồi thì thiện, ác, buồn, vui chỉ là cái để nhìn.  Sư Toại Khanh - chép lại bài giảng Cảnh Duyên. Houston Texas Ps: Có xúc thì có thọ, sau thọ thì đừng nên là ái.



Sư Toại Khanh - chép lại bài giảng Cảnh Duyên. Houston Texas

Ps: Có xúc thì có thọ, sau thọ thì đừng nên là ái.


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

Làm người không bị chê thực là chuyện khó có ở thế gian này

Làm người không bị chê thực là chuyện khó có ở thế gian này


Atula nên biết. 
Đây không phải chỉ là chuyện đời nay mà đời xưa đã từng nói : 
Làm thinh bị người chê, 
nói nhiều bị người chê, 
ít nói cũng bị người chê ; 
Làm người không bị chê thực là chuyện khó có ở thế gian này.
Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả, là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được.

Atula nên biết.  Đây không phải chỉ là chuyện đời nay mà đời xưa đã từng nói   Làm thinh bị người chê,  nói nhiều bị người chê,  ít nói cũng bị người chê ;  Làm người không bị chê thực là chuyện khó có ở thế gian này. Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả, là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được.



KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA)
Phẩm XVII KODHA VAGGA - ANGER - PHẨM PHẪN NỘ


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

ĐƯỜNG XA NGHĨ NỖI SAU NÀY MÀ KINH

ĐƯỜNG XA NGHĨ NỖI SAU NÀY MÀ KINH


Nghị quyết lịch sử thứ 3: “Thời đại” Tập Cận Bình

"Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, lấy đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt, thực hiện đầy đủ thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc của Tập Cận Bình"


Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, lấy đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt, thực hiện đầy đủ thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc của Tập Cận Bình



Nguồn: Tân hoa xã Nguồn ảnh wikipedia

Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

ĐỜI VÀ ĐẠO

ĐỜI VÀ ĐẠO


Nhân đây tôi cũng xin nói luôn...
Các vị phải xăm phải xăm những câu này lên trán, lên mình... 

Cái gì cần cộng thì cộng, cần trừ thì trừ, cần nhân thì nhân cần chia thì chia.  Vd tài sản thì nên chia, thiện pháp thì nên nhân, người lành thì nên cộng, người xấu việc xấu thì nên trừ, đơn giản vậy thôi.



(1)  Làm gì cũng phải có thầy và bạn. Trong chuyện tu học cũng vậy. Nhưng không gì thảm bằng cảnh một người suốt đời nhắm mắt đi theo một pháp môn hành trì mà chính mình chỉ hiểu biết mơ hồ, trong khi lý do của sự đáng tiếc đó chỉ đơn giản là niềm tin hay tình riêng với ai đó. 
Đời ta rẻ đến vậy hay sao? Trăm năm đâu phải tấm giẻ rách mà coi thường quá 
(2)  Ta ở đời phải biết lựa thầy để học và chọn bạn để chơi. Nếu thấy thầy bạn có vấn đề, ta phải có tí gan để chia tay, không nên vì quyền lợi cá nhân mà nhắm mắt trao đời mình cho thầy bạn bất xứng. 
Thân người khó được, chánh pháp khó gặp, bây giờ mình đem cái mạng của mình đi theo đám thầy đám bạn tào lao hy sinh một đời thì đau quá.
(3) Cái gì cần cộng thì cộng, cần trừ thì trừ, cần nhân thì nhân cần chia thì chia. 
Vd tài sản thì nên chia, thiện pháp thì nên nhân, người lành thì nên cộng, người xấu việc xấu thì nên trừ, đơn giản vậy thôi.

Sư Toại Khanh - Giác Nguyên
Nguồn: https://www.facebook.com/111840126925029/posts/621106879331682/


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

ĐỐI DIỆN VỚI ĐAU BỆNH

ĐỐI DIỆN VỚI ĐAU BỆNH
Một lần Đức Phật đến thăm bệnh một vị tỳ kheo, Ngài hỏi nhẹ nhàng. Có đau lắm không? Cái câu hỏi đó làm cho người ta lắng xuống trước cái đã. Nguyên văn Pāḷi là “khamanīyaṃ yāpanīyaṃ” -- có chịu đựng được không.


Vị tỳ kheo thưa: Bạch Thế Tôn con đau quá, đến mức chỉ nghĩ thà chết tốt hơn.

Đức Phật dạy: Ngươi hãy tâm niệm rằng sợ hãi, đau đớn đến mức nào rồi thì cũng vô thường.

Hoặc có lúc Ngài nói thế này: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau.”

Đau đớn và sợ hãi là hai cái mà người trọng bệnh thường phải chịu đựng. Lúc sắp chết thì hai cái này nổi bật còn nhớ thương tiếc nuối chỉ là chuyện phụ. Hãy nhớ rằng sợ hãi, đau đớn cách mấy rồi cũng vô thường, rồi mọi thứ cũng qua đi. Thân nó đau là chuyện của nó nhưng mình để tâm mình bị dính chặt vào cơn đau thì sẽ đau gấp đôi, gấp ba. Mình cứ tiếp tục hơi thở vào ra chánh niệm, duyên còn thì sống, duyên hết thì thôi.

Ngay bây giờ quí vị thấy những điều này không quan trọng, nhưng mai mốt nằm một mình trây trét tiểu tiện không tự chủ, thì nhớ ngày xưa tôi từng giảng tu chánh niệm bây giờ để đối mặt với cô đơn, đối mặt cái chết mà không chịu làm. Quí vị phải làm ngay bây giờ chớ không thể nào để ngày mai tháng sau năm tới được. Sau khi tôi bái bai, tắt máy rồi thì quí vị phải sống chánh niệm ngay cho tôi, vì mình không thể biết thời gian mình chuẩn bị cho cái chết bao lâu, để rồi khi những chuyện kinh hoàng xảy đến thì trở tay không kịp.

Đau đớn và sợ hãi là hai cái mà người trọng bệnh thường phải chịu đựng. Lúc sắp chết thì hai cái này nổi bật còn nhớ thương tiếc nuối chỉ là chuyện phụ. Hãy nhớ rằng sợ hãi, đau đớn cách mấy rồi cũng vô thường, rồi mọi thứ cũng qua đi. Thân nó đau là chuyện của nó nhưng mình để tâm mình bị dính chặt vào cơn đau thì sẽ đau gấp đôi, gấp ba. Mình cứ tiếp tục hơi thở vào ra chánh niệm, duyên còn thì sống, duyên hết thì thôi.



Cứ sống chánh niệm, không tốn tiền bạc gì hết, từ nền tảng đó thì sẽ nảy sinh trí tuệ. Khi niệm mạnh rồi thì tự động thấy ra. Giống như khi mình còn nhỏ, cái ôm của mẹ của cha không thấm đâu; cứ sống đời cho giỏi, về chăm mẹ rửa giùm cái chén cái bát, rồi bữa nào đó thầy cô kêu dậy sớm tới lớp, lúc đó mới thấy ra dậy sớm không dễ vậy mà mẹ mình dậy sớm mấy chục năm để lo cho gia đình. Bữa nào đi học về trễ đói bụng thấy đói bụng khổ như vầy, vậy mà mẹ nhịn đói biết bao nhiêu lần để nhường miếng ăn cho mình. Bữa nào ngủ đạp cái mền rớt xuống đất thấy lạnh cóng mới thấy thì ra ngủ lạnh khó ngủ như thế này vậy mà nhiều lần không có mền mà mẹ vẫn dành cho mình…. Từ từ mới thấy ra tình mẹ. Còn nhỏ xíu thì làm sao hiểu tình mẹ, từ từ hiểu thức khuya dậy sớm là khổ, đói lạnh là khổ, bịnh không thuốc uống là khổ, ra đường bị người ta coi khinh là khổ, vậy mà mẹ mình gánh hết để cho mình khôn lớn, lúc đó mới hiểu được tình mẹ.

Ở đây cũng vậy, những vụ quán chiếu danh sắc, khổ, vô thường vô ngã xa lắm, cứ sống chánh niệm, chánh niệm lâu dần thì sẽ có trí tuệ.

Sư Giác Nguyên giảng

https://www.facebook.com/111840126925029/posts/614245506684486/ 

— tại Cầu Vĩnh Tuy.


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

BỐN GIA THỊNH PHÁP, KULACIRAṬṬHITI, YẾU TỐ DUY TRÌ GIA ĐÌNH HƯNG THỊNH

BỐN GIA THỊNH PHÁP (KULACIRAṬṬHITI), YẾU TỐ DUY TRÌ GIA ĐÌNH HƯNG THỊNH


Đức Phật thuyết cho các tỳ kheo, những gia đình nào có được tài sản, muốn được tồn tại lâu dài, đều do nhờ bốn sự kiện này hay một trong bốn sự kiện này. Bốn sự kiện hưng thịnh cho gia đình là:

BỐN GIA THỊNH PHÁP, KULACIRAṬṬHITI, YẾU TỐ DUY TRÌ GIA ĐÌNH HƯNG THỊNH



1- Biết tìm lại cái đã mất (Naṭṭhagavesanā), nghĩa là trong gia đình cái gì đã bị tiêu hao, đã bị mất mát, do đã ăn xài hoặc bị trộm cướp ... thì người trong gia đình biết làm cho có lại những gì đã mất.

2- Biết sửa chữa cái đã hư cũ (Jiṇṇapaṭisaṅkharaṇā), nghĩa là trong gia đình cái gì dùng xài đã lâu, nay đã cũ kỹ đã giảm chất lượng, như nhà cửa hoặc vật dụng ... người trong gia đình biết tu bổ cải thiện cho mới lại.

3- Biết độ lượng việc ăn uống (Parimitapānabhojanā), nghĩa là chi phí trong việc ăn uống, giải trí, phải có chừng mực, hợp lý, vừa với sự thu nhập của gia đình.

4- Đặt người đức hạnh vào vai trò chủ đạo (Adhipaccasīlavantaṭhapanā), nghĩa là trong gia đình, những vị trí lãnh đạo như gia chủ, quản gia, nội trợ ... phải do người có đạo đức giới hạnh đảm nhận.
Ngược lại, gia đình nào không có bốn sự kiện này, sẽ làm cho gia đình suy sụp, không hưng thịnh, không tồn tại lâu dài.

Nguồn: A.II.249 Theravāda phật giáo nguyên thủy kho tàng pháp học.
Tỳ Khưu Giác Giới biên soạn


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

XUÂN HẠ THU ĐÔNG… RỒI LẠI XUÂN

XUÂN HẠ THU ĐÔNG… RỒI LẠI XUÂN


Hắn không nhận ai là thầy, cũng chẳng ma nào chịu làm đệ tử của hắn. Không ít kẻ vẫn bảo hắn có tài lạ, nhưng chưa ai gọi đó là kỳ tài. Không ai có thể chịu nổi hắn quá ba ngày, dù có người bái phục gọi hắn là kho sách của thiên hạ. Nhận xét đó cũng không quá đáng vì nghe đâu hắn từng bỏ ra một nửa gia tài có được để cúng dường các tiệm sách từ trong nước ra hải ngoại và đã có không dưới mười năm đóng cửa nằm đọc sách như mọt ăn gỗ. Ngày xuất quan, người gầy nhom xám ngắt như xác ướp. Kẻ nghiện truyện võ hiệp thì gọi hắn là Ngũ Độc Tôn Giả.

Tâm đắc hết mình với câu Thiên Thượng Thiên Hạ-Duy Ngã Độc Tôn của hoàng tử Tất Đạt buổi sơ sinh, hắn xem đó như câu thần chú để hành xử ở đời với cốt cách coi trời bằng vung và hình như chưa một lần cúi đầu trước bất cứ ai. Một phần cũng vì câu kinh học lóm được từ đâu đó là Nhất Thiết Chúng Sinh Giai Hữu Phật Tính. Ai cũng có Phật Tính như nhau thì cần gì có chuyện tôn ti cho thêm phiền. Đã vậy, phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng mà lị, mọi hình thức bái lạy hay chào hỏi cũng đều là mù sương cả. Và cũng từ kinh điển thượng thừa mà hắn đã đọc được, thánh hiền đã chẳng từng lý luận không bái lạy ấy mới chính là bái lạy đó sao!
Dọc ngang khắp nẻo các bí kiếp ẩn mật của phái Ma Ha Diễn, một đêm kia thấy buồn chán rồi sinh tò mò, hắn đột nhập tàng kinh các của Trưởng Lão Giáo tham cứu tứ tung ngũ hoành và vỗ đùi cười lớn một mình giữa khuya. Trước mắt hắn là bài kinh Ca-La-Ma gì đó hay tuyệt, cứ như một hẹn hò từ tiền kiếp. Bài kinh không ngắn không dài, có điều thông tuệ như hắn thì đâu cần phải đọc hết, một nửa cũng đã xong. Đừng tin bất cứ điều gì chỉ vì nó được ghi chép trong sách vở, hay chỉ vì được truyền tụng lâu đời, hoặc được gán ghép cho một tiền nhân lẫy lừng nào đó. Bài kinh thực ra vẫn chưa hết, nhưng hắn đã thấy sướng tít, không thiết đọc thêm nữa. Đó cũng là nghề riêng của hắn: Gì cũng một nửa. Đến bài kệ bốn câu của hoàng tử Tất Đạt hắn cũng chỉ nhớ được hai câu đầu. Thế cũng quá đủ. Thầy tổ hay kinh thư cũng đều là phù vân. Trong các tổ sư gia của Ma Ha Diễn dường cũng có vị từng chủ trương Bất Lập Văn Tự ấy mà. Chữ nghĩa mà chi. Đến Nhan Súc bên Tàu xưa không phải Phật tử còn biết nói sách vở là cặn bã của thánh nhân. Ông đây thì dẹp hết. Làm theo lời thánh đó chứ.
Bức hình Phật duy nhất trong phòng hắn ngay sau đó đã được tháo xuống và nằm chung một bếp lò với mấy chục pho sách mà hắn đã nghiện ngập từ mươi năm trước. Hắn đốt sách, đốt hình Phật mà miệng cứ mỉm cười vì chập chờn trong đám khói mịt mù kia là hình ảnh một thiền sư Đan Hà đốt tượng, một Nam Tuyền chém mèo. Một đêm thôi, ông đây đã đại ngộ, đã đường hoàng sánh vai những cổ nhân mà một thời mình vẫn cho là cực kỳ ghê gớm.
Rồi mùa hè cũng qua, mùa đông lại về. Sau bao năm tháng ta bà khắp thiên hạ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, ngoài những lúc quá khích hay mỏi nhừ, hắn vẫn cứ phải đối diện thiệt thà với những dằn vặt của chính mình. Ta về nghe nhớ muôn phương. Ta đi lại nhớ cuối đường trăng treo. Hắn từng ngắm trăng treo ở đỉnh Linh Thứu Sơn vằng vặc một niềm Cổ Ấn, từng ngồi ngóng mưa chiều ở Trùng Khánh, Nam Kinh váng vất một cõi nhớ Đường Tống mịt mù. Đi chán, hắn soi gương đếm tóc bạc trên đầu và chạnh lòng với nghiệp tu vẫn đang dang dở. Ấy vậy rồi hắn lặng lẽ quay về cái am nhỏ xíu và bẩn như tổ cú ở một góc trời. Từ đó thay vì một cõi đi về như cha nghệ sĩ nào đó đã nói, thì với hắn lại là một cõi đi với một cõi về. Trong những lần đại ngộ đột xuất kiểu đó, hắn vất túi hành lý xuống gầm giường rồi tự thề không lang bạt nữa. Hắn dọn dẹp chiếu chăn rồi nhắm mắt thiền định theo cách trích diễm và tổng hợp: Ngũ Cầm Hí, Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, rồi Du-Già của Ấn, khí công của Tàu, phép bế tinh của Tây Tạng và thiền Sổ Tức của Phật gia. Tất thảy đều đề huề như trong cùng một ly Cocktail. Chưa hề nghe thấy qua kiểu pha chế cầu kỳ này, nhưng mỗi lần tu luyện thập cẩm kiểu đó hắn cứ như khoẻ ra. Có người thấy lạ, đã hỏi hắn tu theo pháp môn nào, hắn phì cười nhắc lại câu nói của ông thánh nào đó bên Tàu xưa: Tận Tín Thư Bất Như Vô Thư, quá tin sách thà đừng đọc sách. Học hỏi cái cũ chỉ là để sáng tạo cái mới theo tinh thần kế thừa có phê phán và chọn lọc. Hắn mở miệng là trích dẫn. Chẳng hiểu thánh hiền đông tây đã nhập vào hắn từ bao giờ để mỗi lần hắn mở miệng là lại thấy ngay một ngài ngự ra ngồi đó !

XUÂN HẠ THU ĐÔNG… RỒI LẠI XUÂN


Và đến hẹn lại lên, khi cơn đại ngộ bất chợt qua đi, hắn lại thèm được đi. Thèm ghê gớm, nhớ viễn phương như đau đáu một người tình đang réo gọi trên đường. Những khi đó, để trả lời những người từng nghe hắn thề suốt đời nhập thất, hắn lại mượn lời xưa: Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm. Và hắn giải thích rành rọt là không ở một nơi cố định thì mới có hi vọng thành tựu những sở chứng kỳ diệu vốn không có được ở kẻ thường trụ một chỗ !
Hắn lại lên đường và tiếp tục đọc sách như điên trên những dặm trường để tiếp tục rước thêm hiền thánh vào lòng và tiếp tục biến chế, suy diễn sao cho thuận tai người và hợp ý hắn.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí, hưu hướng Như Lai hành xứ hành. Hắn viết hai câu thơ của ngài Quảng Nghiêm nào đó vào chiếc va-li với một kiểu thư pháp như ký họa và xem như một lời trấn an mỗi khi bất chợt thấy mình chẳng giống ai. Và phải là bậc kỳ tài khi hắn có thể đọc vanh vách hàng trăm câu nói phá cách trong các sách ngữ lục của Thiền Tông chỉ với mục đích giải thích về hành tung của chính mình. Và về khoản này hẳn ai cũng phải nhận rằng ngữ khí của các thiền sư Ma Ha Diễn đúng là cực kỳ đắc dụng. Bởi ngôn ngữ thiền hiểu sao cũng xong và xưa nay đâu đã có ai dám đưa ra một định nghĩa nào cho những câu nói mù mịt đó. Hú vía!
Hắn có nhiều tài vặt. Không một món nào tới nơi tới chốn, nhưng hầu như gì cũng biết, đủ để bỏ túi đi ăn giỗ. Thấy nhiều người không ưa kiểu ôm đồm của mình, hắn giải thích nghe cũng xuôi tai mà dễ ghét. Người có hạnh lớn phải biết khắp chuyện đời để cưu mang thiên hạ, Bồ-tát phải đủ sức làm thầy chúng sinh. Hoa kiểng, thư hoạ hắn đều biết ít nhiều, nhưng giỏi nhất là chuyện uống trà. Hắn có vẻ là một trà tượng thâm hậu, có thể nói trăm chuyện về trà. Có điều hắn láo không ai chịu được. Cứ mỗi bận rót trà ra chén cho mình hay mời khách, hắn lại trầm giọng ngậm ngùi nhắc lại mỗi một câu: Nước mắt chúng sinh. Và hắn chỉ uống toàn thứ trà trăm mỹ kim một lạng. Đắt đỏ thay những giọt lệ đời !
Hắn sở hữu cả trăm bộ ấm chén thuộc loại quý hiếm đắt tiền đủ làm khiếp vía những tay uống trà thâm niên nhất và hàng chục bức tượng cổ mà giá trị có thể tính bằng trọng lượng vàng ròng tương đương. Để giải thích cái sự sản ấy, hắn xuề xòa : Tác hữu trần sa hữu, vi không nhất thiết không. Có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian này cũng không. Gì cũng là bóng nguyệt lòng sông cả. Có điều là hắn đã giữ riêng cho mình quá nhiều cái gọi là bóng nguyệt ấy!

Từ sau ngày đốt bỏ bức hình Phật duy nhất vẫn treo trên vách, hắn bỗng thấy căn phòng trở nên phàm tục không chịu được. Hắn lại một lần nữa tham chiếu tư tưởng thánh hiền ba đời để vận dụng phương tiện thiện xảo rồi lang thang đâu đó mươi ngày tậu về gần chục bức hoạ Quán Âm Bồ Tát theo cả phong cách Đôn Hoàng lẫn Vân Nam, cực kỳ nữ tính và gợi cảm khôn tả. Nếu không có cái hoa sen đỡ chân và vầng hào quang quanh người, đố ai dám treo mấy bức hoạ đó lên mà thờ lạy. Tôn giáo nhiều lúc cũng là cái giá treo hữu hiệu cho thật nhiều thứ. Và Phật giáo hậu thời xem ra càng độ lượng trong cái khoản cưu mang và bao dung ấy. Người quen ghé thăm, thấy mấy bức tranh kém vẻ thánh bèn hỏi. Hắn nhẹ nhàng khoát tay:
-Phương tiện giả nhất thời chi dụng ấy mà. Nghệ thuật không sao tách rời tính thời đại. Phật giáo vào đời phải chấp nhận mọi thứ để nhập thế chứ. Phật pháp bất ly thế gian pháp. Cầu đạo mà tách rời nhân gian là đi tìm lông rùa sừng thỏ bác ạ!

Có người hỏi sao mua chi quá nhiều những thứ nhảm nhí để chưng bày trong chỗ riêng tư mà không xây dựng một đạo tràng hay Phật điện cho lớn rộng, hắn bật cười vào mũi kẻ vô tri:
-Trúc ly mao xá phong quang hảo, đạo viện tăng phòng tổng bất như. Chùa đất mà Phật vàng vẫn quý hơn đình viện mênh mông mà không có nội dung ông ạ. Vả chăng am đây tuy hẹp mà giá trị nội tại tuyệt không phải nhỏ, ứng dụng đúng như lời cổ đức: Càn khôn tận thị mao đầu thượng, nhật nguyệt bao hàm giới tử trung. Mọi thứ ở đây bảo đảm với ông đều là giá trị đến tóc tơ. Ông lại thắc mắc sao chốn thanh tu mà có quá nhiều tài sản tư hữu à? Ông lại quên rồi, ninh chấp hữu như Tu-di sơn, mạc chấp vô như giới tử. Thà tài sản tư hữu chất đống như núi Tu-Di vẫn tốt hơn là nghèo khổ đến mức gì cũng ít oi như hạt cải. Lại cũng lời thánh hiền đó chứ. Vấn đề là ta có đủ huệ căn để nhận thức và thực hiện hay không mà thôi. Hiểu ra được thâm ý cổ đức thì mọi sự càng thoải mái ông ạ!
Ông khách tóc bạc kia tuổi đã cao, đi đứng cũng nhiều, tham vấn không ít, nay nghe được những diệu lý huyền cơ kia xem chừng cũng một dịp được khai thị. Ông gật gù tán thưởng, dù tự thâm tâm vẫn có chút tồn nghi nhưng không dám nói ra vì ngại bị mắng là thứ tiêu nha bại chủng thì nguy. Ông khúm núm bên thềm xá dài, hắn đỡ tay ông và mời ra vườn sau thưởng trà, dĩ nhiên vẫn là thứ trà mỗi lạng trăm mỹ kim. Đang lúc cao hứng, hắn nói muốn tặng ông một bức tượng để thờ làm kỷ niệm rồi lấy ra một bức Lão Tử cỡi trâu bằng gỗ chạm khắc sắc sảo. Ông khách há hốc:
-Kính thầy, tôi... tôi làm sao lại đi thờ loại tượng này ạ?
Hắn nheo mắt nhìn ông một lát rồi lắc đầu như thương hại:
-Cái nguy nằm ở chỗ đó ông ạ. Học Phật mà không nghiên cứu sâu xa thì làm sao được. Này nhé, ông là Phật tử Nam Tông. Phái Nam Tông vẫn tự gọi mình là Theravàda phải không ? Thera là trưởng lão, là ông già. Vàda nôm na là học thuyết hay giáo nghĩa đúng không? Vậy dịch gọn chữ Theravàda có phải là Lão Giáo không ? Bức tượng Lão Tử này là một biểu tượng về ý nghĩa đó.
Nghe giảng đến đó, ông lão giật mình nhìn hắn ngưỡng mộ. Thì ra ông vẫn còn nhiều chỗ bất thông ngay trong chính nguồn cội của mình. May nhờ cao nhân chỉ điểm. Thấy ông có vẻ lý hội ít nhiều, hắn hoan hỷ tiếp tục:
- Tại sao Phật giáo không phát triển mạnh mẽ như Cơ Đốc Giáo hay Ấn Giáo ? Chỉ vì thái độ câu chấp những tiểu tiết của một số người trong chúng ta. Cái gì tải đạo được thì tận dụng hết ông ạ. Ông xem, người Việt mình bây giờ thực tế lắm. Nói chuyện với họ, chúng ta nên tránh những chữ mắc mỏ tối nghĩa. chẳng hạn thay vì Ba-La-Mật hay Đáo-Bỉ-Ngạn tôi vẫn thích nói là Pháp môn Tu Tới Bến. Tới Bến ở đây rõ ràng dễ hiểu hơn hai chữ kia nhiều. Thậm chí khi ông dịch chữ Savaka là Thanh Văn sẽ khiến bà con bối rối, thay vì chữ Thính Giả nghe xong ai cũng hiểu ngay…Còn nhiều và nhiều lắm, những sáng kiến mà tôi luôn mong có dịp để thực hiện, làm một cuộc cách mạng…
Ông khách càng lúc càng thấy khó thở, không biết do mấy chén trà đậm hắn mời hay vì sắp sửa tẩu hỏa nhập ma với những lý lẽ đặc dị của hắn. Ông lễ phép cáo từ và hắn lại ấn mạnh vào tay ông bức tượng Lão Tử như sợ ông bỏ quên.
Ba năm sau, nhân dịp về thăm con cháu, ông khách già năm xưa từ một tiểu bang xa xôi ở miền Bắc bay về thành phố nhỏ xíu heo hút này và cũng ráng dành một buổi đến viếng hắn. Tìm mãi vẫn không thấy căn nhà nhỏ ngày trước của hắn, ông ghé vào hỏi thăm một người Mỹ cạnh đó và rồi quay xe trở ra phố. Trên con đường sầm uất kia có một căn tiệm rộng rãi đường bệ với tấm biển lớn treo phía trước Oriental Imports Corp. Mặc ngoài một cái Jacket đỏ sẫm, hắn đang đứng điều động mấy anh phụ việc người Mễ xê dịch mấy két gỗ to đùng mà ông đoán là hàng hóa nhập cảng từ Á Châu. Gặp ông, hắn ngờ ngợ một lát rồi phá lên cười:
- Thật quý hóa, tôi không ngờ gặp lại ông ở đây. Ông vẫn khoẻ luôn chứ ạ?
Ông khách thấy tóc tai của hắn giờ đã để dài nên không biết xưng hô ra sao, chỉ biết mỉm cười gượng gạo. Có lẽ hiểu được ý ông, hắn tỉnh bơ:
- Gì cũng nhân duyên ông ạ. Duyên tụ duyên tán…
Cúi nhìn xuống đất trong một giây, hắn lại cười với ông:
- Ông cũng nhớ mà, tà pháp phải bỏ đã đành, đến chánh pháp cũng phải bỏ luôn. Gì cũng là bè cỏ qua sông !
Đến tận lúc này, chữ nghĩa thánh hiền vẫn tiếp tục nằm sẵn trên môi hắn, như những ngày xưa…thân ái!
Ông cụ lên xe một lúc rồi vỗ trán nói một mình: Hình như ông thầy đảo ngược câu kinh thì phải. Về xem lại thôi. Mình già rồi, lẩm cẩm thiệt!

Toại Khanh - truyện phím thầy tu.
Nguồn ảnh: phim Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân.







Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

CÁI GÌ ĐEM ĐẾN SỰ THÍCH THÚ

CÁI GÌ ĐEM ĐẾN SỰ THÍCH THÚ


Đức Phật dạy rất chi tiết về việc Tham Ái sinh khởi ra sao và Tham Ái biến mất như thế nào, bị loại trừ như thế nào.

Nguồn gốc của sự Khổ chính là Tham Ái, Tham Ái sinh khởi nhiều lần, thỏa thích, vui thích với đối tượng này hay đối tượng khác, đây là Tham Ái với dục trần, Tham Ái muốn được tái sinh và Tham Ái muốn không phải tái sinh”. 
“Nhưng Tham Ái do đâu mà phát triển và sinh khởi ở nơi đâu, ở chỗ nào, từ nơi thế giới này, từ nơi Thân-Tâm này, nơi đâu có sự đẹp đẽ phát sinh thì nơi đó Tham Ái sinh khởi”.

“Trong thế giới này, tức là thế giới Thân-Tâm này, cái gì đem đến sự thích thú?

mắt này lôi cuốn và đem đến sự thích thú, và tại mắt Tham Ái sinh khởi phát triển,  -  tai này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại tai, Tham Ái sinh khởi phát triển,  -  mũi này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại mũi Tham Ái sinh khởi phát triển,  -  lưỡi này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại lưỡi Tham Ái sinh khởi phát triển,  -  Thân này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại Thân Tham Ái sinh khởi phát triển,  -  ý căn này lôi cuốn và đem đến thích thú và tại ý căn này Tham Ái sinh khởi và phát triển


-  mắt này lôi cuốn và đem đến sự thích thú, và tại mắt Tham Ái sinh khởi phát triển, 
-  tai này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại tai, Tham Ái sinh khởi phát triển, 
-  mũi này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại mũi Tham Ái sinh khởi phát triển, 
-  lưỡi này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại lưỡi Tham Ái sinh khởi phát triển, 
-  Thân này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại Thân Tham Ái sinh khởi phát triển, 
-  ý căn này lôi cuốn và đem đến thích thú và tại ý căn này Tham Ái sinh khởi và phát triển."

...
Tham ái khởi lên ở đâu thì an trú ở đó
Tham ái xả ly ở đâu thì diệt trừ ở đấy

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya- Kinh Ðại Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

BHŪMI, CÁC CÕI TRÚ XỨ

BHŪMI: CÁC CÕI TRÚ XỨ


Thuật ngữ “bhūmi” có nghĩa là cõi theo nghĩa “cõi thức” của tâm và cũng có nghĩa là “cõi trú xứ”. Bhūmi theo nghĩa cõi trú xứ là thế giới hay nơi chốn tái sinh của các chúng sinh. Có 31 cõi khác nhau và các cõi này đều tương thích với thứ cấp của các tâm đã tạo duyên cho sự tái sinh ở các cõi ấy.
Đây là sự phân chia thành 31 cõi theo những cấp độ khác nhau. Thực ra trong mỗi cõi này lại có nhiều cảnh giới tái sinh khác nhau. Ngay cả cõi người này cũng không phải là cõi người duy nhất, mà bên cạnh đó còn có các cõi người khác nữa. 

Thuật ngữ “bhūmi” có nghĩa là cõi theo nghĩa “cõi thức” của tâm và cũng có nghĩa là “cõi trú xứ”. Bhūmi theo nghĩa cõi trú xứ là thế giới hay nơi chốn tái sinh của các chúng sinh



Như chúng ta đã thấy, từ “bhūmi” – cõi có thể đề cập đến các cấp độ của tâm cũng như các cõi trú xứ của chúng sinh. Tóm lại, khi bhūmi được sử dụng theo nghĩa là các cấp độ của tâm thì sẽ có bốn cõi (bhūmi): dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế. Khi bhūmi được sử dụng theo nghĩa trú xứ cho các chúng sinh tái sinh hay thế giới nơi họ sống, thì có 31 cõi, tương ứng với các cấp độ khác nhau của tâm, bao gồm: 11 cõi dục, 16 cõi Phạm thiên sắc giới và 4 cõi Phạm thiên vô sắc giới.

Nguồn : Vi Diệu Pháp - Abhidhamma

Ps: 

Có bao giờ tự hỏi là tại sao mình không sinh ra ở Australia mà lại sinh ra ở Zimbabwe ? Sao không sinh ở thủ đô Hà Nội mà lại ở cái trú xứ chó ăn đá gà ăn sỏi Mèo Vạc Hà Giang không?.



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

lý Duyên khởi , Duyên sinh, Paticcasamuppàda

DUYÊN HỆ
Tiếng Pàli của lý Duyên khởi hay Duyên sinh là "Paticcasamuppàda", còn được dịch là "Tùy thuộc Phát sinh", tiếng Anh là "Dependent Origination". Thuyết nầy bao gồm 12 thành tố, nên cũng được gọi là Thập Nhị Nhân Duyên.


Trong Tăng Chi Bộ, chương 10 Pháp, kinh số 92, Đức Phật giảng cho ông Cấp Cô Độc:


"Ở đây, này Gia chủ Cấp Cô Độc, vị Thánh đệ tử quán sát như sau:

Do cái này có, cái kia có.
Do cái này sinh, cái kia sinh.
Do cái này không có, cái kia không có.
Do cái này diệt, cái kia diệt."

Do cái này có, cái kia có. 		Do cái này sinh, cái kia sinh. 		Do cái này không có, cái kia không có. 		Do cái này diệt, cái kia diệt."


Trong Trường Bộ, kinh số 15, Ðức Phật có dạy ngài Anandà rằng: 


"Nầy Anandà, giáo pháp Duyên Khởi rất thâm sâu, thật sự thâm sâu. Chính vì không thông hiểu giáo pháp này mà thế gian giống như một cuộn chỉ rối ren, một tổ chim, một bụi rậm lau lách, và không thể thoát khỏi các đọa xứ, cõi dữ, phải chịu khổ đau trong vòng luân hồi sinh tử." Trong một đoạn kinh khác, thuộc Trung Bộ 28, Ngài dạy rằng: "Ai hiểu được lý Duyên khởi, người ấy hiểu Pháp; và ai hiểu được Pháp, người ấy hiểu lý Duyên khởi".

Cho nên, giáo lý Duyên khởi là một giáo lý tinh yếu, thâm sâu, quan trọng, không phải dễ dàng thực chứng và thông hiểu. Là một phàm nhân cư sĩ còn đang tu học, ở đây, chúng tôi chỉ có thể trình bày tóm tắt sơ lược theo kiến giải thô thiển của mình.

Bình Anson, Perth, Tây Úc, tháng 8-2004

nguồn: https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha560.htm

PS:
khi nào thăng hoa thì đọc câu này để mà hạ cánh an toàn.
khi nào sập hố thì đọc câu này để mà bò lên.


Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian