Search

16.1.22

ĐẠI KIẾP (MAHA-KAPPA)

ĐẠI KIẾP (MAHA-KAPPA)

Nếu phải đặt niềm tin vào một thứ thường hằng, bất biến thì thà tin vào Vô thường, Dukkha, Vô ngã còn hơn là tin vào cái thân và cái tâm này.


ĐẠI KIẾP (MAHA-KAPPA)
Một Đại Kiếp (maha-kappa) nói chung có nghĩa là một chu kỳ tạo lập và tan rã của thế giới. Vậy một chu kỳ tạo lập, tồn tại, và tan rã của một thế giới là bao nhiêu lâu?
Trong “Bộ Kinh Liên Kết” (Tương Ưng Kinh Bộ, Chương 15), Đức Phật đã dùng một ví dụ núi đá hay số lượng hạt cải để mô tả về định nghĩa của “đại kiếp”, với đại ý như sau: 
“Giả sử có một khối núi đá cứng, chiều dài một yojana*, rộng một yojana và cao một yojana và cứ mỗi 100 năm, một người đến lau chùi bằng miếng vải lụa Kasika. Cho đến khi khối núi đá này được chùi mòn hết, thì khoảng thời gian không thể tưởng tượng đó vẫn còn ngắn hơn một đại kiếp (maha-kappa)”.
“Hay giả sử có một khu được bao bọc bởi tường thành bằng sắt, chiều dài một yojana, rộng một yojana và cao một yojana và được đổ đầy hạt cải bên trong lên hết chiều cao tường thành và cứ 100 năm, một người đến lấy một hạt cải. Cho đến khi không còn hạt cải nào ở đó, thì khoảng thời gian không thể tưởng tượng đó cũng chưa bằng một đại kiếp (maha-kappa).” **
* (Một yojana còn được gọi là một do-tuần (HV) = 8 dặm
Anh = khoảng 12.875 Km).
**Những ví dụ trên đây là đại ý trong bài Kinh nói trên, chứ không phải trích nguyên lời kinh Đức Phật đã nói. Để đọc đầy đủ, coi các kinh SN 15:05 và 06 (Quyển 2). Chu kỳ thế giới khi những vị Phật xuất hiện 
Vậy bao nhiêu đại kiếp đã nối tiếp nhau trôi qua trong quá khứ rồi?
Theo lời Đức Phật trong các kinh nói trên:
“Này Tỳ kheo, một đại kiếp là rất dài. Và với những đại kiếp dài vô vàn như vậy, chúng ta đã lang thang trôi giạt suốt nhiều đại kiếp, rất nhiều trăm đại kiếp, rất nhiều ngàn đại kiếp, rất nhiều trăm ngàn đại kiếp. Bởi vì sao? Bởi vì, này các Tỳ kheo, vòng luân hồi sinh tử này là không có điểm khởi đầu có thể nhận biết được .... (Điều này là quá đủ … để (chúng ta) trở nên chán bỏ đối với chúng, quá đủ để (chúng ta tìm cách) giải-thoát khỏi chúng).”
“Này các Tỳ kheo, vòng luân hồi sinh tử [saṃsāra] này là không có điểm khởi đầu có thể nhận biết được. Một thời điểm khởi đầu (của nó), từ lúc chúng sinh lang thang và trôi giạt (trong đó) do bị chướng ngại bởi vô-minh và bị trói buộc bởi dục-vọng, là không thể nhận biết được.”

Nếu phải đặt niềm tin vào một thứ thường hằng, bất biến thì thà tin vào Vô thường, Dukkha, Vô ngã còn hơn là tin vào cái thân và cái tâm này.



nguồn: http://daophatnguyenthuy.com 
nguồn ảnh: https://commons.wikimedia.org 



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian