Search

20.8.11

Nỗi buồn chiến tranh Tác Giả Bảo Ninh

Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu[1], được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt. 

Đó là câu chuyện một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: "Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". Tuy nhiên, trong hơn 10 năm sau đó tác phẩm đã bị cấm, không được in lại, có lẽ do quá nhạy cảm; mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam, cuốn sách vẫn rất được ưa thích.



Nỗi buồn chiến tranh Tác Giả Bảo Ninh


Nỗi buồn chiến tranh



Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với tựa để "The Sorrow of War", được ca tụng rộng rãi, và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Bản dịch này được photo bán rộng rãi cho du khách nước ngoài. Đây là một cuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây. Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà không hề lên án phía bên kia.


Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng: Nỗi buồn chiến tranh.



Nỗi buồn chiến tranh Tác Giả Bảo Ninh





Nỗi buồn chiến tranh


Hai đứa mình, Kiên ơi... Có thể đến khi chết đi vẫn còn trong trắng... Vậy mà chúng mình yêu nhau biết là ngần nào..;

loại người không tài nào nhấc chân ra khỏi miệng hố chiến tranh, loại người bị những ức ký quá kinh khủng đè bẹp và làm cho suy đốn.

Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh - tràn phủ tâm hồn anh.

Có thể rồi từ đây Phương sẽ tha thứ cho anh mọi chuyện, từ chuyện anh đã lôi nàng vào cuộc phiêu lưu liều lĩnh, chuyện anh đã trở thành tàn bạo hung dữ, trở thành kẻ sát nhân ngay trước mắt nàng, đến sự ruồng rẫy lạnh lùng này. Phương sẽ tha thứ hết, bởi bản tính nàng như vậy, Kiên biết. Nhưng anh, anh sẽ không đời nào tha thứ cho Phương----- Sai lầm ? Ích kỷ ? Khốn nạn ?

Một câu chuyện được kể lại bằng ngôn ngữ và nội tâm của các xác chết.

Một kẻ được đàn bà ưa thích và cưu mang song lại là một tay ái nam ái nữ về phần hồn;


Nỗi buồn chiến tranh .doc
Nỗi buồn chiến tranh .pdf