Search

26.3.17

Có hiểu mới thương và có thương mới biết chấp nhận

Phanblogs Có hiểu mới thương, và có thương mới biết chấp nhận

Này các con, sống tỉnh thức tức là sống trong giờ phút hiện tại, và biết được những gì đang xảy ra trong bản thân mình và hoàn cảnh mình. Sống như thế ta tiếp xúc được với sự sống, và nếu tiếp tục sống tinh cần như thế ta có thể hiểu biết được bản thân ta và hoàn cảnh ta một cách sâu sắc, và sự hiểu biết đưa tới sự chấp nhận và sự thương yêu. Khi mọi loài hiểu biết nhau, không còn nhiều khổ đau. Này Svastika, con nghĩ sao? Người ta có thể thương được không, nếu người ta không hiểu? - Bạch thầy, không hiểu thì khó có thể thương. Xin thầy nhìn em Bhima của con. Có một hôm bé Bhima khóc hoài, khóc cả đêm, làm cho chị nó là bé Bala nổi cáu lên, phát cho nó một cái thật mạnh vào mông. Bhima bị chị đánh lại khóc to hơn. Con đến ẳm Bhima và con biết rằng Bhima đang sốt. Có thể nó khóc vì đang bị nhức đầu. Con gọi Bala mà nói: "Này Bala, hãy tới sờ đầu em mà xem”. Bala tới sờ đầu em, hiểu ngay. Mặt nó dịu lại. Nó ôm em vào lòng, rồi ru em với tất cả sự thương yêu. Em Bhima nín khóc, dù nó vẫn còn sốt. Bạch thầy, đó là nhờ Bala đã hiểu, cho nên con nghĩ rằng nếu không hiểu thì không thể thương .


- Con nói đúng lắm, Svastika? Có hiểu mới thương, và có thương mới biết chấp nhận. "Nầy các con, tập sống cho tỉnh thức các con sẽ từ từ hiểu: hiểu mình, hiểu người, hiểu vạn vật và các con sẽ có lòng thương. Đó là những điều sơ lược về con đường mầu nhiệm mà ta đã tìm ra” .

Svastika chắp tay: - Bạch thầy, chúng con có thể gọi con đường ấy là con đường tỉnh thức được không? Siddhatta cười: - Được chứ, các con có thể gọi đạo của ta là đạo tỉnh thức. Ta cũng ưa cách gọi ấy của các con lắm .


22.3.17

Thiên nga đen, Nassim Nicolas Taleb

Phanblogs : một cuốn sách không thể đọc một lần là hiểu.


Thiên Nga Đen là một biến cố tưởng chừng như không thể xảy ra với ba đặc điểm chính: không thể dự đoán, có tác động nặng nề và sau khi nó xảy ra, người ta dựng lên một lời giải thích để khiến nó ít ngẫu nhiên hơn, dễ dự đoán hơn bản chất thật của nó. Thành công bất ngờ của Google có thể xem là một "thiên nga đen", sự kiện ngày 11 tháng 9 cũng vậy. Với Nassim Nicholas Taleb, "thiên nga đen" ẩn chứa hầu như mọi điều về thế giới này, từ sự trỗi dậy của tôn giáo đến những biến cố trong cuộc sống của chính chúng ta

Vì sao chúng ta không nhận thấy những hiện tượng "thiên nga đen" mãi đến sau khi chúng xảy ra? Theo Taleb, một phần là vì con người chúng ta tự trói buộc mình vào những cái chi tiết trong khi lẽ ra nên tập trung vào cái tổng quát. Chúng ta tập trung vào những gì đã biết trong khi hết lần này đến lần khác bỏ qua những thứ mình chưa biết. Do đó, chúng ta không thể đánh giá được các cơ hội, không thể kháng lại xu hướng đơn giản hóa, tường thuật và phân loại, và không đủ phóng khoáng để tưởng thưởng cho những ai có thể hình dung ra được "những cái không thể"

Tinh tế, bao quát và đầy kinh ngạc, Thiên Nga Đen sẽ thay đổi cách nhìn của bạn về thế giới. Taleb thực sự là tác giả của thể loại sách khai trí với những câu chuyện dí dỏm, ngông cuồng và khác thường. Ông là người có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học nhận thức, kinh doanh cho đến lý thuyết xác suất. Thiên Nga Đen là cuốn sách mang tính bước ngoặc - bản thân nó chính là một "thiên nga đen".

Thien Nga Den, Nassim Nicolas Taleb DOC


Thien Nga Den, Nassim Nicolas Taleb PDF



Phép lạ của sự tỉnh thức,Thích Nhất Hạnh

Phanblogs Theo tinh thần của kinh quán niệm thì trong khi rửa bát mình chỉ nên rửa bát mà thôi: có nghĩa là khi rửa bát mình có ý thức được rằng sự kiện chính mình đang rửa bát? Mới nghe qua thì thấy buồn cười. 
 Rửa bát thì có gì hay ho đâu mà tập trung ý lực vào đấy nhiều như thế. 
 Nhưng quả thực tất cả sự hay ho là nằm chỗ đó nghe Thiều. 
 Sự kiện tôi đứng đây rửa và rửa những cái bát này là một sự kiện mầu nhiệm. 
 Tôi hoàn toàn là tôi, làm chủ được hơi thở tôi, ý thức được sự có mặt, ý thức tâm, ý thức ý và hành động của tôi. 
 Tôi không bị động trong hoàn cảnh như mộ cái nút chai bị những đợt sóng trên mặt biển vùi dập và lôi kéo, tâm ý tôi không tán thất trong loạn tưởng như một mớ bọt biển trên đầu sóng, tan nát thảm thương khi làn sóng đập đầu vào ghềnh đá. 
 Nếu trong lúc rửa bát mà ta chỉ nghĩ tới tách trà, nghĩ tới sự nghỉ ngơi hay bất cứ một công chuyện nào trong tương lai, và chỉ muốn cho việc rửa bát qua mau, xem việc rửa bát như một cực hình thì ta không "rửa bát để mà rửa bát", ta không sống trong thời gian rửa bát, ta không chứng thật được phép lạ của sự sống trong thời gian rửa bát. 
 Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. 
 Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay. 
 Cứ như thế, ta bị thâu hút vào trong tương lai, bị con ma vị lai thâu hút hết hỗn vía, đi ngang sự sống mà không sống được giây phút nào của sự sống

Phép lạ của sự tỉnh thức,Thích Nhất Hạnh PDF


Phép lạ của sự tỉnh thức,Thích Nhất Hạnh DOC




20.3.17

Đi để mà đi

Phanblogs Chuyện rằng, có hai vị sư một già, một trẻ đi hành lễ về. Khi đi ngang qua bờ suối, tình cờ họ gặp một cô gái đang khóc. Tại vì nhà cô ở bên kia suối, hồi sáng cô đi thì nước cạn, nhưng giờ quay về thì nước đã lên cao nên cô không lội qua suối được. Cô gái khổ sở không biết phải làm sao.
Vị sư già mới nói với vị sư trẻ: “Con hãy cõng cô gái này qua suối đi, vì con còn trẻ và khỏe hơn ta”.
Vị sư trẻ nói: “Bạch thầy, làm sao như vậy được. Giới luật đâu cho phép ta đụng chạm đến thân thể đàn bà như vậy. Chúng ta là những kẻ tu hành mà. Không được đâu”.
Vị sư già bèn tình nguyện cõng cô gái qua suối vì vị sư trẻ không chịu cõng cô gái. Họ lội qua suối, vị sư già cõng cô gái, còn vị sư trẻ đi một mình. Qua bên kia suối, vị sư già để cô gái lại bên bờ suối rồi cùng với người đồng tu của mình tiếp tục hành trình.
Hai người đi bên nhau nhưng không nói lời nào. Trên nét mặt của vị sư trẻ không dấu được nét ưu tư, nghĩ ngợi.
Khi về tới cổng chùa, vị sư trẻ liền nói với vị sư già: “Bạch thầy, thầy là người tu hành lâu năm, con không thể hiểu nổi sao thầy lại làm như thế? Chúng ta là người tu hành mà, sao lúc nãy thầy lại cõng cô gái ấy?”
Vị sư già quay lại nhìn rồi ôn tồn nói: “Ta nhớ ta đã bỏ cô ta bên kia suối rồi mà. Thế mà con vẫn còn cõng cô ấy từ nãy đến giờ à?”..


NHÀ SƯ VÀ CÔ LÁI ĐÒ

Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng ngườì, sau hết đến nhà sư.
Cô lái đò đòi tiền “gấp đôi.”

Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

Cô lái mỉm cười:

- Vì Thầy nhìn em…

Nhà Sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền “gấp ba.”

Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái cười bảo:

- Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền “gấp năm” lần.

Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái đáp:

- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.

Nhà sư trả tiền và lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò… Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?

Cô lái đáp:

- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.

Thiền sư hỏi:

- Vì sao vậy?

Cô lái cười đáp:

- Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa… Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi…



7.3.17

Kẻ Trộm Sách tác giả Markus Zusak

Phanblogs Kẻ Trộm Sách - Markus Zusak Ra khỏi cửa hàng, chúng mở  giấy gói kẹo ra và thử cắn thanh kẹo vỡ làm đôi, nhưng đường kẹo cứng như thủy tinh vậy. Việc này quá khó, ngay cả với hàm răng bén ngót như răng thú của Rudy. Thế là chúng đành phải luân phiên nhau mút kẹo cho đến khi viên kẹo tan hết. Mười lần mút cho Rudy. Mười lần mút cho Liesel. Cứ như thế.


“Đây,” bỗng Rudy tuyên bố, với một nụ cười toe toét khoe hàm răng xỉn màu kẹo, “là một cuộc sống tốt đẹp,” và Liesel không thể phản đối nó được. Khi chúng đã mút xong viên kẹo, mồm cả hai đứa đều đỏ lòm, và trên đường về nhà, chúng nhắc nhau nhớ là phải để mắt tìm kiếm, nhỡ đâu lại tìm thấy một đồng xu nữa.

Dĩ nhiên là chúng chả tìm thấy gì hết. Không ai có thể may mắn đến thế hai lần trong một năm, chứ đừng nói gì đến một buổi chiều.

Dù vậy, với những cái lưỡi và hàm răng đỏ lòm, chúng bước đi trên phố Thiên Đàng, vừa đi vừa đưa mắt tìm kiếm trên mặt đất một cách hạnh phúc.

Ngày hôm ấy thật là tuyệt, và nước Đức Quốc xã là một nơi thật tuyệt vời.
Kẻ Trộm Sách tác giả Markus Zusak


Kẻ trộm sách – tác phẩm của nhà văn Úc Markus Zusak xuất bản năm 2005 đã làm mưa làm gió trên bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất của The New York Times hơn 100 tuần liên tiếp, trở thành một tác phẩm kinh điển, một sự lựa chọn của hệ thống các thư viện trường học của Anh và Mỹ. Kẻ trộm sách khi mới ra đời đã lập tức gây ngạc nhiên cho những cây bút phê bình văn học trên thế giới và làm hàng triệu cặp mắt phải nhòa lệ.

Chọn một đề tài tưởng như đã có quá nhiều cây bút đào xới – cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 – nhưng Markus Zusak vẫn gây bất ngờ cho người đọc. Người kể chuyện trong tác phẩm này là Thần Chết – một “gương mặt” quen thuộc của chiến tranh, gắn liền với cái chết, với sự bi thương, sự tăm tối. Nhưng câu chuyện mà Thần chết kể ra, về sự dữ dội của những gì con người gây ra đối với chính đồng loại của họ thì đến ngay cả Thần Chết cũng phải rùng mình. Lật giở những trang sách, người đọc như bước vào cuộc trò chuyện với Thần Chết, một nhân vật có khiếu hài hước, với một lời cảnh báo nho nhỏ đầy hóm hỉnh ngay khi mở đầu câu chuyện rằng “Bạn sẽ chết”. Đây là một câu chuyện với quá nhiều cái chết nhưng cũng đầy ắp tình yêu thương và thấm đẫm tính nhân văn. Dù vậy, nội dung chính của câu chuyện không lột tả những cảnh chiến trường đẫm máu của thế chiến II, những cảnh giết chóc man rợ… mà đây là câu chuyện về Liesel, cô bé gái mồ côi được làm con nuôi tại phố Thiên Đàng thuộc thành phố Munich. Chính tại thị trấn nhỏ nghèo nàn với vẻ ngoài bình yên của những trận đá bóng của trẻ con, những phi vụ ăn trộm nho nhỏ của đám trẻ đói khát, tình bạn tuyệt đẹp của Liesel và cậu bé Rudy đầy cá tính… đã toát lên không khí của nước Đức căng thẳng đầy những xung đột 0 một nước Đức đang trải qua một trong những giai đoạn kinh hoàng nhất của lịch sử nhân loại.

Kẻ Trộm Sách - Markus Zusak pdf
Kẻ Trộm Sách - Markus Zusak .doc







5.3.17

Nhục bồ đoàn - Lý ngư

Phanblogs Nhục bồ đoàn - Lý ngư

Tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lý Ngư

Tác giả: Lý Ngư (1611- 1680)

Lý Ngư là một tác giả tiểu thuyết, kịch bản và một nhà văn hoá lớn của Trung Quốc, ông sinh vào năm Vạn Lịch thứ 38 Triều Minh (1610) và mất vào năm Khang Hy thứ 19 Triều Thanh (1680). Ông là con trai một chủ tiệm thuốc Bắc nổi tiếng ở Lan Khê, tỉnh Chiết Giang. Tên thật của ông là Tiên Lã, tên chữ Trích Phàm, hiệu Thiên Đồ. Khi nhỏ được gia đình cho ăn học và hướng theo nghề kinh doanh thuốc, nhưng ông cũng rất yêu nghề chài cá, thường bỏ nhà theo những người dân chài đi đánh cá nên được mọi người gọi là Lý Ngư (cá chép). Khi theo nghề viết văn ông cũng lấy bút danh Lý Ngư, tên chữ đổi là Lạp Hồng, hiệu Lạp Ông. Trong nhiều tác phẩm ông còn ký tên Hồ thượng Lạp Ông (Ông già Lạp trên hồ).

Lý Ngư là một nhà văn tiên phong có công mở đầu cho trào lưu tiểu thuyết bạch thoại của Trung Quốc. Những tác phẩm truyện dài và tuyện vừa tiêu biểu của ông như "Đệm thịt", "Mẹ Nam Mạnh dạy Hợp Tam Thiên", "Kịch câm", "Lầu 12", "Truyện Hợp Miên Hồi Văn", "Liên Thành Bích", "Liên Thành Bích ngoại biên", "Nhàn tình ngẫu kỳ"… Lý Ngư cũng để lại cho kho tàng kịch bản Trung Quốc một danh sách kịch mục khá đồ sộ như "Tân Đình tiêu khách", "Giác Thế bái quan", "Giác đạo nhân", "Tuỳ am chủ nhân", " Lạp Ông thập chủng khúc"… Ông không chỉ viết kịch mà còn tổ chức kịch đoàn để đi biểu diễn ở khắp nơi. Đánh giá về tác phẩm của ông, giáo sư Patric Hanan, Chủ nhiệm khoa Đông Phương, Trường Đại học Harvert Hoa Kỳ đã gọi ông là "William Shakespeare phương đông".

Tiểu thuyết "Tỉnh ngộ" (Giác hậu thiền) của ông xuất hiện lần đầu tiên vào năm Khang Hy thứ 10 (1671) với cái tên "Đệm thịt" (Nhục bồ đoàn - Nhục là thịt; bồ đoàn là tấm đệm đan bằng cây bồ hương cho người ngồi cầu nguyện , sám hối). Những lần tái bản sau mới đổi tên là "Tỉnh ngộ". Trong hơn 330 năm tồn tại, tác phẩm này cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, phát hành trên khắp thế giới với nhiều tên gọi khác nhau như "chiếu cầu nguyện" (THE PRAYER MAT- nhà xuất bản University of Hawaii Press 1996) hoặc "Sắm hối từ xác thịt (Подстилка из плоти - Nhà xuất bản Mát- xcơ- va 1995)… Chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc Việt Nam tác phẩm này với tên gọi giống như tên sách được xuất bản gần đây ở Đức, Nhật, Sinh Ga Po, Hồng Kông, Đài Loan… là "Tỉnh ngộ".

Thông qua câu chuyện ăn chơi phóng đãng, ham muốn thú vui xác thịt của chàng thư sinh đẹp trai, hào hoa, phong nhã Vị Ương để cuối cùng chuốc lấy tai hoạ tan cửa nát nhà. Khi tỉnh ngộ ra mới qui y cửa Phật, khổ hạnh tu luyện để làm lại cuộc đời. Tác giả cũng muốn thông qua câu chuyện về cuộc đời của chàng thư sinh này để khẳng định một triết lý ở đời là "Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo, bất thị bất báo, thời khắc vị đáo" (Sống hiền lành, nhân từ sẽ gặp điều lành việc tốt, sống độc ác, bất nhân sẽ gặp điều rủi ro tàn khốc, chân lý ấy tất sẽ đến, chỉ sớm hay muộn mà thôi). Câu chuyện như một tác phẩm minh hoạ cho thuyết nhân quả của nhà Phật vậy. Cho nên tác phẩm này được coi như một tài liệu "gối đầu giường" của mọi người ở những nước thịnh hành đạo Phật như Ấn Độ, Miến Điện, Đài Loan… Vì cũng như lời tác giả đã nói ngay tại hồi đầu tiên của sách là "Nói chuyện dâm để chống bạo dâm, bàn tình tình dục nhằm ngừa dâm dục", và "Ðó là cách người viết cuốn sách này, đã dùng lửa để dập lửa, lấy dâm dục phòng ngừa dâm đãng, lấy tính người để khuyên nhủ con người, để cho hương sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn vậy!"

Khi chuyển cuốn sách này sang tiếng Việt để giới thiệu cùng bạn đọc trong nước, chúng tôi cũng chỉ mong muốn được bạn đọc gạn đục khơi trong, đọc truyện ái tình để tránh những mối tình phóng đãng phi luân thường đạo lý như nhân vật chính Vị Ương sinh trong truyện, để xác định cho cuộc đời mình những tư tưởng đúng đắn, làm những việc trong sáng, cao đẹp, tránh được những hậu hoạ lẽ ra không đáng có trong đời.

Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng cuốn sách góp một phần nhỏ bé trong việc tuyên truyền giáo dục kiến thức giới tính cho các bạn mới bước vào cuộc sống hạnh phúc lứa đôi.

Nhục bồ đoàn - Lý ngư . doc

Nhục bồ đoàn - Lý ngư . pdf







Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda

Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda  “Chúng ta đã bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời.

Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda
Chuyện con mèo dạy hải âu bay tác giả Luis Sepúlveda

 Chúng ta đã dành cho  con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo.
 Chúng ta yêu con như yêu một  con hải âu.
 Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương  ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó.
 Con là chim hải âu, và  con phải sống cuộc đời của một con hải âu.
 Con phải bay.
 ”    Đó là lời của con mèo mun, to đùng, mập ú Zorba với cô nàng hải âu non bé bỏng đã được cộng  đồng mèo ở bến cáng Hamburg chăm sóc và bảo vệ từ khi trứng nước.
 Câu chuyện thấm đẫm tình mèo  và tình người này là một kiệt tác dành cho thiếu nhi của Luis Sepúlveda, một trong những nhà văn xuất  sắc nhất Chi Lê hiện nay.
 Một câu chuyện khiến tâm hồn nở hoa, một thế giới vẹn nguyên, trong sáng và  nhân hậu sâu xa, một cuốn sách như viên ngọc khó tìm, dành cho mọi trẻ em và người lớn…    “Một câu chuyện đầy cuốn hút về lòng tận tâm và tầm quan trọng của việc giữ lời hứa.

Chuyện con mèo dạy hải âu bay -Luis Sepúlveda pdf


Chuyện con mèo dạy hải âu bay -Luis Sepúlveda doc




Chuyện con mèo dạy hải âu bay, ebook, Luis Sepúlveda, sách hay, sách thiếu nhi,
Chuyện con mèo dạy hải âu bay, ebook, Luis Sepúlveda, sách hay, sách thiếu nhi, 
Chuyện con mèo dạy hải âu bay, ebook, Luis Sepúlveda, sách hay, sách thiếu nhi,
Chuyện con mèo dạy hải âu bay, ebook, Luis Sepúlveda, sách hay, sách thiếu nhi, 

1.3.17

Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn

Phanblogs Một ngày của Ivan Denisovich-Aleksandr Solzenisyn Tiếng kẻng báo thức một ngày bắt đầu ở trại lao động cải tạo vùng băng giá Siberia; trời mờ sáng,tù Ivan muốn kéo thêm giấc ngủ muộn để có lý do khai bệnh.Nhưng tên quản giáo không đón nhận lời báo cáo của tù nhân hay thương hại cho người bị ốm,ngược lại đẩy anh đi lao động và sau đó mới được khám.Viên y sĩ của bệnh xá phê nhận là anh không có bệnh mà đưa anh đi lao động xa hơn mọi khi.

Biết thế Ivan làm lấy lệ và sau đó đi  nhận phần ăn sáng.Ivan đã lanh tay giấu mẫu bánh mì dưới gầm giường  để có miếng ăn vụng trộm về đêm,Ivan vội vã bước theo chân với đám tù  nhân đến nơi lao động.Nơi đây là công trường nhà máy điện với hàng kẽm gai giăng đầy.Ivan rùng mình trước cảnh tượng và nghĩ mình như con thú  dữ bị nhốt,trời vào đông đưa tới nhũng cơn lạnh buốt xương,chiếc áo bông  nhàu nát không đủ ấm với đôi tay run và yếu ớt,họ tìm nơi trốn lạnh.Thế nhưng việc làm ở công trường khẩn trương họ thi đua làm tốt để có khẩu  phần khá hơn chiều hôm nay.Nói thế nhưng những bữa ăn chẳng có thay  đổi bao nhiêu.Ivan nhanh tay “chớp” một lúc hai chén cháo đặc,Ivan ăn  một chén còn chén kia dành để mua chuộc tên trưởng toán,nhờ vậy Ivan  đổi được thuốc hút và những thứ vặt vãnh khác. 

Đối với Ivan như thế là ân  huệ và có được một ngày hạnh phúc!  Ivan cùng toán tù lao động về lán muộn chiều nay,cho nên buổi khám xét ở cổng vào có phần gắt gao,Ivan thu giấu thanh sắt lượm được ở căn tin,nhưng may cho anh lọt qua mắt viên quản giáo.Ivan cùng bạn tù điểm  danh đi ngủ.Trước khi ngủ Ivan thường cầu nguyện với Thượng đế để mong được về quê sớm hơn.Cầu nguyện xong Ivan cảm thấy yên tâm,thỏa mái.Ivan phải sống như thế,sống với một tâm hồn bần cùng vì sự cơ cực của anh cũng như những bạn tù khác.  Ivan chịu đựng sự hà khắc dần dần tr ởnên quen;tất cả đối với anh là quan  trọng cho dù những cái nhỏ nhặt nhưng rất cần thiết cho người tù khổsai  như anh ./.  

VÕ CÔNG LIÊM(mùatrăng thángchín 2010)  

(*) Aleksandr Solzhenitsyn  -Sinh ngày 11 tháng 12 năm 1918 ởKislovodsk.Nga  -Chết vì bịnh tim, ngày 3 tháng 8 năm 2008 ởngoại thành Moskva.Nga  -Nhận giải văn chương Nobel 1970  -Xuất thân đại học Rostow khoa toán và vật lý 1941  -Hàm thụtriết học đại học Moskva 1939-1941  -Nhập ngủvới quân hàm đại úy 1941  -Kết án tù 1945  - 3 lần lập gia đình và có 3 con.  Ông đểlại nhiều tác phẩm có giá trị.Trong đó có 2 tác phẩm chính:Một Ngày trong Đời của Ivan  Denisovich và Quần đảo Gulag.  Sách của A.Solzhenitsyn được dịch ra nhiều thứtiếng trên thếgiới.  SÁCH THAM KHẢO  -Solzhenitsyn in Exile.Stanford 1985.USA  -Alexander Solzhenitsyn(A Century in His Life) by D.M.Thomas.New York 1998.USA  -One Day in the Life of Ivan Denisovich.Gillon Aitken.London 1970.  Khi Iosef Stalin chết và Nikita Khruschev lên thay làm Tổng bí thư ĐCS Liên Xô, Khruschev đã khuyến khích một số nhà văn kể lại chuyện bị tù tội dưới thời Stalin. Đây là một trong những tác phẩm đó, được in năm 1962.Tác phẩm viết về một ngày trong cuộc đời tù cải tạo của Ivan Sukhov, có bố tên là Denis- người Nga sẽ gọi là Ivan Denisovich Sukhov.Tác phẩm đã mô tả cách tranh đấu để sống còn trong các hoàn cảnh bị đàn áp vô nhân đạo. Người tù cải tạo phải đối diện với các giới hạn, các khó khăn trong cuộc sống không còn nhân cách, con người trở thành vô giá trị và việc làm mất nhân phẩm cũng làm giảm đi ý chí và khả năng mong muốn sống còn. Những tuyên án tù trong trại lao động khổ sai, thời tiết lạnh giá đói kém, những việc làm nặng nhọc... nghiền nát tù nhân cả thể chất lẫn tinh thần.Tác phẩm này đã gây chấn động với người Liên Xô lúc bấy giờ.    


Một ngày của Ivan Denisovich Aleksandr Solzenisyn