Search

25.8.17

Truyện Ngắn A P Chekhov

Phanblogs Truyện Ngắn A P Chekhov Chekhov sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860 (lịch Julian: 17 tháng 1 năm 1860) ở thị trấn Taganrog miền nam nước Nga, nơi cha ông làm chủ một cửa hiệu tạp hóa nhỏ. Năm 1879, ông theo học ngành y tại Đại học Quốc gia Moskva. Ở đây, ông bắt đầu vẽ biếm họa cho một số tạp chí hài để hỗ trợ gia đình. Sau khi tốt nghiệp năm 1884, Chekhov hành nghề y nhưng vẫn tiếp tục sáng tác. Đến năm 1887, văn tài của ông đã được chấp nhận rộng rãi, và việc sáng tác không cho phép ông dành nhiều thì giờ cho y khoa.


Thời kỳ từ 1886 đến 1888 là giai đoạn Chekhov chuyển tiếp từ thể loại truyện ngắn khôi hài dưới 1.000 chữ qua những truyện ngắn dài hơn, có chủ đề nghiêm túc hơn và văn phong chững chạc hơn. Những truyện ngắn trong thập niên 1890 đem lại một cái nhìn rộng lớn về xã hội nước Nga cuối thế kỷ 19, miêu tả sự chính xác về xã hội của cuộc đời những nông dân, trí thức, tư thương, giáo sĩ, phụ nữ và trẻ em trong những bối cảnh có tính phổ cập và bất biến với thời gian.

Chekhov bị bệnh lao, và năm 1897 phải dời đến cư ngụ ở vùng ấm áp Yalta, nằm kề Biển Đen. Năm 1901, ông kết hôn với nữ diễn viên Olga Leonardovna Knipper. Trong thời gian này, sức khỏe của ông đi xuống dần. Ông qua đời năm 1904 ở khu nghỉ mát Badenweiler tại Đức trong khi đang tìm cách chữa trị.

Giới sân khấu vẫn luôn mến mộ những tác phẩm của Chekhov. Sau một ít thất bại, vở kịch Hải âu (Чайка) được Nhà hát Moskva trình diễn thành công năm 1898. Cùng với ba vở kế tiếp ra đời năm 1898, 1901 và 1904, cả bốn vở được xem là kiệt tác. Trong các tác phẩm kịch nghệ, Chekhov muốn truyền đạt những bối cảnh của đời thường, thoát ra khỏi khuôn sáo truyền thống của mô-típ và cách diễn đạt kịch tính. Lời thoại trong kịch của ông không suôn sẻ hoặc trọn vẹn: các nhân vật ngắt lời nhau, nhiều lời thoại cất lên cùng một lúc, và có những đoạn tĩnh lặng dài khi không nhân vật nào cất lên tiếng nói. Các vở kịch của ông thoát khỏi khuôn sáo là chủ yếu tập trung vào nhân vật chính.

Nhiều truyện ngắn của Chekhov đã được dịch ra tiếng Việt, nổi tiếng nhất (có lẽ) là truyện Người trong bao.

Chekhov được xem như là người đã nâng thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới trong nền văn học Nga, và dần dần trong nền văn học của thế giới. Với cái nhìn trầm tĩnh, trung thực về những nhân vật, Chekhov thể hiện nội tâm và cảm nghĩ của họ một cách gián tiếp, qua ẩn dụ thay vì miêu tả trực tiếp. Những cấu kết trong truyện của ông thường giản dị, và kết cục thường được để ngỏ thay vì là chung quyết. Những tác phẩm của Chekhov biểu hiện sâu xa ẩn lấp dưới bề mặt cuộc đời thường của những con người bình thường.

Về mặt nghệ thuật truyện ngắn của Chekhov có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả rất xác thực các tinh tế nội tâm đặc trưng của các tầng lớp người Nga thế kỷ 19 nhất là thành phần thị dân, trí thức trung lưu và thợ thuyền trong các thành phố đang hình thành của nước Nga, nên có thể nói Chekhov là nhà văn của tầng lớp thành thị Nga. Ngôn ngữ của truyện ngắn Chekhov rất tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại và làm giàu rất nhiều cho loại ngôn ngữ này. Ông là nhà văn đã để lại ảnh hưởng rất lớn lên văn học và văn hoá Nga cũng như trong văn học thế giới.

Truyện Ngắn A P Chekhov.pdf


Truyện Ngắn A P Chekhov.doc

Với tập hợp 27 truyện ngắn, mỗi truyện đều mang một vẻ đẹp riêng có khi là sự chế giễu hóm hỉnh, cũng có khi là những giây phút lắng lòng về tình yêu.
Hình ảnh lớp viên chức, thị dân, nông dân, địa chủ... thường ta hay gặp ngoài đường phố, trong các rạp hát, bệnh viện, trường học hoặc trên các trại ấp đều được ngòi bút nhà văn khắc hoạ hết sức đậm nét. Không phải qua các chi tiết bề ngoài, mà đậm nét ở tâm trạng các nhân vật muôn hình nghìn vẻ.

Bên cạnh hình ảnh cái chết của một viên chức thì chuyện “Anh béo anh gầy” thật gần gũi với bao người, tạo nên tiếng cười hài hước không sao ngăn nổi đối với bạn đọc xuyên suốt hai thế kỷ.

Không chỉ nỗ lực “nặn cho hết những giọt nô lệ trong bản thân mình”, mà nhà văn mang ước nguyện cháy bỏng là làm sao cho “con người Nga trong tương lai đều phải đẹp, từ diện mạo, áo quần đến tâm hồn, tư tưởng”.

Không bị ràng buộc vào các giáo điều cũ kỹ, truyện ngắn Chekhov chứa bao điều lạ lẫm lấy từ sinh hoạt hàng ngày, kể cả “nước mắt mà người đời không thấy”, nhằm nhắn nhủ “Hãy nhìn lại mình, hãy nhìn xem chúng ta đang sống tồi, sống tẻ như thế nào?”.

21.8.17

Liêu trai chí dị và Hậu Liêu Trai Chí Dị Bồ Tùng Linh

Phanblogs Liêu trai chí dị và Hậu Liêu Trai Chí Dị Bồ Tùng Linh
Liêu Trai chí dị (chữ Hán: 聊齋志異), với ý nghĩa là những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm, là tập truyện ngắn gồm 431 thiên, ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ 17) của nhà văn Trung Quốc Bồ Tùng Linh. Bộ truyện này được coi là một kì thư và được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại. Dựa trên cơ sở tập Liêu Trai chí dị - Hội hiệu hội chú hội bình do Trung Hoa thư cục Thượng Hải biên tập và ấn hành năm 1962 gồm 12 quyển, 496 bài và 8 đoạn phụ lục, các dịch giả như Nguyễn Huệ Chi, Cao Xuân Huy, Phạm Tú Châu, Đỗ Ngọc Toại, Nguyễn Đức Lân, Trần Thị Băng Thanh v.v. đã dịch nhiều truyện sang tiếng Việt và lưu truyền rộng rãi tại Việt Nam.


Đề tài chủ yếu của Liêu Trai chí dị do tác giả sưu tầm trong dân gian, hoặc rút từ truyện chí quái đời Lục triều, các truyện truyền kỳ đời nhà Đường rồi gia công sáng tạo thêm. Hầu hết các truyện nói về thần tiên ma quái, hồ li lang sói, hổ báo khỉ vượn, voi rắn độc trùng cho tới cây cỏ hoa lá, khói mây gạch đá v.v. nhưng không chỉ vậy, xuyên suốt các tác phẩm là những câu chuyện về người và việc trong cuộc sống hiện thực. Tất cả những đề tài trên được tác giả xử lý khéo léo, ít nhiều ngầm ý chỉ trích nền chính trị tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, phê phán thói hư tật xấu của bọn nho sỹ, thể hiện những tư tưởng dân chủ trong vấn đề hôn nhân và tình yêu.

Có thể chia tập truyện thành 3 cụm đề tài chính:


  • Đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn tham quan, cường hào ác bá.
  • Phơi bày những tệ lậu của chế độ khoa cử, đả kích việc dùng văn bát cổ để chọn nhân tài.
  • Nguyện vọng đập tan những trói buộc của chế độ hôn nhân phong kiến, giành lấy quyền tự do yêu đương của nam nữ thanh niên.


Liêu trai chí dị và Hậu Liêu Trai Chí Dị Bồ Tùng Linh .doc


Liêu trai chí dị và Hậu Liêu Trai Chí Dị Bồ Tùng Linh.pdf 





CUỘC CÁCH MẠNG MỘT CỌNG RƠM MASANOBU FUKUOKA

Phanblogs CUỘC CÁCH MẠNG MỘT CỌNG RƠM MASANOBU FUKUOKA Có thể gọi ông Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách, là người nông dân vĩ đại nhất hành tinh cũng không có gì là lạm dụng từ ngữ. Ông là người đạt đến cảnh giới vô vi trong nông nghiệp và là vị sư tổ của nông nghiệp tự nhiên. Nhưng bạn không nên để tựa đề cuốn sách đánh lừa.



1. Nếu mình biết đến Fukuoka sớm hơn, chắc hẳn cách dạy con của mình có nhiều cái khác so
với những gì mình đã làm.
– Mai Hồng (http://goo.gl/d3NXND)
2. Cuộc chiến giữa cọng rơm và bình hóa chất diệt cỏ đã bắt đầu từ lâu trước khi mình ra đời.
Chắc chắn khi mình chết đi, nó vẫn chưa kết thúc. Nhưng mình chọn đứng về phía cọng rơm vì
ít ra mình sẽ chứng kiến cuộc chiến lâu hơn, trong tình trạng khỏe mạnh hơn!
– Trần Quốc Khánh (http://goo.gl/BMcWZy)
3. Ngộ ra một điều quá thú vị: rằng cuộc sống thâm thúy ở không đâu xa. Thiền Định, chỉ là thở
vào thở ra. Cải thiện sức khỏe cho một thế hệ chỉ từ nuôi con sữa mẹ. Cải thiện môi trường ô
nhiễm từ “cọng rơm.”
– Trần Thị Trung Thuận (https://goo.gl/kMUo49)
4. Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm là sự tự do và minh triết của một người nông dân khi nói về
công việc của mình, chứ không phải tính khắc khổ của một nhà lý thuyết khi giải thích triết
học, hay sự cay nghiệt của một kẻ lánh đời, khi giễu cợt kẻ khác.
Chính sự tự do và minh triết nơi những bài học thực tế này, theo tôi, đã làm nên cuốn sách và
tạo ra niềm hạnh phúc cho người đọc sách - ít ra, đó là niềm hạnh phúc mà tôi đã cảm nhận
được.
– Nghệ sĩ thị giác Nguyễn Như Huy (http://goo.gl/jPQYeh)
5. Đây là cuốn sách mà mọi người, những ai mà hàng ngày vẫn phải ăn gì đó để sống, thì đều
nên đọc. Đọc không phải để trở thành nông dân, làm nông nghiệp mà là để hiểu hơn về tự
nhiên, để đừng đòi hỏi những thứ mà tự nhiên không thể có, nên phải can thiệp bằng hoá chất.
– Phạm Nhung (http://goo.gl/TnHtLf)
6. Gấp cuốn sách lại, em thấy mình yêu cuộc sống này biết bao. Em không còn phân biệt sướng
hay khổ, giàu hay nghèo, thông minh hay dốt nát, lao động chân tay hay trí óc. Em không còn
ghi nhớ trong đầu ăn dặm cho trẻ sẽ phải như thế nào? Giáo dục sớm cho bé ra sao? Cụ
Fukuoka dạy: Không bỏ mặc thiên nhiên cũng không cải tạo thiên nhiên. Em ngộ ra ‘con cái
cũng là một thực thể của thiên nhiên.’
– Nguyễn Phương Nhi (trích từ email gửi về cho XanhShop)
7. “Cuộc cách mạng một-cọng-rơm” giống như một cuốn kinh Phật được viết bằng ngôn ngữ
trồng trọt, kỹ thuật nông nghiệp hết sức giản dị, hấp dẫn. Ông như thể một vị Lạt Ma đắc đạo
giảng giải, khai mở cho người đọc vậy. Hiểu được như ông, sống và thực hành cuộc sống như
ông có lẽ ai cũng thành Phật.
– Nhiếp ảnh gia Na Sơn (http://goo.gl/ajPXGx)
8. Cuộc Cách Mạng Một-Cọng-Rơm là bản tuyên ngôn của Masanobu Fukuoka về nghề nông,
về việc ăn uống và về những hạn chế của tri thức con người. Nó đưa ra một thách thức mang
tính căn bản cho những hệ thống toàn cầu mà chúng ta đang trông cậy vào để có thực phẩm.
Đồng thời, nó cũng là cuốn hồi ký tâm linh của một con người mà phương pháp canh tác của
ông phản ánh một niềm tin sâu sắc vào tính toàn thể và cân bằng của thế giới tự nhiên.
– New York Review Books
103
9. Cách tiếp cận không-làm-gì-cả của Fukuoka trong làm nông không chỉ mang tính cách mạng
xét về mặt nuôi trồng thực phẩm mà nó còn áp dụng được cho các khía cạnh khác của đời
sống (sự sáng tạo, nuôi dạy con trẻ, chủ nghĩa hành động, sự nghiệp, v.v…). Hơn bao giờ hết,
thông điệp bao quát của ông là rất cần thiết khi chúng ta tiến hành tìm kiếm những cách thức
mới để tiếp cận môi trường, xã hội và sự sống nói chung. Đã đến lúc tất cả chúng ta gia nhập
vào phong trào “bất-hành-động” này cùng với ông.
– Keri Smith, tác gia, How to be an Explorer of the World
10. Từ rất lâu, trước cả Michael Pollan của nước Mỹ thì Masanobu Fukuoka đã nhìn ra mối
liên hệ giữa nông nghiệp thâm canh, các thói quen ăn uống không lành mạnh và cả một nền
kinh tế mang tính hủy diệt dựa trên dầu mỏ.
– Harry Eyres, The Financial Times
11. Không cày đất, không làm cỏ, không phân bón, không phân mùn vi sinh từ bên ngoài đưa
vào, không cắt tỉa cũng không dùng hóa chất. Cách tiếp cận tối giản của ông cắt giảm thời gian
lao động xuống còn một phần năm so với các cách làm nông thông thường. Thế nhưng, sản
lượng lại sánh ngang với các phương pháp tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn…
– New Internationalist
12. Cuộc Cách Mạng Một-Cọng-Rơm cho thấy vai trò then chốt của kiến thức ‘sinh thái học
nông nghiệp’ Bản Địa trong việc phát triển các phương thức làm nông bền vững.
– Sustainable Architecture
13. Đó như là một sai lầm hệ thống và không biết đâu là điểm dừng, khi mà lòng tham và nhu
cầu của con người dường như vô tận. Và sai lầm hệ thống thì đôi khi chỉ được sửa chữa triệt
để bằng cách thay thế chính hệ thống đó!
– Thời báo kinh tế Sài Gòn (http://goo.gl/9qIyGj)
14. Trong cộng đồng những người làm nông nghiệp trên mạng, dễ dàng thấy những trao đổi
hừng hực máu lửa như trồng cây gì, bón phân gì, nuôi con gì, cho ăn gì để nhanh chóng làm
giàu. Nông nghiệp với mục đích làm giàu, tự bản thân nó đẻ ra nhiều thứ phục vụ cho mục
đích đó: bài toán đầu tư, bài toán thu hồi vốn, bài toán tiếp thị, đóng gói, phân phối, kinh
doanh, tích hợp các kiến thức và sản phẩm của khoa học để nâng cao năng suất, trồng và cho
ra sản phẩm nông nghiệp nghịch vụ, giải quyết bài toán sâu hại và bệnh của cây trồng, vật
nuôi...
Tôi, như một kẻ mới toanh không kiến thức, không trải nghiệm, mém chút nữa là bị lạc hẳn
vào trong đó không đường ra. Thật may là trước khi sa chân vào trận đồ bát quái đó, đứa bạn
thân tặng cho tôi cuốn sách này. Cuốn sách với nội dung cực kỳ giản dị nhưng vô cùng sâu sắc,
giúp tôi kịp nhận ra sự vô nghĩa và sai trái của những cách làm nông nghiệp hiện đại; hiểu
được chân bản chất của nông nghiệp theo phương pháp tự nhiên và hơn thế nữa, giúp tôi
củng cố thêm nhận thức của mình về Thật và Ảo trong cuộc sống; về sự hữu hạn của kiếp
người; về sự kỳ lạ trong những nỗ lực ồn ào của loài người liên tục đẩy cuộc sống về hướng
này theo hướng kia, mà thật sự chẳng ai biết là để làm gì, để đi tới đâu.
(http://goo.gl/tDa1eM)
15. Loạt bài của nhà báo Hoàng Hải Vân trên ThanhnienOnline
(http://goo.gl/qrgruj
http://goo.gl/NmUIBD
http://goo.gl/ESIfdm
http://goo.gl/a50wWs
http://goo.gl/JUPOVG
104
http://goo.gl/kakxhV
http://goo.gl/bHH3b9)
16. Làm nông nghiệp xanh, cho đến hôm nay vẫn là một khẩu hiệu thời thượng. Dĩ nhiên, phía
sau cái khẩu hiệu thời thượng đó, xanh đôi khi là một thứ khởi sinh lắm thói tật tiêu chuẩn
hình thức, nhân danh nọ kia để đi đến cái đích cuối cùng là những bài toán thị trường giữa
thời đại tiêu dùng. Một khi nông nghiệp được đặt lên chiếc tàu lượn của nền kinh tế, nó không
còn là nó, người nông dân không còn thấy vui với công việc của mình, triết lý tốt đẹp của nghề
nông đã bị phá hủy.
(http://goo.gl/3GHd31)
17. Có vẻ không thực tế, nếu kì vọng những tư tưởng của Fukuoka và những người đồng ý chí
với ông có thể đổi chiều xu hướng phi tự nhiên ấy của phần đông nền nông nghiệp thế giới.
Cũng giống như một người được truyền dạy một cuốn kinh hay. Việc người ấy đọc hay không,
hiểu được tới đâu, làm theo nhường nào, và gặt hái được gì cho bản thân, chỉ phụ thuộc vào
người cầm cuốn sách mà thôi.
– Hạt Vừng (http://goo.gl/FNdT1N)

21. Tôi đến với cuốn sách với mong muốn được biết thêm kiến thức về nông nghiệp tự nhiên
và mong tìm được lời giải đáp cho sơ đồ Mạn Đạt La mà tôi đã từng nhìn thấy qua internet.
Nhưng tôi còn được nhiều hơn thế nữa, qua từng trang sách, tôi đã có dịp dừng lại, nghĩ và
ngẫm về chính những thực phẩm hiện nay tôi đang ăn và mối tương quan của nó về những
quan hệ trong xã hội, luật nhân quả.
Tôi nhận ra chỉ cần thay đổi suy nghĩ và hành động thì có thể thay đổi được giá trị của chính
chúng ta. Cũng như một cọng rơm bé nhỏ góp phần thay đổi thành phần của đất.
Còn bạn thì sao?
(https://goo.gl/wc6aDg)
105
22. Tuy còn đôi chỗ đối lập với ông về tư tưởng, nhưng tôi vẫn luôn ngưỡng mộ những con
người như ông Fukuoka, hay ông Jiro – nghệ nhân sushi mà mình được xem qua 1 bộ phim tài
liệu. Họ luôn xác định cho mình những nguyên tắc sống, kiên trì theo đuổi một cách bền bỉ để
chứng minh điều đó trong công việc, cuộc sống, biến nó thành triết lý sống và không bao giờ
hài lòng, tự mãn với thành quả, Làm được như vậy, mỗi người đã bước gần hơn tới thành công
cho dù đi trên con đường nào đi nữa.
– Hoàng Tân (https://goo.gl/7FHRgJ)
23. Khi bắt đầu đọc quyển sách này, tôi cho rằng việc lắng nghe, im lặng dõi theo từng trang
sách là điều hoàn toàn cần thiết. Sẽ có người bật cười khi nghe ông nói rằng “Thế giới này
chẳng có gì sất” hay “Einstein đã nhận Nobel vật lý vì sự phức tạp. Trang 137.” Chính sự hồ
nghi đã khiến bạn cố gắng tách bạch mọi thứ trước khi nhìn nhận mọi thứ như vốn có của nó,
những chiếc lá cần về lại với đất để nuôi dưỡng cây và tự nhiên là một hệ thống thay vì bạn cố
gắng làm thay việc của tự nhiên đó là bón phân.
– Trần Hoàng Phúc (https://goo.gl/RAFY8s)
24. Cuộc cách mạng của Masanobu là một cuộc cách mạng sâu xa hơn rất nhiều so với quán
tính tư duy thông thường. Nó là con đường của một người đã hoà làm một với tự nhiên, đã
thông hiểu tự nhiên đến mức phó mặc, đến mức không còn cần một chút cố gắng nào. Con
đường này không mới: Lão Tử đã thực hành nó, các bậc thầy minh triết tự cổ chí kim đều thực
hành nó. Song thực tế là, xuyên qua nhiều nghìn năm, số người thực sự hiểu và bước đi trên
con đường này là vô cùng ít ỏi, nếu so với số đông còn lại. Điều này dễ hiểu, bởi đa số sẽ va
phải câu hỏi quá lớn của tư duy: làm sao anh có thể LÀM bằng cách KHÔNG LÀM gì được?
KHÔNG LÀM chẳng phải là LƯỜI BIẾNG, HÈN NHÁT hay sao?
Những người không còn bị ràng buộc bởi tâm trí và hiểu biết nhỏ bé của mình đều biết rằng
câu trả lời là KHÔNG.
– Đỗ Hữu Chí – họa sĩ Bút Chì (https://goo.gl/Pkkpxl)
25. Phải nói rằng cuốn sách này quá đỗi phong phú và sâu sắc về nội dung khiến người đọc
muốn hiểu cặn kẽ được một trang thôi thì cũng phải bỏ công ra tìm hiểu rất nhiều lĩnh vực
khác nhau và có một sự liên kết chắc chắn giữa chúng. Việc này cũng giống như một người
muốn tận hưởng được trọn vẹn một miếng cơm gạo lứt thì hắn phải kiên nhẫn nhai đi nhai lại
tầm từ 70 đến 100 lần vậy!
– Vũ Thanh Hoà (http://goo.gl/aQnY8n)
106


CUỘC CÁCH MẠNG MỘT CỌNG RƠM MASANOBU FUKUOKA.doc
CUỘC CÁCH MẠNG MỘT CỌNG RƠM MASANOBU FUKUOKA.pdf




15.8.17

Đắng à mà thôi

Phanblogs rằng kháng chiến còn trường kỳ Rằng kháng chiến còn trường kỳ và còn gian khổ


Yêu nhau mà không đến được với nhau

8.8.17

Không nên đơn giản hơn bản chất của nó

Phanblogs “Everything should be made as simple as possible, but not simpler.” Mọi thứ đều nên đơn giản, càng đơn giản càng tốt, nhưng không nên đơn giản hơn bản chất của nó.-Albert Einstein



“Everything should be made as simple as possible, but not simpler.” Mọi thứ đều nên đơn giản, càng đơn giản càng tốt, nhưng không nên đơn giản hơn bản chất của nó.-Albert Einstein 

“Everything should be made as simple as possible, but not simpler.”
Mọi thứ đều nên đơn giản, càng đơn giản càng tốt, nhưng không nên đơn giản hơn bản chất của nó.
Một người Cha đơn giản tối thiểu nhất là gì. Một người Mẹ đơn giản tối thiểu nhất là gì. Một người Vợ đơn giản tối thiểu nhất là gì. Một người Chồng đơn giản tối thiểu nhất là gì. Một người bạn đơn giản tối thiểu nhất là gì. Một tình yêu đơn giản tối thiểu nhất là gì. Một đam mê đơn giản tối thiểu nhất là gì. Nếu không có nó thì không tồn tại cái gọi là nó nữa . bla bla

7.8.17

Phía tây không có gì lạ Erich Maria Remarque

Phanblogs Phía Tây không có gì lạ hoặc Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh (tiếng Đức: Im Westen nichts Neues) là một cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chống chiến tranh của Erich Maria Remarque, một cựu binh Đức từng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất. 


Tác phẩm được ra mắt lần đầu vào tháng 11 và 12 năm 1928 trên tờ báo Vossische Zeitung của Đức và in thành sách vào tháng 1 năm 1929. Tác phẩm được viết dưới dạng hồi ký của một người lính Đức kể về cuộc sống chiến đấu và những nỗi kinh hoàng mà anh và các đồng đội trải qua trong các chiến hào tại Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và được xem là một trong số những tác phẩm hay nhất viết về thời kì này. Chỉ trong 18 tháng đầu, tác phẩm đã đạt được thành công vang dội, với 2,5 triệu bản in bằng 25 ngôn ngữ của tác phẩm đã được bán hết.[1][2] Tiếng vang của cuốn sách mở rộng đến cả hai bên bờ Đại Tây Dương, lôi cuốn nhiều độc giả Đức, Anh, Pháp và Hoa Kỳ[3]. Thậm chí, có người còn nhìn nhận đây là một cuốn truyện hay nhất mọi thời đại về đề tài phản chiến.[1] Cùng với tiểu thuyết Giã từ vũ khí của nhà văn Hoa Kỳ Ernest Hemingway, "Phía Tây không có gì lạ" cũng có thể được xem như hai bộ tiểu thuyết tiêu biểu nhất về nỗi đau của con người thời Chiến tranh thế giới thứ nhất[4]. Năm 1930, tác phẩm trở nên nổi tiếng hơn[3], khi được chuyển thể thành phim cùng tên do Lewis Milestone làm đạo diễn và giành luôn giải Oscar cùng năm đó. Trong thời kỳ Đức Quốc xã, Adolf Hitler đã cấm tiểu thuyết này, vì ông này xem tác phẩm là một sự "móp méo" hình ảnh của binh lính Đức thời Đại chiến[1] đồng thời Remarque bị đảng quốc xã Đức đả kích dữ dội.[3]

Đến nay, với tình cảm chống chiến tranh của Remarque, thiên truyện này vẫn còn phổ biến và có sức lôi cuốn rộng rãi. Đoạn cuối của truyện, miêu tả về cái chết của nhân vật chính, được xem là những đoạn hấp dẫn nhất của cả tác phẩm.[1] "Phía Tây không có gì lạ" đã đi vào lịch sử văn chương thế giới như một trong những tác phẩm bán chạy nhất của châu Âu vào thế kỷ thứ XX.[5]

"Đất, đất đối với người lính quan trọng hơn đối với bất cứ người nào. Khi người lính ghì lấy đất thật lâu, thật mạnh, khi người lính vục sâu mặt mình. chân tay mình xuống đất, trong những giờ phút khủng khiếp chết người của lửa đạn, thì lúc ấy đất là người bạn duy nhất, là người anh em, là bà mẹ của anh ta. Sự khiếp sợ và những tiếng kêu la rền rĩ của anh ta nổi lên trong im lặng, trong nơi ẩn náu: đất đón lấy chúng và lại để anh ta chạy, sống thêm mười giây khác, rồi đất lại ôm lấy anh ta, và có khi là ôm vĩnh viễn. Ôi đất! Đất! Đất! ôi đất! Với những chỗ nhấp nhô của đất, với những lỗ, những hang hốc, nơi người ta có thể nằm dán xuống và ngồi nép mình, ôi đất! Trong những giờ phút quằn quại kinh khủng trong những cơn tàn phá như thác đổ sóng trào, trong tiếng gầm rống chết chóc của muôn ngàn tiếng nổ, chính đất đã mang đến cho chúng tôi cái dòng nước ngược của cuộc đời được cứu thoát. Giữa những lúc đang đảo điên cuồng loạn thì cuộc sống tơi bời của chúng tôi gặp được một nguồn khí lực hồi sinh chuyển từ đất đến tay chúng tôi: nhờ đó, sau khi thoát chết, chúng tôi đã sục sạo trong lòng đất và, tràn ngập niềm hạnh phúc âm thầm và hồi hộp được sống sót trong phút này, chúng tôi đã cắn vào đất đến ngập cả đôi môi..."

--------------------------

Anh ta chết tháng mười, năm một nghìn chín trăm mười tám, trong một ngày khắp cả mặt trận yên tĩnh đến nỗi bản thông cáo chỉ ghi là “ Ở phía Tây, không có gì lạ.”

Anh ta ngã xuống, đầu về phía trước, nằm dài trên đất, như người đang ngủ.

Khi lật anh ta lên, người ta thấy hình như anh ta không đau đớn lâu thì phải.


Nét mặt anh ta bình thản và như biểu lộ một vẻ bằng lòng về cái kết cục như vậy.


Phía tây không có gì lạ Erich Maria Remarque.doc
Phía tây không có gì lạ Erich Maria Remarque.pdf





4.8.17

Ông cố vấn tác giả Hữu Mai

Phanblogs Ông cố vấn tác giả Hữu Mai. Sau ngày giải phóng Sài Gòn, chúng ta đã tìm được toàn bộ những hồ sơ đó tại Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia của chính quyền Sài Gòn. Trong tập 1 của hồ sơ, có thể trích ra vài nhận xét sau đây:

“Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế. (...)

Cụm A.22 hoạt động và phát triển đều đặn và đã thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc... Cụm đã phát triển một hệ thống diệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam cộng hòa (...)
Những tin tức chiến lược mà Cảnh sát Quốc gia biết họ đã cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh hiện nay. (...)
Các dự án quốc gia đều được Cụm A.22 thu thập và phúc trình và nhờ cụm tình báo chiến lược mà các cấp lãnh đạo Hà Nội biết nhiều điều cơ mật mà chính các Tổng Bộ trưởng Sài Gòn không biết. (...)
Họ đã tiếp xúc được với các yếu nhân Việt Nam và cũng gặp gỡ đàm luận dễ dàng với các yếu nhân Mỹ như CONLON, HEAVNER, SMITH, COLBY, BURGER...”[5].
Phanblogs Ông cố vấn tác giả Hữu Mai. Sau ngày giải phóng Sài Gòn, chúng ta đã tìm được toàn bộ những hồ sơ đó tại Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia của chính quyền Sài Gòn. Trong tập 1 của hồ sơ, có thể trích ra vài nhận xét sau đây:
Ông cố vấn tác giả Hữu Mai

Ông cố vấn tác giả Hữu Mai.pdf


Ông cố vấn tác giả Hữu Mai.doc





3.8.17

chữ bác sỹ

Phanblogs Bạn lầm rồi! Ngay cả người nhà của ông ấy cũng không thể đọc đựơc! Chuyện kể một bác sĩ đi công tác lâu ngày về nhà hỏi vợ: Ở nhà có gì lạ không em? Không có gì- vợ trả lời- À, mà cái thư anh gởi về cả nhà không ai đọc được, phải mang ra nhà thuốc nhờ họ quen chữ bác sĩ đọc giùm! Trời- bác sĩ kêu lên!- chuyện gia đình mà em đưa cho người ta đọc sao! Rồi họ có nói gì không? – Không, họ chỉ lẳng lặng lấy mấy thứ thuốc ra bán. Rồi sao nữa? Bác sĩ nóng ruột hỏi. Thì em cho thằng nhỏ uống, nó cũng bớt nhiều rồi!






Họ và tên: Quang
Địa chỉ: Trần Cung
Cân nặng: 16kg
Chẩn đoán: viêm phế quản.
augmentin x10goi.
ngày 2g/2lan.
azithromycin 250mg.
ngày 1lan; mỗi lần 2/3 viên.
alpha choay 6vien.
ngày 2v/2 lần

2.8.17

Đừng suy nghĩ quá nhiều về con đường

Phanblogs Tuy nhiên, khi đưa ra tư vấn cho các bạn trẻ muốn làm khởi nghiệp, ông Thuận Phạm có phát biểu gây ngạc nhiên: "Lời khuyên của tôi là đừng suy nghĩ quá nhiều về con đường bởi người ta thường sẽ không biết thực sự nó sẽ ra sao. Khi tốt nghiệp cách đây hơn 20 năm, tôi cũng không biết con đường của mình sẽ đi về đâu. Chỉ mới cách đây 4 năm, tôi mới gia nhập Uber mà thôi và nếu cứ tính toán quá nhiều thì tôi cũng sẽ không làm được gì".


Người đàn ông này bổ sung: "Tôi cam đoan là bạn không thể lập được kế hoạch đúng cho con đường của mình đâu", nhưng với startup thì "quan trọng là phải làm việc 16 tiếng một ngày".



Đừng suy nghĩ quá nhiều về con đường. Quan trọng là bạn phải làm việc 16 tiếng một ngày.