Search

3.5.22

NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI, CHỈ CÓ ĐỜI TRANH LUẬN VỚI NHƯ LAI

Thế Tôn dạy thế này:


Cái gì mà bậc hiền trí ở đời này đồng thuận với nhau là chân lý thì ta cũng thấy đó là chân lý là sự thật. Cái gì mà bậc hiền trí ở đời này nói đó là sai, là đi ngược với chân lý thì ta cũng đồng thuận với họ.
Đức Phật dạy thế giới này là thế giới của nhân quả. Không phải là ngẫu nhiên, không phải là tác phẩm của ông nào tạo ra hết. Dù mình không có thần thông, không thấy được kiếp trước kiếp sau, thiên đường địa ngục, nhưng nhìn trong đời sống của mình, đố quí vị tìm thấy cái gì nằm ngoài dòng nhân quả. Ví dụ cọng cỏ mọc trên tảng đá cheo leo trên núi, đâu phải do sấm chớp đùng một cái rồi nó có mặt trên đó, phải do nước mưa đẩy cái hạt giống đó từ đâu trôi đến đó, hoặc chim ăn đi ra đó; do nắng, do hơi nước, do sương, do gió mà cọng cỏ mọc được. Một miếng rêu xanh trên tảng đá cũng không phải tự nhiên mà có. Bao nhiêu công trình nhân tạo hay thiên nhên trong vũ trụ trời đất này đều là nhân và quả chớ không phải ngẫu nhiên mà có.
Mọi thứ ở đời có rồi mất, ai cũng thấy điều đó. Khoa học hiện đại nhìn nhận mặt trời cũng sẽ có lúc thành tro bụi, trái đất cũng vậy. Bao nhiêu thiên thể còn có lúc thành tro bụi thì có cái gì vĩnh cửu được. Tình yêu, tài sản, quyền lực, sức khỏe, nhan sắc cũng không có gì vĩnh cửu.
Đau khổ hay hạnh phúc đều là phù du. Tuy nhiên, hễ anh sống bất thiện thì anh bị đau khổ; anh sống thiện lành thì anh được hạnh phúc, dù hạnh phúc đó là phù du, nhưng nó có thiệt một cách tương đối. 
Cái gọi là đẹp đối với thằng Tèo, không phải là đẹp đối với thằng Tý; cái ngon của ông A không phải là cái ngon đối với ông B, và cái đẹp của lúc này chưa hẳn là cái đẹp của lúc khác. Trên hết là cái ngon, dở, đẹp xấu, cao thấp… đều do so sánh mà có. 

Quí vị còn nhớ câu chuyện thiền sư vạch một đường trên đất rồi hỏi anh thiền sinh “đường vạch là dài hay ngắn” không. Toàn bộ Phật pháp nằm trong câu đó. Đường vạch đó không thể nói dài hay ngắn bởi nó cần phải dựa vào cái gì đó để so sánh. Toàn bộ hạnh phúc và đau khổ trong đời sống này là do so sánh mà có. So sánh là tên gọi khác của kiêu mạn. Còn kiêu mạn là còn phiền não, còn sanh tử. Chỉ có La-Hán mới hết kiêu mạn, hết sinh tử.
NHƯ LAI KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI, CHỈ CÓ ĐỜI TRANH LUẬN VỚI NHƯ LAI



Quí vị còn nhớ câu chuyện thiền sư vạch một đường trên đất rồi hỏi anh thiền sinh “đường vạch là dài hay ngắn” không. Toàn bộ Phật pháp nằm trong câu đó. Đường vạch đó không thể nói dài hay ngắn bởi nó cần phải dựa vào cái gì đó để so sánh. Toàn bộ hạnh phúc và đau khổ trong đời sống này là do so sánh mà có. So sánh là tên gọi khác của kiêu mạn. Còn kiêu mạn là còn phiền não, còn sanh tử. Chỉ có La-Hán mới hết kiêu mạn, hết sinh tử.

Một bài kinh khác, cũng Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Phật dạy, Này các tỳ kheo, dầu cho Như Lai có ra đời hay không thì các pháp hữu vi vẫn nằm trong vòng cương tỏa của vô thường, khổ và vô ngã.
Bài kinh Bông Hoa này Ngài dạy: Cái gì đúng với chân lý thì Như Lai chấp nhận. Cái gì nói đến lý nhân quả, nói đến Tam tướng, nói đến khía cạnh phù du của năm uẩn thì ta cũng đồng ý chớ ta không có chống lại với đời. 
Chư Phật ra đời không có chống lại thế gian. Dù chư Phật có ra đời hay không thì những sự thật đó vẫn muôn đời là vậy. Chư Phật ra đời chỉ nhắc lại, khơi mở những gì bị che lấp từ lâu. Và ở đâu đó dưới gầm trời này vẫn có những người hiểu Thế Tôn, hiểu chư Phật nói gì và tin, và hành trì để được giải thoát như các ngài.


Nguồn: Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 – Chương 1: Tương Ưng Uẩn – Phẩm Hoa. Sư Giác Nguyên
https://theravada.vn



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian