Search

29.9.23

CON HEO BẢNH NHẤT CHUỒNG

CON HEO BẢNH NHẤT CHUỒNG

CON HEO BẢNH NHẤT CHUỒNG


Có vài người hỏi mình: 
- Anh là bác sĩ, kiến thức của anh cũng khá mà sao lại theo học Phật làm cái gì? Thấy anh cái gì cũng OK chẳng có vẻ gì là buồn rầu chật vật gì cả. Chắc anh mắc bệnh gì hiểm nghèo nên theo đạo để cầu bớt bệnh? Anh theo Phật vì anh sợ chết?
Mình không biết trả lời làm sao ngoài câu này:
- Tui không sợ chết. Tôi sợ sống giống con heo. Con heo nào cũng ăn, ngủ, giao cấu, tiểu tiện, đại tiện. Tui cũng ăn, ngủ, giao cấu, tiểu tiện, đại tiện... Có thể thức ăn của tôi ngon hơn, giường ngủ của tôi êm hơn, nàng phối ngẫu của tôi coi được hơn con heo nái kia, cầu tiêu tôi có bidet sang trọng hơn ...Đồng ý là tôi là con người, tôi có chức vụ cao, tiền bạc rủng rỉnh nhưng những cái đó cũng chỉ để hỗ trợ cho việc nâng cấp mấy cái ăn, ngủ, giao cấu, tiểu tiện, đại tiện kia. Và như vậy, trên bản chất tôi hiện đang sống y chang như một con heo.

Nguồn bài viết: Sư huynh
Ghi chú: 169




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

TÓM TẮT KINH ÐẠI NIỆM XỨ (MAHÀSATIPATTHANA SUTTA)

TÓM TẮT KINH ÐẠI NIỆM XỨ (MAHÀSATIPATTHANA SUTTA)

Tôi nghe như vậy.

1. Một thời, Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammàssadhamma (Kiềm ma sắt đàm) - đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các vị Tỷ kheo: "Này các Tỷ kheo." Các Tỷ kheo trả lời Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn." Thế Tôn nói như sau:

- Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

....

TÓM TẮT KINH ÐẠI NIỆM XỨ (MAHÀSATIPATTHANA SUTTA)
TÓM TẮT KINH ÐẠI NIỆM XỨ (MAHÀSATIPATTHANA SUTTA)



Này các Tỷ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm... trong năm năm... trong bốn năm... trong ba năm... trong hai năm... trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. 

Này các Tỷ kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng... trong năm tháng... trong bốn tháng... trong ba tháng... trong hai tháng... trong một tháng... trong nửa tháng... vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. 

Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thế Tôn thuyết pháp đã xong. Các Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

nguồn: 
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong22.htm

ghi chú: 132



Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

27.9.23

CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN KHI TẠO NỘI DUNG VIDEO TRÊN FACEBOOK

CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN KHI TẠO NỘI DUNG VIDEO TRÊN FACEBOOK


CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN KHI TẠO NỘI DUNG VIDEO TRÊN FACEBOOK


TẠO VIDEO ĐỊNH DẠNG DỌC. 


Video dọc chiếm nhiều không gian hơn trên màn hình di động và có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng. Bắt đầu tối ưu hóa cho các định dạng video như Thước phim và Tin bằng cách quay theo chiều dọc ở tỷ lệ khung hình 9:16. 

NÊU BẬT THÔNG ĐIỆP CỦA BẠN TRONG 3 GIÂY ĐẦU TIÊN. 


Đưa ra thông điệp quan trọng nhất - một sản phẩm mới, chi tiết sự kiện, ưu đãi đặc biệt hoặc dịch vụ phổ biến - trong 3 giây đầu tiên của video. Bao gồm logo hoặc tên công ty của bạn để doanh nghiệp của bạn đáng nhớ hơn. 

ĐỂ THU ĐƯỢC KẾT VIDEO QUẢ TỐT NHẤT:


Giữ cho câu từ dưới 300 ký tự. Đặt câu từ gần trung tâm của video. Sử dụng biểu tượng cảm xúc trong chú thích. Làm cho video thú vị, dễ hiểu và gần gũi. 

DUY TRÌ SỰ TƯƠNG TÁC VỚI KHÁCH HÀNG CỦA BẠN BẰNG CÁC VIDEO:


Thú vị: Đặt câu hỏi để khuyến khích mọi người xem đến hết. 
Gần gũi: Giới thiệu quy trình vận hành doanh nghiệp hàng ngày bằng cách chia sẻ cảnh hậu trường. 
Dễ hiểu: Sử dụng văn bản lẫn âm thanh để làm rõ bạn đang cái gì và hành động bạn muốn đối tượng của mình thực hiện sau đó. Sử dụng âm thanh để video thêm thú vị, cho dù đó là âm nhạc, thuyết minh hay hiệu ứng âm thanh. 


THÊM YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀO VIDEO DOANH NGHIỆP. 


Khi bạn thêm người vào video, khách hàng tiềm năng sẽ cảm thấy gần gũi với doanh nghiệp của bạn. Đừng ngại đưa chính bạn, thành viên trong đội ngũ, người phát ngôn hay thậm chí là khách hàng vào video để kể câu chuyện đằng sau thương hiệu của bạn. Bớt tập trung vào sự hoàn hảo và chú trọng nhiều hơn vào việc trở nên gần gũi với đối tượng. 


XEM THÊM:

Facebook Ads Thời buổi page kéo like bằng việc đăng video hài nhảm, share lung tung các clip hot, chuyện giật gân cũng qua rồi.


Tải 179 clip hài ghép video Tải 179 clip hài ghép video meme Chia sẻ đoạn clip #meme hài hước cắt ghép vào video

200 Công thức viết Headlines Khi họ tìm kiếm trên Google, lướt Twitter, Facebook , họ chỉ nghĩ tới ... video của bạn hay nghe. nhạc của bạn, và quan trọng nhất, MUA HÀNG ...


Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

26.9.23

NẮM

NẮM


NẮM


YAMKINCI SAMUDAYADHAMMAM, SABBANTAM NIRODHADHAMMAM
“Tất Cả Cái Gì Có Sanh Ra Là Phải Mất Đi “. Lời dạy tinh hoa của chư Phật chính là nhắm đến lý tưởng Ly Dục, lìa bỏ Tham Ái. 


Tất cả phàm phu đụng đâu nắm đó, sanh ra trong đống phân thì coi đó là số một, sanh ra trong xác thúi thì coi đó là số một, sanh ra trong ống cống thì coi đó là số một, sanh ra trong đống rác coi đó là số một, sanh làm đại gia coi đó là số một, thậm chí sanh ra trong bà ăn mày thì lớn lên vẫn thấy đời sống đó có cái gì nắm níu. 
Nói chung kẻ phàm phu sanh ra ở đời đụng đâu nắm đó, mình muốn giải thoát thành thánh nhân không còn sanh tử nữa thì chuyện đầu tiên phải nhớ: Mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. Tất cả những gì ta có được đều là trạm dừng, không có cái gì đáng để ta đời đời kiếp kiếp nắm níu ghì chặt không buông, vì có tới cả 1001 lý do. 
Ta nắm níu chỉ khổ vì muốn giữ mà giữ không được. Cho dầu ta có giữ được trăm năm nó không mất nhưng có lúc ta bỏ nó ta đi, nó không bỏ ta thì ta cũng phải bỏ nó. 
Mình sanh ra trong một gia đình đại gia, được bố để lại cho mình một toà lâu đài lộng lẫy bên bờ biển tuyệt đẹp, mình ăn học có bằng bác sĩ có vợ có con sống 98 tuổi  99 tuổi thì cũng chết, chưa kể một ông cụ 99, 100 tuổi khi xê dịch trong căn lâu đài đó khổ cỡ nào. Đối với ông cụ lúc đó có người đẩy xe lăn là mừng rồi, nếu chưa bị lẫn. Bởi vì nếu sở hữu căn nhà đối với người trăm tuổi thì nó rất là bẻ bàng, mỉa mai.
Lời dạy tinh hoa của chư Phật chính là nhắm đến lý tưởng ly dục, lìa bỏ tham ái. Lý tưởng ly dục là cao nhất trong tất cả giáo thuyết. 
Dầu cho các vị sống quẫn quanh trong sắc, thinh, khí, vị, xúc của năm trần dục giới, hay là chìm sâu trong thiền định, sắc giới, vô sắc giới, đến tầng cao nhất phi tưởng, phi phi tưởng, dầu có là bác sĩ, kỹ sư, nhà ngôn ngữ học, nhà khảo cổ, nhà văn, nhạc sĩ, nhà thơ ..v..v mà không sống trong lý tưởng ly dục, không có tinh thần ly dục, không nhắm đến cứu cánh ly dục thì đời đời kiếp kiếp cũng quẫn quanh trong Tập đế. 
Niệm Phật là niệm Thế Tôn là số một trong tất cả chúng sanh. Giáo pháp của Thế Tôn là số một trong tất cả giáo pháp. Bởi vì lý tưởng cao nhất của giáo pháp là lý tưởng ly dục. 
Chưa thấy nguy hiểm của tham ái, còn có chỗ nắm níu thì dù có được gì trong chuyện tu hành hay sự nghiệp thế gian thì vẫn còn trong bể khổ. Tại vì một người khi đắc Tu-Đà-Hườn ngay trong phút đầu tiên là vị ấy lập tức có câu này trong đầu của vị Sơ quả : Yamkinci samudayadhammam , sabbantam nirodhadhammam .“Tất Cả Cái Gì Có Sanh Ra Là Phải Mất Đi “. Nó là toàn bộ tinh hoa của Phật pháp của chư Phật ba đời mười phương. 
Sư Giác Nguyên
(Chép lại bài giảng của Sư)
Nguồn ảnh: chủ tịch quỳ xin chủ tịch trả lại công ty.
Ghi chú: 171




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

24.9.23

QUÁN CHIẾU VỀ QUE DIÊM VÀ NGỌN LỬA

QUÁN CHIẾU VỀ QUE DIÊM VÀ NGỌN LỬA

QUE DIÊM VÀ NGỌN LỬA



Một hôm có người khách vào chùa lễ Phật để cầu pháp giải thoát cho mình.
Sau khi bỏ giày dép bên ngoài, đi vào chánh điện lễ Phật, vị khách chưa biết bữa nay mình sẽ gặp Phương trượng hay ai đó, nhưng việc đầu tiên khi lễ Phật thì khách thấy một vị sư già đang lui cui châm dầu bàn Phật.
Khách nói:
- Con khổ quá thầy ơi, bữa nay con lên chùa để được nghe đạo giải thoát. Con chỉ biết được một điều là đời khổ quá mà không biết làm sao cho bớt khổ, hết khổ.
Sư già đang châm dầu, nghe khách nói vậy, sư làm một động tác làm cho ngọn lửa trên đèn tắt đi, cười và hỏi khách:
- Lúc tôi chưa làm tắt ngọn đèn thì ngọn lửa còn hay mất. Bây giờ đèn tắt rồi ngọn lửa đi về đâu?
Khách đang buồn, nghe sư già hỏi vậy liền trả lời:
- Nó tắt nghĩa là nó không còn nữa, thầy hỏi nó đi về đâu làm sao con biết.
Sư già nói:
- Ông đã lớn tuổi, tóc đã hai màu, một câu đơn giản vậy mà không trả lời được làm sao cầu đạo giải thoát. Tôi hỏi lại nhé, ngọn lửa đó bây giờ đi đâu rồi?
Khách đáp:
- Thầy nói đúng, con đã lớn tuổi rồi nhưng lần đầu tiên phải trả lời câu hỏi như vậy. Con muốn đến chùa nghe đạo, vừa nói xong thì thầy lại hỏi con câu đó, xin thầy trả lời giùm con.
Vị sư già đáp:
•Tôi hỏi ông ngọn lửa đã tắt thì đi về đâu.
Câu trả lời là: “chỉ cần biết trước đó ở đâu nó đến, thì bây giờ ta sẽ biết nó đi về đâu!”
Đối với tôi thì toàn bộ Phật pháp, toàn bộ Tam Tạng, toàn bộ lời dạy của Đức Phật trong suốt 45 năm hoằng pháp độ sinh chỉ gói gọn trong câu trả lời này thôi.
Dĩ nhiên câu chuyện dừng lại ở đó, không kể thêm nữa, chúng ta có thể hiểu rằng ông khách đó sau khi nghe trả lời thì ngộ đạo, cởi mở được niềm đau nỗi khổ và cũng có thể ông khách không hiểu gì hết và câu chuyện này chỉ là cái cớ để đưa câu trả lời này vào thôi.
Tôi không biết trong số đại chúng nghe câu chuyện này có bao nhiêu người ngộ đạo như tôi mong đợi.
Sư già dường như không màng gì đến câu than của khách, chỉ hỏi “Ngọn lửa đi về đâu?”
Và câu trả lời là: “Chỉ cần biết ở đâu nó tới thì biết nó đi về đâu”.
Hội đủ nhân duyên có dầu, có tim, có lửa mồi thì sẽ có ngọn lửa. Khi một trong ba thứ thiếu đi thì thổi hoặc dùng tay phất (trong trường hợp ngại dùng miệng sẽ bất tịnh) thì ngọn lửa tắt đi.
Trong những đền thờ của người Ấn Độ hoặc Hồi Giáo, người ta có phát minh ra dụng cụ có hình dáng giống như cái chuông, có tay cầm, để dành tắt nến.
Trong nhà thờ cũng có sử dụng dụng cụ tắt nến này vì có những cây nến cao to quá không thể dùng tay tắt được. Làm mất đi một phần nhân tố để ngọn lửa cháy được thì ngọn lửa sẽ tắt.
Khi không hội đủ nhân duyên thì ngọn lửa tự động biến mất, đó là câu trả lời đầy đủ nhất và minh triết nhất.
Đó là nghĩa của chữ ‘Nibbāti’, ‘Nibbāna’ (sự tắt mất của ngọn lửa) trong đạo Phật.
Muốn biết một người chứng La-Hán chết rồi đi về đâu thì việc đầu tiên phải biết vì đâu, từ đâu mà ta có sinh tử.



(NhậtKýChépBằngKinh- NewDharmaReaders)
Nguồn video: Làng Mai
ghi chú : 173




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

21.9.23

Tổng hợp bộ hình ảnh bổn sư Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tổng hợp bộ hình ảnh bổn sư Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chất lượng cao đẹp

Siddhārtha Gautama (tiếng Phạn: सिद्धार्थ गौतम, chữ Hán: 悉達多瞿曇, phiên âm Hán-Việt: Tất-đạt-đa Cồ-đàm) hay Gautama Buddha, còn được gọi là Phật Sakyamuni (tiếng Phạn: शाक्यमुनि, chữ Hán: 釋迦牟尼, phiên âm Hán-Việt: Thích-ca Mâu-ni, trong khẩu ngữ thường gọi là Phật, Bụt, Phật Tổ, Đức Thế Tôn hoặc Đức Phật) là nhà tu hành, nhà truyền giáo, nhà thuyết giảng, nhà triết học và đạo sư sống ở Ấn Độ cổ đại, người sáng lập Phật giáo. Sinh ra ở vùng đất ngày nay là Nepal nhưng khoảng thời gian quan trọng nhất của Tất-đạt-đa gắn liền với các khu vực mà ngày nay là Ấn Độ khi ông đi xuống phía Đông và Nam để truyền đạo. Tín đồ Phật giáo xem ông là người đầu tiên hoàn toàn giác ngộ để đạt niết bàn thành Phật.

Theo kinh Phật cùng sử liệu thì ông vốn xuất thân là một thái tử thuộc vương tộc Gautama của tiểu quốc Sakya ở vùng Kapilavastu. Tuy nhiên, ông sớm từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để lên đường đi tìm chánh đạo. Sau 6 năm tu đạo, ông đạt được giác ngộ chính pháp vào năm 35 tuổi và dành tiếp 45 năm còn lại cho việc truyền bá, giảng dạy giáo lý Phật pháp trên khắp những khu vực ở Đông và Nam tiểu lục địa Ấn Độ.[4][5] Tất-đạt-đa đề xướng con đường Trung đạo - tức vừa từ bỏ đời sống xa hoa nhưng cũng không đi theo lối tu hành ép xác khổ hạnh vốn rất thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó.[6] Giáo pháp của ông đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của giáo lý đạo Phật ngày nay.[7][5]

Ông được các Phật tử coi là một bậc đạo sư, người giác ngộ tự giải thoát bản thân khỏi quy luật sinh tử luân hồi đồng thời hiểu rõ được bản chất của mọi sự vật sự việc. Chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của ông được nhiều thế hệ học trò ghi nhớ và tổng hợp lại sau khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn. Hàng loạt bản kinh ghi lại lời dạy của ông được lưu giữ qua nhiều thế hệ và dần bắt đầu được viết thành sách 200 năm sau đó.

Bấm vào để ra ảnh lớn và tải về in khi cần


Tổng hợp bộ hình ảnh bổn sư Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tổng hợp bộ hình ảnh bổn sư Đức Phật Thích Ca Mâu Ni















































































































































nguồn: Trần Văn Vinh

XEM THÊM:

17 thg 7, 2022 ... Phanblogs Đức phật đã dạy những gì hòa thượng Walpola rahula ns.trí hải dịch (1998). Ðức Phật tên Tất-Ðạt-Ða (P.Siddhattha, S.Siddhàrtha)

2 thg 12, 2021 ... KINH KALAMA .... · --- · KINH KALAMA · Đức Phật nói: “Này người Kalama, các con chớ có tin điều gì chỉ vì được nghe điều đó nhiều lần; · chớ có tin

21 thg 11, 2021 ... Bộ phim Cuộc đời Đức Phật (Buddha) dài 55 tập do Ấn Độ sản xuất, là bộ phim hay nhất về cuộc đời, quá trình giác ngộ và hoằng Pháp của Đức Phật

16 thg 5, 2021 ... Chẳng những đức Phật Cồ-đàm (Gotama) trong thời hiện tại mà chư Phật trong quá khứ như đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassī), đức Phật Thi-khí (Sikhī)

28 thg 4, 2020 ... Phanblogs Chuyện Con Chó Chóc bị ghẻ tác giả Ajahn Chah. Một lần nọ Đức Phật ... Đức Phật thấy thế dạy các đệ tử rằng: Này các thầy tỳ khưu