Search

29.8.23

TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ AI MÀ SÁNH BÌ VỚI MẸ ĐƯỢC

TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ AI MÀ SÁNH BÌ VỚI MẸ ĐƯỢC

TRÊN ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ AI MÀ SÁNH BÌ VỚI MẸ ĐƯỢC



Người mẹ vĩ đại không phải là vì mẹ làm chuyện gì ghê gớm, mà vì mẹ bền bỉ đối với mấy đứa con. 
Con còn nhỏ mẹ thương, con lớn mẹ cũng thương, con lành lặn mẹ thương, con tật nguyền mẹ cũng thương. Con còn trẻ mẹ thương, con già tóc bạc mẹ cũng thương, con thành công đỗ đạt mẹ thương mà con sa cơ lỡ vận mẹ cũng thương. 
Sự vĩ đại của mẹ không phải là vì mẹ có một lần hy sinh mạng sống cho mình, mà vĩ đại là mẹ thương con vô điều kiện không toan tính.
Mẹ thương con là vì con chứ không phải mẹ thương con là vì mẹ. 
Trong khi những tình cảm khác thì hình như không phải vậy. Tôi đã nói tình yêu nam nữ, mình thương người ta, mình muốn họ hạnh phúc nhưng mình có mở ngoặc đơn (Tôi muốn you hạnh phúc mà phải hạnh phúc với tôi, chứ với người khác là không được). 
Nhưng mẹ thì khác, mẹ thương mình, mình có cỡ nào mẹ cũng thương, thậm chí mình mất trí, tật nguyền, sa cơ lỡ vận mẹ vẫn thương. 
Sự vĩ đại của mẹ nằm ngay chỗ độ bền đó. Trên đời không có ai mà sánh bì với mẹ được. 

Sư Toại Khanh (Chép lại bài giảng của Sư).
Nguồn ảnh: yan.vn

Ghi chú: 172




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

26.8.23

DÂY XÍCH

DÂY XÍCH 

DÂY XÍCH


Đọc được trong cuốn "Hợp tuyển lời Phật dạy từ Kinh Tạng Pali" một đoạn tâm đắc, khiến mình cười mãi: 


"Này các Tỳ kheo, giả sử có con chó bị buộc vào cổ một sợi dây, trói chặt vào một cây cột hay cột trụ, con chó sẽ cứ tiếp tục chạy vòng quanh cây cột hay cột trụ đó. Cũng vậy kẻ vô văn phàm phu xem sắc là tự ngã, thọ là tự ngã, tưởng là tự ngã, hành là tự ngã, thức là tự ngã, người ấy cứ tiếp tục chạy vòng quanh..."
Mình càng ngẫm càng thấy điều ấy sao mà sâu sắc. Ai đó từng nói "Đại Đạo là vô cùng giản dị".
Mình đã nhìn thấy con chó nhà mình bị xích quanh cột, nó cứ đi quanh đi quanh, đôi khi có con chó khác chạy qua, nó quên mất là đang bị xích nhảy xổ ra rượt theo, nhưng rồi hết giới hạn dây xích là khựng lại. Tự do của nó, cuộc đời của nó, chân trời của nó... không ra ngoài mảnh đất có bán kính bằng dây xích ấy.
Chúng ta cũng có hơn gì đâu, bị xích lại bởi ham muốn, sân si, vọng tướng, tham ái... vô vàn giấc mơ chồng chất. Có những dây xích thô thiển chúng ta tháo được, nhưng có những dây xích mỏng tang như tơ nhện mà chúng ta không nhìn ra, không hay biết.
Và những vòng tròn có bán kính bằng những dây xích đó là tất cả những gì chúng ta hình dung về cuộc đời. Thế rồi như những con chó bị xích, chúng ta quay ra sủa nhau, gầm ghé nhau, tranh giành những khúc xương...Thật là một đời sống đau khổ và vô minh
Có một niềm an ủi lớn, đó là dây xích ấy chúng ta có thể tháo ra, và cũng chỉ chính chúng ta mới có thể tháo ra hay buộc vào mà thôi.

Nguồn: Ngôi nhà bên bờ nước 
Ghi chú:135




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

24.8.23

CHÁNH PHÁP CÒN PHẢI BỎ ĐI, HUỐNG NỮA LÀ PHI PHÁP

CHÁNH PHÁP CÒN PHẢI BỎ ĐI, HUỐNG NỮA LÀ PHI PHÁP

CHÁNH PHÁP CÒN PHẢI BỎ ĐI, HUỐNG NỮA LÀ PHI PHÁP



Mùa Đông năm ấy trong khi Bụt nhập thất gần giảng đường Trùng Các ở Vesali, có mấy vị khất sĩ rủ nhau tự sát ngay trong tu viện. 
Sau thời hạn nhập thất Bụt được báo tin này. Người hỏi nguyên do. Các thầy trả lời là các vị khất sĩ ấy vì quán sát tính vô thường và tàn hoại của thân thể cho nên đã sinh lòng chán ghét thân thể và không muốn sống nữa. Bụt cho triệu tập tất cả các vị khất sĩ trong tu viện lại. Người nói:
– Các vị khất sĩ, quán vô thường là để thấy được tự tính chân thực của vạn pháp và đừng bị vạn pháp thao túng và làm cho khổ đau. Quán tính tàn hoại của thân thể cũng có mục đích ấy. Người ta không đạt tới giải thoát và tự do bằng cách trốn chạy vạn pháp. Người ta chỉ đạt tới giải thoát và tự do bằng cách thấy được thực tính của vạn pháp. Có một vài người trong quý vị đã không hiểu được điều đó và đã tìm con đường dại dột của sự trốn chạy và đã phạm vào giới sát.
Này các vị! Người giải thoát là người không kẹt vào sự tham đắm mà cũng không kẹt vào chán ghét. Tham đắm và chán ghét đều là những sợi dây ràng buộc. Người tự do là người vượt thoát cả tham đắm lẫn chán ghét. Do sự vượt thoát đó, người ấy an trú trong tịnh lạc. Niềm hạnh phúc của người đó không thể nào đo lường được. Những cố chấp về vô thường và vô ngã cũng không có mặt nơi người ấy. Này các vị khất sĩ! Các vị hãy học và hành theo giáo lý tôi dạy một cách thông minh và trong tinh thần phá chấp.
Về lại Savatthi, Bụt lại có dịp dạy các vị khất sĩ thêm về vấn đề phá chấp. Tại Savatthi có một vị khất sĩ tên là Arittha cũng đã vì không hiểu được chân ý của lời Bụt dạy mà bị kẹt vào những cố chấp.
Trước đại chúng các vị khất sĩ tại tu viện Jetavana, Bụt dạy:
– Hiểu giáo pháp một cách sai lạc, người ta có thể đi vào cố chấp, từ cố chấp người ta đi sâu vào sai lầm, gây đau khổ cho mình và cho người.
Này các vị! Hãy nghe, hiểu và hành giáo pháp một cách thông minh. Như thế giáo pháp mới đưa đến một lợi ích thiết thực. Một người bắt rắn giỏi biết cách dùng một cái cây có nạng và chận vào phía cổ của con rắn và cuối cùng nắm bắt được rắn ở chỗ cổ của nó. Nếu không biết bắt rắn mà nắm lấy rắn ở lưng hay ở đuôi thì người có thể bị rắn quay lại cắn tay. Học hỏi giáo lý, cũng phải học hỏi thông minh như là bắt rắn vậy.
Này các vị! Giáo lý là phương tiện chỉ bày chân lý, đừng chấp phương tiện là chân lý. Ngón tay chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng. Không có ngón tay ấy thì quý vị không biết hướng của mặt trăng, nhưng nếu quý vị nhận lầm ngón tay là mặt trăng, thì vĩnh viễn quý vị không thấy được mặt trăng.
Giáo lý là chiếc bè đưa người sang sông. Chiếc bè rất cần thiết, nhưng chiếc bè không phải là bờ bên kia. Một người thông minh khi sang tới bờ bên kia rồi không bao giờ dại dột đội chiếc bè lên đầu mà đi. Này quý vị! Giáo pháp tôi dạy là chiếc bè đưa quý vị vượt qua bờ sinh tử. Quý vị phải sử dụng chiếc bè để qua bờ sinh tử mà không nên nắm giữ chiếc bè. Quý vị cần hiểu rõ ví dụ này để đừng bị kẹt vào giáo pháp, để có khả năng buông bỏ được giáo pháp. Này quý vị! Giáo pháp còn cần được buông, huống hồ là giáo pháp hiểu sai. Giáo pháp hiểu sai không phải là giáo pháp.
Này quý vị, tất cả những giáo pháp mà quý vị đã học như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, Thất giác chi, vô thường, vô ngã, khổ, không, vô tướng, vô tác… tất cả những giáo pháp quý vị phải học hỏi và thực tập một cách thông minh và khôn khéo. Hãy sử dụng những giáo pháp ấy để đi tới giải thoát, nhưng đừng bị kẹt vào những giáo pháp ấy.

Đường xưa mây trắng. Chương 57 -HT Thích Nhất Hạnh
Ghi chú: 128




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

21.8.23

LUÂN HỒI

LUÂN HỒI

Mackenzie - Thủ lĩnh giáo phái tuyệt thực tại Kenya.


...
Trong kinh nói có những cái loài từ dưới đó lên nó khờ vô cùng. Khổ quá. Lên nó làm những con như con giun. Các vị có biết mình có 100 tỷ cái nơ-ron trong cái bộ não, còn con giun nó chỉ có 7 thôi. Một bên là 7 một bên là 100 tỷ, các vị có thấy chênh lệch không ? Vì vậy nó chỉ có biết nhúc nhích thôi. Và nó biết chỗ nào mát lạnh nó chun vô, nó thấy ấm thì nó quay trở lại. Nhiều khi từ cái chỗ nó đang bò mà vô chỗ đất rất gần, chỉ cách có một miếng gạch mà nó không biết. Nó chấp nhận bò một quãng đường dài để nó bò đi tìm chỗ mát. 

Nếu mà nó có con mắt, nó có linh giác, như các loài khác thì nó trèo qua cái cục gạch nó vô tới đất rất là gần. Nhưng nó không có. Chỉ cần có một tia nắng rọi vô cục gạch đó thì đối với nó là chỗ đó nguy hiểm lắm. Nó bò qua đó thì nó nghĩ là ghê khiếp lắm. Những lần tôi gặp tôi nhích nó vô trong bóng râm. Nó chỉ khác cọng cỏ có chút xíu thôi. Nó bị đọa lâu quá nó lên nó mất hết sạch. Rồi nó phải độn qua nhiều kiếp, kiếp con này, con kia, ... Cho đến lúc cuối cùng một cái nghiệp lành nào đó trong quá khứ mới lôi nó lên làm người. Mà lúc nó lên làm người, nếu mà nó may mắn nó gặp được minh sư thiện hữu dạy nó tu. Còn nếu mà gặp toàn cái dân dạy nó nhậu nhẹt, săn bắn, là nó lọt xuống trở lại nữa.
Cho nên một vị Phật ra đời, các Ngài nhìn các Ngài thấy coi trong cái đám kia lúc nhúc có ai có duyên thì Ngài có hai cách để Ngài độ: Một là Ngài độ cho chứng thánh, còn Hai là Ngài tạo điều kiện cho nó làm phước chút đỉnh vậy đó để mai mốt nó có chỗ nó đi. Thương lắm. Đức Phật lòng đại bi. 
Trong kinh nói Ngài thương mình hơn là mẹ thương con. Bởi vì mẹ thương con thì thương nhưng có lúc mẹ giận con, hiểu không? Còn Đức Phật không có giận. Vì Phật nghĩ không có gì để mà Phật giận hết. Phật nhìn thấy tụi nó lúc nhúc tội nghiệp. Mình chửi Ngài ngài cũng im. Ngài coi mình như đứa con điên vậy đó. Cho nó chửi, cho nó cào cấu xong thì cũng ngồi xuống chăm sóc cho nó. Tại vì Ngài nhìn Ngài thấy hết. 
Ngài đi bát Ngài thấy những người họ không có đức tin gì hết, nhưng vì họ thấy Ngài đẹp quá nên họ ra để bát. Ngài biết hết, nhưng mà Ngài vẫn phải nhận. Tại sao? Vì cái tánh nó ác lắm. Chẳng qua là bữa nay nó nhìn cái mặt Ngài nó thương. Chứ nó ác lắm. Ngài biết cái muỗng cơm mà nó để vô bát này, đủ phước để nó làm vua 3000 lần. Mà khi nó làm vua thì nó toàn là bạo chúa. Rồi làm sao bây giờ? Và Ngài cũng biết là những đứa nào phải sống dưới tay bạo chúa là những đứa nó có cái nghiệp gì đó chứ không phải khơi khơi mà nó sống dưới tay bạo chúa.
Các vị có đọc sử Trung Hoa cận đại, các vị có biết cái vụ "bước đại nhảy vọt" không? The Grand Leap. Năm 1962 Trung Quốc chủ trương sản xuất thép nhiều nhất thế giới. Tất cả gì bằng kim loại của dân là nhà nước lấy hết. Lúc đó đời sống nhân dân rất là khổ. Rồi cuộc Đại cách mạng Văn hóa, rồi Trăm hoa đua nở. Mỗi lần Mao Trạch Đông ra cái luật nào đó là dân Trung Quốc chết như rạ. Người như Mao Trạch Đông, theo trong kinh mô tả, thì cái loại người như vậy nhiều lắm. Cái tánh nó rất là ác nhưng mà do cái lần nào đó nó cúng dường cho thánh hiền một nải chuối, một cái gì đó mà giờ nó sanh ra ở một vị trí như vậy. Mình phải đồng ý là nó có phước lớn. Vì vậy mà Mao Trạch Đông mới không bị ám sát, các vị biết không? Có rất nhiều người muốn Mao Trạch Đông chết, rất nhiều và rất nhiều. Hitler cũng vậy. Có rất nhiều người muốn giết ổng nhưng mà ngộ lắm. 
Vì cái nghiệp của dân Do Thái chưa có hết nên Hitler phải sống. Rồi cuối cùng cái lúc mà nghiệp nó hết rồi đó thì Hitler mới tự sát. Quân đồng minh tràn vô thì Hitler tự sát. Hoặc là Pôn- Pốt, Campuchia, quyền lực nghiêng trời. Nó giết bao nhiêu triệu người Campuchia, mà cái nghiệp người Miên chưa có hết thì Pôn–Pốt phải sống thôi. Năm 1978 khi tướng Năm Ngà của Việt Nam, trong 24h đồng hồ ổng chiếm được Campuchia, vô tới nơi thấy xác người Campuchia đầy đồng. Năm 1991 tôi có tới cái chùa Maha ở Phnom-Pênh. Tôi có vô coi mấy cái phòng chứng tích. Nguyên cái phòng toàn là sọ người không. Rồi có một cái phòng toàn là lá y của mấy ông sư mà bị dính máu, nguyên một phòng toàn là y không. Nó giết chư tăng. Tức là nguyên một phòng mà toàn là y mà máu không vậy đó. Nguyên một phòng toàn đầu lâu không. Phải nói là rất khủng khiếp. 
Chư Phật thấy hết nhưng bấy giờ làm sao được? Khi mình không thấy cái đó mình mới yêu đời, mình nghĩ đời này màu hồng, màu tím, màu nâu. Chứ còn người đã biết hết nó nản lắm.
...
Nguồn bài viết: https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=202007071343&lan=vn
Nguồn ảnh: Paul Nthenge Mackenzie. (Photo Simon Maina/AFP)
Tham khảo: 
Mackenzie - Thủ lĩnh giáo phái tuyệt thực tại Kenya. 
https://www.facebook.com/tintucvtv24/videos/1619596525202399/
ghi chú: 171




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

19.8.23

Tiền không mua được những gì tác giả Michael Sandel

“Tiền Không Mua Được Gì?  của Michael Sandel là một cuốn sách tuyệt vời và tôi khuyên tất cả các nhà kinh tế học nên đọc... 


Cuốn sách đầy những ví dụ thú vị buộc bạn phải tư duy... Tôi đã đọc từ đầu đến cuối cuốn sách này trong chưa đầy hai ngày. Và tôi đã ghi chú vào sách nhiều hơn bất cứ cuốn sách nào tôi từng đọc trong nhiều năm qua”. Timothy Besley, Journal of Economic Literature 

“Tuyệt vời, dễ đọc, được truyền tải một cách nhẹ nhàng, uyển chuyến, xen lẫn dí dỏm... một cuốn sách không thể không đọc về quan hệ giữa đạo đức và kinh tế”. David Aaronovitch, The Times (London) “Michael Sandel là một trong những nhà tư tưởng chính trị hàng đầu của thời đại chúng ta. Tôi khuyến khích mọi người đọc cuốn sách mới của Sandel, Tiền Không Mua Được Gì? 
Đó là bản cáo trạng hùng hồn dành cho cái xã hội mà chúng ta đang trở thành, ở đó cái gì cũng có giá của nó”. Michael Tomasky, The Daily Beast “Một khảo luận sắc bén, được trình bày một cách khéo léo về những vấn đề lớn của đời sống”. Kirkus Reviews 


LỜI GIỚI THIỆU 


Chúng ta đã quen và bị thuyết phục bởi nền kinh tế thị trường:  thông qua giá, thị trường điều phối tài nguyên quý hiếm để phục vụ xã hội một cách tốt nhất. Ai sẵn sàng bỏ nhiều tiền nhất để mua một cái gì đó sẽ là người sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Nhưng, sâu thẳm trong lòng mình, chúng ta cũng tin rằng tiền không thể mua được tất cả mọi thứ: nó không mua được danh dự, không mua được sự sống và cái chết. Nhưng đâu là ranh giới giữa những gì có thể mua được bằng tiền và những gì thì không. Chúng ta đã quen với việc những người mua vé máy bay có quyền lên máy bay trước mà không cần xếp hàng. Chúng ta cũng quen, tuy rằng cảm thấy khó chịu hơn, khi có người bỏ tiền để tranh giành cho được một chỗ trong trường tốt cho con mình đi học. Nhưng chúng ta rất khó chấp nhận khi người ta bỏ tiền để chen hàng cho người nhà mình vào phòng mổ cấp cứu. Chúng ta cũng rất khó chấp nhận khi người ta bỏ tiền ra để mua bộ phận trên cơ thể người khác hầu cấy vào cơ thể mình. Vậy thì đâu là ranh giới giữa những gì chúng ta chấp nhận để tiền có thể mua được và những gì thì không? 
Trong Tiền Không Mua Được Gì?, tác giả cung cấp những cơ sở triết học, những lập luận căn bản để mỗi người trong chúng ta có thể xác định được ranh giới cho chính mình. Có những thứ mà khi ta coi nó như một mặt hàng có thể mua đi bán lại thì ta đã hủy hoại giá trị làm nên bản chất của nó. Đọc xong Tiền Không Mua Được Gì?, dù ta có không trả lời trọn vẹn được câu hỏi này, ít ra ta cũng nhận thức được rằng đặt ra câu hỏi này là vô cùng cần thiết. Nếu chúng ta không đặt câu hỏi, không tranh cãi để đi đến xác định một ranh giới mà toàn bộ cộng đồng, xã hội chấp nhận, thì rất có thể thị trường sẽ quyết định hộ chúng ta. Tôi thấy đây là một nhận định rất quan trọng của Michael Sandel. -Ngô Bảo Châu 

TIỀN KHÔNG MUA ĐƯỢC NHỮNG  GÌ TÁC GIẢ MICHAEL SANDEL


GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẠO ĐỨC


Có những thứ không thể mua được bằng tiền. Nhưng vào thời đại này, con số đó không nhiều. Ngày nay, hầu như cái gì cũng có thể mua bán được. Sau đây là một vài ví dụ:

• Nâng cấp phòng giam: 
82 dollar một đêm. Ở Santa Ana, bang California và một vài thành phố khác, các tội phạm không liên quan đến bạo lực được phép trả tiền để hưởng điều kiện tốt hơn: 
một phòng giam sạch sẽ, yên tĩnh, cách xa phòng giam của những tội phạm không trả tiền [1]. 
• Xe chỉ có một người chạy trên làn đường dành cho xe nhiều người: 
8 dollar vào giờ cao điểm. Minneapolis và vài thành phố khác đang nỗ lực giảm ùn tắc bằng cách cho phép các xe ô tô chỉ có một người trả thêm tiền để đi vào làn đường dành cho xe có nhiều người. Mức giá thay đổi tùy theo tình trạng giao thông [2]. 
• Dịch vụ thuê phụ nữ Ấn Độ mang thai hộ: 
6.250 dollar. Ngày càng nhiều cặp vợ chồng phương Tây muốn tìm người mang thai hộ đang hướng về Ấn Độ – nơi dịch vụ mang thai hộ là hợp pháp, giá cả lại chỉ bằng một phần ba so với ở Mỹ [3]. 
• Quyền nhập cư vào nước Mỹ: 
500.000 dollar. Tất cả những người nước ngoài đầu tư 500.000 dollar vào Mỹ và tạo ra ít nhất mười việc làm ở nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao đều được cấp thẻ xanh – giấy chứng nhận họ được phép cư trú vĩnh viễn trên đất Mỹ [4]. 
• Quyền được bắn một con tê giác đen – loài vật đang bị đe dọa: 
150.000 dollar. Nam Phi bắt đầu cho phép các chủ trang trại chăn nuôi bán cho các thợ săn quyền được giết hại một số lượng tê giác nhất định để tạo động lực cho giới chủ trang trại tiếp tục nuôi và bảo vệ các loài động vật đang bị đe dọa [5]. 
• Số điện thoại bác sỹ riêng: 
1.500 dollar trở lên một năm. Ngày càng nhiều bác sỹ muốn cung cấp dịch vụ “chăm sóc khách hàng” bằng cách cho bệnh nhân số điện thoại và hẹn khám ngay trong ngày với giá từ 1.500 đến 25.000 dollar một năm [6]. 
• Quyền được phát thải một tấn carbon vào bầu khí quyển: 
13 euro (khoảng 18 dollar). Liên minh châu Âu đã thành lập thị trường phát thải carbon, trong đó các công ty được phép mua bán quyền phát thải [7]. 
• Cho con nhập học vào một trường đại học danh tiếng: 
Mặc dù không nêu giá, nhưng ban lãnh đạo một số trường đại học hàng đầu tiết lộ với tạp chí Wall Street Journal rằng: 
họ chấp nhận một số sinh viên không xuất sắc lắm vào học nếu cha mẹ của sinh viên này giàu có và sẵn lòng đóng góp một khoản tiền đáng kể cho trường [8]. 
Không phải ai cũng đủ tiền mua những thứ nói trên. Nhưng giờ đây có rất nhiều cách kiếm tiền mới mẻ. Nếu bạn cần tiền thì có thể thử một vài giải pháp mới lạ sau: 
• Cho thuê trán (hoặc bộ phận khác trên cơ thể bạn) để làm quảng cáo: 
777 dollar. Hãng hàng không New Zealand đã thuê 30 người để cạo tóc và xăm lên đầu họ dòng chữ: 
“Bạn cần thay đổi? Hãy hạ cánh xuống New Zealand” [9]. 
• Đóng vai chuột bạch cho các công ty dược phẩm thử nghiệm tính an toàn của thuốc trên cơ thể người: 7.500 dollar. Mức giá có thể cao hoặc thấp hơn, tùy vào mức độ ảnh hưởng của quy trình thử nghiệm thuốc và sự khó chịu mà bạn phải chịu đựng [10]. 
• Đánh thuê ở Somalia hoặc Afghanistan: từ 250 dollar một tháng tới 1.000 dollar một ngày. Mức giá phụ thuộc trình độ, kinh nghiệm và quốc tịch [11]. 
• Xếp hàng ở Đồi Capitol để giữ chỗ cho những người vận động hành lang muốn tham gia phiên điều trần quốc hội: 15-20 dollar/giờ. Những người chuyên vận động hành lang trả tiền cho các công ty dịch vụ xếp hàng và các công ty này sẽ thuê những người vô gia cư và nhiều người khác để xếp hàng hộ [12]. 
• Nếu bạn là một học sinh lớp hai ở một ngôi trường dưới chuẩn ở thành phố Dallas, đọc một cuốn sách, bạn được 2 dollar. Để khuyến khích học sinh đọc sách, nhà trường sẽ trả tiền cho mỗi cuốn sách các em đọc [13]. 
• Nếu bạn bị béo phì, giảm được 6,5kg trong bốn tháng, bạn được 378 dollar. Các công ty bảo hiểm sức khỏe sẵn lòng trả tiền để tạo động lực cho bạn giảm cân cũng như có các thói quen sống lành mạnh khác [14]. 
• Mua bảo hiểm nhân thọ cho người ốm hoặc người già, nộp phí bảo hiểm hàng năm trong thời gian người đó còn sống rồi nhận tiền bồi thường khi người đó qua đời: 
có khả năng lên tới hàng triệu dollar (tùy vào từng hợp đồng). Hình thức đánh cược vào tính mạng người lạ này đã trở thành một ngành kinh doanh trị giá 30 tỷ dollar. Người mà ta đánh cược càng sớm qua đời thì ta càng kiếm được nhiều tiền [15]. 
Chúng ta đang sống trong thời đại mà gần như mọi thứ đều có thể mua bán được. Trong hơn ba thập kỷ qua, thị trường – và các giá trị của thị trường – đã chi phối đời sống của chúng ta mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chúng ta không hề cố ý làm như vậy. Mà nó tự xuất hiện, rơi xuống đầu chúng ta. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thị trường và tư duy thị trường chiếm ưu thế độc tôn, cũng dễ hiểu. Thực tế cho thấy không có phương thức tổ chức sản xuất và phân phối hàng hóa nào mang lại sự thịnh vượng, giàu có bằng thị trường. Và hiện tại, ngay cả khi có ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng cơ chế thị trường để vận hành nền kinh tế thì vẫn có điều gì khác đang diễn ra. Các giá trị của thị trường đang ngày càng có vai trò lớn hơn trong đời sống. Kinh tế thống trị tất cả. Ngày nay, logic mua bán không chỉ còn áp dụng cho hàng hóa vật chất mà nó chi phối toàn bộ đời sống. 

Đã đến lúc cần đặt câu hỏi: liệu chúng ta có muốn sống kiểu này không?


bản PDF TIỀN KHÔNG MUA ĐƯỢC NHỮNG  GÌ TÁC GIẢ MICHAEL SANDEL


bản TXT TIỀN KHÔNG MUA ĐƯỢC NHỮNG  GÌ TÁC GIẢ MICHAEL SANDEL





Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

18.8.23

KHỔ ĐẾ DUKKHA

KHỔ ĐẾ DUKKHA

KHỔ ĐẾ DUKKHA


Khổ Kể 1
Khổ không phải chỉ là cảm giác mà là khổ trên bản chất: Bản chất bất toàn là khổ.
Khổ Kể 3
Khổ khổ là sự có mặt của những gì làm thân tâm khó chịu 
Hoại khổ là sự vắng mặt của những gì làm thân tâm dễ chịu 
Hành khổ là sự lệ thuộc các điều kiện để có mặt.
Khổ Kể 8
Bát khổ là tám nỗi khổ mang tính cương lãnh của kiếp người, bao gồm: Sanh khổ, bệnh khổ, lão khổ, tử khổ, yêu phải xa khổ, gét phải gần khổ, muốn không được khổ và thân tâm ( sắc, thọ tưởng hành thức) khổ .

Đắng là khổ đã đành mà ngọt cũng là khổ là vì sao ?


Bôn ba kiếm tìm cái ngọt là khổ. Tìm không ra cũng khổ mà tìm thấy rồi giữ để nó không mất cũng lại khổ.
Nguồn: bài giảng Sư Giác Nguyên - Giáo lý duyên khởi 
Nguồn ảnh: The Flood,” 2017. By Jeff Wigman.
Ghi chú: 125




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

15.8.23

KUSINĀRĀ

KUSINĀRĀ 

Cây sala và nơi đức Phật Niết Bàn tại Kusinārā


Dầu muốn dầu không. 
Một ngày sẽ qua.
Dầu muốn dầu không. 
Ta rồi cũng già. 
Chuyện xưa ngày cũ.
Như áng mây qua.
Ngày về đất lạnh,
Gì cũng như pha.


Đó là đoạn ngắn trong bài Tình Khúc Hiên Mây, ngậm ngùi ở chỗ là dù muốn dù không thì nền văn minh nào cũng bị vùi chôn. Giở lịch sử mà xem nền văn minh da đỏ, nền văn minh Ai Cập, nền văn minh La Hy, Đông Sơn, Ngọc Lũ, Angkor, Atlantic, Pompei … cũng bị vùi chôn. Dầu muốn dầu không tất cả rồi cũng sẽ trở thành quá khứ. 
Chính vì vậy khi Thế Tôn về Kusinārā để nhập niết bàn, Ānanda  thưa với Đức Phật: 
“Bạch Thế Tôn, với một người như Thế Tôn, với một nhân cách vĩ đại và bao người đông đúc ngưỡng mộ như Thế Tôn, vì sao Thế Tôn lại chọn nơi hẻo lánh này để Niết bàn?” 
Đức Phật dạy: “Này Ānanda, chớ nghĩ rằng Kusinārā là hoang vắng quạnh hiu, là một tiểu quốc xa xôi không tiếng tăm. Ānanda không biết đây là lần thứ tám Như Lai bỏ tấm thân ngay tại chỗ này nhưng đây cũng là lần cuối cùng ta không còn tái sanh nữa. Ānanda có biết mảnh đất Kusinārā này ngày xưa là một chốn phồn hoa đế đô nhộn nhịp phồn vinh, thạnh mậu trù mật cực kỳ không thể tả được.” Rồi Ngài mô tả nơi đó y hệt như sau này người ta mô tả về Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. “Xưa Như Lai từng là Chuyển Luân Thánh Vương, nhưng mà này Ānanda, tất cả nay đã đi vào quá khứ. Các hành đều vô thường, thật là vừa đủ để nhàm chán, vừa đủ để xả ly. Này Ānanda, các ngươi còn chờ đợi gì ở Như Lai nữa, đây là những gốc cây, những ngôi nhà vắng, hãy tinh tấn thiền định chớ có để mình sau này phải hối tiếc”. 
Mỗi khi kể một câu chuyện, rất thường khi Thế Tôn kết thúc bằng câu: “Này các tỳ kheo, các hành nay đã đi vào quá khứ, các hành là vô thường, vừa đủ để nhàm chán, vừa đủ để xả ly. Dầu muốn dầu không thì cũng bị đẩy đi về phía trước”
Vạn pháp do duyên mà có, có rồi sẽ bị mất, từ đó làm nên vô thường, khổ và vô ngã. Sáu căn vô ngã thì 6 cảnh cũng y chang như vậy. Sáu căn 6 cảnh là chỗ để nương cho 6 thức nên cũng y như vậy. Anh chỉ được tự do, được giải thoát khi anh biết rõ hoàn cảnh của anh. Vấn đề lớn nhất của chúng ta và cũng của cả thế giới này là không biết vấn đề của mình nằm ở đâu. Vì giải pháp của vấn đề luôn nằm trong chính vấn đề đó. 
Tôi nhớ câu chuyện, có một bà bị lẫn hay quên, chồng bà đưa cho bà một cuốn sổ tay thiệt đẹp và một cây bút chì, dặn là muốn làm gì thì ghi vào đó, nhưng cuối cùng bà cũng không ghi được, vì vấn đề là không nhớ cuốn sổ nằm ở đâu. Đức Phật cho chúng ta biết vấn đề của dòng sinh tử của chúng ta là nằm ở 6 căn, 6 cảnh, 6 thức; vấn đề này có giải pháp chứ không phải là không có.
Giải pháp nằm ở đâu? Nó nằm ngay trong bản thân 6 căn, 6 cảnh, 6 thức. Luân hồi là do lầm tưởng 6 căn 6 cảnh 6 thức là thường, lạc, ngã, tịnh và giải pháp để chấm dứt dòng luân hồi đó là nhận thức rõ nó là vô thường, khổ, vô ngã. 
Ở đâu có nhàm chán, ở đó có ly tham, ở đâu có ly tham thì ở đó có giải thoát. 
Nếu các vị còn có tín tâm, còn có lòng cầu đạo giải thoát, dù có đang vui cỡ nào hãy nhớ rằng, sẽ có một ngày nằm liệt giường tiêu tiểu tại chỗ, sẽ có một ngày tóc bạc răng long, sẽ có một ngày trên nói dưới không nghe, đầu kêu bước mà chân không thèm nhúc nhích, sẽ có một ngày tay cầm đũa ăn không nổi, sẽ có một ngày không muốn mà nước miếng cứ chảy ròng ròng, sẽ có một ngày vợ chồng, con, cháu chắt, không muốn dòm mặt mình nữa vì hôi thúi tanh tưởi quá, vì rên xiết, vì nói dai vì lẫn v.v... Sẽ có một ngày đối diện với bốn bức tường khuya nằm nghe thạch sùng tắc lưỡi trên vách, hoặc một mình nằm trên chiếc võng kẽo kẹt nghe gió thổi ngoài song cửa, nghe cây lá trở mình ngoài vườn sau, khi đó chỉ có một mình không còn gì hết, rất đáng sợ. Với một người quán chiếu thường xuyên và liên tục, tuổi già không đáng sợ như vậy đâu. Có người huệ căn ngon lành, trí tuệ sung túc, họ tu vì tiếng réo gọi của hạt giống bồ đề, nhưng có người tu vì khổ quá như bản thân chúng tôi, chọn pháp môn quán chiếu năm uẩn bởi vì chúng tôi là một người hèn quá, chúng tôi sợ khổ, biết mình chịu không nổi thị phi. 
Phải đâu ta sợ chi tình 
Chỉ lo tình phụ nên đành vô tâm.
Thêm một chút đầu tư, thêm một chút nắm níu, thêm một chút bám víu là chắc chắn sẽ có một lần bị khổ. Con chim đậu trên cành, nó không tin cậy vào cái cành, nhưng nó tin vào đôi cánh; còn mình thì đứng trên cành cây, dồn hết niềm tin cho cành cây. Bậy vô cùng! Quán chiếu 5 uẩn là tin vào đôi cánh của mình không dồn niềm tin cho những gì mình đang có, từ tình cảm đến tài sản, tiền bạc, nhan sắc, tuổi trẻ…

(Những bài giảng Kinh Tương Ưng, tập 4 – Sư Giác Nguyên)
Nguồn ảnh: Phạm Kim Khánh.
Cây sala và nơi đức Phật Niết Bàn tại Kusinārā
Ghi chú: 150




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

13.8.23

Tỳ Kheo Thích Giác Nguyên Bút hiệu Toại Khanh

Tỳ Kheo Thích Giác Nguyên Bút hiệu Toại Khanh


Toại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng... Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.
Trang web riêng:https://toaikhanh.com 
Có bài đăng trên báo chí và website Phật Giáo Việt Nam như Phương Trời Cao Rộng, Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen, v.v...

Tác phẩm đã xuất bản:
- A Tỳ Đàm Trong Truyền Thống Hữu Bộ - Jintaro Takakusu, Giác Nguyên dịch Việt
- Giáo Tài A Tỳ Đàm - Hòa Thượng Saddhammajotika, Giác Nguyên dịch Việt
- Văn Học A Tỳ Đàm Ở Miến Điện - Shwe Zan Aung, B.A., Giác Nguyên dịch Việt
- Họ Đã Nghĩ Như Thế.
Các bài Viết với bút hiệu Toại Khanh:rải rác trên mạng Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại thừa.

Tuyển tập Toại Khanh


phanblogs.blogspot.com › tuyen-tap-toai-khanh-su-giac-nguyen_64
Tuyển tập Toại Khanh
22 thg 8, 2019 ... Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên Toai Khanh Giac NguyenToại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, ...

phanblogs.blogspot.com › lang-minhchuyen-phiem-thay-tu-su-toai_70
LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh
14 thg 10, 2019 ... Phanblogs LÃNG MINH:Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh Toại Khanh . Chuyện xảy ra ở Ấn Ðộ, trong một ngày của hơn hai ngàn năm trước…

phanblogs.blogspot.com › o-oi-chuyen-phiem-thay-tu-su-toai-khanh_87
Đò ơi Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh
7 thg 10, 2019 ... Đò ơi! Toại Khanh Tiếng phone reo nghe như tiếng con nít khóc, bực cả mình. Bài vở mấy ngày đầu tuần chất cao như núi ...

phanblogs.blogspot.com › chet-dai-chuyen-phiem-thay-tu-su-toai_10
Chết Dại: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh
7 thg 10, 2019 ... Phanblogs Chết Dại: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh Toại Khanh Đến tận bây giờ, tuổi cũng đã lớn, vậy mà tôi vẫn không nén được sự hồi ...

phanblogs.blogspot.com › 2021/05 › vun-vo_93
VỤN VỠ
30 thg 5, 2021 ... ... cầm cuốn Câu Chuyện Dòng Sông của Trí Hải (Phùng Khánh), Phùng Thăng dịch họ lại đến với đạo được. ... Sư Toại Khanh .

phanblogs.blogspot.com › 2021/08 › tam-xa-tatramajjhattata
TÂM XẢ TATRAMAJJHATTATĀ
10 thg 8, 2021 ... TOẠI KHANH Trích bài giảng ngày 23/06/2019 KTC.6.105 Hữu Bhava Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép. Nguồn ảnh: AP Photo/Eraldo Peres.

phanblogs.blogspot.com › 2022/01 › thuy-thuong-phieu
THỦY THƯỢNG PHIÊU
15 thg 1, 2022 ... Nguồn: trích bài giảng của sư Toại Khanh . KHỔ UẨN-TRUNG BỘ KINH- BÀI KINH 13. KINH ĐẠI KHỔ UẨN (Mahàdukkhakkhanda sutta). 

phanblogs.blogspot.com › uc-phat-la-e-ton-kinh-chu-khong-phai-e
ĐỨC PHẬT LÀ ĐỂ TÔN KÍNH
2 thg 12, 2021 ... Một tác phẩm kinh điển tuyệt vời của Mỹ mà ai cũng nên đọc:… Chết Dại: Chuyện Phiếm Thầy Tu Sư Toại Khanh . 07.10.2019 - 0. 

phanblogs.blogspot.com › luc-ai-chan-kinh-ty-kheo-giac-nguyen
LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN
22 thg 9, 2021 ... LỤC ĐẠI CHÂN KINH TỲ KHEO GIÁC NGUYÊN . Chuyện bắt đầu từ một mùa nắng hạn, hoàng tộc hai bên nội ngoại của Thế Tôn giành nhau nguồn nước ít ...

phanblogs.blogspot.com › nhung-bai-giang-kinh-tuong-ung-tk-giac
NHỮNG BÀI GIẢNG KINH TƯƠNG ƯNG TK GIÁC NGUYÊN
29 thg 5, 2023 ... Tôi chỉ là một thính giả tình cờ, bỗng một ngày nghe được những bài giảng của sư Giác Nguyên . Những đoản văn cô đọng, cổ ngữ khó hiểu bí ẩn, ...

phanblogs.blogspot.com › sanh-y-upadhi-nen-tang-hien-huu_60
SANH Y( UPADHI)
21 thg 3, 2021 ... Họ vận dụng những thứ đó một cách phù hợp mang lại bình an cho họ và những người xung quanh. Sư Giác Nguyên - Chép lại bài giảng của sư.

phanblogs.blogspot.com › 2021/05 › tuong-uan_57
TƯỞNG UẨN
tác giả Nguyên Sa. Chúng ta thường có thói quen nhìn mọi sự theo lăng kính mình thích. ... (As you like). Sư Giác Nguyên (giảng). phanblogs at 17:07 

phanblogs.blogspot.com › hanh-uan-sac-uan-mong-manh-nhu-bot-nuoc
HÀNH UẨN
22 thg 9, 2021 ... -nguồn bài viết: Lục đại chân kinh tỳ kheo Giác Nguyên giảng, Nhị Tường ghi chép. -nguồn ảnh: Deutsche Welle. The UN warns that more than 

phanblogs.blogspot.com › 2022/10 › do-ai-sinh-sau-uu
ĐIỂM TỰA PHÙ DU
1 thg 10, 2022 ... Lúc choàng tỉnh dậy, nhớ lại giấc mơ tôi nghĩ có lẽ mẹ tôi đã sanh vào giới ngã quỷ. ... Dịch Giả : Tỳ Kheo Giác Nguyên .

phanblogs.blogspot.com › 2022/03 › iem-tua-phu-du
3 thg 3, 2022 ... Đời sống này là sự tin cậy, chúng ta đã trông cậy vào những thứ rất đỗi phù du.… Sư Giác Nguyên (giảng). 

phanblogs.blogspot.com › nhu-lai-khong-tranh-luan-voi-oi-chi-co
NHƯ LAI KHÔNG TRANH
3 thg 5, 2022 ... ... và hành trì để được giải thoát như các ngài. Nguồn: Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 – Chương 1: Tương Ưng Uẩn – Phẩm Hoa. Sư Giác Nguyên .


Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

12.8.23

DỤC KĀMĀ

DỤC KĀMĀ


DỤC KĀMĀ


- Dục như khúc xương: Như khúc xương chỉ để gặm nhắm, không nuôi sống được, thế mà các con chó lại tranh giành, cấu xé nhau...; cũng thế, lòng dục đối với con người...
- Dục như miếng thịt: Ví như con diều hâu, hay con chim kên có được một miếng thịt rồi bay lên không; các con chim diều hâu khác, chim kên khác đuổi theo, giành giựt, xé nát miếng thịt ấy. Nếu con diều hâu, con chim ưng không vứt bỏ ngay miếng thịt, nó có thể đi đến chết, hay khổ gần như chết.
- Dục như bó đuốc cỏ khô: Như người cầm bó đuốc cỏ khô cháy rực đi ngược gió, lửa sẽ táp vào người; cũng thế, nắm giữ lòng dục thì sẽ tự hại.
- Dục như hố than hừng: Như người bị ghẻ lở, tìm đến hố than hừng trên miệng hố, để có cảm giác dễ chịu, nhưng hố than hừng rất dễ đem đến đại nạn vong thân cho người ấy. Cũng thế, dục vọng đối với con người.
- Dục như cơn mộng: Mộng thì không thực, chỉ để lại cho con người sự thất vọng, hụt hẫng khi tỉnh giấc. ("Giật mình tỉnh giấc thấy mình tay không"). Cũng thế, dục vọng đối với người tu.
- Dục như trái cây: Ví như ở gần làng có một xóm rừng có một cây đầy trái chín, nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Một người đi đến và leo lên cây ăn thỏa thích. Một người khác đi đến với chiếc búa trên tay, không biết leo cây bèn chặt cây tận gốc. Nếu người kia không nhanh leo xuống cây, thì sẽ bị gãy tay, chân, sẽ bị chết hay khổ gần như chết.
- Dục như vật mượn của người: Vật mượn thì không thể sở hữu. Chỉ nắm giữ tạm thời vật mượn, nó không thuộc của mình. Cũng thế, lòng dục và đối tượng dục đều không là mình, không phải là của mình.
- Dục như lò thịt: Lò thịt là nơi lần lượt cắt đứt mạng sống của các con thú đem đến. Cũng thế, dục vọng sẽ thiêu cháy, giết chết người nắm giữ nó, đến với nó.
- Dục như đầu rắn: Như rắn độc, phải đánh chết dập cái đầu, nếu không thì nó sẽ quay trở lại cắn chết người bắt nó. Cũng thế, trừ dục phải trừ tận gốc, nhổ sạch "dục tùy miên", nếu không thì nó sẽ khởi lên đem đến phiền não cho người tu.

Thế Tôn kết luận về dục:
"Dục vui ít, khổ nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn".


Nguồn: Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 22
Kinh Ví dụ con Rắn
(Alagaddùpama Sutta)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-022b.htm
Ghi chú: 130




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

9.8.23

ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY (EHI-PASSIKO), CHỨ KHÔNG PHẢI ĐẾN ĐỂ MÀ TIN

ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY (EHI-PASSIKO), CHỨ KHÔNG PHẢI ĐẾN ĐỂ MÀ TIN

ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY (EHI-PASSIKO), CHỨ KHÔNG PHẢI ĐẾN ĐỂ MÀ TIN



Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli tại Mahàvana trong ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Licchavii Bhaddiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Licchavii Bhaddiya bạch Thế Tôn: 
- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Là một nhà huyễn thuật, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo".
Đức Phật Ngài hỏi ông Licchavii Bhaddiya :
Đức Phật : Phiền não ông thấy làm cho người ta khổ hay sướng ?  
Bhaddiya : Dạ khổ 
Đức Phật : Nếu vậy thì mình không nên phiền não phải không ?  
Bhaddiya : Dạ phải 
Đức Phật : Ông sống thiện là ông an lạc phải không ?  
Bhaddiya : Dạ phải . 
Đức Phật : Bởi vì vắng mặt phiền não là khỏe rồi, nếu vậy thì mình nên hành thiện đúng không ?
Bhaddiya : Dạ phải.
Đức Phật : Ta giảng đạo thì ta giảng như vậy, tự ta gợi ý cho người khác hỏi, nếu họ chấp nhận được thì họ theo, chứ nếu nói Như Lai là nhà ảo thuật, nhà huyễn thuật dùng đủ cách này cách kia để dụ dỗ quần chúng thì không, Như Lai chỉ giải thích một cách hợp lý, chứng minh một cách thuyết phục, ai đủ duyên thì họ theo đó là chuyện thứ nhất. 
Chuyện thứ hai nếu gọi cách thuyết pháp của chư Phật là xảo thuật, thì phải nói thêm rằng phúc phận cho ai được dụ dỗ theo con đường ấy bằng cách ấy. 
Chuyện thứ ba, muốn đánh giá một con người, một học thuyết chuyện gì cũng phải dùng đầu để suy luận không nên dùng lỗ tai mà nghe theo tiếng đời thị phi, khi ấy ta đã là con rối cho miệng đời.
Ở đây Ngài nói đừng nghe theo truyền thống kinh điển hệ thống học thuyết v..v, quan trọng là mình phải dùng đầu suy nghĩ. Hôm bữa tôi nhớ tôi có nói một câu hơi kỳ nhưng đó là bằng thiện chí : Bất cứ học thuyết chính trị nào cũng chỉ để phục vụ dân tộc, thấy phục vụ không nổi thì mình phải đổi chứ không ai lấy cả một dân tộc đi phục vụ học thuyết chính trị, mọi học thuyết chính trị hay là tôn giáo đều để phục vụ chúng sinh không thể bắt chúng sinh phục vụ hay bảo vệ cho bất cứ học thuyết nào. 
Mình nói mình lấy cái đó mình phục vụ cho dân tộc, trong khi đó dân tộc mình khổ như điên mà mình cứ tiếp tục con đường đó, chỉ có một nhóm sướng còn dân thì khổ. Con người sanh ra ai cũng có máu “chim lồng cá chậu “ khi mình bị nuôi nhốt một thời gian trong một môi trường quen rồi thì lớn lên mình e ngại sự tự do, e ngại sự phản biện và lấp ló đâu đó trong tâm khảm mỗi người một thái độ dè chừng bẩm sinh, cứ sợ suy nghĩ ngoài luồng đó là có tội với ông bà ông Vải gì đó. 
Đức Phật Ngài xác định một chuyện rất là quan trọng: Không nên biến mình thành con mồi, con chuột bạch làm nạn nhân cho cái gọi là dư luận cho một truyền thống nào hết. 
Mẹ sanh mình ra có chân để đi, có tay để làm việc, có đầu để suy nghĩ và có tim để yêu thương, đừng để cái đầu thành chỗ đội nón thì uổng lắm. 

Sư Giác Nguyên
( chép lại bài giảng của Sư )
Ghi chú: 171




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

6.8.23

Nâng lên được thì đặt xuống được

Nâng lên được thì đặt xuống được.

Nếu thấy khả năng buông bỏ kém thì hạn chế cầm nắm, vơ vào.

Nâng lên được thì đặt xuống được.


Ghi chú: 134


Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

3.8.23

HẢI ĐẢO TỰ THÂN

HẢI ĐẢO TỰ THÂN



“hãy sống nương tựa vào chánh pháp, chớ có nương tựa một cái gì  khác, lấy chánh pháp làm hải đăng, lấy chánh pháp làm hải đảo.”

HẢI ĐẢO TỰ THÂN



Tôi nhớ một đoạn kinh ngắn trước khi Đức Phật Niết-bàn, lúc đó sức khỏe Ngài yếu lắm. Dĩ nhiên thời gian đó Ngài dành trọn thời gian cho các đệ tử bằng những lời giáo huấn mà tôi nghĩ rằng có thể xem là cốt lõi của đạo Phật. 
Trong những câu nói quan trọng nhất của Ngài :
“Này các Tỳ Kheo, chuyện của ta, ta đã làm xong rồi, vấn đề các ngươi còn ở lại, chuyện quan trọng nhất là các ngươi phải có một đời sống cho riêng mình, hãy sống nương tựa vào chánh pháp chớ có nương tựa một cái gì khác, lấy chánh pháp làm hải đăng, lấy chánh pháp làm hải đảo“.
Chánh pháp là gì ? 
Chánh pháp tức là những gì chư Phật đã nhìn thấy, đã giác ngộ đem ra dạy cho người khác. 
Có một lần, Đức Phật Ngài đi ngang một khu rừng, rừng đó toàn là loại cây mà tiếng Phạn kêu là cây Simsapa, cái lá nó nhỏ xíu, giống như lá me, Đức Phật Ngài ngồi trước mặt chư Tỳ Kheo, Ngài hốt một nắm lá Ngài hỏi : 
-Này Tỳ Kheo, các ngươi nghĩ sao, nắm lá trong tay Như Lai với số lá trong rừng cái nào nhiều ? 
Tỳ Kheo trả lời : 
-Dạ nắm lá trong tay Như Lai đâu có nghĩa lý gì.
Đức Phật Ngài nói : 
-Những gì ta hiểu biết, ta dạy cho các ngươi suốt mấy chục năm, nó chỉ là nắm lá trong tay, so với những gì ta biết mà ta không nói, vì sao vậy ? Này các Tỳ Kheo có những điều mà ta biết nó không dẫn đến lợi ích tu hành giải thoát thì ta không nói. 
Thí dụ như Ngài biết về phong thủy, bùa chú, võ thuật, khoa học, toán, lý, hoá v....v, Ngài biết tất cả nhưng Ngài không nói ra vì không giúp cho người ta giải thoát. Chánh Pháp là những gì Đức Phật Ngài chứng đắc và Ngài thuyết giảng, những điều Ngài biết không thấy lợi lạc thì Ngài không nói. Đó là hiểu biết về Chánh Pháp. 
Khi Đức Phật Ngài 80 tuổi, đệ tử Ngài đông lắm, theo như thế gian thì một người cha sắp mất thì giao quyền cho người con lớn trong nhà. Một ông vua sắp mất thì nghĩ đến người thừa kế cho mình, nhưng mà Đức Phật thì không. Phật Thích Ca tuyệt đối không làm chuyện đó. 
Mình tu Phật thì mình phải quy y Phật Pháp Tăng, nhưng Phật Pháp Tăng chỉ là bản đồ mà thôi. Bất cứ một hành trình nào trong cuộc đời này, cho dầu các vị đi đâu, cho dầu quí vị có trong tay 1 vé first class (vé hạng nhất), nếu các vị không tự đi thì không được, các vị phải đi với đôi chân mình trước. 
Chư Phật có dạy mình bao nhiêu điều quan trọng mình phải đi bằng đôi chân của mình. Niềm tin của mình đặt vào người khác chỉ là một niềm tin của người lữ khách nghe theo lời hướng dẫn viên mà thôi, chứ ta không thể xem người hướng dẫn mình là thần thánh có thể cõng mình đi. Cuộc tu cũng vậy. 
Đức Phật Ngài nói rằng khi một người cư sĩ mà đặt niềm tin Phật Pháp của mình với một cá nhân tu sĩ, thì niềm tin đó nó có thể tổn thương trong các trường hợp sau đây : Vị tăng sĩ đó đột ngột qua đời, vị đó hoàn tục không còn tu nữa, vị đó phạm giới luật. 

Ghi chú: 150



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian