Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn nhăt nhạnh cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhăt nhạnh cuộc sống. Hiển thị tất cả bài đăng

24.1.23

LUÔN NHÌN THẤY LỖI Ở NGƯỜI KHÁC

LUÔN NHÌN THẤY LỖI Ở NGƯỜI KHÁC Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến


Cuộc đời này ngắn lắm, chúng ta không thể quyết định được chiều dài của sinh mệnh, nhưng có thể tùy ý sử dụng chiều sâu của sinh mệnh, nhìn thế giới một cách thông suốt, giữ cho tâm không phê phán, hơn thua.
Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
"Tấm vải bẩn thật" - Cô vợ thốt lên. "Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn". Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.
Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: "Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?"
Người chồng đáp: "Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy".
...
Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. 
Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy giả trá. Tất cả những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an.
LUÔN NHÌN THẤY LỖI Ở NGƯỜI KHÁC Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến
LUÔN NHÌN THẤY LỖI Ở NGƯỜI KHÁC Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến




Nguồn tri thức trẻ.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

24.12.20

TÂM BẤT DÍNH GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN THÍNH

Phanblogs TÂM BẤT DÍNH GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN THÍNH

Sáng nay trời ấm, mình tranh thủ bật app lên chạy Grab.
Đang chạy Grab thì tình cờ đón đúng người yêu cũ. Suốt cả quãng đường 2 đứa đều im lặng, khi sắp đến nơi, đột nhiên cô ấy lên tiếng:
TÂM BẤT DÍNH GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN THÍNH

"Chúng ta có thể quay lại được không?” Tôi dứt khoát: "Quay lại thì tính thêm tiền"

28.4.20

Viral counterpoint of the #coronavirus spike protein (2019-ncov). bản nhạc từ adn của #covid19

Phanblogs VIRAL COUNTERPOINT OF THE #CORONAVIRUS SPIKE PROTEIN (2019-NCOV).
Bản nhạc từ ADN của #covid19

Bằng cách mã hóa từng axit amin trên gai protein virus SARS-CoV-2 thành các nốt nhạc có cao độ, trường âm và độ lớn khác nhau, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tạo ra được bản nhạc có tên: "Viral Counterpoint of the Coronavirus Spike Protein (2019-nCoV)".

Các nhà khoa học cho biết họ đã chọn một bộ nhạc cụ bao gồm đàn, sáo mang âm hưởng Nhật Bản, để tạo ra những âm thanh dễ nghe, du dương và êm đềm.

"Nghệ thuật âm nhạc này dạy chúng ta điều gì đó về ranh giới giữa vẻ đẹp của sự sống và cái chết như những thái cực đối nghịch. Khi bạn nghe protein này, bạn sẽ thấy cấu trúc phức tạp của nó lại dẫn đến những âm thanh cực kỳ thú vị, dễ chịu và thư giãn", Buehler giải thích.
Viral counterpoint of the #coronavirus spike protein (2019-ncov).  bản nhạc từ adn của #covid19
Viral counterpoint of the #coronavirus spike protein (2019-ncov).  bản nhạc từ adn của #covid19
Viral counterpoint of the #coronavirus spike protein (2019-ncov).  bản nhạc từ adn của #covid19
Viral counterpoint of the #coronavirus spike protein (2019-ncov).  bản nhạc từ adn của #covid19


"Nó không thực sự truyền đạt sự chết chóc mà loại protein đặc biệt này đang gieo rắc trên toàn thế giới. Bản nhạc này cho thấy bản chất lừa phỉnh của virus, cách nó xâm nhập cơ thể chúng ta để tái tạo và làm tổn thương chúng ta trên đường đi của chúng. Vì vậy, âm nhạc là một phép ẩn dụ cho bản chất của virus, nó đang đánh lừa vật chủ và khai thác con người để được nhân lên".







9.10.19

Trăm năm mới có một ngày Bây giờ mới biết mặt mày ở đây

Phanblogs Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra khá tốt đẹp. Trung Quốc chi viện hộ trợ cho Việt Nam khá nhiều về tinh thần và vật chất bằng nhiều hình thức phong phú như cho học sinh Việt Nam sang học tập ở Quế lâm Trung Quốc, hoặc tiếp nhận thương bệnh binh, cán bộ Việt Nam sang Trung Quốc điều trị bồi dưỡng sức khỏe để tiếp tục trở lại chiến đấu.


Ông cũng là một người trong đoàn cán bộ được cấp trên cho sang Quảng Tây điều tri. Hàng tháng sau đợt điều tri phía bạn tổ chức cho đoàn cán bộ Việt Nam đi dã ngoại. Đoàn dã ngoại được đi tham quan một hang động dài 7 km. nhiều phong cảnh và điêu khắc rất đẹp. Kết thúc đoạn đường 7km hướng dẫn viên cho đoàn nghỉ ngơi uống nước sâm tăng lực rồi mời đoàn Việt Nam tiếp tục trèo leo lên một quả đồi khá cao. Nhân viên hướng dẫn nói rằng mời các đồng chí đến viếng một danh tướng nổi tiếng của Trung Quốc là Phục Ba tướng quân.Nghe đến đây Ông bèn cáo mệt không thể leo lên đồi cao được.
Ai đời mình lại đi lên thắp hương cúng một tướng giặc đã từng đàn áp cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng thời Đông Hán.

Văn lo vận nước văn thành võ Võ thấu lòng dân, võ hoá văn”.
Văn lo vận nước văn thành võ /Võ thấu lòng dân, võ hoá văn”.


Về đến trại điều dưỡng ông đề xuất với chi ủy và lãnh đạo từ nay lấy cớ sức khỏe hạn chế nên lộ trình da ngoại chỉ đi hết 7km đường hầm chớ không đi viếng đền Phục Ba Tướng Quân nữa. Ai đời người Việt Nam lại đi thắp hương viếng một tướng giặc từng đi ăn cướp nước mình bao giờ Rồi ông báo cáo tổ chức báo cho phía bạn ông có điện goi về nhận nhiệm vụ mới , đề phòng mọi bất trắc bất lợi cho ông. Ông nói anh em trong đoàn nói phía Trung Quốc cũng đã mời Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghỉ dưỡng và dã ngoại một lộ trình như Ông vừa kể. Khi phía Trung Quốc đề nghị ghi cảm tưởng cho chuyến viếng đền Phục Ba Tuớng Quân Mã Viện đại tướng hạ bút viết luôn hai câu thơ như sau:

“Trăm năm mới có một ngày
Bây giờ mới biết mặt mày ở đây!”

Không biết bây giờ sổ ghi cảm tưởng ấy có còn hay không?







18.5.18

Thiền quán VS Thiền chỉ

Phanblogs : Hình ảnh đôi dép và sự thực tập thiền quán. 

Đôi dép. Chúng không thể và không nên quá cách xa nhau. Cũng không nên dính lấy nhau.
Vì cả hai trường hợp đấy thằng người dùng đôi dép đó đều không đi được. 
Không hoàn thành được đúng việc của mục đích đôi dép sinh ra phải làm.
Thằng người đi đôi dép đó sẽ phát điên. Khi nhận ra rằng đôi dép của mình như hai thỏi nam châm lúc hút lúc đẩy hên xui, và nó sẽ ngã dúi dụi tùy thuộc vào sự hên xui đó.

Ta cũng nhận thấy trong những quãng đường thằng người đó đi. Có lúc dép này đi trước buộc dép kia phải theo bước. Điều đó là bình thường và lặp lại, như một vòng tuần hoàn tròn trịa và hoàn hảo.

Điều gì sảy ra khi dép trái và dép phải đổi chỗ cho nhau ?. 
Điều gì sẽ đến nếu hai chân hai chếc dép khác nhau ?. 
Điều gì nếu chỉ còn 1 chân với 1 chiêc dép ?.
.............
bla bla bô


Thực tập thiền quán để thấy sự vật, sự việc NHƯ NÓ LÀ.

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khăng khít song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó nhau vì một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia ...


Đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên

13.1.18

Câu chuyện về đầu tư hold to die

Phanblogs Câu chuyện về đầu tư hold to die ICO & Hold To Die – Đáng suy ngẫm cho các nhà đầu tư!


Ngọc tin chắc rằng đọc xong câu chuyện này bạn sẽ từ một người “chơi coin” trở thành một “nhà đầu tư coin ICO” chuyên nghiệp đấy!

Đây cũng là câu chuyện rất hay mà Ngọc sưu tầm được, và trong những ngày qua câu chuyện này đang làm thức tỉnh tất cả những người “chơi coin” tại Việt Nam!

Câu chuyện như sau…

HOLD TO DIE ? Chẳng biết cụm từ này xuất hiện từ lúc nào, nhưng giờ là thuật ngữ khá thông dụng dành riêng cho giới chơi coin (tiền kĩ thuật số) khi nói với nhau về việc đầu tư này nọ.


Chỉ là “Ôm” đến chết (Trữ coin đó đến chết). Hay…Còn là một phạm trù ý nghĩa khác?

Ngày nọ, tui có tiếp chuyện với một vị doanh nhân (D.N) khá thành đạt, các chủ đề trong công việc trao đổi gần xong, bỗng tui thấy ông ta mở Coinstats ra xem gì ấy rồi tắt. Tui ngẫu hứng quá, hỏi luôn:

Tui : Anh có chơi coin à?
D.N : Không em, anh đầu tư từ coin
Tui: Ủa, em thấy cũng vậy mà, khác nhau gì đâu
D.N : (không nói, cười nhẹ!)
Bỗng anh ta hỏi lại tui
D.N : Em có chơi coin không?
Tui : Dạ có anh
D.N : Con gì?
Tui : CMT của CyberMiles anh (Xem thêm CyberMiles là gì ở đây)
D.N : Còn nữa không?
Tui : Dạ còn, nhưng mấy con khác em không “máu lửa” bằng con CMT
D.N : Uhm, con CMT tốt ấy, anh được cu em chia cho gần 1.000 USD CMT. Em bữa mua nhiều không, thế khi nào em bán
Tui : Em mua ít à anh, gần 5.000 USD, hiện tại em chưa bít nhưng có lẽ hơn 1 USD em sẽ bán hết
D.N : Nhiều thế cơ à? Nếu ngày mai, CMT lên hẳn 2 USD em bán ngay không?
Tui : Chời, “xã láng sáng dậy sớm” luôn anh, còn gì bằng, haha!
D.N : Uhm
Tui : Còn anh?
D.N : Không em
Tui: Anh chờ lên 100 USD phải không, Hihi.
D.N : Cũng không em!
Tui : Chứ anh đợi đến khi nào?
D.N : Anh không đợi, anh chỉ muốn thấy khi nào ông CyberMiles thành công thôi
Tui: Ủa kì vậy, là sao em không hiểu?
D.N : Anh nói rồi mà, anh đi đầu tư chứ không phải anh “chơi coin” để nhanh chốt lời, trang trải kiếm “cơm” cho cuộc sống
Tui : ….

Anh ấy hiểu tôi dường như đang suy nghĩ điều gì và nói tiếp:

Nếu như A&E (anh và em) có một công ty tốt, một đội ngũ nhân sự chất lượng. Và một ngày nọ, A&E phát hiện ra một ý tưởng đầy tiềm năng, có thể xây dựng nó thành một sản phẩm hữu ích để ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, A&E không thể phát triển gì được nếu chúng ta không có đủ tiền. Ta sẽ làm gì?

Đi vay ngân hàng, đi mượn anh em bạn bè đúng không? Nhưng cũng nếu không có ai có khả năng cho mình mượn thì sao? Anh nghĩ, hoài bão của A&E rồi sẽ bị lãng quên dần theo thời gian và cũng sẽ không ai biết đến nó.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, gọi vốn bằng hình thức ICO – mô hình gọi vốn từ nhà đầu tư lẻ bằng ý tưởng xây dựng sản phẩm ngày càng thông dụng, có thể xem đây là hình thức gọi vốn đầu tư mới, nó đang tạo ra một làn sóng gọi vốn hết sức nhanh và hiệu quả.

Dưới góc nhìn của anh, đây là cuộc cách mạng về hình thức gọi vốn thời 4.0. Tất nhiên, Khi em biết về ICO, đứng trên phương diện nhà gọi vốn chắc chắn em sẽ lao vào để tìm kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư lẻ. Vậy:

Nếu như mình cần 10.000.000 USD, mục tiêu ICO đơn giản thôi, mình bán 1USD/coin. Giả sử, sau khi em ICO, mình thu về 10.000.000 triệu USD. Lộ trình phát triển xây dựng sản phẩm của A&E mình là 12 tháng thì sản phẩm thành công, nếu không có gì trục trặc giữa chừng về mọi thứ.

Tui: OK anh, em hiểu… rồi sao?
Anh nói tiếp:

Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu trong thời gian đó, nhiều nhà đầu tư không kiên nhẫn chờ đợi được sự thành công của sản phẩm và họ bắt đầu đem bán hết số coin họ đã mua được từ ICO.

Giá coin ICO là 1USD/Coin, anh đem bán 1 USD trên sàn chờ nhà đầu tư khác (nhà đầu tư mới) mua nếu họ cũng thấy coin của A&E tiềm năng. Nhiều người không chờ được cũng đem bán, họ muốn bán nhanh hơn mình nên họ đặt giá theo kiểu “ks” lẫn nhau, 0.9 rồi 0.8 để mong được bán sớm nhất.

Và cứ như thế, nếu sản phẩm của em chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư khác trong quá trình xây dựng. Việc này cũng đồng nghĩa với việc coin của em cũng được ít nhà đầu tư mới chú ý và tìm để mua.

1 USD -> 0.9 -> 0.8 -> 0.7 ———> 0.0 thì chuyện gì xảy ra?

Coin hoàn toàn mất giá trị, dân chơi coin sẽ bảo A&E mình là kẻ lừa đảo? Làm ICO chỉ để kiếm tiền, trục lợi rồi để cho coin scam…Từ đây, cuộc đời A&E sẽ có thêm biệt danh mới: Cam & Quýt – đi lừa thiên hạ!



Vậy mình phải đối phó làm sao khi ai cũng ồ ạt chốt lời hoặc bán ra để mong bình ổn giá? Có phải chúng ta sẽ dùng tiền gọi vốn lúc ICO được để mua lại phần lớn coin của nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn hoặc họ nhu cầu khác phải bán để chống giá không?

Kết quả ra sao nếu như, 10.000.000 USD chúng ta đem chống giá hết 8.000.000 USD và còn lại 2.000.000 USD.

Quay lại lúc ban đầu, A&E hy vọng gọi được 10 triệu để xây dựng sản phẩm thành công trong 1 năm. Giờ chỉ còn 2 triệu, vậy khi nào mới xong hoặc với số tiền sau khi “chống giá”, chúng ta sẽ mãi mãi không thể thành công?

Cuối cùng chúng ta đều phải mang cái mác CAM & QUÝT (thuật ngữ Scam – lừa đảo) nếu không xây dựng sản phẩm thành công để tạo ra giá trị cho đồng coin giúp nhà đầu tư sau này bán lại kiếm lời.

Nếu như ai cũng như ai, đều nói là đi đầu tư ICO nhưng cứ canh có lời là chốt và bán ngay. Vậy nhà phát hành coin sẽ ra sao khi họ chỉ vừa cầm tiền sau khi ICO mà chưa kịp làm gì để xây dựng sản phẩm?

Việt Nam mình ấy em, vừa được thế giới vinh danh luôn cơ đấy. Có vài quốc gia cấm người Việt mua ICO. Nó thấy IP người Việt mình mua ICO là tụi nó run như “cầy sấy” ấy.


Em biết vì sao rùi chứ? Thế nên với anh, coin CMT hoặc bất kì con coin nào anh mua để đầu tư, anh dường như không nghĩ đến chuyện buôn hay bán. Anh sẽ bán nhưng lúc đó cũng là lúc sản phẩm đã thành công và được ứng dụng rộng rãi trong xã hội. Đó cũng là cách anh thể hiện sự tôn trọng của anh dành cho đối tác (nhà phát hành coin ICO).

Sống chết cùng đối tác, cùng sản phẩm đến khi có kết quả cuối cùng!. & nếu như họ thành công, tới lúc anh mà bán, có lẽ 1.000 USD của anh sẽ gấp 100 lần 5.000 USD của em hiện tại.

Em phải hiểu là, coin được sinh ra và được xem như là phương tiện giao dịch chứ nó chẳng có giá trị nào khi xét về góc độ kinh tế. Giá trị một đồng coin phụ thuộc vào giá trị sản phẩm của nhà phát hành coin, luôn luôn và mãi mãi là như thế.

Cái em nên quan tâm là, khi đi đầu tư coin thì em phải biết được công ty đó sau khi ICO họ đã làm gì, lộ trình phát triên sản phẩm có ổn không, sản phẩm đó đã làm tới đâu rồi, nó đang được người tiêu dùng đánh giá ra sao… chứ đừng lên coi giá nó mỗi khi rảnh tay.

Điều đó sẽ làm em tốn thời gian, giảm sức tập trung cho những việc khác, chưa kể nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và thần thái của em trong cuộc sống.

Chung quy lại, khi sản phẩm đã thành công và được đón nhận vào cuộc sống thì em bán giờ nào cũng được, mọi lúc mọi nơi. Canh giá chỉ là lòng ham muốn nhiều hơn về vật chất chứ không phải là giá trị nhân văn của một người đi đầu tư mạo hiểm ICO.


Khi nghe tới đây, tui dường như đã hiểu anh muốn nói gì, truyền tải thông điệp gì cho tôi!
Kết:
1> Tui đã sai
2> Trước giờ tui đi kiếm tiền từ ICO chứ không phải đi đầu tư ICO
3> Tui cảm thấy mình không tôn trọng đối tác, chỉ là kẻ lợi dụng ICO – lợi dụng chất xám của người khác để kiếm tiền
4> Hold to die – một phạm trù riêng cho mỗi người nhưng hiểu cho hết nghĩa thì bao gồm cả một sự nhân văn của con người dành cho con người trong cuộc sống
5> Làm một nhà đầu tư ICO chân chính quả thật rất khó
6> Đừng như tôi
7> Làm lại từ đầu

Câu chuyện được chia sẻ bởi Lại Hiếu  edit by Nguyễn Anh Ngọc

https://phanblogs.blogspot.com/2018/01/nguong-cua-long-tham.html


20.12.17

20 năm không dám cãi vợ câu nào

Phanblogs 20 năm không dám cãi vợ câu nào Hai vợ chồng đã lấy nhau gần 20 năm mà chưa từng cãi nhau lần nào. Anh em trên bến dưới thuyền đến moi tin: Mài làm thế nào để giữ được tình cảm ôn hòa lâu như vậy?

20 năm không dám cãi vợ câu nào


Anh chồng trả lời bằng cách kể một câu chuyện:


Ngày đón dâu về, con chó nhà tôi nhìn cô ấy mà sủa, cô ấy rất bình tĩnh và nói: ❗ "lần thứ nhất".

Mấy ngày sau, khi cô ấy đi lấy nước giặt đồ, khi đi ngang con chó, nó lại sủa. Cô ấy nói: ❗ "lần thứ hai".

Hôm sau, khi đang ngồi chẻ củi trước hiên nhà, con chó nhìn thấy cô ấy và tiếp tục sủa. Lần này cô ấy không nói gì, chỉ vung tay lên và thế là đầu con chó rơi xuống đất. Lúc đó tôi trông thấy thì quá tức giận nên hét lên: "Cô điên à?".
Cô ấy cũng rất bình tĩnh và quay sang tôi nói: ❗"lần thứ nhất".
Kể từ đó đến nay, chúng tôi trải qua cuộc sống hạnh phúc và chưa bao giờ cãi nhau



23.1.09

Đầu đất


Xin được đặt tên lại hai bài viết dưới đây là :Đầu Đất

Xin được đặt tên lại hai bài viết dưới đây là Đầu Đất

Nhà thư pháp, Tiến sỹ Cung Khắc Lược: "Xin đừng ứng xử với chúng tôi như tội phạm". Tiến sỹ Cung Khắc Lược được coi là một trong “tứ trụ Thư pháp Việt Nam” , cùng các bậc lão thành về thư pháp Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện.



Nguồn của Bài viết 1
Ngày 25 tết Kỷ Sửu, Lần đầu tiên UBND Hà nội đứng ra tổ chức” Phố Ông Đồ”, nơi vỉa hè Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhưng nhiều cụ đồ có hàng chục năm ngồi viết thư pháp trên con phố này, như nhà Thư pháp – Tiến sỹ Cung Khắc Lược, nhà thư pháp trẻ Trịnh Tuấn…, đã tỏ thái độ phản đối BTC, bằng cách không chấp nhận vào ngồi trong "lều bạt” mà tự trải chiếu ngồi vỉa hè, như đúng câu vè “Ông đồ vỉa hè, cụ nghè ngồi xổm”.
Tiến sĩ Cung Khắc Lược, được nhiều người coi là một trong “tứ trụ Thư pháp Việt Nam” (cùng các bậc lão thành về thư pháp: Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện) đang viết chữ tặng miễn phí cho những ai yêu thích nghệ thuật thư pháp.
..và ngay sau đó, cũng chính ông cũng phải van lạy lực lượng công quyền, khi họ thẳng tay giật tung những bức thư pháp mà ông đã mất nhiều công sức thể hiện.
Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc Tử Giám - Quận Ba Đình đang “chỉ đạo các lực lực lượng chức năng” xử lý theo nghị định 227 về lấn chiếm lòng lề đường của UBND TP Hà Nội..
Chẳng cần những lời nhẹ nhàng, giải thích thấu tình đạt lý, ngay sau đó... những hình ảnh... giật - giằng - vò, ném... thực sự là không đẹp mặt và vô văn hóa, thách thức công luận của lực lượng công quyền đã diễn ra ngay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi thờ Khổng Tử, Chu Văn An, những bậc hiền hiền triết luôn dạy chúng ta… Làm Người cũng cần phải học.
Như cảm thấy chưa đủ mạnh tay, Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc tử Giám, đã gọi điện xin chi viện của lực lượng phản ứng nhanh 113 công an Q. Ba Đình xuống ”giải quyết”
Chứng kiến những hành động không đẹp mắt này, Người dân cảm thấy phẫn nộ và bức xúc với cách mà lực lượng cảnh sát và lực lượng dân phòng đang hành xử.
“Việc các cụ đồ viết câu đối trong mấy ngày tết, là tái hiện một nét văn hóa của của nguời Hà Nội xưa, sao lại xua đuổi và gọi họ là buôn bán chữ, kinh doanh trái phép được” – “Những người mặc sắc phục cảnh sát đó, đã mất niềm tin với người dân chúng tôi, sự việc vừa diễn ra thật sự làm chúng tôi đau xót”, ông Văn Quý cán bộ Bộ Kế hoạch đầu tư, bức xúc nói.
.. nhà Thư Pháp như Tiến sỹ Cung Khắc Lược, Trịnh Tuấn... tỏ rõ sự thất vọng và chán nản, khi nhìn những bức Thư Pháp, những chữ Tâm, chữ Nhẫn, chữ Đức, chữ Tài, và những lời dăn dạy của các bậc tiền nhân, bị lực lượng công quyền giật, ném lên xe không thương tiếc.
“Thật vớ vẩn, quá vớ vẩn, họ đã thiếu hiểu biết và vô văn hóa, họ có thể không cho chúng tôi ngồi đó, nhưng xin đừng đối xử với chúng tôi như những tên tội phạm”, nhà thư pháp Tiến sỹ Cung Khắc Lược nói.
Nhà thư pháp Trịnh Tuấn giãi bày, “Mỗi Tết tôi ra đây tìm niềm vui, muốn được góp phần làm hoằng dương lại nét văn hóa của một Thăng Long xưa, chưa thời nào thư pháp nào nuôi được người cả, nhất là với “văn hóa nghìn đô” bây giờ thì lại càng không”. Chính quyền đừng đối xử với chúng tôi thiếu công bằng và cứng nhắc như thế.
Chúng tôi không đi làm thuê, chúng tôi viết chữ không phải vì tiền, không thể chấp nhận cảnh một ông đồ ngồi viết và một cô tân thời đứng bên cạnh thu tiền. Đó không phải là truyền thống ngàn đời của Thăng Long xưa”, nhà Thư pháp Vũ Xuân Hợp gay gắt nói.
LB: Cảnh sát có chức năng bảo vệ dân và chấn áp tội phạm, tội phạm tày đinh đôi khi cũng cần tình người để thu phục nhân tâm. Huống chi những ông thày đồ, những người cả đời chỉ dùng cây bút để “viết lên trời xanh”, gìn giữ những tinh hóa văn hóa của cha ông để lại, gìn giữ những giá trị vô hình mà do sức ép của của thời buổi cơm áo gạo tiền, giờ đã mất dần. Họ là những ông đồ, họ có thể là những người “buôn bán chữ nho trái phép”(lời của lực lượng cảnh sát 113) vì kế sinh nhai, họ có thể vi phạm quy định này, nghị định kia, nhưng chắc chắn, họ không đáng bị đối xử, bị xua đuổi như những kẻ làm “bẩn phố phường” khác, họ cần sự trân trọng của người đời.
Đừng cào bằng giá trị, đừng mang quyền lực và tiền ra để đánh đổi văn hóa. Văn hóa... không thể dùng dui cui để trấn áp, như đã từng trấn áp với tội phạm.
Cho dù có giải thích, biện minh gì gì đi nữa, việc cơ quan công quyền, cụ thể là cách hành xử với người dân, với những ông đồ, với giá trị văn hóa của tiền nhân xưa…của công an, lực lượng dân phòng Phường Quốc Tử Giám, đáng bị lên án và kg thể chấp nhận được!
Nguồn của bài viết 2
Các “cụ đồ” bất bình vì bị giải tán
(Dân trí) - Lần đầu tiên, Hà Nội tổ chức “Phố Ông Đồ” tại vỉa hè Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Nhưng do bất đồng với ban tổ chức về cách thức “một ông đồ ngồi viết, một cô tân thời đứng bên cạnh thu tiền”, nhiều “cụ đồ” đã tự trải chiếu ngồi vỉa hè, không vào quầy.
Vì vậy, chiều 20/1, Công an phường Quốc Tử Giám đã đến và yêu cầu các “cụ đồ” ngồi vỉa hè giải tán, căn cứ theo nghị định 227 về lấn chiếm lòng lề đường của UBND TP Hà Nội. Lực lượng chức năng đã tịch thu một số bức thư pháp mang đi trong sự bất bình, thất vọng của các nhà thư pháp về những hành vi ứng xử như: giật bỏ thư pháp, ném lên xe không thương tiếc.
Chứng kiến cảnh này, ông Văn Quý, một cán bộ thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, cho hay: “Những gì diễn ra thật sự làm chúng tôi đau xót”, “Việc các cụ đồ viết câu đối trong mấy ngày tết là tái hiện một nét văn hóa của người Hà Nội xưa, sao lại gọi họ là buôn bán chữ, kinh doanh trái phép được”.
Nhà thư pháp Trịnh Tuấn giãi bày: “Mỗi Tết tôi ra đây tìm niềm vui, muốn được góp phần làm hoàng dương lại nét văn hóa của một Thăng Long xưa, chưa thời nào thư pháp nuôi được người cả. Chính quyền đối xử với chúng tôi như thế là cứng nhắc”. 
“Chúng tôi không đi làm thuê, không thể chấp nhận cảnh một ông đồ ngồi viết và một cô tân thời đứng bên cạnh thu tiền. Đó không phải là truyền thống ngàn đời của Thăng Long xưa”, nhà Thư pháp Vũ Xuân Hợp nói.
Phố Ông Đồ “khai bút” vào ngày 19/1/2009 và dự kiến kéo dài đến hết mồng 5/2/2009 (tức mồng 10 Tết).
Phố Ông Đồ bị giải tán chiều 20/1
Nhiều gian hàng bỏ không chiều 20/1
Mai Kỳ
END