Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền quán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thiền quán. Hiển thị tất cả bài đăng

18.5.18

Thiền quán VS Thiền chỉ

Phanblogs : Hình ảnh đôi dép và sự thực tập thiền quán. 

Đôi dép. Chúng không thể và không nên quá cách xa nhau. Cũng không nên dính lấy nhau.
Vì cả hai trường hợp đấy thằng người dùng đôi dép đó đều không đi được. 
Không hoàn thành được đúng việc của mục đích đôi dép sinh ra phải làm.
Thằng người đi đôi dép đó sẽ phát điên. Khi nhận ra rằng đôi dép của mình như hai thỏi nam châm lúc hút lúc đẩy hên xui, và nó sẽ ngã dúi dụi tùy thuộc vào sự hên xui đó.

Ta cũng nhận thấy trong những quãng đường thằng người đó đi. Có lúc dép này đi trước buộc dép kia phải theo bước. Điều đó là bình thường và lặp lại, như một vòng tuần hoàn tròn trịa và hoàn hảo.

Điều gì sảy ra khi dép trái và dép phải đổi chỗ cho nhau ?. 
Điều gì sẽ đến nếu hai chân hai chếc dép khác nhau ?. 
Điều gì nếu chỉ còn 1 chân với 1 chiêc dép ?.
.............
bla bla bô


Thực tập thiền quán để thấy sự vật, sự việc NHƯ NÓ LÀ.

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khăng khít song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó nhau vì một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia ...


Đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên

20.3.16

bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu và giật nước cho nó trôi

Phanblogs SẼ LÀM GÌ NẾU CÓ NGƯỜI BỎ CUỐN KINH PHẬT VÀO BỒN CẦU RỒI GIẬT NƯỚC CHO NÓ TRÔI ĐI?
Một ký giả tờ báo địa phương gọi điện thoại cho tôi, nói rằng anh ta muốn hỏi các nhà lãnh đạo của mọi tôn giáo chính ở nước Úc cùng một câu hỏi anh đặt ra cho tôi:
"Sư Ajahn Brahm, sư sẽ làm gì nếu có người bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu rồi giật nước cho nó trôi đi?"
Chẳng chút do dự, tôi trả lời: "Thưa ông, nếu có người bỏ cuốn kinh Phật vào bồn cầu và giật nước cho nó trôi đi thì việc trước tiên tôi sẽ làm là gọi thợ chuyên thông cống."

Sau khi cười một hồi, anh ký giả cho biết đó là câu trả lời đầu tiên có vẻ thực tế nhất mà anh nhận được.
Tôi bèn nói thêm. Tôi giải thích rằng, có thể có người làm nổ tung nhiều tượng Phật, đốt phá đền chùa, hay giết hại tăng ni; Họ có thể diệt tất cả, nhưng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ tiêu diệt đạo Phật.
Bạn có thể giật nước bồn cầu cho quyển kinh trôi đi, nhưng tôi không bao giờ để bạn giật nước bồn cầu cho trôi đi sự bao dung tha thứ, sự bình an, và lòng bi mẫn.

Quyển kinh không phải là tôn giáo. Cũng như tượng đài, đền miếu, hay người tu sĩ. Những thứ này chỉ là "đồ chứa" mà thôi.
Quyển kinh dạy chúng ta những gì? Tượng đài biểu trưng cho điều gì? Những phẩm hạnh gì người tu sĩ phải có? Đó là những "đồ được chứa".

Khi chúng ta hiểu sự khác biệt giữa đồ chứa và đồ được chứa, chúng ta sẽ giữ lại "đồ được chứa" cho dù "đồ chứa" có bị tiêu hủy.
Chúng ta có thể in thêm kinh, xây thêm đền miếu và tượng đài, đào tạo thêm tăng ni, nhưng khi chúng ta đánh mất tình thương, sự tự trọng và sự kính trọng người khác và thay thế nó bằng sự bạo động, thì toàn bộ tôn giáo đã trôi xuống hầm cầu rồi.

- Thiền Giữa Đời Thường -