Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Buồn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Buồn. Hiển thị tất cả bài đăng

17.12.21

NÀNG

Nàng đã ra đi vào lúc 4.30 am 17-12-2021. 


Hơn 90 năm rong chơi, cống hiến trong cuộc đời Nàng đã để lại rất nhiều ân tình, kỷ niệm với các con, các cháu và mọi người xung quanh.
Việc cần làm Nàng đã làm xong. 
Dẫu biết rằng Nàng có đến thì phải có đi nhưng khi thời điểm thực sự đến thì con cũng không khỏi hụt hẫng, chống chếnh với khoảng trống và những kỷ niệm trong căn nhà quen thuộc mà Nàng bỏ lại.
Đường xa cách trở, dịch giã triền miên con không thể kịp chia tay với Nàng. Đành vái vọng.

Cầu mong cho nơi Nàng đến là nơi bình yên. Mong lắm vậy thay.

Nàng đã ra đi vào lúc 4.30 am 17-12-2021.





Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

28.9.16

1.1.16

Suốt quãng đời học sinh bao nhiêu là kỷ niệm mà em quên hết rồi

Phanblogs Có buồn nào buồn hơn khi em vừa thôi học là em đi lấy chồng




Có buồn nào buồn hơn khi em vừa thôi học là em đi lấy chồng
Trường xưa nay vắng bóng em tôi, tại sao tôi lại mất nàng
Người yêu tôi ai cướp, ai cướp linh hồn tôi ai dẫm lên tim mình
Cho tim mình rĩ máu hết rồi tình đầu tiên.

Kỷ niệm nào còn đây đôi tay còn nắm chặt
Mà em quên hết rồi, người ơi sao nở cướp em tôi
Ngày xưa đi về chung đường nhìn em anh khẻ nói
Anh muốn hôn mặt em cho má em thêm hồng
Cho đôi môi em đỏ thắm kỷ niệm nào vội quên.

Em ơi.. em ơi ..em nói chi câu ân tình
Em nói chi đau lòng anh, em ngũ trong vòng tay nào
Đêm nay em về đâu thời gian nào bôi xoá mà tôi vẩn tìm em....
Suốt quảng đời học sinh bao nhiêu là kỷ niệm mà em quên hết rồi
Tìm quên sao cố mãi không quên.

Càng quên anh càng nhớ nhiều!
rồi mai đây em bước ,
em bước theo chồng em ,
em sẽ vui hay buồn ,
xin chúc mừng em nhé ...lấy được chồng giàu sang

7.11.11

Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?

Phanblogs Dưới đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11 chuyên lý, trường trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn “lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?). Nhìn cách tiêu xài hay xe cộ sử dụng để đến trường của một bộ phận học sinh trường Ams, rất nhiều người cứ nhầm tưởng như thế. Chỉ những thày cô giáo đang công tác ở trường Ams mới hiểu rõ đó là ngộ nhận. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là nơi quy tụ các học sinh giỏi, còn trong hàng nghìn học sinh đang theo học ở trường cũng có rất nhiều hoàn cảnh, số phận. Và trường hợp em Nguyễn Trung Hiếu là một ví dụ.
Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?

*Dưới đây là bài văn của Hiếu đã gây ấn tượng với giáo viên trường THPT Hà Nội - Amsterdam.
Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu







26.10.11

Bà lão mù và chuyến xe bus

PhanblogsHôm ấy, tôi (người viết bài) có việc gấp phải rời Hà Nội về Hải Dương để giúp chị gái sửa máy tính nên đón chuyến xe 202 (Hà Nội – Hải Dương) từ bến xe Lương Yên.
Đó là câu chuyện của một bà lão mù một thân một mình tìm đường về nhà với chỉ một mẩu giấy nhỏ ghi địa chỉ trên tay. Đích đến của chuyến xe là thành phố Hải Dương nhưng do mắt đã không còn nhìn thấy gì nên bà lão đã lên nhầm xe đi Hải Phòng.
Tại điểm dừng tiếp theo, anh phụ xe dẫn bà lão xuống trạm chờ để bà có thể bắt chuyến xe khác. Ngồi gần cửa sổ, tôi thấy bà lão chống chiếc gậy dò đường tìm cho mình một chỗ đứng.
Đúng lúc đó, một chiếc xe bus khác vừa đến trạm, một nhóm khách bước xuống cùng với nhóm học sinh, sinh viên đang đứng chờ xe. Bà lão mù lại gần và chìa ra tờ giấy như ý định nhờ chỉ đường. Thế nhưng mọi người lảng ra, tránh xa bà lão.
Không một ai giúp cụ già mù đi lạc xe bus

Chuyến xe của tôi lăn bánh, hình ảnh bà lão bơ vơ giữa dòng người tại điểm dừng xe bus thật khiến cho người ta phải đau lòng. Càng đau lòng hơn khi chính những thanh niên, chủ nhân tương lai của đất nước lại hờ hững trước khó khăn của một bà lão mù mà họ hoàn toàn có thể giúp được trong tầm tay.
Bà lão đi một mình, đi đâu, liệu có an toàn không? Đó không chỉ là một câu hỏi mà còn là lời cảnh tỉnh những bạn trẻ vô tâm trước khó khăn của người khác.
Thực trạng vô cảm trong giới trẻ hiện nay đang trong tình trạng đáng báo động. Cả một thế hệ nắm tương lai vận mệnh nước nhà đang vô tâm trước những hoàn cảnh và hành động mà họ hoàn toàn có thể ra tay giúp đỡ.
Nguồn cơn của những sự vô cảm đến đáng kinh ngạc là do đâu? Do môi trường xã hội, văn hóa, gia đình hay sự thất bại của nhà trường trong việc giáo dục cho con trẻ một trái tim nhân văn?
Đó là câu hỏi không dễ trả lời!




22.9.11

Có tôi hôm nay đây tôi giúp được gì ?

Phanblogs Có tôi hôm nay đây tôi giúp được gì ? 


Phanblogs Có tôi hôm nay đây tôi giúp được gì ?
Phanblogs Có tôi hôm nay đây tôi giúp được gì ? 



Gió mang tiếng ca; ngày ra đi em dặn: "nếu ngày về thấy khung trời đổ nát, thì tìm tôi trong tận đáy hồn anh".
Tôi đã về, (có tiếng hát ca) bàn tay trên liếp cửa,
Hỏi rằng: "có tôi hôm nay đây, tôi giúp được gì ?"
Gió thì thầm: em nên hát ca
Bởi vì hiện hữu nhiệm mầu
Hãy là đóa hoa, hãy là nụ cười,
Hạnh phúc có bao giờ được dựng xây bằng vôi với gạch ?
Hãy thôi là nguồn khổ đau cho nhau
Tôi tìm em (như đêm giông tố loạn cuồng

rừng sâu đen tối

những cành cây sờ soạng
đợi ánh chớp lòe ngắn ngủi
thấy cần được hiện hữu bên nhau, tìm nhau)
Em hãy là đóa hoa đứng yên bên hàng dậu,
Hãy là nụ cười, là một phần của hiện hữu nhiệm mầu.
Tôi đứng đây, chúng ta không cần khởi hành
Quê hương chúng tôi đẹp như quê hương của tuổi thơ,
Xin đừng ai xâm phạm - Tôi vẫn còn hát ca.

15.4.11

Có một mùa hoa cải

Phanblogs Có…một mùa hoa cải…




nở vàng, bên bến sông…

em, đang thì con gái…

đợi anh, chưa lấy chồng…

Có một mùa hoa cải…

nắng vàng trong mê mải…

cầm tay, em bối rối…

Bài thơ còn dang dở

Hoa cải đã hết mùa

Trang thơ em bỏ ngỏ

Nỗi đau càng dầy thêm

Nhớ về vườn hoa cải

Như một kỷ niệm xa

Hình ảnh trong ký ức

Nước mắt rơi nhạt nhòa

Anh đã xa ngàn dặm

Thơ cũng chẳng còn buồn

Bản tình ca anh dệt

Hạnh phúc một trời thương

Cầu chúc anh an bình

Bên những bờ bến mới

Hoa cải giờ tàn úa

Em gửi gió cho anh

Nhận một chút mong manh

Mùa cài 3 năm cũ

Xin ai đừng bỡ ngỡ

Ghen với cải mùa sang

Hoa vẫn nở chín vàng

Hết mùa ..hoa tàn úa

Nhớ nhau nhiều hơn nữa

Cũng chẳng nói nên lời

Hạnh phúc vốn đầy vơi

Gắng giữ cho hiện tại






Có một mùa hoa cải

4.5.10

cái ác là gì ?




Phan: Khi được hỏi về cách xử thế giữa người với người, đức Khổng tử nói : “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, muốn người đừng làm điều gì cho ta, thì ta cũng đừng làm điều ấy cho họ. Hành động như thế là không ác.

7.1.10

Street songs vietnam

Tại anh đó nên duyên mình dở dang
Em nào mộng mơ quyền quý cao sang
Một căn nhà nhỏ đôi trái tim vàng
Một giàn thiên lý giăng ngang
Đường tình hai đứa thênh thang.

Tại em đó nên duyên mình lẻ loi
Ai ngờ rằng đâu tình đã chia phôi
Tại em không hiểu hay bởi do trời
Trời đày hai đứa hai nơi
Để rồi nay thấy buồn cả đôi.

[ĐK:]
Khi xưa anh không nói nên đâu ngờ
Để rồi anh trách em hững hờ
Để giờ anh trách em ơ thờ
Xa người thương đành phụ bạc lời yêu đương
Cho tình duyên tan tác, cho đôi đường chia ly.

Giờ xa cách nhau anh hiểu vì đâu
Anh, anh đừng giận em, đừng trách chi em
Thì thôi kỷ niệm mình khắc trong lòng
Tình đầu nay đã không mong

Cầm bằng ôm tuyết lạnh mùa đông.

Street songs vietnam
two blind women one playing beautifully strange electric guitar while the other sings sublimely into a microphone . powered by a battery carried in a bag by the guitar player & blasted out through ...


29.10.09

Hương hoa sữa

Phan: cuộc sống xô bồ không cho ta khoảnh khắc mà chui về ngày xưa ấy ; hôm nay dù rất mệt nhưng cũng cố lang thang về miền miền ấy cái miền không bao giờ có được trải nghiệm như vậy. Cái miền vắng tanh thoang thoảng ; đặc rật mùi hoa sữa
Phan: cái miền chỉ có gió,cây và sự cô đơn đến say mèm. Cái miền chỉ có rượu, tuổi trẻ, và sự trong trắng vô ưu của thằng con trai với tâm trạng của kẻ xa nhà Cố tìm 1 bản nhạc cho hợp với tâm trạng lúc này nhưng không thể

Thì cứ thả mình cho hương sữa cuối thu đi. Hương hoa sữa sẽ theo bạn đến những chốn xa của cổ tích. Nhưng nhớ là con đường dãy phố Thủ đô sẽ chẳng còn gì là thi vị, nếu như không có hương hoa vẫy gọi ta về...
Đêm. Phải đứng ra xa một chút mới cảm nhận hương vị loài hoa này. Rất dễ trở nên thất vọng nếu như chúng ta đứng dưới gốc cây. Khi hoa đã tỏa hương, thì tốt hơn hết các loài hoa khác đừng nên tỏa hương cùng. Hoa sữa khiêm nhường tới mức độ có thể, vào ban ngày mà thôi. Nhưng để khẳng định mình, nó quyết liệt và mạnh mẽ đến không ngờ. Nó khiến cả một dãy phố, con đường ngây ngất, thậm chí mất ngủ vì hương thơm nồng nàn của mình.

Những cơn mưa tháng tám lất phất và ào ạt hình như giúp cho hàng cây xanh mướt dọc các con phố yên ả, hiền lành bật ra các chùm nụ màu cẩm thạch nhạt, trang nhã, lăn tăn, li ti, và khi đêm phủ bức màn voan đen trong suốt thì xoè nở những cánh mỏng bé xíu trắng dịu toả hương ướp cả không gian, quyện chặt mọi vật trong mùi thơm nồng nàn...Hoa sữa - Loài hoa riêng của nỗi nhớ em – mối tình ngày xưa ấy.

Hoa sữa cũng vậy. Người xưa đã biết trân trọng để trồng thi thoảng trên những góc đường trầm tư của đất Hà Thành. Rồi bỗng một ngày, một vài nghệ sĩ tâm hồn dễ rung động như lá phát hiện ra mùi thơm nồng nàn của loài hoa này và chợt thấy trống vắng nhiều nhiều nếu Hà Nội không có mùi hoa sữa. Những kỷ niệm cũng được tẩm ướp hương hoa sữa. Hoa sữa đã đi vào tâm thức và trở thành nỗi nhớ cồn cào của người đi xa. Trong gió thu. Trong se lạnh. Trong trái tim nhìn hoa không thấy chỉ là hoa mà còn là một nỗi rưng rưng cảm hoá.
Trong cái sương lạnh của trời thu heo may gật gù, không gian thoáng hơn, như cao hơn, xanh hơn. Đó là mùa của hoa sữa. Cũng như hoa dạ hương dịu dàng tỏa hương đâu đây trên một hiên nhà nào đó, hoa sữa cũng chỉ thơm về đêm. Khi mọi người hoạt động ban ngày lắng xuống, tâm hồn con người trở lên nhẹ nhàng thư thái hơn. Và chỉ lúc ấy thôi, lòng người mới cảm nhận được hết mùi thơm của loài hoa kỳ diệu này. Thứ hương đêm ngọt ngào và tình tứ làm sao.Trên những đường phố của Hà Nội như Nguyễn Du, Bà Triệu, Hùng Vương... khi đến mùa, hoa sữa nở đầy cây. Trắng đến nao lòng. Hương hoa sữa thơm hết mình, ban phát mùi hương một cách hào phóng. Hoa có đòi hỏi gì không khi thơm hết cạn lòng như thế? Trong lòng đang u uất, cảm xúc đang bị dồn nén, lúc đó hãy đi và cảm nhận. Hoa sữa thơm nồng nàn đó chính là sự an ủi dịu dàng và cũng là khát khao được đồng cảm, được xẻ chia một cách chân thành của loài hoa giản dị khiêm tốn. Hương hoa sữa còn ấp ủ trên tóc, trong áo lạnh, cho đến khi về đến nhà hương hoa còn vương vấn đâu đây.
Đi trên con đường đầy kỷ niệm, đi thật chậm và hít thật sâu. Những hoài niệm xa xôi của một thời tươi đẹp lại dội về.

Đi trong lối cũ, đắm chìm trong hương hoa, bỗng thèm khát đến cháy lòng được trở lại cái thời yêu thương đó. Những lo toan mệt mỏi cuộc sống thường ngày nhiều khi cuốn ta đi quá xa, làm cho ta quên hẳn một thời mình đã yêu hoa sữa

15.10.09

Con đã từng được sống, con rất ngoan

Nội dung
bài viết này cũng khá lâu rồi nhưng tình cờ đọc được bài viết của Mr.siro , mình cảm thấy rất buồn và nhớ lại câu chuyện của 1 bé gái người TQ này .....

"Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan! "Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.

"Con đã từng đi qua cuộc đời này! Và con rất ngoan!"

Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

"Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị"


Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".



Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!



Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.


Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.



Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con!

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..."

Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"

"Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".



"Em tự nguyện từ bỏ!"


Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:

"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.


Tờ "Thành Đô buổi chiều" có đăng bài về em



Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.

Trong phòng bệnh đầy hoa và trái cây, tràn đầy hương thơm.



Sau khi Xa Diễm mất, ông bố cũng không giữ lại đồng quyên góp nào


Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"

"Bởi vì họ đều có lòng tốt!"

"Dì ơi, con cũng làm người tốt."

"Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."

Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.

"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.


Con đã từng được sống, con rất ngoan

Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.

Mạng TứXuyênonline , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã dang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Bức ảnh trên đầu Entry trong blog Trang Hạ đã chụp bia mộ của Xa Diễm: Một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: " Con đã từng được sống, con rất ngoan! (1996.11.30-2005-8.22)"

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."

Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!"

Phan: Rất lâu rồi chưa biết cay mắt ................



31.8.09

Này Rác ơi

Tầm hơn bốn giờ chiều, một người đàn ông ăn mặc bảnh bao dừng xe máy cách cô quét rác tầm bẩy, tám mét rồi cất tiếng hỏi:

Này Rác ơi
“Này! Rác ơi!...Đường Nguyễn Hoàng Tôn đâu???”.
Cô quét rác dừng tay, ngước lên. Ông này lại hỏi lần nữa như thế.
Cô quét rác đập đập cái chổi tre vào đám rác: “Kìa rác! Chỉ đường cho ông bạn đi!”.
Ông ta nghe thấy vậy rồ ga phóng thẳng về phía công viên nước Hồ Tây mà không biết đường Nguyễn Hoàng Tôn rẽ ngay tay trái




10.6.09

Bình luận: TQ cấm ngư dân VN bắt cá tại biển Đông

Giao thiệp với Trung Quốc.

Bài trên blog Osin.

Lịch sử chắc chắn sẽ lưu lại phương cách đấu tranh bảo vệ chủ quyền của thứ trưởng Hồ Xuân Sơn khi ông Lê Dũng mô tả sự kiện ông Sơn gặp đại sứ Trung Quốc sau những hành động gây hấn của họ ở biển Đông là “giao thiệp”. Tôi không rõ ông Sơn gặp Tôn Quốc Tường trong hoàn cảnh nào. Nhưng, trong những tình huống tương tự, bộ Ngoại giao chỉ có thể triệu hồi Tường lên hoặc cho đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh gặp bộ Ngoại giao họ để trao công hàm phản đối.

Khi một quốc gia ngang ngược, đại diện chính quyền không thể nào “giao thiệp” với sứ họ trong những tư thế có thể phương hại đến thể diện quốc gia. Tuy Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc hàng chục lần, nhưng đây không phải là một cuộc tỷ thí của hai kẻ lục lâm. Đường đường là một quốc gia, Việt Nam lại đang là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.

Khi đã “có đầy đủ bằng chứng” Trung Quốc cấm đánh cá trong “những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông” thì từ ngữ dù là ngoại giao cũng không thể là “đề nghị”. Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn có trách nhiệm “yêu cầu” Trung Quốc chấm dứt các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tất nhiên, khi Trung Quốc, ngày 16-05-2009, cho tàu Ngư Chính tới Hoàng Sa và cuối tháng 5-2009 điều tiếp 08 tàu tuần tra tới biển Đông, là đã có sự rắp tâm. Cho dù ông Lê Dũng hay Hồ Xuân Sơn sử dụng ngôn từ đanh thép tới đâu thì các ngư phủ Việt Nam vẫn khó lòng tới những khu vực nói trên đánh cá. Nhưng, một lời tuyên bố khảng khái từ Chính phủ, cũng giống như một ngọn đèn xa nơi sóng dữ, có thể giúp cho những ngư dân gặp nạn ngoài biển lớn không còn cảm giác bị bỏ rơi.

Lẽ ra, ngay từ khi nhận được tin, lúc 3h sáng ngày 19-5, một tàu câu mực của ngư dân, bị một “tàu lạ” cố ý đâm, hất xuống biển 26 thuyền viên, Chính phủ phải lập tức điều tra và yêu cầu các quốc gia có tàu bè đi lại trong khu vực cùng tham gia điều tra; hành động ấy phải được coi là hải tặc. Lẽ ra, báo chí nước ngoài phải được mời đến vùng biển ấy và gặp các ngư dân bị nạn ngay. Rồi, khi Trung Quốc thừa nhận hành vi nói trên là do chính họ gây ra thì đại diện Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc, phải lập tức đặt công hàm lên bàn Tổng Thư ký Ban Ki Moon.

Thế giới cần được biết, ở thiên niên kỷ thứ III vẫn có một quốc gia đối xử với con người mọi rợ: cho tàu lớn đâm vào tàu đánh cá của thường dân rồi để họ phải bám vào can nhựa, trôi dạt nhiều giờ trong đêm, sẽ chết nếu không được các ngư dân kịp cứu.

Việt Nam là một quốc gia nhỏ, nghèo, dân chúng đã mỏi mệt vì phải tham gia quá nhiều cuộc chiến. Cho dù vẫn có không ít người sẵn sàng ra trận để bảo vệ mỗi tấc đất cha ông, bổn phận một chính phủ thương dân là tránh để cho nhân dân đổ máu. Khi Trung Quốc đưa tàu ra biển, Việt Nam không nhất thiết cũng phải kéo tàu ra. Nhưng, ở nơi ngư dân của mình thường đánh cá và bị hành hung mà bơi nhiều giờ không thấy tàu cứu hộ thì Chính phủ cũng nên nhanh tay khắc phục.

Sự hiện diện trên biển Đông của Việt Nam nên hoàn toàn quang minh chính trực; để bảo vệ chứ không phải là để tuyên chiến. Không mong manh để Trung Quốc dễ sát hại như năm 1988 ở đảo Gạc Ma nhưng cũng không “chạy đua”. Không đối đầu trên biển Đông nhưng cũng không cúi đầu trên bàn đàm phán.

Với một kẻ sẵn sàng thí cả biển dân như Trung Hoa, chiến tranh cũng đắt giá mà đấu tranh cũng cần trả giá. Càng nước nhỏ lại càng cần nhiều bạn bè ủng hộ. Một quốc gia khi tuyên bố về chủ quyền không thể khiến cho thế giới tin nếu chính họ cũng thiếu tự tin. Phẩm giá một dân tộc không thể được phát ra bằng những ngôn từ lí nhí. Sẽ không ai nghĩ một quốc gia là hiếu chiến khi kiên trì đấu tranh pháp lý và đanh thép phản đối một quốc gia to hơn trước những hành động xâm phạm chủ quyền. Khảng khái trên mặt trận ngoại giao thường gây thiện cảm nhiều hơn là mua gươm, sắm súng.

Huy Đức.


Mình đọc bài này xong thấy buồn buồn



29.4.09

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con

Một phong tục kinh điển khi đứa trẻ thôi nôi là người lớn bưng cái rổ lại trước mặt nó để nó chọn… nghề, để coi nó sẽ cầm món nào trong đó, gương lược, kéo, viết, cây búa, cuốn sách hay là cục đất. Một câu hỏi gần như… kinh điển của các ông ba bà mẹ, khi đứa trẻ biết chuyện trò ríu ran, rằng sau này con thích làm nghề gì. Chiều qua, trên đường từ trường về, đứa trẻ hớn hở khoe, mai mốt lớn lên con đi bán xôi gà. Bán xôi gà thì sẽ được ăn xôi gà đã đời luôn.

Má nó nghe buồn, bán xôi gà dãi nắng dầm mưa, suốt ngày long đong ngoài đường phố, vui sướng gì hả con ơi ?

Bà nội nó nghe buồn, cứ ước trong nhà có đứa làm bác sỹ, không thì làm thầy giáo cũng được, ra đường trẻ nít nó kêu thầy ơi thầy à không oai sao ?

Ba nó nghe buồn, đời ba lắt xắt bán buôn, mong có con cho làm cán bộ nhà nước, giàu thì chưa biết, nhưng chắc chắn là sống ổn định, không lo bữa no bữa đói.

Đứa trẻ chín tuổi, không hiểu tại sao người lớn lại tiu nghỉu khi nghe dự định của nó. Với nó, mọi mơ ước đều bình đẳng với nhau, vui như nhau, không phân biệt thấp cao. Bạn nó có đứa thích lái máy bay bay lên trời. Có đứa đòi tham gia đội đặc nhiệm siêu nhân. Có đứa thích làm công an bắt cướp. Nó chọn bán xôi gà vì công an, phi công, hay siêu nhân gì thì xong việc rồi cũng muốn ăn xôi gà.

Cũng may là có bà ngoại là vỗ tay cười mừng, bà nói cháu bà mơ ước bán cá bán rau bà cũng vui. Ước mơ tự bản thân nó đẹp rồi, không có ước mơ xấu, lại càng không có ước mơ sang, ước mơ hèn. Bán xôi gà, hay làm giám đốc ngân hàng thì cũng hồn hậu đáng quý như nhau khi chúng vẫn còn nằm trên mảnh đất mang tên mơ ước. Bán xôi gà cũng có cái hạnh phúc đặc biệt của bán xôi gà, bà ngoại nói tỉnh bơ.

Như bà ngoại đã từng mơ ước làm họa sỹ truyền thần nhưng suốt đời gắn bó với nghề may áo bà ba, vui vẻ thấy người ta đẹp lên nhờ bàn tay khéo léo của mình.

Như chú kia biết đâu đã từng ước mơ làm kỹ sư, nhưng lẽ gì lẽ khác, chú ấy đi bán cơm chiên. Sáng nay ta đói bụng quá và ta nhớ tới chú.

Như chị nọ biết đâu đã từng mơ làm hoa hậu, nhưng cuối cùng chị đi bán dừa tươi, và ta luôn trông ngóng, chờ đợi chị đẩy xe dừa ướp lạnh trong cái nắng lửa tháng Tư tuôn ngui ngút.

Như anh kìa biết đâu đã từng mơ làm bác sỹ, nhưng cuộc đời đưa đẩy khiến giờ anh an ủi những thương tổn của con người theo kiểu khác, anh làm công nhân trồng cây, trồng hoa, tỉa tót, tắm tưới chúng xum xuê trên những ngã đường.

Và khi ta thèm một tô bún riêu, cần một cái chổi rơm, muốn sơn lại mảng tường cũ… luôn có người sẵn sàng chờ để làm những công việc đó. Họ có thể đã từng mơ ước làm giám đốc, chủ tịch, hay chỉ giản dị, “muốn bán bún riêu để ăn bún riêu cho đã đời luôn…” .

Ngoại nói hay ho như trên báo, dù vậy, cả nhà vẫn buồn. Họ hy vọng thời gian sẽ làm thằng nhỏ thay đổi ước mơ, trẻ con vội thèm mau chán mà. Và một bữa nhân dịp nép bên lề nhường đường cho đoàn xe công vụ có còi hụ đi qua, thằng nhỏ nói lớn lên con muốn làm bộ trưởng, làm bộ trưởng oai thiệt oai như cái bác ngồi trong xe kia.

Lần này thì cả bà ngoại cũng buồn, bà ngoại sợ thằng cháu theo đuổi tận cùng hiện thực hóa ước mơ đó, nó sẽ làm ảnh hưởng, biến chuyển số phận của hàng trăm, triệu con người. Một chữ ký, một cái phẩy tay, một lời nói lơ đãng vô tình, một sơ sót nhỏ của nó cũng làm vất vơ ngơ ngác một đám đông. Họ sướng thì không nói gì, nhưng nhiều khi thằng cháu bà làm họ khổ…
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con.


END


23.1.09

Đầu đất


Xin được đặt tên lại hai bài viết dưới đây là :Đầu Đất

Xin được đặt tên lại hai bài viết dưới đây là Đầu Đất

Nhà thư pháp, Tiến sỹ Cung Khắc Lược: "Xin đừng ứng xử với chúng tôi như tội phạm". Tiến sỹ Cung Khắc Lược được coi là một trong “tứ trụ Thư pháp Việt Nam” , cùng các bậc lão thành về thư pháp Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện.



Nguồn của Bài viết 1
Ngày 25 tết Kỷ Sửu, Lần đầu tiên UBND Hà nội đứng ra tổ chức” Phố Ông Đồ”, nơi vỉa hè Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhưng nhiều cụ đồ có hàng chục năm ngồi viết thư pháp trên con phố này, như nhà Thư pháp – Tiến sỹ Cung Khắc Lược, nhà thư pháp trẻ Trịnh Tuấn…, đã tỏ thái độ phản đối BTC, bằng cách không chấp nhận vào ngồi trong "lều bạt” mà tự trải chiếu ngồi vỉa hè, như đúng câu vè “Ông đồ vỉa hè, cụ nghè ngồi xổm”.
Tiến sĩ Cung Khắc Lược, được nhiều người coi là một trong “tứ trụ Thư pháp Việt Nam” (cùng các bậc lão thành về thư pháp: Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện) đang viết chữ tặng miễn phí cho những ai yêu thích nghệ thuật thư pháp.
..và ngay sau đó, cũng chính ông cũng phải van lạy lực lượng công quyền, khi họ thẳng tay giật tung những bức thư pháp mà ông đã mất nhiều công sức thể hiện.
Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc Tử Giám - Quận Ba Đình đang “chỉ đạo các lực lực lượng chức năng” xử lý theo nghị định 227 về lấn chiếm lòng lề đường của UBND TP Hà Nội..
Chẳng cần những lời nhẹ nhàng, giải thích thấu tình đạt lý, ngay sau đó... những hình ảnh... giật - giằng - vò, ném... thực sự là không đẹp mặt và vô văn hóa, thách thức công luận của lực lượng công quyền đã diễn ra ngay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi thờ Khổng Tử, Chu Văn An, những bậc hiền hiền triết luôn dạy chúng ta… Làm Người cũng cần phải học.
Như cảm thấy chưa đủ mạnh tay, Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc tử Giám, đã gọi điện xin chi viện của lực lượng phản ứng nhanh 113 công an Q. Ba Đình xuống ”giải quyết”
Chứng kiến những hành động không đẹp mắt này, Người dân cảm thấy phẫn nộ và bức xúc với cách mà lực lượng cảnh sát và lực lượng dân phòng đang hành xử.
“Việc các cụ đồ viết câu đối trong mấy ngày tết, là tái hiện một nét văn hóa của của nguời Hà Nội xưa, sao lại xua đuổi và gọi họ là buôn bán chữ, kinh doanh trái phép được” – “Những người mặc sắc phục cảnh sát đó, đã mất niềm tin với người dân chúng tôi, sự việc vừa diễn ra thật sự làm chúng tôi đau xót”, ông Văn Quý cán bộ Bộ Kế hoạch đầu tư, bức xúc nói.
.. nhà Thư Pháp như Tiến sỹ Cung Khắc Lược, Trịnh Tuấn... tỏ rõ sự thất vọng và chán nản, khi nhìn những bức Thư Pháp, những chữ Tâm, chữ Nhẫn, chữ Đức, chữ Tài, và những lời dăn dạy của các bậc tiền nhân, bị lực lượng công quyền giật, ném lên xe không thương tiếc.
“Thật vớ vẩn, quá vớ vẩn, họ đã thiếu hiểu biết và vô văn hóa, họ có thể không cho chúng tôi ngồi đó, nhưng xin đừng đối xử với chúng tôi như những tên tội phạm”, nhà thư pháp Tiến sỹ Cung Khắc Lược nói.
Nhà thư pháp Trịnh Tuấn giãi bày, “Mỗi Tết tôi ra đây tìm niềm vui, muốn được góp phần làm hoằng dương lại nét văn hóa của một Thăng Long xưa, chưa thời nào thư pháp nào nuôi được người cả, nhất là với “văn hóa nghìn đô” bây giờ thì lại càng không”. Chính quyền đừng đối xử với chúng tôi thiếu công bằng và cứng nhắc như thế.
Chúng tôi không đi làm thuê, chúng tôi viết chữ không phải vì tiền, không thể chấp nhận cảnh một ông đồ ngồi viết và một cô tân thời đứng bên cạnh thu tiền. Đó không phải là truyền thống ngàn đời của Thăng Long xưa”, nhà Thư pháp Vũ Xuân Hợp gay gắt nói.
LB: Cảnh sát có chức năng bảo vệ dân và chấn áp tội phạm, tội phạm tày đinh đôi khi cũng cần tình người để thu phục nhân tâm. Huống chi những ông thày đồ, những người cả đời chỉ dùng cây bút để “viết lên trời xanh”, gìn giữ những tinh hóa văn hóa của cha ông để lại, gìn giữ những giá trị vô hình mà do sức ép của của thời buổi cơm áo gạo tiền, giờ đã mất dần. Họ là những ông đồ, họ có thể là những người “buôn bán chữ nho trái phép”(lời của lực lượng cảnh sát 113) vì kế sinh nhai, họ có thể vi phạm quy định này, nghị định kia, nhưng chắc chắn, họ không đáng bị đối xử, bị xua đuổi như những kẻ làm “bẩn phố phường” khác, họ cần sự trân trọng của người đời.
Đừng cào bằng giá trị, đừng mang quyền lực và tiền ra để đánh đổi văn hóa. Văn hóa... không thể dùng dui cui để trấn áp, như đã từng trấn áp với tội phạm.
Cho dù có giải thích, biện minh gì gì đi nữa, việc cơ quan công quyền, cụ thể là cách hành xử với người dân, với những ông đồ, với giá trị văn hóa của tiền nhân xưa…của công an, lực lượng dân phòng Phường Quốc Tử Giám, đáng bị lên án và kg thể chấp nhận được!
Nguồn của bài viết 2
Các “cụ đồ” bất bình vì bị giải tán
(Dân trí) - Lần đầu tiên, Hà Nội tổ chức “Phố Ông Đồ” tại vỉa hè Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Nhưng do bất đồng với ban tổ chức về cách thức “một ông đồ ngồi viết, một cô tân thời đứng bên cạnh thu tiền”, nhiều “cụ đồ” đã tự trải chiếu ngồi vỉa hè, không vào quầy.
Vì vậy, chiều 20/1, Công an phường Quốc Tử Giám đã đến và yêu cầu các “cụ đồ” ngồi vỉa hè giải tán, căn cứ theo nghị định 227 về lấn chiếm lòng lề đường của UBND TP Hà Nội. Lực lượng chức năng đã tịch thu một số bức thư pháp mang đi trong sự bất bình, thất vọng của các nhà thư pháp về những hành vi ứng xử như: giật bỏ thư pháp, ném lên xe không thương tiếc.
Chứng kiến cảnh này, ông Văn Quý, một cán bộ thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, cho hay: “Những gì diễn ra thật sự làm chúng tôi đau xót”, “Việc các cụ đồ viết câu đối trong mấy ngày tết là tái hiện một nét văn hóa của người Hà Nội xưa, sao lại gọi họ là buôn bán chữ, kinh doanh trái phép được”.
Nhà thư pháp Trịnh Tuấn giãi bày: “Mỗi Tết tôi ra đây tìm niềm vui, muốn được góp phần làm hoàng dương lại nét văn hóa của một Thăng Long xưa, chưa thời nào thư pháp nuôi được người cả. Chính quyền đối xử với chúng tôi như thế là cứng nhắc”. 
“Chúng tôi không đi làm thuê, không thể chấp nhận cảnh một ông đồ ngồi viết và một cô tân thời đứng bên cạnh thu tiền. Đó không phải là truyền thống ngàn đời của Thăng Long xưa”, nhà Thư pháp Vũ Xuân Hợp nói.
Phố Ông Đồ “khai bút” vào ngày 19/1/2009 và dự kiến kéo dài đến hết mồng 5/2/2009 (tức mồng 10 Tết).
Phố Ông Đồ bị giải tán chiều 20/1
Nhiều gian hàng bỏ không chiều 20/1
Mai Kỳ
END

22.11.08

Tấm lòng

Ngày hôm nay - ngày Chủ Nhật, tâm trạng tôi thật sự nặng nề và bế tắc?!! Ko như những gì tôi nghe, ko giống những gì tôi nghĩ, và rất khác những gì tôi tưởng tượng... chính tôi đã đi gặp bà. Bà ở trong một con hẻm nhỏ, ghập ghềnh và chật hẹp đến nỗi tôi chỉ có thể để xe ở ngoài mà đi bộ vào. Nơi đó ko fải là 1 căn nhà, mà trông như 1 cái chòi xiêu vẹo được chắp vá.

Một bà cụ nhỏ thó, lưng còng và ốm yếu bước ra. Tôi khóc. Ko thể nói được lời nào. Cứ thế, tôi chỉ khóc.
Các bức vách của căn nhà còn nguyên vết tích của gạch vữa, vậy mà hàng tháng nơi ấy móc túi của bà tận 500 ngàn. Bà bảo chúng tôi lên căn gác nhỏ của bà để xem nơi bà ngủ. Chiếc cầu thang gỗ ko tay vịn, với cặp mắt mờ và đôi chân yếu, bà tựa lưng vào tường và cứ thế bước lên, bước xuống. Ngay cả tôi còn ko đảm bảo cho sự an toàn của mình khi bước lên trên những mảnh gỗ ấy.
Căn gác nhỏ, ọp ẹp, hớ hênh và tạm bợ. Tôi đã bắt đầu quen với việc chế ngự cảm xúc, vậy mà đôi khi mắt vẫn cay cay vội vàng nhìn qua hướng khác.
...
Ko trò chuyện được lâu, vì bà phải đi bán lúc 13h. Vậy đó, ngày này qua ngày khác, bà ra khỏi nhà lúc 13h trưa và trở về khi đã 23h đêm. Sống với gió, với nắng, với mưa ngần ấy năm trời nên sức khỏe của bà bây giờ cũng mong manh lắm. Nhưng bà chỉ mong cái lưng hết nhức, cái chân hết đau, để bà còn đi bán kiếm tiền nuôi những đứa cháu.
Chia tay bà, tôi về nhà trong nỗi băn khoăn nghẹn ngào.
20h, tôi tìm đến chỗ bà bán. Bà quá nhỏ bé lặng lẽ trước sự ồn ào xô bồ của phố xá và con người nơi đây. Tôi thấy một vài bạn trai ngồi xung quanh bà. Họ chỉ lặng lẽ nhìn cho đến khi tôi xuất hiện. Tôi đã vui hơn khi được gặp bà và tưởng như đã chế ngự được cái cảm xúc trẻ con ban sáng. Nhưng... chỉ nói được câu thứ 2 tôi lại khóc. Anh thanh niên ấy lặng lẽ nhìn tôi.

Chúng tôi nhìn nhau và cùng nhìn bà. Hỏi thăm anh mới biết, cũng nhờ một vài bài viết nào đó trên blog mà anh tìm đến bà...

Từ 13h cho đến khi gặp tôi, bà chỉ bán được 10 ngàn.
Tôi ngồi bên bà suốt buổi tối. Xe cộ qua lại quá đông, đèn xe chiếu sáng làm tôi nhòe cả mắt, huống chi bà. Nhiều anh thanh niên dừng xe, dâng đôi bàn tay lễ phép biếu bà 10 ngàn. Những chị phụ nữ ghé mua mà ko cần tiền thối.
Tối nay tôi biết bà rất vui, vì bà cứ nhờ tôi đếm đi đếm lại 250 ngàn mà bà đã ko tin đó là số tiền bà kiếm được. Bà vui, tôi vui. Bà cười, tôi khóc.
Ngồi được một lúc thì có người phụ nữ tới lấy tiền bánh. Hôm nay bà bán được 38 cái và fải trả cho họ 95 ngàn. Bà ko lời 1 xu. Họ, kiếm tiền trên cái khổ của người khác.
21h30 bà ngủ gục, tôi giục bà về vì "hôm nay bà bán được nhiều rồi" nhưng tôi biết bà sẽ ko về. Bà làthế, cứ tẩn mẩn ngồi đó, cho đến khi phố xá vắng vẻ đìu hiu.
Chia tay bà, tôi bước đi mà lòng nặng nề quá!
Rất mong mọi người hãy cùng chia sẽ với tôi về hoàn cảnh của bà cụ, người mà bất cứ ai cũng muốn gọi thân thương là Ngoại. Hãy đóng góp với chúng tôi để giúp đỡ bà nhé.
Những hình ảnh của ngoại
Để chụp được tấm ảnh này, ngoại phải chịu đau để đứng dậy vì lưng ngoại đau lắm
Chỗ ngủ của ngoại
"Ngoại chụp có đẹp ko con", bà đã hơn 90 tuổi :(
Ngoại chỉ có thể ngồi như thế này, và ngoại đã ngồi như thế này suốt 10 tiếng ngoài đường trên chiếc ghế nhựa nhỏ

Mắt ngoại gần như mù, ko thấy, ko phân biệt được đồ và tiền. Ai mua gì, đưa bao nhiêu nói mấy nhiêu để ngoại biết mà thối lại

 
Cái bao đẹp quá, ngoại vuốt lại cho thẳng
Cháu gái nuôi gọi ngoại là cố, bé ngoan ngoãn và lễ phép, đang học lớp 1. Hằng ngày vào chùa bán nhang kiếm tiền phụ ngoại. Hôm nay bé vui vì có nhiều quần áo đẹp :)
Dì 2, con gái nuôi của ngoại, 70 tuổi, sức khỏe yếu nên dì cũng chỉ bán nhang và ở nhà lo cơm nước, giặt giũ cho ngoại.
Con bé 7 tuổi kêu bà bằng Cố không cha không mẹ, bà thương. Thằng cháu bị tâm thần chỉ ăn ở ngoài đường, còn có gì ngon đem về đều dành cho bà hết, bà không nỡ bỏ. Bà nói "bà mong được chết ở ngoài đường để tụi nhỏ không thấy bà lúc ấy..."
Tôi nghẹn... Lấy vội cuộn khăn giấy của bà...
Bà đi bán vì gia đình nhỏ của bà, 1 gia đình không có ai là ruột thịt, chỉ vì tình thương giữa người với người mà nên 1 gia đình. Và bà vẫn muốn góp công sức dù tuổi đã già sức đã cạn.
Tôi muốn được ngồi thêm với bà để bà tâm sự, nhưng thời gian bà đi bán đã sắp đến... Tạm biệt bà & chắc chắn tôi sẽ gặp lại bà.
Trưa...
Gần 2h mưa bắt đầu trút. Tôi nghĩ đến bà. Thay vội cái áo, lấy thêm cây dù, tôi vội vã chạy ngay đến chỗ bà bán. Tôi lại nghẹn.
Bà ngồi đó, co ro trong cây dù chỉ đủ che cho hàng hoá & nửa tấm thân cong cong của bà. Tôi gửi xe & ngồi với bà, trên lề đường, xe cộ qua lại, mưa vẫn rơi...
Tôi nói với bà muốn mua hết số hàng bà bán để bà về sớm nghỉ ngơi hôm nay. Bà nói không được, bà đã dặn chú xe ôm 11h tối lại đón, bà không muốn chú ko có tiền tối nay, cuộc sống chú vất vả lắm.
Rồi bà lấy bánh cho tôi, bà nói bánh của bà ngon lắm, loại tốt, bà bán không lấy lời nhiều như người ta. Ngoài bánh ra, bà còn bán chuối nướng. Bà bán giùm chị kia, "tội nghiệp nó lắm, ba mươi mấy tuổi mà phải một mình bươn chải nuôi chồng con & gia đình chồng. Bà bán giùm chứ không lấy lời."
Bà ngồi trên chiếc ghế nhựa, có tấm lót mỏng mà theo bà là tấm nệm. Bà mỏi lưng lắm chứ vì chẳng có chỗ dựa, nhưng "bà ráng chịu".
Tôi ngồi cùng bà cả 1 buổi chiều, lúc mưa lúc tạnh lúc lại mưa. Tôi cảm nhận rằng bà vui lắm, vì bà kể rất nhiều chuyện cho tôi nghe, tâm sự những ước muốn của bà và cả khuyên nhủ tôi cách sống. Cuối mỗi câu chuyện, bà nói "bà buồn!", nhưng bà lại cười với tôi. Nụ cười của số phận.
Tôi khuyên bà vào viện dưỡng lão, vì ở đó bà sẽ có bè bạn, có cô y tá chăm sóc cho bà. Bà lắc đầu nguầy nguậy, bà muốn đi bán để có tiền nuôi cháu và bà muốn buổi tối được nằm trên chiếc giường nhỏ trên gác trong không gian yên tịnh.
Khách đến mua hàng bà không phải vì cái bánh cái kẹo, mà chính là muốn cho bà tiền. Bà không biết bao nhiêu tiền đâu, vì bà không thấy, bà hỏi tôi & cám ơn những người ấy. Tôi giúp bà gói bánh mà nước mắt rơi chẳng hay, vì cảm động. Có chị thấy tôi vậy, cũng lau vội nước mắt và thăm hỏi hoàn cảnh của bà. Tôi biết rằng vẫn có người tốt trên đời này.
Rồi cũng đến lúc tôi phải trở về với gia đình, tôi trả bà về lại với cuộc sống mưu sinh như thường ngày của bà, thui thủi bên cái bánh cái kẹo, với đồng tiền nhân ái & với cả nắng... gió... mưa...
Đường về tấp nập, mà tôi cứ thấy mãi dáng gầy cong cong của bà trên góc nhỏ con đường. Mưa đã tạnh, mà mắt tôi vẫn thấy cay xè như ngàn giọt mưa bắn vào.
Tôi biết, còn nhiều người như bà lắm...

Bà ngồi 1 góc rất nhỏ trên lề đường, trước cổng chính của Trung tâm Triển lãm Hoàng Văn Thụ. Các bạn có thể chạy ngang qua để thấy hoàn cảnh đáng thương của bà hãy giúp đỡ bà.

Ko viết nữa, xem hình thôi nhé, mọi người sẽ cảm nhận sâu sắc hơn và thấy rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất may mắn và hạnh phúc.
Ngoại nhỏ bé lắm, nếu ko zoom máy ảnh thì từ khoảng cách ấy tôi ko thể thấy đc Ngoại
Có người đang mua hàng của Ngoại

Ngoại hỏi "sao con chụp hình Ngoại hoài vậy?". Tôi trả lời "vì Ngoại rất đẹp"

Trời lại mưa, tôi chụp hình từ góc nhìn của Ngoại
Mưa, Ngoại cầm dù và chỉ lo bánh bị ướt
Ngoại che bánh kỹ lắm, chứ Ngoại thì sao cũng được. Cái nón lá của Ngoại ướt sũng, đội vào hay bị ngứa đầu
Mâm bánh của Ngoại đây. Bịch chuối nướng Ngoại bán dùm người ta, ko lời 1 xu, còn đồ của Ngoại là snack, bánh tuyết, chewing gum, đậu phộng, hột dưa. Hầu như những người mua bánh của Ngoại đều là những người hảo tâm, còn ko, thì chẳng ai muốn dừng xe để ăn những món này
Ngồi dưới mưa, Ngoại khoe tôi hôm qua được anh thanh niên tốt bụng nào đó cho cái máy đọc kinh Phật của Úc. Ngoại khen đồ Úc xịn nhất, nhưng cái máy đọc tiếng Úc nên Ngoại ko hiểu. Lâu lâu Ngoại lấy ra nghe cho đỡ buồn
Khoảng 18h30, mưa nặng hạt. Tôi có thêm một người bạn đồng hành, Nga đi làm về là ra chỗ bà ngay, chúng tôi cùng che cho bà, cùng ướt và cùng lạnh. Bà hài hước "mưa ko fải là trời hành đâu con, mà là tiền hành. Trời mưa vẫn ráng ngồi bán để kiếm tiền thì là tiền hành chứ gì nữa". Ngoại rất lạc quan Ngoại biết ko?
Tối thế này ai thấy được Ngoại?
Thật sự chẳng thấy gì cả, chỉ là 1 cây dù. Vậy mà Ngoại vẫn ráng ngồi bán đến tận 11g đêm
Mưa nhòe đường phố, nhòe ánh điện và nhòe luôn cả Ngoại.

Ngoại ngồi ngay Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Rất mong mọi người khi có dịp đi ngang qua, hãy dừng xe mua giúp Ngoại cái bánh hoặc đơn giản chỉ là trò chuỵên, vì Ngoại ngồi 1 mình buồn lắm.

Các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh ơi hãy bắt đầu thôi
END

6.6.08

Lá thư thứ ba

Lá thư thứ ba và đây là những dòng thư viếng hương hồn mẹ của bạn Mai Nhi


Ngày... tháng... năm 2000
Mẹ ơi !
Con đặt bút viết những lời hối hận tự đáy lòng con. Cong mong rằng sau ngày ra trại, con có thể đặt những lời này lên một mẹ....
Bây giờ, con đang ngồi trong trại, giữa bốn bức tường tối tăm và lạnh lẽo. Tối nay, bên chiếc đèn bàn ánh sáng lu mờ như chính cuộc đời con. Mẹ ơi ! Dù giờ đây con và mẹ cách xa nghìn trùng và mãi mãi không còn thấy lại hình dáng mẹ. Nhưng con không thể nào quên được những tháng ngày hạnh phúc, êm đềm sống bên mẹ...
Trước kia, con gái của mẹ là một đứa con ngoan, một học sinh giỏi. Tình cảm giữa hai mẹ con mình thật thân thiết. Mỗi lần buồn, vui mẹ là ngời để con thổ lộ. Mẹ luôn là nguồn động viên, khuyến khích lớn cho con. Con vẫn nhớ lời mẹ dạy "Con hãy cố gắng học tập để trở thành người có ích cho xã hội... ". Con đã làm theo lời mẹ dạy, nhưng ... nghiệt ngã thay... Chỉ vì cái tính trẻ con hùng hổ, vì ham chơi sa đọa mà con đã nghe lời bạn bè xấu dấn thân vào con đường hư hỏng. Bắt đầu lam quen với ma túy. Bốc đồng... tiếc rẻ. Chớp mắt mà tuổi thơ tương đẹp đã đi qua. Chính con, chính con đã tự đánh mất chính mình, mẹ ơi.... !
Thời gian dần trôi qua, con không thể rứt khỏi "nàng tiên trắng - ả phù dung đã đẩy cuộc đời coni vào tận cùng địa ngục". Nó đã làm cho con lu mờ lý trí. Và cũng chính nó làm cho con xa mẹ, mất mẹ mãi mãi... ! Đến khi con tỉnh ngộ thì đã quá trễ, con cũng cai nghiện nhưng phải chịu những cơn vật vã, quằn quại kia thì con lại nhụt chí, đành lùi bước.
Chính vì con không có ý chí mà con dần càng nghiện nặng. Con đã trở thành một đứa nói dối, nói dối với ngay cả người mẹ con kính yêu nhất ! Điều đó thật đáng sợ, đáng trách quá ! Con biết thế nhưng con phải làm ... Những lúc đó con không thể điều khiển nỗi chính mình. Cứ nhiều lần như thế, con đã bình thản lừa dối mẹ... Con cố dấu mẹ. Con không dám nhìn thẳng vào đôi mắt thâm quần, hằn sâu dấu chân chim khắc khỗ của mẹ nữa. Rồi một ngày, cái ngày mà con lo sợ nhất đã đến. Mẹ bắt gặp con đang chích ma tuý. Mẹ ngã xuống trước sự vô tình của con. Cơn đau tim quái ác của mẹ đã tái phát, tái phát rất nặng và không thể cứu vãn được nữa. Ngày đó, mẹ ngã xuống, mẹ nhắm mắt và không tỉnh lại nữa... Cũng chính cái ngày đau đớn đó, con quyết định vào trại cai nghiện, những giọt nước mắt hối hận muộn màng cứ chảy dài trên má...
Mẹ ơi ! Khi mà con ngồi trong trại, con luôn thấy một khoảng trống trong lòng con. Những ngày hạnh phúc trong vòng tay yêu thương, che chở của mẹ còn đâu...? Con đánh mất lời dạy bảo của thầy cô, đánh mất tuổi thơ và đặc biệt tàn nhẫn hơn khi chính con đánh mất mẹ của mình.
Ngày xưa, những buổi chiều lộng gió đạp xe cùng bạn bè. Về đến nhà, những chén canh nghi ngút khói đang chờ đợiđược sống trong mái ấm có cha, có mẹ... Nhưng những ngày tháng, khoảnh khắc ấy còn đâu...? Con đã đánh đổi bằng chuỗi ngày lạc lỗi, những ngày bao lần ngồi sau xe của những yên hùng chạy bạt mạng trên cầu Sài Gòn, những lần chìm trong khói trắng đam mê... Con đã đánh mất, mất tất cả rồi, mẹ ơi... ! Một tương lai tươi sáng đầy nắng hồng chờ con phía trước đã bị con đánh đổi bằng con đường chông gai, tối tăm, quỷ dẫn đường ma đưa lối mẹ ơi... ! Giờ đây con đã mất cả tương lai của mình... Cánh cửa cổng trường đã khép lại với con mà thay bằng cánh cổng trại cai nghiện đang rộng mở... Ở đây, với quyết tâm thoát khỏi ma túy con đã chiến thắng những cơn vật vã. Nhưng con thua ! Thua một điều con đã mất cả tuổi trẻ đầy mộng ước ở nơi đây, một điều mất mát không bao giờ bù đắp nỗi.

CHẮC BÂY GIỜ CỎ ĐÃ XANH ĐẦY MỘ MẸ.


Mẹ ơi ! Trong đêm tối cuộc đời băng giá này, con mới thấm thía, mới xót xa. Những lúc này con cần, rất cần có mẹ bên cạnh để động viên khích lệ con như ngày nào... Đó chỉ là mơ ước mà thôi. Mẹ ơi ! Thời gian không trở lại, không còn như những ngày trước nữa mẹ ơi... !
Con tự biết mình là đứa con tội lỗi. Con không dám xin mẹ tha thứ. Con không thể nhận được cái "đặc ân" ấy. Trong tự thâu thẵm lòng con. Con muốn viết ra những lời này để lòng con thanh thản, để con có đủ can đảm để quỳ lên mộ mẹ mà khóc, mẹ ơi.... !

Lá thư thứ hai

"Please ! Are you sure... !?"

Phú Văn ngày xx tháng xx năm 1999

Vân Anh ạ !

Đây là lá thư của một đứa em đã làm khổ cho gia đình quá nhiều rồi. Em biết bây giờ nhắc đến tên em, mọi người trong gia đình đều có một suy nghĩ đau khỗ, xót xa và nuối tiếc. Nếu không rơi vào ma túy có lẽ giờ đây em đã là một sinh viên ưu tú, chứ không phải là một con nghiện mà từng ngày, từng ngày lặng lẽ đếm lại khoảng thời gian đã qua. Những gì em làm, em hiểu rõ lắm. Nhưng... thật đáng tiếc Vân Anh ạ. Em không đủ can đảm để từ bỏ những cám dỗ của ma túy. Chị ba biết không, những ngày ở trên đây, đã biết có bao nhiêu đêm em thức trắng. Giọt nước mắt của một chàng trai 19 tuổi đời, khóc cho đời, khóc cho mình và khóc cho cả cái dĩ vãng tươi đẹp đã xa khuất khỏi tầm tay. Mất ... mất hết tất cả để hiểu được cái tác hại của ma túy thì liệu rằng cái sự đánh đổi đó có được gọi là công bằng hay không ?! Quá đắt phải không chị. Nhưng cũng may, những tháng ngày ở trên đây, các anh chị của ban tuyên huấn đã tâm sự, khuyên răn đã làm cho em thấy hy vọng hơn về một tương lai mới. Một cái suy nghĩ và nghị lực mà em tưởng chừng nó đã bị ma túy lấy mất từ lâu. Không có sự bắt đầu nào là muộn, Không vấp ngã là tốt, nhưng vấp ngã rồi mà tự đứng dậy được còn tốt hơn gấp vạn lần phải không chị. Ngày xưa ba vẫn dạy chị em mình như thế mỗi khi cả ba chị em mình mắc lỗi mà. .......

........Em tin lần này đi cai về sẽ là lần đi cai cuối cùng của em. ở nhà chị nhớ chăm sóc ba mẹ dùm em ! Cố gắng an ủi ba mẹ và nói với ba mẹ rằng lần này em quyết tâm từ bỏ dĩ vãng lắm. Hãy tin em, dầu chỉ là một lần cuối. Lần này đi cai về em sẽ đi học lại. Sẽ cố gắng chấp cánh cho những ước mơ hoài bảo mà mình ngỡ rằng đã đánh mất từ lâu. Ngày mai, một ngày mới ! Tất cả nhân loại đang từng ngày giờ đổi mới ! Chị và gia đình có tin rằng em cũng sẽ đổi mới hay không. Em vẫn còn nhớ ngày xưa mỗi lần em khẳng định điều gì thì chị vẫn hỏi đùa "Please ! Are you sure ...?!(1)" Vâng ! Câu trả lời cuộc đời của em lần này sẽ là "My sisiter ! YES ! OF COUSE !(2)"

Chào chị !

Em : Nguyễn Công Minh

(1)"Please ! Are you sure" : Có chắc không em trai ?!

(2)"My sister ! Yes of course" : Dạ vâng ! Đó là điều chắc chắn chị ba à !