Nói để người khác nghe và lắng nghe khi người khác nói thì đều phải cần đến sự kiểm soát của chánh niệm.
Nói bằng chánh niệm thì không thể nói bằng tâm xấu, không thể gây phiền lòng người nghe.
Nghe bằng chánh niệm là không để mình bị phiền não với điều người ta nói.
Như vậy nói hay nghe với chánh niệm là ta đang sống an toàn và cũng khiến mình trở nên đẹp hơn. Đẹp là vì mình chỉ nói điều cần thiết, lúc cần thiết, và không giành nói với ai. Nói bằng chánh niệm thì ta sẽ không nói dư hoặc thiếu, không nói bằng thái độ hay âm điệu khó nghe, và khi lắng nghe bằng chánh niệm thì ta đã thực hiện một trong những kỹ thuật sống ít người làm được là để người khác thấy họ được tôn trọng.
Hành giả không cần đắc nhân tâm nhưng sống được lòng người khác và qua đó cũng kiểm soát được tâm mình thì thái độ biết lắng nghe này quả thật rất quan trọng.
....
Ta luôn sống với một ngón tay chỉ báo không để mình phiền não và cũng không gây phiền não cho ai.
Nguồn: Kinh Nghiệm Tuệ Quán. Dịch giả: Tỳ Khưu Giác Nguyên.
Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian