Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn bật lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bật lửa. Hiển thị tất cả bài đăng

21.7.11

Cách thay bông và bấc cho zippo

PhanblogsDẫu biết zippo là bật lửa rất bền nhưng có ngày rồi em nó cũng dở chứng(bật chỉ phực rồi tắt hoặc lửa cháy nhưng chập chờn rồi từ từ lụi mất)đây là lúc chúng ta cần phải bảo dưỡng cho em nó.Trong bài này tôi xin đề cập đến vấn đề thay bông và bấc cho zippo để chiếc zip của chúng ta mãi cháy như lúc ban đầu.


Xin hướng dẫn như sau,đây là cách được tôi yêu thích nhất:
Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị 1 số dụng cụ cần thiết như:1 ít bông,1 chiếc bấc mới,kéo,nhíp.
Sau đó tháo tung em nó ra,gỡ bỏ phần bông và bấc cũ:
Làm sạch sẽ buồng đốt bằng bông tẩm xăng zippo:
Luồn bấc mới vào ruột zip theo chiều từ buồng đốt xuống:lúc này nên để chiều cao tim chỉ bằng nửa chiều cao buồng đốt
Chúng ta bắt đầu chèn bông,lưu ý miếng bông đầu tiên là 2 miếng.Theo hình:
Lúc này ta bắt đầu uốn chiếc bấc,lưu ý khi uốn tránh làm bấc bị gấp khúc bấc dẫn xăng sẽ ko tốt:
Chèn thêm 1 miếng bông nữa sau khi uốn bấc:
Lúc này ta nên điều chỉnh độ cao của bấc bằng 1 chiếc nhíp.lưu ý ta nên để chiều cao của bấc bằng lỗ thông gió cao nhất của buồng đốt:
Sau khi điều chỉnh xong ta chèn thêm bông:
và ráp hoàn tất:
Việc cần làm của chúng ta giờ là chỉnh bấc sao cho chiếc zip có ngọn lửa đẹp nhất,nên kiếm 1 que tăm xỏ ngang lỗ thông gió của chiếc zip trong quá trình chỉnh bấc để tránh ko làm bấc bị gấp ngay tại cổ:
Và ta bắt đầu chỉnh bấc bằng 1 que sắt mỏng đã được uốn cong như hình.Ta tì đầu của que sắt vào cổ bấc và chỉnh:
Sau khi chỉnh xong ta sẽ dc như thế này(nhìn qua lỗ thông gió):
Và bây giờ là công việc cuối cùng,châm xăng và thưởng thức ngọn lửa
Yêu cầu ngọn lửa cháy cao khoảng trên 5cm đứng im và không giảm chiều cao trong vòng 1 phút.:

Chúc tất cả các bạn thành công!!!!

 


















28.2.11

Zippo những huyền thoại cần đốt bỏ

Phanblogs Zippo: Thật và Sai hay là những huyền thoại cần đốt bỏ!!!

* Vỏ và Ruột phải trùng mã (code) .

Hẳn là bạn đã từng nghe hay đọc được ở đâu đó rằng một cái Zippo "xịn" thì mã số giữa vỏ và ruột phải trùng khớp với nhau! Điều này không đúng với sự thật và chúng ta hãy cùng suy luận dựa vào những lý lẻ thông thường, đơn giản để xét vấn đề.
Nhà sản xuất không bao giờ muốn rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng hoá cung cấp khi khách hàng cần. Đối với những mặt hàng trong catalog thì đã có số lượng cụ thể cho từng quý hay từng tháng, nhưng đối với mặt hàng quảng cáo cho các công ty, hàng đặt theo đơn của những tổ chức, công ty vv ... thì không thể dự đoán trước cho được!
Điều quan trọng không kém là đối với nhiều cái Zippo được gửi trả về hãng theo bảo hành thì cũng có một số quá tệ mà Zippo thường giải quyết một cách đơn giản là ... thay thế nguyên cái ruột mới tinh cho khách và ... quăng thùng rác cái ruột (hư) cũ.
Sau thời điểm 1992 - đánh dấu sự bùng nổ của giới sưu tập Zippo - thì bắt đầu có những lời than phiền về những cái Zippo đời 40's, 50's ... với ruột của thời 80's ... Lời giải thích lẻ dĩ nhiên là công khai đi kèm với sản phẩm rao bán . Những chủ nhân có nói rõ rằng đây là một cái Zippo có sửa lại rồi bởi chính hãng Giải pháp xuất hiện dựa trên ý kiến của số đông trên các diễn đàn sưu tập tư nhân . Zippo vẫn thay thế - nếu quá tệ - ruột mới nhưng vẫn giữ lại và gửi kèm cùng cái ruột (hư) nguyên thuỷ trở về cho bạn.
Vì thế cho nên số lượng ruột luôn luôn phải được sản xuất nhiều hơn so với vỏ, bởi vì cho dù có dư thì bạn cũng vẫn có thể sử dụng cho tháng kế tiếp nhưng thiếu thi chắc chắn là không ổn đối với uy tín sản phẩm. Vã lại sự khác biệt này vốn chẳng hề ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Thậm chí có cả những cái Zippo mà sai biệt mã giữa vỏ và ruột là năm chứ không phải chỉ là tháng .
Vậy thì cái "huyền thoại" về vỏ ruột phải trùng số đáng được đốt bỏ bạn nhé.
Một lần này rồi thôi!

* Tiếng "Click" khi bật nắp phải thật thanh và sắc.

Có người nói rằng một cái Zippo xịn thì thì khi bật nắp phải kêu coong một tiếng thật thanh và vang. Thậm chí họ còn khẳng định rằng chỉ cần nghe tiếng bật mở nắp là biết được ngay Zippo xịn hay dõm! Với những vị này thì tôi xin ngã nón bái phục sát đất và chắc hẳn là G.G. Blaissdell cũng sẻ phải quỳ mọp tương tự! Không chừng ông ấy còn sẽ phải ngậm ngùi từ bỏ thánh đường Zippo/Case để mà trao vương miện lại cái vị có một thính giác phi thường kia.
Tiếng "click" của Zippo gây ra do cốt cam đập vào nắp lúc mở, tiếng "clap" khi đóng lại là do nắp và thân đập vào nhau. Độ thanh và sắc của Zippo được quyết định do bởi kiểu cách của nó (style). Tôi sẻ cố gắng phân loại để các bạn có thể tự mình so sánh.
1. Đứng đầu, kêu thanh nhất là loại Zippo trơn hoặc xi-mạ kền, mạ bạc. Catalog hiện thời của Zippo định danh chúng là dòng Pure .
2. Thân xi-mạ có dán mề đai phần thân (1 panel).
3. Thân xi-mạ có dán mề đai cả phần thân và nắp (double-panels)
4. Kế sau đó là các loại bạc, vàng và đồng - vì chúng mềm hơn thau nên âm thanh phải ít thanh và vang hơn.
5. Thân sơn phủ bột (Matte) hoặc sơn rạn-nứt (crackle).Tiếng click sẻ đục, trầm và nhỏ hơn một chút.
6. Sơn phủ dán mề đai 1 panel.
7. Sơn phủ dán mề đai double-panel.
8.. Ultra-Lite và Schimshaw: là kiểu được dán trên thân một miếng nhựa giả xương, giả đồi mồi.
9. Ultra-lite và Schim-shaw loại full-body (toàn thân), dán cả 2 mặt trước và sau, cả thân và nắp .
10. Zippo bọc da toàn thân và toàn thân trừ đỉnh của nắp (thời chiến tranh Cao Ly)
Tóm lại là càng có thêm nhiều "vật thể lạ" trên thân thì âm thanh sẻ bị hấp thụ (absorb) bớt từ đó giảm độ thanh và vang .
Mười món ăn chơi vừa kể trên vẫn có thể còn thiếu xót nếu kể ra thêm những loại độc và hiếm như Holgate Zippo hay RoseArt Zippo ... nhưng có sao đâu? Bởi vì chúng ta đã đủ bằng chứng để bật nắp và đốt cho cháy tan thêm một huyền thoại về chuyện "Nghe tiếng kêu biết mặt dân chơi" vừa kể trên bạn nhỉ?
Một lần này rồi thôi!

* Mã dưới đáy phải đúng chiều khi đặt nằm ngửa.

Mộc đáy nghịch chiều có từ thời 1940's và rất thường gặp. Để ý hình được sắp xếp theo từng cặp đối chiếu - thuận và nghịch bản lề. Đời nào cũng có .
Đại đa số Zippo có mộc mã đáy (bottom-code mark) theo một chiều . Bạn sẻ đọc được mộc đáy của Zippo khi đặt nó nằm ngửa trên mặt bàn với bản lề nằm bên tay trái của bạn, nếu mộc đáy lộn ngược là một cái Zippo giả!!
Điều này không đúng!
Thỉnh thoảng bạn sẻ gặp một cái Zippo mang mộc đáy lộn ngược, nghĩa là để đọc được mộc đáy thì bạn phải đặt ngửa và bản lề thì lại nằm bên tay phải của bạn thay vì bên trái như thường thấy. Hãy tưởng tượng bạn đang là người nhân viên trên dây chuyền sản xuất và có nhiệm vụ gắn thân Zippo vào khuôn cho máy dập mộc. Mọi chuyện sẻ bình thường với hàng ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn cái Zippo xuất xưởng có mộc đáy như nhau ...cho đến một ngày bạn ngã bệnh không thể đi làm và đồng nghiệp được chỉ định làm thay công việc của bạn lại thuận tay trái thay vì tay phải như bạn, kết quả là chúng ta có những cái mộc ngược. Sự "lộn xộn" này tìm thấy trên những cái Zippo thời 50's cho tới tận bây giờ và nó không phải là một vấn đề đối với nhà sản xuất.
Hẳn là bạn phải đồng ý với tôi rằng chuyện này không hề ảnh hưởng tí tẹo nào đến chất lượng cũng như thẩm mỷ của cái Zippo, đúng không bạn?
Đến đây thì tôi lại đã có thể bật nắp đốt cho cháy tan cái huyền thoại này được rồi phải không?
Hay là bạn muốn tự tay mình đốt nó?
Một lần này rồi thôi!

* Càng nhiều gạch là càng "xịn".

Cái mộc đáy này không có gạch nào cả và giá của nó là 37 ngàn đô la
Mấy năm gần đây nhờ vào internet nên bảng mã đáy của Zippo được phổ biến rộng rãi và đại đa số đều hiểu rằng các vạch (gạch) chỉ đơn thuần biểu thị cho năm sản xuất mà thôi chứ tuyệt không có ý nghĩa về giá trị bề mặt. Zippo vàng 18karat, Zippo bạc nguyên chất hay Zippo bằng thau thông thường thì cũng như nhau. Nếu sản xuất cùng tháng, cùng năm thì chắc chắn chúng có mã số y hệt nhau.
Sự hiện hữu của hệ thống mã-đáy này ra đời từ lời hứa bảo hành trọn đời của Zippo. Sau hơn 2 thập niên xuất hiện trên thị trường, bắt đầu có những sản phẩm được khách hàng gửi về để sửa chửa (khách hàng "ngứa tay" tập búng nắp nên bản lề bị hở, cốt bản lề văng mất ...). Nhà sản xuất cần biết những cái Zippo hư hỏng đó thuộc lô hàng xuất xưởng vào lúc nào vì có những kiểu bán chạy nên được sản xuất liên tục trong nhiều năm. Để có thể phân biệt và phát hiện ra được sai sót - nếu có - nào đó từ phía dây chuyền sản xuất (số lượng hàng hư gửi trả về sửa chửa nhiều bất thường trong một khoảng thời gian nào đó chẳng hạn) ngỏ hầu có thể sửa sai kịp thời.
Khác biệt duy nhất giữa số lượng gạch là số tuổi của chúng.
Càng nhiều gạch thì càng nhiều tuổi hơn mà thôi, nhiều nhất là 8 gạch với 4 cho mỗi bên - dù là gạch thẳng, gạch nghiêng trái (dấu sắc) hay gạch nghiêng phải (dấu huyền)!
Lần này thì tới phiên bạn bật nắp đốt cho tiêu cái huyền thoại vớ vẩn vừa kể trên nhé.
Một lần này rồi thôi!

19.3.10

zippo regular identify code

zippo regular identify code The majority of this information is taken from David Poore's book, ZIPPO: The Great American Lighter.

The Zippo dating information shown below is more accurate than the current Zippo® Collector's Guide, but omits various details regarding changes in logo style, design, word spacing, and unique variations. The best source of complete information on Zippo lighter dating is David's book and this book is a must for any serious collector. The dating information shown here will suffice though in a great many cases.

zippo regular identify code




Year Regular Slim

Left Right Left Right
1932 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. PENDING MADE IN U.S.A. Not Made Yet
The case is 2-7/16" tall, 1/4" taller than 1934-1936 outside hinge plate models.
1933 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. PENDING MADE IN U.S.A. Not Made Yet
Case is still 2-7/16" tall during the 1st quarter of 1933. Mid-1933, Zippo reduced
the case to 2-3/16 inches in height. True 1933's are 2-7/16" tall.
1934 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. PENDING MADE IN U.S.A. Not Made Yet
1935 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. PENDING MADE IN U.S.A. Not Made Yet
1936 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. 2032695 MADE IN U.S.A. Not Made Yet
This 1936 model must have an outside four barrel hinge and the "PAT. PENDING" logo. All
true 1936's through 1941's have to have either a flat or slightly curved outward bottom and the
2032695 patent number. The 2032695 patent number was placed on the bottom line in mid-1936.
1937-41 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. 2032695 MADE IN U.S.A. Not Made Yet
Some 1936-40 types have flat bottoms, while other 1938-41 variants have both
corners that are rounded and bottoms that are slightly curved outward.
1942 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. 203695 MADE IN U.S.A. Not Made Yet
Some 1942 models have the 203695 patent number in lieu of the 2032695 patent number.
1942-45 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. 2032695 MADE IN U.S.A. Not Made Yet
All true 1943-45 models will have the 2032695 PAT. NUMBER on a steel case. These do not
have canned bottoms. The bottom of the case extends outward, even more profoundly than their
1938-1942 counterparts. These were black crackle WW II models. The word "ZIPPO" and the
type face vary during these years, with some lettering bolder and more rounded.
1946-49 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. 2032695 MADE IN U.S.A. Not Made Yet
Lighters made from 1946 to date have a canned bottom with the exception of replica lighters.
1946-49 models have a 3-barrel hinge. Spacing of the words, letters and the height of "ZIPPO"
vary during this period.
1949-50 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. 2032695 MADE IN U.S.A. Not Made Yet
The 1949-50 model has the exact same bottom markings as the 1948-49 model, but
it has a 5-barrel hinge on a chrome plated nickel/silver case.
1951 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. 2032695 MADE IN U.S.A. Not Made Yet
The 1951 model had three different bottom markings (which cannot be adequately shown here)
The spacing between the words MFG. CO. and BRADFORD vary in relation to the word ZIPPO,
and at times ZIPPO is shorter in height and words are closer together.
1952-53 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. 2032695 MADE IN U.S.A. Not Made Yet
This model had a 5-barrel chrome plated steel case. There were three bottom variations. The
bottom letterings were alike, but differed as far as the depth of the strike that was made when
stamping it. All the "shorter and more compact" logo.
1953 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
MADE IN ZIPPO U.S.A.
PAT. 2517191 ® PAT. PEND. Not Made Yet
This model has the "full stamp" bottom logo on a chrome plated steel case with a 5-barrel hinge.
Early 1953 models had the 2032695 patent number whereas later models had the 2517191 patent
number with the large pat. pending logo that covered most of the bottom of the lighter. In 1953
Zippo started using the registered trademark subscript, ®, as part of the bottom logo.
1954-55 ZIPPO MFG. CO. BRADFORD.PA.
ZIPPO
PAT. 2032695 MADE IN U.S.A. Not Made Yet
Very similar to the 1953 model except that it has a 5-barrel hinge on a chrome-plated brass case.
Later 1955 models began using the 2517191 patent number.

Year Regular Slim
Mid-1955 Zippo changed the Logo to a stylized "Zorro" script style slanting from lower left
side towards the upper right-hand side. The actual design is not shown in the codes below. Zippo
also began adding coding marks mid-1955. The "dots" on the left and right sides of the
Zippo logo are located near the top of the Zippo logo, but this couldn't be shown.

Left Right Left Right
1955 BRADFORD, PA.
.... ZIPPO ® ....
PAT. 2517191 PAT. PEND. .... ....
1956 BRADFORD, PA.
... ZIPPO ® ....
PAT. 2517191 PAT. PEND. .... ....
In 1956, note that one dot has been removed from the left side.
1957 BRADFORD, PA.
.... ZIPPO ® ....
PAT. 2517191 .... ....
For 1957, the left dot has returned, but the "PAT. PEND." logo has been removed.
1958 BRADFORD, PA.
.... ZIPPO ® ....
PAT. 2517191 .... ...
From 1958 to 1967, the patent numbers are centered.
1959 BRADFORD, PA
... ZIPPO ® ....
PAT. 2517191 ... ...
This is a true 1959 model, with 3 dots on the left and 4 dots on the right, but there is no PAT. PEND.
on a 1959 model. The 1960-67 models have the 2517191 pat. # centered as well as having the
dots or slashes depending on the year. From now on only the dots or slashes are shown, but the
look is exactly the same in all other ways as above.

Left Right Left Right
1960 ... ... .. ...
1961 ... .. .. ..
1962 .. .. .. .
1963 .. . . .
1964 . . .
1965 .

Zippo put no code on the bottom of a 1965 slim, so that both the regular and slim size
lighters would have the same code from then on.
1966 | | | | | | | | same
1967 | | | | | | | same
1968 | | | | | | same
1969 | | | | | same
Zippo made two changes on the bottom of the cases mid-1969. Zippo used a new press
machine in 1969 which caused the "canned" bottom of the lighter to be more dented in. Also,
at this time, Zippo changed the "Z" logo on the word Zippo and gave the letter "Z" a "tail" hanging
down on the right side. Therefore there are two different logos on a 1969 lighter.
1970 | | | | same
1971 | | | same
1972 | | same
1973 | same
1974 //// //// same
1975 //// /// same
1976 /// /// same
1977 /// // same
1978 // // same
1979 / // same
1979 marked the last year Zippo used the "Zorro" style "Z" on the word Zippo. 1980 marked the
first year of the stylized "Zippo" logo were the letters "Z" and "i" are connected and a flame takes
the place of the "dot" in the letter "i". In addition, the words "Bradford, PA." were moved below
the word Zippo. From 1980 to date Zippo has used many different bottom logos, even for the
same year (although their code system is still accurate).
1980 / / same
1981 / same
1982 \\\\ \\\\ same
1983 \\\\ \\\ same
1984 \\\ \\\ same
1985 \\\ \\ same
1986 \\ \\ same
Effective 7-1-86 the above system was replaced by a YEAR/LOT code. Year is noted
in Roman Numerals whereas Letters designate LOT month (A=Jan., B=Feb., etc.) The LOT
letter designation is to the left of the word Zippo, and the Roman Numeral is to the right.
1986 A to L II same
1987 A to L III same
1988 A to L IV same
1989 A to L V same
1990 A to L VI same
1991 A to L VII same
1992 A to L VIII same
1993 A to L IX same
1994 A to L X same
1995 A to L XI same
1996 A to L XII same
1997 A to L XIII same
1998 A to L XIV same
1999 A to L XV same
2000 A to L XVI same
2001 A to L 01 same
2002 A to L 02 same
2003 A to L 03 same
2004 A to L 04 same
2005 A to L 05 same
2006 A to L 06 same
2007 A to L 07 same

3.2.10

Sử dụng và bảo quản Zippo

Sử dụng và bảo quản Zippo
Sử dụng và bảo quản Zippo


Sử dụng và bảo quản Zippo
Sử dụng và bảo quản Zippo
Sử dụng và bảo quản Zippo

Một cái Zippo chiến đấu phải luôn là một cái Zippo sạch sẻ! Buồng đốt sạch, tim đủ độ cao và không tàn quá, đá lửa trong tình trạng tốt. Chúng ta sẻ không thể có một ngọn lửa đẹp nếu như không thường xuyên bảo trì cho "thằng em cưng" lúc nào cũng kè kè bên mình. Bài viết này cố gắng trình bày trong khả năng hiểu biết, một vài nguyên nhân thường hay gặp ở Zippo sau một thời gian dài sử dụng .
1. Hỏi:

Tôi có một cái Zippo mới xài chừng hơn 1 năm nhưng hiện gặp tình trạng không như ý ở ngọn lửa. Xăng chỉ vài ngày là hết, quẹt phải 2, 3 lần mới chịu cháy và khi cháy thì ngọn lửa không ổn định, phực mạnh, lửa cao rồi hạ thấp rồi tắt. Đó là chưa kể đến nhiều khi quẹt không cháy mà chỉ phực mạnh rồi tắt. Có người nói rằng do đá lửa dỏm, xăng dỏm rồi tim dỏm vv ...

Làm sao để sửa cho nó cháy ngon lành như khi mới mua ?
Đáp:
Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của Zippo một chút, tuy đơn giản nhưng khi hiểu thấu thì bạn sẻ dễ dàng chăm sóc sức khoẻ cho món đồ chơi của mình. Chúng chẳng có gì ghê ghớm cả
Xăng sẻ theo tim để từ dưới đáy "trồi" lên khỏi phần bụng và bốc hơi một phần, tích tụ trong buồng đốt khi nắp đóng. Lúc bạn bật nắp và quẹt bánh xe đá, lửa tia đánh thẳng vào tim có xăng và gây cháy ở tim. Đơn giản vô cùng và bạn cũng sẻ bật lên rằng: " tôi không cần anh dạy tôi những thứ căn bản này!"
Xin bạn hãy khoan mà bực bội, bởi vì ôn lại cái nguyên lý căn bản này sẻ giúp chúng ta nhìn rõ vấn đề hơn đối với việc duy trì một ngọn lửa đẹp và ổn định .
2. Hỏi:

Mở nắp, quẹt, nhưng lửa chỉ phực mạnh rồi tắt. Khi cháy thì lại chập chờn, không ổn định là vì sao?

Đáp:
Sau một thời gian sử dụng thì bụi tro của đá lửa và khói sẻ bắt đầu đóng chung quanh buồng đốt, cái thứ bụi này người ta gọi là muội. Khi muội đóng nhiều quá thì nó sẻ hút và tạo ra nhiều hơi xăng trong buồng đốt hơn! Do đó, khi bật nắp và quẹt bánh đá lửa lượng hơi xăng quá nhiều này bị kích cháy (nổ) và tạo ra một luồng hơi mạnh. Chính cái sự kích nổ do hơi này đã "thổi tắt" ngọn lửa từ tim có xăng (lỏng) vốn cháy chậm hơn cái vụ nổ ban đầu từ hơi xăng mà ra kia .
Giải pháp ngắn hạn, tức thì là mỗi khi bật nắp, hãy chờ khoản 1 giây rồi hãy quẹt bánh đá lửa, khoản thời gian chờ này sẻ làm cho đám hơi tích tụ kia bay thoát đi, giải quyết được tình trạng "kích nổ - thổi tắt" kia.
Giải pháp lâu dài: Chùi rửa buồng đốt mỗi khi Zippo bắt đầu có bệnh, hoặc mỗi vài tháng, định kỳ. Cách vệ sinh định kỳ xin được đề cập ở cuối bài.
Muội đóng dày gây ra hầu hết bệnh tật của cái Zippo, chúng làm bạn tốn nhiều xăng hơn vì chúng hút nhiều xăng lúc đóng nắp cũng như trong lúc đang cháy, buồng đốt càng nóng (để cháy lâu, mồi thuốc cho 3 - 4 người một lượt) thì muội hút xăng càng dữ - từ đó ngọn lửa lại càng chập chờn vì nhiều xăng=>sức cháy mạnh => bốc nhiều hơi=> cháy phực gây tắt . Cứ thế ....
3. Hỏi:

Buồng đốt sạch nhưng phải quẹt đôi ba lần mới cháy

Đáp:
Bạn sắp phải thay đá lửa rồi đó, đá mòn gần hết thì sức đàn hồi của lò so cũng giảm, các tia lửa khi quẹt bánh xe sẻ yếu và ít hơn cần thiết.
Giải pháp ngắn hạn là rút ruột ra và xiết lò so vào hết cỡ - đừng cứng quá đến độ lúc mở ra thì lại phải cần một thứ gì đó khác 2 ngón tay của mình.
Giải pháp dài hạn là luôn luôn có vài viên đá lửa dự trữ bên trong để bất cứ lúc nào cái Zippo quí giá của mình luôn luôn cháy - như chúng đã cháy từ 75 năm qua.
4. Hỏi:

Độ cao của tim là bao nhiêu. Có nên kéo tim lên cao và cắt bớt hay không?

Đáp:
Thưa rất là nên và cần thiết. Sẻ không tránh khỏi những lúc bạn xài cho đến giọt xăng cuối cùng, những lúc đã cạn xăng như thế, nếu như bạn cố gắng duy trì ngọn lửa thì chúng sẻ chỉ cháy bằng chính cái tim chứ không phải là đốt xăng như bình thường. Chẳng ai tránh được tình trạng này cả, cho nên khi tim bị cháy đen và "hao mòn" quá rồi thì chúng ta nên kéo tim lên cao một chút và cắt bỏ hẳn phần ám khói đen đi, bây giờ chúng ta vừa có được một cái tim mới tinh. Ngọn lửa sẻ lại hừng hực sức sống cái thưở ban đầu trinh nguyên.
Độ cao của tim đúng sẻ cho một ngọn lửa như ý. Hãy mở nắp một cái Zippo ra mà xem, đỉnh của tim sẻ bằng hoặc cao hơn một tí so với mép trên cùng của hàng lỗ cao nhất.
Tim luôn có các sợi dây đồng được quấn chung, những sợi đồng này có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt của ngọn lửa để bảo vệ tim khỏi cháy và đưa nhiệt xuống dưới ruột, giúp xăng chung quanh ruột đổ dồn về quanh tim (vì nóng hơn chung quanh) rồi từ đó theo tim chạy lên buồng đốt.
Cũng vì những sợi đồng này mà khi cắt bỏ phần tim cũ, chúng ta phải cần đến một thứ đồ nghề đặc biệt mà sau nhiều năm vui chơi cùng Zippo, tôi thấy ít có cái gì qua mặt được một cái ... đồ cắt móng tay. Nhà nào cũng có. Bà vợ nào cũng dư dăm ba cây? Nếu được mấy bả cưng thì bạn nên được đằng ngực lấn đằng mông mà tiến lên, mựơn cho được cái kềm cắt da chân, khoé móng của mấy bả. Đừng dùng kéo thông thường, bạn sẻ cho ra một cái tim nham nhở, không đều, tưa như cái tàu lá rách chỉ bởi vì không thể cắt đứt một cách "dứt khoát" mấy sợi dây đồng. Dùng kềm cắt điện thì không chui lọt vào buồng đốt nên chỉ cắt tim được ở bên ngoài, nghĩa là quá cao so với cần thiết, lửa sẻ quá to, dễ tắt, hao xăng, nóng .. và thậm chí gây ... cháy râu - một điều vốn không hề dễ chịu với .... mấy bà nhà.
Bạn thấy đó, một cái buồng đốt lâu ngày không vệ sinh sẻ gây ra lắm điều không như ý đối với cái Zippo của mình, vậy cho nên vệ sinh định kỳ là điều rất nên làm. Hãy dùng ngay chính xăng của Zippo để mà lau chùi nó, những cái que bông gòn trong buồng tắm nhà bạn đủ khả năng chui sâu và chùi sạch mớ muội đáng ghét kia, hãy cho xăng thấm ướt buồng đốt một phút rồi dùng que bông ướt xăng xoay tròn và chùi nhẹ. Hãy nhớ là nhẹ thôi và kiên nhẫn đẩy tới đẩy lui nhiều lần. Chùi mạnh quá đồng nghĩa với việc đè mạnh và làm cho muội bám chặt hơn mà thôi.
5. Hỏi:

Khi thay đá mới, có nên xiết thật chặt ốc lò so?

Đáp:
Đừng nha bạn, hãy xiết vừa đủ thôi, để dành vài vòng răng cho lúc đá mòn gần hết, thêm nữa nếu như bạn xiết quá chặt một viên đá mới thì bánh đá lửa sẻ bị kẹt cứng hoặc rất khó quẹt với những cái đầu. Hãy xiết vừa tay, quẹt thử để điều chỉnh bằng chính cảm giác của mình.
6. Hỏi:
Tại sao nắp Zippo bị hở gây thất thoát xăng và khi đóng kêu không thanh thậm chí không kêu.
Đáp:
Hãy mở nắp ra và nhìn vào phần bên trong của nắp quẹt, bạn sẻ thấy có một miếng (bản lề) kim loại hình chữ U được hàn dính bên trong, miếng bản lề này thẳng một góc 90 độ so với đỉnh bằng của nắp.
Có chắc là 90 độ hay không? Có lẻ bạn nên xem kỷ lại, có thể miếng bản lề đó đã bị banh rộng hơn bình thường sau một thời gian dài sử dụng, hãy bẻ cho chúng thẳng góc trở lại - một lần nữa xin nhẹ tay - Chỉ cần chúng thẳng góc 90 độ là cái Zippo của bạn sẻ đóng kín nắp ngon lành như xưa.
7. Hỏi:
Xăng Trung Quốc, xăng giả xài mau hết hơn là xăng Zippo chính gốc . Đúng hay sai ?
Đáp:
Điều này là đúng . Chúng ta biết rằng ngay cả xăng dùng chạy xe cũng có chỉ số nén khác nhau, nói một cách nôm na, bình dân là độ nhạy của xăng có sự khác biệt, thứ cháy nhanh, cháy mạnh, bốc hơi mạnh, thứ thì cháy chậm, không mùi, không khói, chậm bốc hơi hơn. Để có được một loại xăng với độ nhạy cháy vừa phải, ít mùi và ít khói ... thì cần đến một công thức chắc chắn là khác xa với xăng mua ngoài trạm xăng dùng cho xe chạy. Xăng dỏm, xăng Trung Quốc kém chất lượng, rẽ tiền ... sẻ cho nhiều khói đen hơn, gây đóng muội trong buồng đốt may hơn, chúng cũng phá huỷ tim nhanh gấp nhiều lần và cái Zippo của bạn cũng sẻ "sổ mũi, hắt hơi" thường xuyên hơn