Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn HÃY QUAN SÁT NHƯNG ĐỪNG SO ĐO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HÃY QUAN SÁT NHƯNG ĐỪNG SO ĐO. Hiển thị tất cả bài đăng

19.5.23

QUAN SÁT

QUAN SÁT 
Người trí quan sát người khác, nhưng quan sát với trí tuệ chứ không phải với sự ngu dốt. Quan sát với trí tuệ có thể học hỏi nhiều, nhưng quan sát với sự ngu dốt thì chỉ tìm thấy lỗi của người khác mà thôi!

 
Không nên chú ý đến người khác. Để ý đến người khác chẳng đem lại lợi ích gì cho chúng ta. Nếu bạn cảm thấy bực bội, hãy xem xét sự bực bội của mình. Không nên thắc mắc rằng thiện tín này xấu, vị sư kia không tốt. Hãy để họ qua một bên, không cần phải đánh giá, phê bình người khác làm gì. Bạn sẽ không thấy trí tuệ nếu cứ để tâm theo dõi, xem xét, đánh giá người khác.
Giới luật, nội qui là dụng cụ trợ giúp cho bạn hành thiền có kết quả. Giới luật không phải là khí cụ để bạn chỉ trích hay tìm lỗi ở người khác. Không ai có thể hành thiền thay cho bạn. Bạn cũng không thể hành thiền thay cho ai cả. Hãy chú tâm chánh niệm, tỉnh thức trước những gì bạn làm; đó là phương pháp hành thiền tốt đẹp.
Giáo pháp dạy cho ta những gì? Giáo pháp dạy cho ta cách sống. Giáo pháp dùng nhiều cách để dạy ta: qua đá, qua cây... và qua những gì đang nằm trước mắt ta. Thế nên, hãy giữ tâm thanh tịnh, tĩnh lặng để học cách nhìn, cách quán sát. Bạn sẽ thấy toàn thể giáo pháp tự hiển bày tại đây và ngay bây giờ. Bạn còn phải tìm kiếm nơi đâu và đợi lúc nào nữa?
Bất kỳ cái gì giúp chúng ta thấy rõ chân lý, giúp chúng ta làm điều tốt đẹp, đều là lối thực hành đúng.
Hãy xả bỏ chấp thủ và luyến ái vào những chế định của thế gian và để nhìn thấy mọi diễn biến của sự vật một cách chính xác và tự nhiên.
Thông thường chúng ta hay nhìn bề ngoài để so sánh phân biệt. Nếu cứ nhìn bề ngoài để quan sát thiên hạ, bạn sẽ không bao giờ có hạnh phúc. 
Cũng như thế, nếu bạn muốn tìm thấy sự an bình mà lại cứ phí thì giờ để quan sát theo dõi những người hoàn toàn hay những vị tuyệt hảo, bạn cũng sẽ không được bình an chút nào. Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào giáo pháp, chân lý, chớ đừng nhìn vào kẻ khác.
Thời gian là hơi thở của chúng ta trong hiện tại.
Vậy hãy kiên nhẫn, giữ giới luật, sống giản dị tự nhiên, và theo dõi tâm. Đó là hành thiền. Đó là phương cách phát triển lòng vị tha, loại bỏ tính ích kỷ, dẫn dần đến an bình hạnh phúc.
Có một số người quá tích cực như thế nên họ hay chỉ trích, phê bình; họ thường theo dõi người khác để phê phán. Họ muốn thế thì cứ để họ làm. Hãy để họ qua một bên với những quan niệm của họ. Riêng chúng ta, chúng ta đừng có một sự phê phán, một sự phân biệt nào. Ai có quan niệm gì, ai muốn thực hành ra sao, cứ để mặc họ. Hãy lo cho chính mình. Đừng phân biệt, vì phân biệt rất nguy hiểm, chẳng khác nào đang lái xe trên khúc đường có nhiều khúc cong nguy hiểm, chúng ta phải chăm chú lái xe, đừng để xe đi lệch ra ngoài. Nghĩ đến sự xấu tốt của kẻ khác, so sánh người với mình: người ấy xấu hơn tôi, người ấy tốt hơn tôi, người ấy bằng tôi, v. v., là đi lệch ra khỏi con đường và gặp nguy hiểm. Nếu chúng ta phân biệt, chúng ta chỉ gặt hái đau khổ mà thôi.

QUAN SÁT  Người trí quan sát người khác, nhưng quan sát với trí tuệ chứ không phải với sự ngu dốt. Quan sát với trí tuệ có thể học hỏi nhiều, nhưng quan sát với sự ngu dốt thì chỉ tìm thấy lỗi của người khác mà thôi!


— ghi chép lời dạy của thiền sư Ajahn Chah —
Nguồn #herenow 
Ghi chú: 10+123+136



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

20.6.22

HÃY QUAN SÁT NHƯNG ĐỪNG SO ĐO

Thấy một người hành khất trưa nắng đứng nơi ngã tư đèn xanh đèn đỏ, quí vị cho họ một ít tiền rồi đi, lòng quí vị thanh thản. 


Nhưng nếu người mà quí vị cho tiền là người thân thì lại là chuyện khác. Quí vị sẽ suy nghĩ, cho xong rồi không biết chiều nay họ có đủ ăn buổi chiều hay không, rồi bắt đầu toan tính những chuyện khác.
Cũng là tình, nhưng đối với người thân thì cái tình đó làm cho mình khổ hơn. Vì sao? Vì bên cạnh cái thương, cái từ bi còn có cái luyến ái nữa. Trên đời này cái gì mà mình “nắm giữ chặt” nó, thì nó sẽ làm mình đau khổ. Trong đạo Phật phân biệt rất là rõ trách nhiệm và gánh nặng. 
 -Trách nhiệm là mình nên làm. -  Gánh nặng là mình phải vác. 
Vì vậy Đức Phật chủ trương sống yêu thương nhưng không có nắm giữ, quán sát suy nghiệm, nhưng không so đo. Khi đi, tôi phải nhìn phía trước, xem nơi đó là vũng nước, hay là gai, là cỏ, là hòn đá, hay lối đi trống trải. Tôi phải quan sát để tôi đi, nhưng tôi không so đo tại sao hôm nay dắt tôi đến đây, sao chỗ này xấu quá dơ quá vậy v.v...
Tôi quan sát để tôi đi không bị dính sình, không bị té. Tôi không trách tại sao con đường có nhiều gai nhiều cỏ. Tôi không trách tại sao ông đó, bà đó khó ưa mà tôi chỉ quan tâm đến một chuyện thôi, đó là chiều nay tôi sẽ đến nơi đó bằng con đường nào, bằng cách nào, đó mới là chuyện quan trọng.
Trong đời sống, chỉ nên quan sát thôi, khi chúng ta có ý so đo là bắt đầu “khổ” rồi. Những cái làm cho mình khổ thường là những cái làm cho mình thương hơn là mình ghét. 

“Hãy sống yêu thương nhưng mà đừng nắm bắt, hãy quan sát nhưng đừng có so đo”.
“Hãy sống yêu thương nhưng mà đừng nắm bắt, hãy quan sát nhưng đừng có so đo”. 


“Hãy sống yêu thương nhưng mà đừng nắm bắt, hãy quan sát nhưng đừng có so đo”. 

Trách nhiệm không phải là gánh nặng, chuyện phải lo thì lo, đừng để nó đè nặng trong tâm mình. 

- Trích : NKCBK Sư Giác Nguyên giảng.



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian