Search

25.9.21

LỜI CUỐI CHO MỘT CUỘC TÌNH

LỜI CUỐI CHO MỘT CUỘC TÌNH


Một trong pháp cầu siêu hay nhất của Phật Giáo nguyên thủy, do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bày ra, Ngài dạy cho mình, rất tiếc hôm nay tôi không hề được nghe ở những buổi cầu siêu. Mặc dầu Đức Phật không bao giờ Ngài chủ trương cầu siêu, nhưng mà thật ra Ngài có hướng dẫn người ta cầu siêu rất hay. Mà tôi rất thấy làm lạ là Phật tử Việt Nam không hề biết đến chuyện đó.

Ngài có một người bà con là người chú họ đến hỏi Ngài: 
- Bạch Thế Tôn, nếu mà phải chăm sóc một người thân lúc sắp chết thì chúng con phải làm gì cho đúng tinh thần của một Phật tử, tinh thần Chánh Pháp ?

Đức Phật dạy hãy đến bên cha mẹ người thân và nói thế này : 
- Việc nhà đã có người lo. Chết không phải là kết thúc mà nó là sự bắt đầu. Cái tấm thân này chỉ là một chén đất đã mẻ, cũ. Người có công đức bỏ nó đi để kiếm một cái bát bằng vàng ở chỗ khác. Nó bây giờ đã già và đã xấu, nó đã đau đớn, nó đã nhăn nheo thế này mà tiếc gì nữa. Tại sao không nghĩ đến một chỗ khác tốt hơn. Cõi nhân loại này nó mệt mỏi lắm, hãy nghĩ đến các cõi trời, ở đó không có đau không có bệnh, không có hờn giận, không có sợ hãi, không có đấu tranh, không có máu lệ, có điều kiện tu học tốt hơn. Nhưng hễ còn tái sanh thì còn khổ, ở cõi nào đi nữa thì cũng có lúc quay về chỗ khổ nhất, cho nên hãy nghĩ đến tam tướng, nghĩ đến sự lìa bỏ cái ngũ uẫn để đừng có tái sanh nữa, đừng mong đợi tái sanh nữa mà hãy tác ý đến Niết-bàn.
Nhưng mà cách tốt nhất là giúp nhau sống buông bỏ và giúp nhau chết thanh thản thoải mái. Đó là điều tôi muốn nhắc nhở.



Nếu các vị hỏi tôi hộ niệm cho mẹ tôi, tôi phải làm sao ? Tôi nói rõ, tôi sẽ hỏi mẹ tôi trước, (nếu mẹ mê rồi thì thôi không nói) nhưng nếu mẹ còn tỉnh tôi sẽ hỏi :
- Mẹ muốn nghe gì hay là nằm nghỉ, mẹ giữ chánh niệm, thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào, đừng nghĩ gì hết, hít sâu thở chậm, hít sâu thở chậm.
Còn nếu mẹ tôi muốn nghe thì tôi sẽ hỏi thêm :
- Mẹ muốn nghe nói hay là mẹ muốn nghe tụng. Nếu mẹ muốn nghe tụng thì con sẽ mời quí sư tụng, còn mẹ muốn nghe nói thì mẹ muốn nghe ai nói. Nghe con nói hay người khác nói. 
Nếu mẹ tôi nói sư nói đi, thì tôi sẽ nói rất gọn : 
- Mẹ do nghiệp ảo ảnh mà đến đời này, rồi bây giờ cũng do nghiệp ảo ảnh mà đi. Đã nói ảo ảnh thì không có gì sợ, không có gì tiếc nhớ. Mẹ nhớ bây giờ mẹ bình tĩnh là đi ngon lành nhất, con đường thiện chỉ dành cho người tỉnh thức. Bây giờ mẹ nằm nghỉ một chút nhe, bàn tay đây mẹ cầm đi, hít sâu thở chậm không có gì sợ hết, đang bỏ đồ cũ, đang dọn về nhà mới. Lúc nào cũng kế bên, để cho mẹ đi.

Đó là cách mà hộ niệm cho người hấp hối rất là tốt. Mà khổ một nỗi là ngày nay mình không có nói cho người bệnh hiểu, mà mình khoái tụng cho người bệnh nghe. Hai cái này nó khác nhau phải không ? Nói cho họ hiểu nó khác, còn tụng cho họ nghe nó khác. Người ta đang ngáp ngáp mà mà lại tụng ê a Pali bốn li nó không hiểu mà nó ồn thôi, mà tôi còn biết nhiều cái đám bố mẹ đang nằm ngáp ngáp mà con nó bu lại nó khóc. Các vị biết khi mà ra đi trong tiếng khóc của người thân là mình bị hoảng loạn cũng có, mình tiếc thương, người ra đi không đành, không có nên. Mình biết đạo không có hành động kỳ cục như vậy. Mình phải giúp cho họ ra đi thanh thản. Cho nên có nhiều cách để chúng ta giúp nhau. 

Nhưng mà cách tốt nhất là giúp nhau sống buông bỏ và giúp nhau chết thanh thản thoải mái. Đó là điều tôi muốn nhắc nhở.


Sư Giác Nguyên giảng.
Ps: from metta with love.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vui lòng viết Tiếng Việt. Có dấu.
Nhận xét luôn luôn được kiểm tra trước khi xuất bản. :). Vì vậy bạn đừng cố SPAM
Cảm ơn bạn