Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn THỦY THƯỢNG PHIÊU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THỦY THƯỢNG PHIÊU. Hiển thị tất cả bài đăng

15.1.22

THỦY THƯỢNG PHIÊU

Đức Phật nói rằng khi đối với các pháp, đối với năm trần cảnh hay đối với các dục, các sắc pháp mình phải nhìn ngắm nó từ ba khía cạnh: thấy được vị ngọt của nó, thấy được vị đắng của nó và thấy được con đường ra khỏi nó


Bản chất đời sống được nhìn ngắm tùy theo góc độ bi quan hay lạc quan của mỗi người và thường thì cái nhìn nào cũng là cực đoan. Một cái nhìn sáng suốt được đề nghị ở đây là cái nhìn như thực: chúng ra sao thì thấy như vậy.
Chỉ biết nhìn về cái đẹp sẽ dẫn đến hệ lụy.
Chỉ biết nhìn từ cái xấu sẽ dẫn đến bất mãn.
Ở đây Đức Phật dạy vị tỳ kheo phải nhìn thấy rõ cả hai bề mặt phải trái để khả năng suy tư từ đó trở nên trung thực hơn. Cái gọi là các vấn đề ở đây gồm các dục, sắc pháp và cảm thọ. Cái gì cũng có vị ngọt (asada) của nó, có cả vị đắng (adinava :bề trái), và con đường xuất ly khỏi nó.

THỦY THƯỢNG PHIÊU



Notes: Một người mà không từng nếm qua mùi đời, chưa từng biết qua vị ngọt của cuộc đời khi gặp nó dễ bị đánh gục. Mà người chưa từng nếm qua cái đắng cuộc đời thì họ gặp vị ngọt họ ôm cứng ngắc. Đức Phật ngài dạy vị tỳ kheo đối với tất cả các pháp không riêng về cái gì mình phải có khả năng nhìn ngắm ở ba khía cạnh: biết thế nào là vị ngọt của nó, thế nào là vị đắng của nó và biết rõ con đường nào để xuất ly khỏi nó.

Nguồn: trích bài giảng của sư Toại Khanh

KHỔ UẨN-TRUNG BỘ KINH- BÀI KINH 13. KINH ĐẠI KHỔ UẨN (Mahàdukkhakkhanda sutta)
https://thuvienhoasen.org/.../13-dai-kinh-kho-uan...

Nguồn ảnh: https://zhuanlan.zhihu.com/p/60477324 



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian