Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn học tập. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học tập. Hiển thị tất cả bài đăng

14.6.13

Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Phanblogs Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam?


Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản, tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph. Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã hội cộng sản chủ nghĩa.Đồng thời C.Mác và Ph. Ănghghen cũng dự báo trên những nét lớn về những đặc trưng cơ bản của xã hội mới, đó là: có lực lượng sản xuất xã hội cao; chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu; sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội, sự phân phối sản phẩm bình đẳng; sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và chân tay bị xóa bỏ…Để xây dựng xã hội mới có những đặc trưng như trên cần phải qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp hay giai đoạn đầu và giai đoạn sau hay giai đoạn cao. Sau này V.I.Lênin gọi giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội và giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản. C.Mác gọi giai đoạn đầu xã hội chủ nghĩa là thời kỳ quá độ chính trị lên giai đoạn cao của xã hội cộng sản


Theo các nhà kinh điển của CN Mác-Lênin, có 2 con đường quá độ lên CNXH.


Trực tiếp: đi lên CNXH từ những nước tư bản phát triển ở trình độ cao.


Gián tiếp: đi lên CNXH phát triển còn thấp hoặc những nước tiền tư bản.






Hồ Chí Minh đã chỉ ra Việt Nam thuộc loại hình quá độ gián tiếp.Đặc điểm HCM khẳng định lớn nhất khi nước ta bước vào quá độ là từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN -> đặc điểm này thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn khó khăn phức tạp và chi phối tất cả những đặc điểm khác.


Bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được thể hiện tập trung ở mục tiêu của nó là nâng cao đời sống nhân dân. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm làm sao cho dân ăn no, mặc ấm, được học hành, chữa bệnh, giải trí


Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay:


1. Làm cho dân có ăn.


2. Làm cho dân có mặc.


3. Làm cho dân có chỗ ở.


4. Làm cho dân có học hành.


Rõ ràng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy mục đích nâng cao đời sống cho nhân dân làm trung tâm chi phối mọi hoạt động kinh tế của Đảng và Chính phủ.


Trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, cũng như đối với việc nâng cao đời sống của nhân dân. Trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh!”.


Vào những năm đất nước bước vào giai đoạn chuẩn bị cho nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch dài hạn công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”.


Từ năm 1945-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát triển kinh tế, phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.






Cuối cuộc kháng chiến (1953) Hồ Chí Minh viết tác phẩm Thường thức chính trị. Trong tác phẩm này Hồ Chí Minh chỉ ra 6 thành phần kinh tế ở nước ta (vùng tự do): Một là, kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô. Hai là, kinh tế quốc doanh, có tính chất chủ nghĩa xã hội. Ba là, các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã mua bán, có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội. Các hội đổi công ở nông thôn, cũng là một loại hợp tác xã. Bốn là, kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ, họ thường tự túc ít có gì bán và cũng ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu. Năm là, kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế. Sáu là, kinh tế tư bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản. Tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội.


Hồ Chí Minh cho rằng thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH


Nước ta là một nước lạc hậu, qua nhiều năm chiến tranh lực lượng sản xuất chưa phát triển, cần làm kinh tế nhiều thành phần để đảm bảo đời sống nhân dân, cung cấp kịp thời cho kháng chiến. Do đó tất yếu phải phát triển kinh tế nhiều thành phần.


Năm 1953, Hồ Chí Minh đã nói: Nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tại vùng tự do. Đó là:


+ Kinh tế địa chủ, phong kiến bóc lột địa tô.


+ Kinh tế quốc doanh có tích chất XHCN


+ Kinh tế HTX tiêu thụ, HTX cung cấp, các tổ đổi công ở nông thôn có tính chất nửa XHCN


+ Kinh tế cá nhân của nhân dân và thợ thủ công mỹ nghệ


+ Kinh tế tư bản tư nhân


+ Kinh tế tư bản quốc gia (tư bản nhà nước)


Do vậy, mục tiêu ban đầu của 6 thành phần kinh tế đó là làm sao cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, làm cho dân được học hành.


Để duy trì 6 thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh đã đưa ra 4 chính sách mấu chốt:


+ Công tư đều lợi.


+ Chủ thợ đều lợi.


+ Công nông đều lợi.


+ Lưu thông trong ngoài.


Hồ Chí Minh nhất quán với quan điểm xây dựng, phát triển và sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta. Chính sách Người nêu đối với các thành phần kinh tế lúc này là: .


A.Kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân. Cần phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên.


B.Các hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển. Hợp tác hoá nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cần phát triển từng bước vững chắc tổ đổi công và hợp tác xã.


C.Kinh tế cá nhân, nông dân, thợ thủ công nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện.


D.Tư bản tư nhân ,tư sản công thương, Nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước


E.Tư bản nhà nước công tư hợp danh nhà nước khuyến khích và giúp đỡ các nhà tư bản đi theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức khác; Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.


Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại suốt thời kì quá độ là vì 2 lý do sau:


- Các thành phần kinh tế cũng là sự biểu hiện của các quan hệ sản xuất khác nhau.


- Khi chế độ xã hội đang trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nó đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất còn manh mún. Những mảnh vụn ấy của xã hội cũ sẽ được cải tạo chuyển dần lên CNXH.


Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ quá độ lên CNXH không kinh qua CNTB là quá trình cách mạng lâu dài, gian khổ, phức tạp, phải tiến dần từng bước lên CNXH. Cách mạng XHCN là nhằm xoá bỏ chế độ người bóc lột người ở nước ta nhằm đem lại đời sống ấm no cho dân ta. Đó là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu công cuộc biến đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn đánh giặc. Chúng ta không những phải đấu tranh với kẻ địch chống lại cách mạng XHCN, đấu tranh với nghèo nàn đói khổ, dốt nát… mà còn phải từ bỏ những thói quen, truyền thống lạc hậu, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến lên. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một thời kỳ lịch sử mà ”Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài ”


Tư tưởng phát triển nhiều thành phần kinh tế của HCM ko chỉ đáp ứng kịp thời cho cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc mà còn là tư tưởng chiến lược về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta


Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài của các thành phần kinh tế không xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng suốt những quan điểm mácxít của Hồ Chí Minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ. Mặt khác với đường lối xây dựng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh của toàn dân tộc có liên minh công nông trí thức làm gốc cùng tiến vào thời kỳ mới của dân tộc – xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, hoàn thành khát vọng của dân tộc: Độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc cho toàn dân. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nề kinh tế nhiều thành phần của HCM vẫn là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước






Tài liệu tham khảo :


1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và đào tạo. NXB Chính trị quốc


gia. H, 2011. Các trang 9-24.


2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bộ Giáo dục và


đào tạo. NXB Chính trị quốc gia. H, 2011. Các trang 9-24.


3. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị


quốc gia. H, 2011. Các trang 9-24.


4. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo


trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin. NXB Chính trị quốc gia. H,


2003. Các trang 18- 19.


5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.


Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Các trang 88, 127.


6.6.13

Phân tích và làm rõ sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

Phanblogs
Phân tích và làm rõ sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.Đảng ta đã vận dụng tư tưởng này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam như thế nào?
Tài liệu tham khảo :
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và đào tạo. NXB Chính trị quốc
gia. H, 2011. Các trang 9-24.
2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bộ Giáo dục và
đào tạo. NXB Chính trị quốc gia. H, 2011. Các trang 9-24.
3. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị
quốc gia. H, 2011. Các trang 9-24.
4. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo
trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin. NXB Chính trị quốc gia. H,
2003. Các trang 18- 19.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Các trang 88, 127.


Bài làm :
Phần 1

Phân tích và làm rõ sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.

Để làm rõ được ý trên ta cần giải thích được tại sao trước Hồ Chí Minh nhiều nhà trí sĩ yêu nước Việt Nam cùng thời như : Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu vẫn đang trên đường tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc và vẫn chưa có kết quả ?
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ
TIỆT NHIÊN ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ
NHƯ HÀ NGHỊCH LỖ LAI XÂM PHẠM
NHỮ ĐẲNG HÀNH KHAN THỦ BẠI HƯ
bài thơ thần của Lý Thường Kiệt
· Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành

quyết chí ra đi tìm đường cứu nước tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấu tranh

giải phóng dân tộc, bên cạnh đó truyền thống văn hoá dân tộc là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nói đây là yếu tố nội sinh để người tiếp thu, vận dụng tinh hoa văn hoá nhân loại và đến với chủ nghĩa Mác- Lênin.



· Hồ Chí Minh đã rút ra kinh nghiệm thất bại của các phong trào yêu nước


· Nếu như C.Mác bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thì Hồ Chí Minh tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, Hồ Chí Minh tập trung bàn về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đây cũng chính là sự kế thừa, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Từ đó, lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc: con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ ghĩa xã hội

· Hồ Chí Minh tiếp cận những nhân tố về quyền con người trong “Tuyên ngôn độc

lập”1776 của nước Mỹ, “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”1791 của cách mạng

Pháp: Quyền bình đẳng, Quyền tự do, Quyền mưu cầu hạnh phúc. Hồ Chí Minh đã

khái quát, nâng cao thành quyền dân tộc, xây dựng trên hai cơ sở, truyền thống dân

tộc và cơ sở thời đại: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc

nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. điều này được thể hiện rất rõ trong hai ý tưởng chủ chốt :

· Quyền dân tộc tự quyết – điểm sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

· Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất đất nước - nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc ( hàn gắn non sông về một mối dù phải đánh đổi tất cả “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

Phân tích về quan hệ giai cấp và truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã

khẳng định: Chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩa yêu nước chân chính là một

động lực lớn của các nước thuộc địa

“Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ không phải chỉ là và chủ yếu là một cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở từng nước chống lại giai cấp tư sản ở nước mình; không phải thế, đó sẽ còn là cuộc đấu tranh của tất cả các nước thuộc địa và tất cả những nước bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, của tất cả các nước phụ thuộc chống lại chủ nghĩa đế quốc quốc tế”.

Từ đó Người kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”.

Hồ Chí Minh cũng khẳng định nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa là độc lập tự do. Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh nói: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu"

Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào Người nói: “Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kêt thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Thực tiễn đã chứng minh những luận điểm đó là hoàn toàn đúng đắn và Hồ Chí Minh là người đã sớm nắm bắt được điều đó và phát huy tính sáng tạo đưa dân tộc Việt Nam đến con đường giải phóng thành công.
Phần 2



Đảng ta đã vận dụng tư tưởng này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam như thế nào?

Dưới đây là một số phương thức đang được Đảng vận dung trong công cuộc đổi mới và thực tiễn tình hình mới ở nước ta. không khó để nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và độc lập dân tộc trong đó

· Đảng đã đang và sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, XHCN

· Đảng đã cho thấy Đảng Cộng sản là một bộ phận hữu cơ, là hạt nhân lãnh đạo và là linh hồn của khối đại đoàn kết. Đoàn kết nội bộ Đảng là chỗ dựa, là cơ sở để đoàn kết dân tộc và khối đại đoàn kết dân tộc chỉ có thể xây dựng được khi đường lối cách mạng có mục tiêu, phương pháp phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi của đại đa số nhân dân.

· Ta cũng nhận thấy chính sách ngoại giao khôn khéo với các nước lớn như Mỹ, Nga , Trung dựa trên cơ sở không phụ thuộc, giữ vững độc lập dân tộc và quyền tự quyết

· Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên cơ sở lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng , đồng thời phải thực hiện tốt các chính sách đối với từng giai cấp, tầng lớp xã hội, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.

· Coi trọng chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của các tầng lớp nhân dân, các vùng miền của đất nước, nâng cao dân trí.



· Coi trọng công tác vận động quần chúng, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, làm cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ đường lối, quan điểm, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước để mọi giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, mọi cá nhân hành động một cách tự giác góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

· Đề cao cảnh giác làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch mưu toan phá hoại khối đại đoàn kết, gây mất ổn định chính trị, chống “diễn biến hoà bình”

· Phát triển phong trào thi đua yêu nước và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh

29.12.11

Đặc điểm của những con người thành đạt

Phanblogs
“Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình”. Vì vậy bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì.

1. Tự đặt mục tiêu cho mình: Nhà triết học thế kỉ 19 người Đức, Friedrich Nietzsche đã viết rằng “Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình”. Vì vậy bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì. Từ đó hãy làm hết sức mình để hoàn thiện bản thân. Bạn cũng đừng nên bằng lòng với việc chỉ chống chọi cuộc sống này một cách đơn thuần. Bạn cần phải tập trung mình vào những thành quả cần đạt được chứ không phải chỉ là sự ngợi khen bình thường của người khác.
Đặt mục tiêu

Để ngày càng tiến bộ hơn thì bạn nên biết rằng chắc chắn bản thân bạn phải có sự thay đổi nào đó. Vì thế mà người khác sẽ nhìn nhận bạn là một con người nghiêm túc và sống có mục đích. T. S. Eliot - một nhà thơ người Mĩ cũng đã từng nói với chúng ta rằng “Chỉ có những ai mạo hiểm đi xa mới có thể phát hiện ra họ có thể đi được bao xa”. Cũng tương tự như vậy nhà văn Washington Irving viết “Những bộ óc vĩ đại có mục đích của họ còn những kẻ khác thì chỉ có ước muốn mà thôi”.

2. Biết ưu tiên: Bạn hãy xác định những gì là hữu ích nhất đối với mình và thực hiện chúng. Dù cho chúng có khó đến đâu thì bạn cũng nên cố gắng hoàn thành chúng. Hãy hướng mình vào kết quả của công việc.
Biết ưu tiên

Hãy là một nhà quản lí thời gian hiệu quả nhất. Hãy biết cách cân bằng giữa hoạt động thể xác với hoạt động trí óc hay tinh thần. Không nên nói theo quán tính câu “Đồng ý” với tất cả mọi người hay mọi việc. Người Bồ Đào Nha có một câu nói rằng “Nghĩ ra thì nhiều làm được thì ít”.

3. Biết tin tưởng vào bản thân: Hình ảnh của bản thân bạn phản ánh những điều mà người khác tin tưởng bạn dựa trên năng lực của bạn. Bạn nên tin tưởng vào những khả năng của mình. Bạn nên biết rằng tất cả mọi vấn đề đều có cách giải quyết của chúng. Hãy là người luôn tin tưởng vào bản thân mình. Không nên trông chờ người khác sẽ giải quyết công việc cho bạn. Thử thách chính bản thân mình sẽ giúp bạn có nhiều tiến bộ hơn là việc chỉ cạnh tranh với những người khác. Bạn phải luôn có động lực muốn làm việc. Hãy thật thiết tha với tương lai rực rỡ đang chờ phía trước của mình. Hãy tự tạo nên sự khởi đầu cho bản thân. Và hãy chuẩn bị tinh thần để có thể chịu đựng được những thử thách sau này trong cuộc sống.
Tin vào bản thân

Đừng nên phân tâm chỉ vì sợ bị phê bình, vì bị người khác từ chối hay gặp một thất bại nào đó. Đừng e ngại rằng mình quan tâm đến quá nhiều việc. Nhà quân sự và cũng là một ngôi sao truyền hình Chuck Norris đã nói rằng “Hãy luôn nhớ rằng thành công của bạn bắt đầu từ chính bên trong con người của bạn - nếu bạn không thể nhận ra nó thì không một ai khác có thể nhận ra điều này được”.

4. Hiểu vấn đề và biết kiên nhẫn: Bạn đang làm việc có nghĩa là bạn đang xóa đi mọi sự bực tức, cáu giận, mất kiên nhẫn, sự ích kỉ, ngu dốt, sự lười biếng, tính ghen tị, sự thù hận và những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống của bạn. Bạn làm việc còn là giải thoát chính bản thân mình khỏi những định kiến cá nhân. Hãy tôn trọng quyền của những người khác. Hãy tự nhủ rằng mình không nên tham gia vào bất kì cuộc mâu thuẫn nào.
Sự hiểu biết

Bạn không nên lúc nào cũng lãng phí thời gian vào việc cho rằng mình tài giỏi hơn những người khác. Vì như thế bạn sẽ nhanh chóng quên đi những khuyết điểm mà người khác đã mắc phải hay quên đi những việc mà họ không hoàn thành được. Làm việc sẽ giúp bạn gây dựng và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa bạn và mọi người. Một trăm năm trước kia, William Jennings Bryan - ứng cử viên 3 lần cho chức Tổng thống Mĩ và cũng là một nhà hùng biện đã nói rằng “ Đừng bao giờ lo sợ khi đứng về phía thiểu số khi mà lẽ phải thuộc về thiểu số bởi một ngày kia thiểu số sẽ trở thành đa số. Nhưng phải biết sợ khi đứng về phía đa số khi mà đa số mắc sai lầm bởi một ngày kia đa số sẽ trở thành thiểu số.”

5. Luôn cứng cỏi: Bạn hãy đối mặt với những thử thách. Bằng việc chấp nhận và vượt qua những thử thách thì bạn sẽ trở nên cứng cỏi hơn bao giờ hết. Hãy hiểu hết ý nghĩa trong câu nói sau của người Đức “Nỗi sợ hãi làm cho con sói to hơn bạn tưởng”. Bạn đừng nên tự tạo ra cho mình những áp lực. Bạn cũng đừng cố ra vẻ như mọi việc đều tuyệt cả dù cho thực tế không phải như vậy. Không sợ rằng mình trông như một kẻ ngốc nghếch khi bạn đang học hỏi và tạo cho mình một tính cách cứng cỏi. Không những thế bạn cũng không nên nói dối với chính bản thân mình hay bất cứ ai khác. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho mọi công việc, chuẩn bị tinh thần để cống hiến hết sức mình để bạn có thể học thật tốt, có thể kiếm được nhiều tiền như bạn mong muốn, để bạn luôn khỏe mạnh, để là một người con hay một người cha, người mẹ có trách nhiệm và để sống một cách cao cả.
Sợ hãi

Bạn phải có một cam kết thật rõ ràng gắn liền với một tiêu chuẩn đạo đức nào đó. Bạn đừng có ý định tìm kiếm những lí do bào chữa cho mình. Những gì hơi khác thường một chút sẽ không thể làm cho bạn sợ hãi. Anais Nin, một nhà văn người Pháp đã viết rằng “Cuộc đời của một người khó khăn hay thuận lợi tỉ lệ thuận với sự dũng cảm của anh ta”. Bạn đừng sợ tham gia vào những cuộc tranh luận mà đối lập với quan điểm của bạn. Bạn hãy tạo cho mình thói quen làm những việc mà người khác không thể làm. Khi cần thiết bạn có thể thử thách lí do tại sao mình phải làm một việc gì đó, thử thách sự kiên nhẫn và tính kiềm chế của mình. Hãy chấp nhận rằng cuộc sống có thể không công bằng. Dù cho bạn có những nghi ngờ, lo sợ thì hãy vứt bỏ chúng đi để tiến lên. Hiếm có ai có thể mạnh mẽ và cứng cỏi hơn Nelson Mandela cựu Tổng thống Nam Phi - người đã nói “Bí quyết của sự thành công là biết cách chấp nhận những cái không thể, làm một việc gì đó mà thiếu đi những thứ cần thiết và biết cách chịu đựng việc thiếu đi sự thông cảm.”

6. Là một tấm gương cho những người khác: Con cái bạn hay những người làm công cho bạn sẽ không phải băn khoăn phải giải quyết vấn đề như thế nào mà việc duy nhất họ phải làm là quan sát cách bạn làm việc. Bạn hãy sẵn sàng để luôn là người dẫn đầu và hãy là một gương sáng cho mọi người. Lời nói của bạn có một ý nghĩa nhất định nào đó. Song bạn không nên quá mong chờ vào sự hoàn hảo. Ngược lại cái mà bạn phải làm là hãy tự hoàn thiện mình. Hãy là người đảm đương trách nhiệm trong mọi công việc. Bạn nên chăm chỉ, luôn kiên định và hãy là một người đáng tin cậy. Hãy luôn thể hiện sự kiên trì, bền bỉ của bạn. Bạn phải luôn hoàn thành những gì mà lúc đầu bạn đã làm.
Dẫn đầu

Nhờ thế mà bạn sẽ có một ảnh hưởng nhất định với người khác, trở thành một người có sức lôi cuốn lạ kì và biết đưa ra những lời khuyên để giúp đỡ mọi người. Làm một tấm gương sáng sẽ đem lại cho chính bạn uy tín và sức mạnh để bạn hoàn thành tốt mọi việc của mình. Cựu Tổng thống Mĩ Henry Kissinger đã từng nói “Nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo là đưa người dân của mình đến với những gì mà họ chưa bao giờ được hưởng thụ”. Ông còn nhắc nhở chúng ta rằng “Lịch sử của những gì không xảy ra thì sẽ không bao giờ được viết lại.”

7. Luôn có một thái độ tích cực: Bạn cần phải biết rằng mình sẽ có một tương lai tốt đẹp bởi chính bạn là người kiến tạo ra tương lai ấy. Hãy tự hào cả về những thay đổi nhỏ bởi bạn biết rằng chính những thay đổi này cuối cùng đem lại cho bạn những thành công lớn. Bạn hãy biết chấp nhận một cách thực tế những phiền muộn và vấn đề rắc rối của cuộc sống, tuy nhiên bạn nên chọn cách giải quyết với một thái độ tích cực và đúng theo hướng của những vấn đề đó. Hãy biết cách kiềm chế thái độ của mình. Biết lắng nghe những gì lương tâm bạn mách bảo. Dù cho bạn biết chắc chắn là không hề có sự đảm bảo nào nhưng bạn vẫn cứ làm những gì mà bạn mong muốn.
Tích cực

Cuộc sống của bạn đồng nghĩa với những gì bạn nói, bạn quan niệm. Bạn hãy hưởng thụ cuộc sống, học hỏi những điều thú vị từ sách vở, phim ảnh. Hãy tin tưởng vào bản thân mình. Đừng nên cho phép nỗi nghi hoặc làm hỏng những giấc mơ của bạn. Vì thế mà bạn ưa thích những thử thách trong quá trình bạn hoàn thiện bản thân và học hỏi những điều mới lạ. Bạn hãy đón chào một ngày mới một cách tràn đầy sinh lực. Ghandi đã từng dạy học trò của mình rằng “Nếu tôi tin rằng mình không thể làm được một điều gì đó thì ý nghĩ đó sẽ khiến cho tôi không thể làm được. Nhưng khi tôi tin rằng mình có thể thì tôi sẽ có được khả năng để thực hiện được việc ấy dù cho lúc đầu tôi thực sự không có khả năng.” Nhà viết kịch người Ailen George Bernard Shaw cũng nói là “ Một người có đầu óc và biết được khả năng của mình chắc chắn sẽ đánh bại mười người không có đầu óc và không nhận thức được năng lực của họ.”

8. Biết quyết tâm: Bằng cách tự thúc đẩy bản thân mình bạn sẽ luôn có động lực để thực hiện mọi việc mà bạn mong muốn. Luôn nhắc đi nhắc lại những quyết tâm của mình là một thói quen tốt mà bạn nên tạo ra cho mình. Hãy viết những quyết tâm ấy vào những mẩu giấy và đọc lại chúng một lần nữa. Sau đó bạn chỉ nên chọn những quyết tâm nào mà bạn tin tưởng một cách sâu sắc rằng mình sẽ thực hiện được.
Quyết tâm

Và hãy thực hiện chúng ngay lập tức. Học tập theo những thành công trước đó. Không ngừng hoàn thiện mình. Những ai dám làm nghĩ dám làm mới có thể giành được chiến thắng. Hãy biết cách tránh đi những nỗi đau và tìm kiếm sự hạnh phúc. Đầu tư cho hôm nay chính là đầu tư cho ngày mai. Bạn cũng cần phải có thái độ biết ơn cần thiết. Bạn có thể làm được tất cả những gì mà bạn quyết tâm muốn khẳng định.

9. Vươn tới một sức mạnh lớn lao: Bạn xây dựng cuộc sống của mình dựa trên những gì mà bạn tin tưởng. Hãy luôn giữ một niềm tin trong mình. Đừng e sợ nói chúng với những người khác. Bạn hãy đấu tranh cho những gì là giá trị tích cực. Trong mọi việc bạn nên luôn giữ đúng nguyên tắc xử sự của mình. Hãy cầu nguyện và suy ngẫm kĩ càng để bạn có đủ dũng khí đối mặt với những nỗi sợ hãi trong mình.
Tin tưởng

Hãy cầu nguyện và suy ngẫm kĩ để bạn có sức mạnh chấp nhận, chịu đựng những khó khăn trên con đường dẫn đến thành công, để bạn có thể vượt qua chúng và giành chiến thắng. Bạn hãy phát huy những gì tốt đẹp mà bạn tìm thấy trong cuộc sống. Victor Frankl - một nhà tâm lí học nổi tiếng và cũng là người sống sót trong vụ thảm sát người Do Thái của Hitler đã viết rằng “ Một niềm tin yếu ớt sẽ bị những khó khăn và tai họa làm cho yếu mềm, ngược lại một niềm tin mãnh liệt lại được củng cố bởi chính niềm tin ấy.”

10. Luôn có mong muốn giúp đỡ người khác: Bạn hãy cố gắng nhận ra những điểm tốt đẹp nhất ở con người mình cũng như ở những người khác. Khi ấy niềm tin sẽ luôn thấm nhuần trong bạn. Bạn muốn giúp đỡ người khác hoàn thành mục tiêu của họ. Vì thế mà bạn bỏ đi sự ích kỉ trong mình. Khi ấy bạn sẽ chẳng hề chần chờ một điều gì mà bạn lập tức giúp đỡ họ. Bạn bắt tay ngay vào công việc. Hãy bắt đầu cho bóng lăn, dẫn dắt nó và mọi người sẽ theo sau bạn. Hãy làm việc chăm chỉ để ngày càng tăng cường sự đoàn kết. Bạn nên chấp nhận một thực tế là chính những người cần đến sự giúp đỡ của bạn nhất lại là những người kém biết ơn bạn nhất. Một nhà cải cách Mĩ đồng thời cũng là một nhà giáo dục học Booker T. Washington từng nói “ Tôi nghĩ là mình đã bắt đầu hiểu ra rằng những người hạnh phúc nhất là những người sẽ làm được nhiều điều nhất cho những người khác.” Hay như nhà lãnh đạo đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen ở Mĩ - Martin Luther King đã phát biểu như sau “ Một vấn đề dai dẳng và cấp bách nhất của cuộc sống chính là Bạn đã làm được gì cho những người khác?” Còn Barbara Walters, một bình luận viên trên truyền hình Mĩ lại nói “ Xuất sắc có nghĩa là đạt được những giấc mơ cao nhất của mình. Nhưng khi có thể bạn còn phải giúp đỡ những người khác đạt được ước mơ của họ.
Giúp đỡ

Thành công của cá nhân sẽ là vô nghĩa nếu như bạn không cảm thấy mình đã tác động một cách tích cực đến cuộc sống của người khác.”

11. Tìm kiếm sự ủng hộ từ phía những người khác: Walt Disney đã từng nói rằng “ Tất cả những gì bạn phải làm là thẳng thắn với những sự kém hiểu biết của chính mình bởi khi đó bạn sẽ nhận ra ai là người sẵn lòng làm sáng tỏ vấn đề cho bạn.” Khi giúp đỡ người khác, bạn không nên quá tự hào về việc làm đó bởi bạn sẽ không thể nhờ họ giúp đỡ bạn một vấn đề nào khác. Bạn hãy mãnh mẽ như bạn đang có một mình bởi khi ấy bạn sẽ tự nhận ra mình không đơn độc. Là một người đáng yêu bạn sẽ được nhiều người yêu quí. Là một người hay hỏi thì bạn sẽ có nhiều người muốn được giúp đỡ bạn.
Cần giúp đỡ

Nếu là một người tốt bụng thì lại có nhiều người muốn làm thay công việc cho bạn và muốn kết bạn với bạn. Còn nếu bạn là một người sùng tín ngưỡng thì bạn lại đặt niềm tin của mình nơi Chúa trời. Benjamin Franklin một chính khách Mĩ đã nhấn mạnh rằng “ Người nào không được một ai khuyên bảo thì cũng sẽ không nhận được sự giúp đỡ nào cả.”

12. Luôn quyết đoán: Plato đã nói rằng “ Khởi đầu của một công việc bao giờ cũng là phần quan trọng nhất .” Bạn hãy bắt tay ngay vào công việc của mình. Đừng nên chần chờ gì cả. Và bạn cũng đừng ngồi một chỗ than phiền hay đợi chờ cho điều bạn mong muốn xảy ra. Nếu bạn không làm gì thì sẽ chẳng có điều gì xảy ra. Khi có vấn đề trục trặc nào đó thì nhiệm vụ của bạn là hãy bắt tay vào để giải quyết, để sửa sai. Phải luôn tập trung và biết đề ra mục tiêu của mình. Bạn hãy suy ngẫm ý nghĩa của câu tục ngữ mà người xưa vẫn hay nói “ Một nghề thì sống đống nghề thì chết.” Nếu bạn muốn biết cách để làm được một cái gì đó, hãy bắt tay ngay vào để học. Bạn không nên mong là sẽ có người nào đó chấp nhận tất cả những lời biện bạch lí do của bạn. Mà bạn phải nhìn nhận lại thực tế. Và xem xét một cách kĩ lưỡng tất cả sự lựa chọn của mình. Bạn nên linh hoạt, tháo vát và sẵn sàng thích nghi với tất cả mọi việc mỗi khi cần thiết. Hãy tìm ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình và đừng bao giờ băn khoăn về sự lựa chọn đó. Bạn cần phải tự tin vào mình. Hãy làm những gì mà bạn cho là cần phải làm. Phải luôn mạnh mẽ. Mỗi khi bạn thay đổi, hãy chấp nhận những mạo hiểm của của sự thay đổi đó. Khi ấy bạn đừng nên cố tìm ra những lời biện minh hay cố đổ lỗi cho ai. Ngược lại bạn phải thẳng thắn và chấp nhận những khó khăn và mạo hiểm.
Do it now

Tổng thống Mĩ Theodore Roosevelt đã nói rằng “ Trong khoảnh khắc phải đưa ra một quyết định nào đó hãy làm những gì tốt nhất bạn có thể, đừng nên làm điều gì tồi tệ.” Trong khi đó Martin Luther King – nhà lãnh đạo cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen tại Mĩ lại nói “ Sự dũng cảm có thể đối mặt được với những nỗi sợ hãi và nhờ đó mà có thể làm chủ được những nỗi sợ hãi ấy.” Còn nhà tư bản công nghiệp Mĩ Lee Iacocca thì từng viết là “ Nếu phải nói gói gọn trong một từ cái gì tạo nên một nhà quản lí giỏi thì tôi xin nói đó chính là sự quyết đoán. Bạn có thể dùng một chiếc máy vi tính tuyệt vời nhất để tập hợp tất cả các con số nhưng cuối cùng bạn vẫn phải lập cho mình một thời gian biểu và thực hiện theo nó.”

13. Biết học tập làm theo người khác: Bạn hãy tìm cho mình những mẫu hình thật xác định, cụ thể nào đó theo và hãy thi đua với họ. Họ phải là những con người mang những tính cách mà bạn luôn ngưỡng mộ chẳng hạn như: trung thực, bình tĩnh, dũng cảm, thân thiện, hào phóng, công bằng, vui tính, duyên dáng, biết tha thứ, nhẫn nại, thông minh, nhiệt tình và có năng lực.
Học tập


14. Luôn muốn tìm hiểu mọi việc: Người châu Phi có một câu tục ngữ là “ Không biết là xấu. Không muốn biết còn tồi tệ hơn.” Bạn có thể học bất cứ điều gì mà mình muốn. Hãy biết xin lời khuyên từ những người khác. Biết lắng nghe theo những lời khuyên ấy. Bạn hãy quan tâm đến mọi vấn đề trong cuộc sống và muốn học hỏi được nhiều điều hơn nữa. Bạn hãy suy nghĩ thoáng một chút. Vì khi ấy cuộc sống sẽ biến thành một cuộc khám phá hết sức diệu kì. Bạn sẽ thấy cả những thời cơ hay cơ hội mới để mình học tập. Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu một việc gì đó trước khi bạn nói là mình không thể làm được nó.
Cái gì ?

Trường lớp, các khóa học, các cuộc thảo luận, các buổi thuyết trình, các trang web, sách vở, băng hình hay các quyển tạp chí đều là những cơ hội tốt để bạn học hỏi kiến thức. Hãy biết rằng một kẻ lanh lợi thông minh có thể đánh bại được một kẻ khỏe mạnh. Vì thế bạn hãy không ngừng tự đặt ra các câu hỏi. Đừng sợ hãi sự thật. Đừng e sợ khi bạn phải nói câu “Tôi không biết.” Như Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli ở thế kỉ 19 đã từng nhấn mạnh rằng “Kẻ ngốc chỉ thấy ngạc nhiên còn người khôn ngoan lại biết đặt câu hỏi.” Publilius Syrus - một nhà văn người La Mã cũng nêu lên một quan điểm tương tự “Nhiều kẻ nhận lấy lời khuyên. Chỉ có người khôn ngoan là biết cách tận dụng những lời khuyên ấy.” Ông còn nói thêm rằng “ Một người khôn ngoan là một người biết tự sửa chữa bản thân từ những sai sót của người khác.”

15. Thừa nhận những nỗi sợ hãi và yếu điểm của bản thân: Trên đời này không có ai là hoàn hảo và cũng không có ai là thật sự không có những nỗi sợ của riêng mình. Bạn hoàn toàn có thể là một người nghiêm khắc với bản thân. Hãy biết tiếp thu một số vấn đề nào đó. Khi bạn thẳng thắn thừa nhận với mình những yếu điểm của chính bạn cũng có nghĩa là bạn đã đối mặt hay sửa chữa được ít nhất phân nửa những khuyết điểm đó. Hãy đối mặt với nỗi sợ hãi và bằng cách này bạn đã tự tạo cho mình một tính cách tốt. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy khi bạn muốn nếm trải đủ mọi hương vị của cuộc sống này.
Điểm yếu

Đừng e dè khi phải nói câu “Tôi xin lỗi. Tôi đã sai.” T.S. Eliot đã nói rằng “ Một nửa những gì có hại mà con người gây ra trên thế giới này đều bởi người ta muốn có cảm giác mình là quan trọng.”


16. Học từ chính những sai sót của mình: Sự khác biệt giữa những người thành công và những người khác không phải là liệu họ có phạm sai lầm nào không, mà sự khác biệt là ở chỗ họ đối mặt với những sai lầm đó như thế nào. Sẽ là một sai lầm lớn nếu bạn suy nghĩ là bạn không bao giờ được phạm một sai lầm nào cả. Bạn đừng nên hờn giận chỉ vì mọi việc không theo ý muốn của mình. Hãy xác định xem điều gì đã xảy ra và bạn có thể làm gì khác. Bạn nên đề ra những chiến lược hành động mới cho mình. Bạn hãnh viết nên một kế hoạch mới và thử làm lại một lần nữa. Khi bạn đã tìm ra một cách nào đó để giải quyết công việc tốt hơn thì bạn nên thực hiện luôn.
Sai sót

Hãy nhớ những thành công mà trước đây bạn đã đạt được. Bởi vì những sai sót chỉ là thi thoảng. Bạn hãy vượt lên trên chính những sai sót của mình. Winston Churchill cũng đã không e sợ khi thú thật rằng “ Hiểu từng lời mình nói ra sẽ chẳng bao giờ khiến cho tôi không thể hiểu được vấn đề của mình.”

17. Theo đuổi những chuẩn mực cao cả: Hãy tìm ra những gì là ưu điểm nhất của bạn và làm mọi việc để có thể đạt tới mức độ cao nhất đó.
Cao hơn

Bạn hãy tự hào về sự chính trực, tính thành thật và niềm tin vào sự công bằng của mình. Hãy nhớ rằng nói dối sẽ chỉ dẫn đến nói dối nhiều hơn mà thôi. Vì thế cam kết luôn làm hết khả năng của mình mà bạn đã hứa với bản thân đem lại nhiều ích lợi cho những ai gặp gỡ và làm việc với bạn. Bạn không nên từ bỏ những nguyên tắc và tiêu chuẩn cốt lõi của cá nhân mình. Nhà văn Mĩ Helen Keller dù cho bị mù và điếc nhưng ông vẫn có thể phát biểu đầy cảm hứng rằng “ Nhiều người đã có một suy nghĩ sai lầm về cái gì đã tạo nên sự hạnh phúc. Hạnh phúc không gắn liền với sự tự mãn mà gắn với sự trung thực với những mục tiêu đáng coi trọng.”

18. Luôn tốt bụng với mọi người xung quanh: Bạn hãy yêu quí tất thảy mọi người. Biết nhẫn nại và biết lắng nghe. Luôn mỉm cười. Dịu dàng và biết thông cảm. Bạn cũng nên thoáng hơn với những thỏa thuận hợp lí. Bạn hãy biết cách giúp đỡ người khác và tạo được sự tin cậy với họ. Luôn tôn trọng những người khác. Không nên áp đặt với mọi người. Hãy biết khen ngợi những việc làm tốt hay những nỗ lực của những người xung quanh. Bạn cũng nên có một chút hài hước dí dỏm. Biết thông cảm, khoan dung, thân thiện, lịch sự và cư xử đúng mực. Hãy tỏ rõ sự biết ơn của bạn với những gì tốt đẹp mà người khác làm cho bạn. Bạn nên giúp đỡ người khác mà không hề có đòi hỏi hay than phiền gì. Hãy cầu mong cho người khác gặp được những điều tốt đẹp. Bạn đối xử với mọi người như thế nào sẽ nhận được sự đối xử tương tự từ họ. Luôn nhiệt tình. Và hơn hết là phải luôn vui vẻ. Người Nhật Bản vẫn thường nói là “ Một lời nói tốt đẹp có thể sưởi ấm cả ba tháng mùa đông lạnh giá.” Hay như ông cha ta đã khuyên rằng “ Ở hiền thì gặp lành.”

Theo Tầm nhìn




2.12.11

Gặp lại ngày xưa

Phanblogs
Bài viết này lấy từ blog của một bạn trong nhóm chúng tôi vừa về từ chuyến đi theo lộ trình : Suối Giàng- Lao Chải- Pa Cheo-Dền Thàng-Y Tý-Ngải Thầu-A Lủ-Trịnh Tường. Cám ơn tác giả và xin phép được đăng lại ở đây.
Ngày xưa của tôi có những buổi trưa xách cặp lồng cơm đến lớp…
Ngày xưa của tôi có những buổi trưa xách cặp lồng cơm đến lớp…

Hồi ấy trẻ con chỉ học 1 buổi, chúng tôi học lớp chuyên nên có những đợt học 2 buổi để luyện thêm. Một trong những lý do tôi thích những ngày học 2 buổi là tôi được mang cặp lồng cơm đi học, vừa trông như người lớn, vừa được dịp trao đổi, ăn thử cơm nhà người khác Lần này khi bám chân đoàn khảo sát “Cơm có thịt”, tôi lại thấy cảnh các em bé lũn cũn xách cơm đến trường.

Cháu mang cơm với cá mắm, (lúc này bé mới giở cặp lồng ra chứ chưa ăn đâu ạ)
Có điều cách đây hơn 30 năm, giữa thời bao cấp thiếu thốn đủ thứ, cơm của tôi vẫn có chút rau và tí đồ mặn như lạc rang nước mắm, còn đây là cơm của các bé mầm non huyện Bát Xát ngày hôm nay      
còn cháu mang cơm với… thìa ạ!
Ngày xưa của tôi có nỗi thèm ăn thường trực…
Các con tôi không bao giờ hình dung nổi chuyện nửa lạng thịt dành cho một bữa ăn tươi là như thế nào. Thời của tôi, “tiêu chuẩn nhân dân” được vài lạng thịt một tháng luôn phải cố ý mua mỡ để còn xào rau, lấy tóp mỡ rang cơm. Quả thực nếu lạng ra được một rẻo thịt nạc thì trẻ con sung sướng lắm vì thế nào cũng được ưu tiên. Nhờ thế chúng tôi có khái niệm “ăn dè”: miếng thịt cứ nằm trên mặt bát cơm, nhìn cho sướng mắt, rồi nó cứ tụt dần xuống đáy bát mà chẳng suy xuyển mấy về hình dáng, “ăn dè” mà   Cái đói lúc nào cũng lảng vảng xung quanh, rõ ràng vừa ăn no bụng bữa cơm độn mì sợi với rau luộc chấm nước mắm xong, thoáng cái đã thấy đói meo lúc nào. Ở Mẫu giáo (MG) Dền Thàng, chúng tôi may mắn đến đúng bữa các con ăn trưa. Những cái miệng xinh xinh loáng mỡ vì hôm nay các con được ăn thịt. Nhờ có chương trình “Cơm có thịt” của các bác trên mạng, các bé được ăn hàng tuần 2 ngày thịt, 1 ngày đậu, 1 ngày trứng và 1 ngày cá mắm. Các cô bảo bát đầu tiên thường chia hết đồ ăn vào bát các con cho công bằng, thế là các bé cũng có chiến thuật ăn dè ngay lập tức, nhín đồ ăn lại để khi xin cơm bát sau hoặc bát sau nữa vẫn còn cái vị ngon ngọt lẫn vào với cơm.   Tô canh của các con cũng có màu sắc hơn trước đây.
Ngày xưa của tôi có cái lạnh tím tái chân tay…
Mãi đến giờ nhiều khi mấy chị em tôi vẫn còn thắc mắc khi mình còn bé thời tiết lạnh hơn bây giờ hay sao mà cái lạnh cứ thấm vào xương, luồn lách trong người bất chấp mấy lớp áo mỏng mặc chồng lên nhau bên ngoài. Con tôi không tưởng tượng nổi khi tôi kể lại chuyện tôi và bạn bè thường chơi trò thách nhau đoán được hôm ấy mặc mấy áo trên người, kỷ lục là 1 lần cô bạn tôi (một cô bé lớp 3 gầy gò) mặc đến 13 áo Giữa nơi rừng núi mây phủ gần như suốt ngày này, các bé MG mà chúng tôi ghé thăm chỉ phong phanh 1 đến 2 lớp áo. Sang lắm thì có thêm cái khăn hoặc cái mũ. Chân trần không phải là hiếm. Có đôi bàn tay bé nhỏ tôi ủ mãi trong tay mình mà không thấy ấm lên được mấy chút.                                      
Chân nọ kê lên chân kia sẽ đỡ lạnh cô ạ, thật đấy!

Ngày xưa của tôi có chiếc chăn kéo kín cổ thì hở chân…
Bạn đã bao giờ đắp chiếc chăn bông nào bị giạt bông chưa? Cái chăn của tôi ngày bé tôi thuộc như thuộc lòng như bàn tay, khi đắp vào thì phải lựa đôi chân thế nào cho đừng vào chỗ chỉ có mỗi 2 lớp vải mỏng manh. Cái sạp tre chật ních “trứng gà trứng vịt” ở MG Y Tý làm tôi thấy ấm lòng. Đố bạn biết bao nhiêu đứa chia nhau 1 cái chăn đấy? Chắc chắn bạn không đoán ra. Vì bạn không biết tuyệt chiêu của các cô giáo nơi đây:

                                   Trở đầu đuôi nhé: 11-12 bạn một chăn chỉ hụt tý. 

Thế này thì lúc dậy “tê rần không hiểu vì sao tê rần”

Ngày xưa của tôi có chị tôi chờ đón những chiều tan học đường xa…
Đợi em tan học. 
Chị em tôi yêu nhau lắm. Tình yêu ấy theo trí nhớ của tôi bắt đầu từ những ngày chị đưa tôi đến lớp MG và đón tôi về ở nơi sơ tán. Con chị nhỉnh hơn con em tí tẹo dắt nhau đi thập thõm trong bóng chiều nhập nhoạng. Tôi nhớ chị tôi khi bắt gặp cô bé 8 tuổi ngồi chờ đón em 3 tuổi ở MG A Lù.                                                               
   Những ngày xưa thân thương ấy tôi chỉ mong mãi nằm trong ký ức, mong con mình không bao giờ phải trải lại. Vậy mà sau gần 4 thập kỷ, tôi gặp lại nó nguyên vẹn nơi đây, tệ hơn tôi hình dung rất nhiều. Thấy đắng trong lòng… Đành tự an ủi mình rằng tuổi thơ khốn khó năm xưa đã trao cho tôi nghị lực sống mạnh mẽ, trau giồi cho tôi sự tháo vát và khả năng chịu đựng mà thế hệ các con tôi không có, hy vọng các em bé nơi đây sẽ dựa vào ưu thế ấy mà tôi luyện lòng quả cảm cho mình. Dẫu có thế nào, vẫn cần lắm những bàn tay nâng bước các em.
Bạn có biết: - Trẻ em 3-5 tuổi ở miền núi vẫn tự mình đến lớp. Đã đành không có nỗi ám ảnh xe cộ như ở phố phường, nhưng còn lối đi ghập ghềnh dốc đá, còn khe sâu bên đường…? Lòng hiếu học nơi đây thật mãnh liệt.
Nâng cao lên cho em chấm với nào!
=Một em bé 3-5 tuổi có thể ăn đến 4 bát cơm. Cơm nấu nở bung, hạt gạo to như ngô, nhạt thếch. Vậy mà đứa ăn khỏe có thể ăn đến 4 bát. Lý do rất đơn giản: ở nhà con không có thức ăn, chỉ có rau luộc và khi nào sang lắm thì vài vụn cá mắm (tôi đã nếm thử: đó là cá khô loại nhỏ đã mủn vì để lâu, mặn đắng lưỡi). Các cô giáo nói mùa giáp hạt, có bạn cha mẹ chỉ đóng bột ngô chứ không có gạo, có bạn cha mẹ chẳng có gì mà đóng, các cô đành thêm chút gạo của mình vào, trộn tất cả lại với nhau, nấu chung lên và chia đều cho các con theo lượng cơm độn có được ấy. Những thời điểm ấy, 1-2 bát cơm độn ở trường vào bữa trưa là chủ lực thay thế bữa chiều không cơm chỉ có rau luộc lấy lệ ở nhà.   Rá cơm gạo góp ở MG Dền Thàng - Các bé mầm non huyện Bát Xát chưa có khái niệm sữa và bánh mì. Trong 38 cháu ở MG Pa Cheo chỉ có 1 cháu biết sữa tươi là gì và biết cách uống một hộp sữa như thế nào. Hầu như tất cả các bé ở Dền Thàng, Ngải Thầu, A Lù… từ mầm non đến tiểu học đều không biết bánh mì là gì. Có em đoán ra rằng đó là một loại bánh nhưng mà chưa được ăn bao giờ. Cảm ơn lắm lắm một bạn ở diễn đàn “Cơm có thịt” đã ủng hộ bánh mì và sữa đặc cho các bé.                                                 
Tôi không phải nhà văn, chẳng phải nhà báo, lại rất ghét chụp ảnh. Theo chân đoàn lần này chỉ muốn tìm câu trả lời cho một số băn khoăn của mình. Tôi giận mình không biết chụp ảnh để mang về cảm giác thật của con dốc dựng đứng ở MG Ngải Thầu, nơi người lớn miền xuôi phải rón rén lần từng bước, dừng nghỉ mấy lần để thở, trẻ con lớp 3 miền ngược vẫn ôm bó củi chạy phăng phăng; tiếc mình không ghi lại được hình ảnh bàn tay bé bỏng lạnh tím của em bé 3 tuổi với thân hình chỉ nhỉnh hơn con búp bê một tẹo. Vài cảm tưởng lan man về chuyện ăn, chuyện ngủ của các bé, thấy đã dài dòng lắm rồi. Ngày mai sẽ kể tiếp với bạn về chuyện học của các con nhé.
Nguồn :     songthatcham.wordpress.com