Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy con. Hiển thị tất cả bài đăng

9.8.20

Dạy con về thế giới mạng

Phanblogs Giúp trẻ em trở thành những nhà thám hiểm thông minh, tự tin của thế giới mạng
Cho đến nay, chúng tôi đã triển khai chương trình này ở Hoa Kỳ, Mỹ Latinh và đang có kế hoạch mở rộng chương trình này đến nhiều thị trường khác. Thậm chí, chúng tôi còn trực tiếp đưa chương trình giảng dạy này đến với các trường học tại Hoa Kỳ trong khuôn khổ của Chương trình an toàn trực tuyến, nhằm giúp thanh thiếu niên biết cách ứng xử khôn ngoan và giữ an toàn khi trực tuyến.



Dạy con bạn về dấu chân kỹ thuật số (digital footprint)

Dạy con bạn về dấu chân kỹ thuật số (digital footprint)

Dạy con bạn về dấu chân kỹ thuật số (digital footprint)



Bạn hãy cùng con tìm kiếm trên mạng các thông tin về chính bạn, hoặc một nhạc sĩ mà các em yêu thích, và trò chuyện về những gì bạn và các con tìm được. Bạn nên xem trước kết quả tìm kiếm. Cùng nhau nói chuyện về những gì người khác có thể biết về bạn từ những kết quả này, và cách thông tin cá nhân của một người xuất hiện trên mạng.

Giúp giảm thiểu việc so sánh với người khác

Giúp giảm thiểu việc so sánh với người khác

Giúp giảm thiểu việc so sánh với người khác



Hãy đảm bảo con bạn hiểu được rằng những gì bạn bè các em chia sẻ trên mạng chỉ là một phần trong toàn bộ câu chuyện, và đó thường là những điểm nổi bật. Hãy nhắc nhở các em rằng ai cũng có những khoảnh khắc buồn chán hay xấu hổ mà họ không muốn chia sẻ.

Tạo quy tắc gia đình về các nội dung có thể chia sẻ

Tạo quy tắc gia đình về các nội dung có thể chia sẻ

Tạo quy tắc gia đình về các nội dung có thể chia sẻ



Nói rõ cho các thành viên trong gia đình bạn về những nội dung không được chia sẻ trực tuyến, như ảnh hoặc thông tin cá nhân. Thực hành bằng cách tự chụp vài bức ảnh tập thể, và thảo luận thế nào là chia sẻ có trách nhiệm. Ví dụ như: bạn hãy khuyến khích con mình suy nghĩ kĩ trước khi chia sẻ những hình ảnh không chỉ có mặt các em mà còn có mặt những người khác. Hãy nhắc các em xin phép nếu cảm thấy không chắc chắn.

Dạy các con bạn về việc chia sẻ quá mức

Dạy các con bạn về việc chia sẻ quá mức

Dạy các con bạn về việc chia sẻ quá mức



Cùng suy nghĩ cách khắc phục vấn đề chia sẻ quá mức, ví dụ như gỡ xuống những gì đã chia sẻ, hoặc thay đổi tùy chọn quyền riêng tư. Khi vấn đề xảy ra, hãy cân nhắc từ nhiều góc độ. Một số khoảnh khắc đáng xấu hổ sẽ có hậu quả nghiêm trọng, nhưng nhiều khoảnh khắc khác lại có thể là những bài học đáng quý.

Đừng tin vào nội dung giả mạo

Đừng tin vào nội dung giả mạo

Đừng tin vào nội dung giả mạo



Điều quan trọng là giúp con em bạn nhận thức được rằng con người và tình huống trên mạng không phải lúc nào cũng giống như vẻ bề ngoài. Chúng tôi đã xây dựng những hướng dẫn hữu ích để bạn có thể giúp trẻ phân biệt thật giả trên mạng.

Giải thích về hành động mạo danh

Giải thích về hành động mạo danh

Giải thích về hành động mạo danh



Giải thích cho con bạn lý do có người có thể muốn lấy cắp mật khẩu hoặc dữ liệu cá nhân của các em. Khi biết được các thông tin cá nhân, ai đó có thể sử dụng tài khoản của các em và giả mạo làm các em.

Giúp trẻ phát hiện các hành vi tấn công giả mạo

Giúp trẻ phát hiện các hành vi tấn công giả mạo

Giúp trẻ phát hiện các hành vi tấn công giả mạo



Con bạn có thể không nhận ra rằng một số người có thể sẽ lừa lấy thông tin cá nhân của trẻ. Hãy hướng dẫn trẻ tìm đến bạn nếu các em nhận được tin nhắn, đường dẫn liên kết hoặc email từ người lạ yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản hoặc có tệp đính kèm kỳ lạ.

Dạy các em cách nhận biết những mánh khóe lừa đảo

Dạy các em cách nhận biết những mánh khóe lừa đảo



Hãy cho con bạn biết rằng một số mánh khóe lừa đảo tinh vi có thể khiến các em nghĩ rằng đó là nội dung do bạn các em gửi đến. Ngay cả nhiều người lớn có hiểu biết cũng bị lừa! Nếu các em thấy một tin nhắn có vẻ khả nghi, các em nên tham khảo ý kiến của bạn. Nếu bạn giúp giải tỏa khúc mắc của con mình một cách nghiêm túc, trẻ sẽ dần dần tin tưởng bạn.

Cùng nhau tìm các dấu hiệu bảo mật

Cùng nhau tìm các dấu hiệu bảo mật

Cùng nhau tìm các dấu hiệu bảo mật



Cùng con bạn truy cập một trang web và tìm các dấu hiệu bảo mật. URL có khóa móc bên cạnh hoặc bắt đầu bằng https (dấu hiệu cho thấy URL an toàn) hay không? URL có khớp với tên trang web không? Hãy chỉ ra giúp con bạn những dấu hiệu mà các em nên tìm kiếm khi mở một trang web.

Giữ an toàn cho bí mật của bạn

Giữ an toàn cho bí mật của bạn

Giữ an toàn cho bí mật của bạn



Quyền riêng tư và bảo mật trên mạng cũng quan trọng như ngoài đời thực. Điều quan trọng là con em bạn hiểu rõ cách thức bảo vệ những thông tin quý giá để tránh gây tổn hại cho thiết bị, danh dự và các mối quan hệ mà các em tạo dựng.

Tạo mật khẩu khó bẻ khóa

Tạo mật khẩu khó bẻ khóa

Tạo mật khẩu khó bẻ khóa



Hướng dẫn các em cách chuyển một cụm từ dễ nhớ thành một mật khẩu mạnh. Sử dụng ít nhất tám chữ cái kết hợp cả chữ viết hoa, chữ viết thường và thay đổi một số chữ cái thành ký hiệu và số. Ví dụ: “Em tôi tên Anh” chuyển thành emL$1Tanh. Giúp các em hiểu thế nào là một mật khẩu yếu, chẳng hạn như sử dụng địa chỉ nhà, ngày sinh nhật, 123456 hoặc "password", những thứ người khác có thể dễ dàng đoán được.

Giữ bí mật thông tin cá nhân

Nói chuyện với con bạn về những thông tin mà các em nên giữ kín - như địa chỉ nhà, mật khẩu hoặc trường học. Khuyến khích các em nói chuyện với bố mẹ hoặc người giám hộ nếu có người yêu cầu các em cung cấp những thông tin kiểu này.
Giữ bí mật thông tin cá nhân

Giữ bí mật thông tin cá nhân



Hướng dẫn "vệ sinh an toàn" mật khẩu

Nhắc các em suy nghĩ kỹ trước khi nhập mật khẩu ở bất kỳ đâu và kiểm tra cẩn thận xem đó có đúng là ứng dụng hoặc trang web cần dùng hay không. Khi nghi ngờ, các em cần phải hỏi ý kiến bạn trước khi nhập bất cứ nội dung gì. Ngoài ra, hãy khuyến khích các em dùng mật khẩu khác nhau cho từng ứng dụng và trang web. Các em có thể có dùng một mật khẩu chính, rồi thêm vào đó một vài chữ cái để tạo thành mật khẩu mới cho mỗi ứng dụng.

Giúp con bạn tránh khỏi những trò đùa tai quái

Nhắc nhở con bạn rằng các em có thể góp phần ngăn chặn việc người khác truy cập tài khoản của mình để gửi các tin nhắn giả mạo hay đáng xấu hổ bằng cách giữ bí mật mật khẩu.
Giúp con bạn tránh khỏi những trò đùa tai quái

Giúp con bạn tránh khỏi những trò đùa tai quái




Đối xử tốt với mọi người là điều chúng ta nên làm

Đối xử tốt với mọi người

Đối xử tốt với mọi người


Internet là một công cụ khuếch đại mạnh mẽ có thể khiến thông tin tích cực hoặc tiêu cực lan truyền rất nhanh. Giúp con em bạn lựa chọn con đường đúng đắn bằng cách áp dụng khái niệm "đối xử với mọi người như cách bạn muốn được đối xử" cho các hành động trên mạng của trẻ, tạo ra tác động tích cực cho những người khác và loại bỏ hành vi bắt nạt.

Nói chuyện với con bạn về hành động bắt nạt trên mạng

bắt nạt trên mạng

bắt nạt trên mạng


Hãy nói chuyện với con bạn về những hành động quấy rối trên mạng, hoặc về việc một số người sử dụng các công cụ trực tuyến để cố ý gây tổn thương cho người khác. Lên kế hoạch về việc con bạn có thể đến gặp ai nếu các em nhìn thấy hoặc gặp phải những hành động đó. Hỏi xem các em, hoặc bạn bè của các em có từng gặp phải những hành động ác ý trên mạng không. Bạn có thể hỏi các em một số câu như: Đó là kiểu hành động gì? Các con cảm thấy thế nào về hành động đó? Con nghĩ con có thể giúp ngăn chặn hành động đó hay không, có thể là bằng cách kể cho ai đó về một bình luận ác ý?

Khi nghi ngờ, hãy nói ra

ghi ngờ, hãy nói ra
Một bài học áp dụng cho mọi trải nghiệm trong thế giới kỹ thuật số: Khi con em bạn bắt gặp một thứ gì đó đáng ngờ, các em cần phải cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với một người lớn đáng tin cậy. Bạn có thể khuyến khích trẻ em tâm sự bằng cách tạo không khí trao đổi cởi mở trong gia đình.

Thảo luận về những việc các em làm trên mạng

việc các em làm trên mạng

việc các em làm trên mạng


Dành thời gian nói chuyện với nhau về cách gia đình bạn sử dụng công nghệ. Thể hiện sự quan tâm đến các ứng dụng mà con bạn sử dụng nhiều nhất và yêu cầu các em giới thiệu qua cho bạn. Tìm hiểu cách trẻ sử dụng ứng dụng và những điểm các em thích ở ứng dụng đó.

Đặt các giới hạn có thể thay đổi theo thời gian

giới hạn có thể thay đổi theo thời gian

giới hạn có thể thay đổi theo thời gian


Đặt quy tắc cho tài khoản của con bạn, như bộ lọc nội dung hay giới hạn thời gian và cho con bạn biết những quy tắc này có thể thay đổi khi chúng lớn hơn. Bạn nên thay đổi các tùy chọn cài đặt theo thời gian. Đừng chỉ "đặt rồi quên".

Giúp trẻ xác định người các em có thể nói chuyện

người các em có thể nói chuyện
Xác định ba người đáng tin cậy mà trẻ có thể nói chuyện nếu gặp phải nội dung khiến trẻ không thoải mái. Một người đáng tin cậy có thể giúp trẻ xử lý những gì các em nhìn thấy và ngăn chặn những việc tương tự diễn ra trong tương lai.

Giúp con em bạn sử dụng thời gian trên mạng một cách chất lượng hơn

những trò chơi và ứng dụng phát triển khả năng sáng tạo
những trò chơi và ứng dụng phát triển khả năng sáng tạo

Khuyến khích các em tương tác với những trò chơi và ứng dụng phát triển khả năng sáng tạo hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề.

Nguồn: https://beinternetawesome.withgoogle.com/en_us/

29.10.19

Thân giáo

Phanblogs Thân giáo, Gia giáo, Khẩu Giáo, Ý Giáo


Thuở xưa có một nhà sư sống ẩn dật tại một triền núi, được mọi người xem là đạo cao đức trọng. 
Một hôm nhà sư tiếp một bà lão cùng cậu con trai của bà. 
Bà lão thưa: 
- Bạch sư! Thằng bé này mắc phải cái tật là thích sưu tầm hoa kiểng. Nó đã làm cho tôi tốn hao không biết bao nhiêu là tiền của trong cái thời củi quế gạo châu này... Xin sư làm ơn chữa trị hoặc răn dạy dùm kẻo tội nghiệp cho tôi cùng vợ con nó… hic…
Nhà sư ngẫm nghĩ giây lâu nói: 

- Bà hãy dắt nó về khoảng nửa tháng sau trở lại tôi sẽ giúp cho. 
Bà lão y lời. Đến hẹn gặp lại, nhà sư chỉ thốt một câu đơn giản: 
- Đó là một thú vui hao tài tốn của con hãy bỏ đi, để tiền mà thờ mẹ nuôi con. 
Bà lão nghe xong bất bình: 

- Tưởng Thầy có phương cách gì té ra chỉ có bao nhiêu lời đó. Thế sao thầy không làm ơn nói dùm ngay bữa trước mà còn hẹn đến hôm nay!? Đường xá xa xôi biết là bao! 
Nhà sư mỉm cười, dắt mẹ con bà ra mảnh vườn sau sân chùa: 

- Chẳng giấu gì bà... tôi cũng mắc phải cái tật như cậu nhà đây! Nửa tháng gia hạn là thời gian để tôi bỏ cái cố tật đó. Nay mọi việc đã xong tôi mới dám mở miệng khuyên can cậu em này. 
Chàng trai từ đó ăn ở rất vừa lòng mẹ!

Lời bàn:

“Thân giáo” là cách giáo dục lấy bản thân của mình làm gương cho kẻ khác thay vì nói suông.

“Thân giáo” là cách giáo dục lấy bản thân của mình làm gương cho kẻ khác thay vì nói suông.
“Thân giáo” là cách giáo dục lấy bản thân của mình làm gương cho kẻ khác thay vì nói suông.

Tại sao trong các gia đình thời nay, anh bảo em không nghe, Cha bảo con không được, Thầy Cô dạy học trò không nổi… đó phần lớn là do chúng ta thiếu “thân giáo”.

Không nên đổ lỗi cho thời đại, đổ cho lớp trẻ ngang nghạnh ,cứng đầu, khó dạy bảo… mà chúng ta phải đi sâu vào vấn đề chính… vấn đề của chúng ta!

Làm sao dạy các em thành thật khi chúng ta mãi nói dối, làm sao dạy các em tiết kiệm khi Cha Mẹ cứ sống xa hoa.. Làm sao khuyên các em phải biết thương người khi chúng ta cứ vô tình với những mảnh đời bất hạnh… Làm sao dạy học sinh lòng quả cảm khi Thầy Cô cứ mãi đớn hèn!?

Không nên đổ lỗi cho thời đại, đổ cho lớp trẻ ngang nghạnh ,cứng đầu, khó dạy bảo… mà chúng ta phải đi sâu vào vấn đề chính… vấn đề của chúng ta!
Không nên đổ lỗi cho thời đại, đổ cho lớp trẻ ngang nghạnh ,cứng đầu, khó dạy bảo… mà chúng ta phải đi sâu vào vấn đề chính… vấn đề của chúng ta!


Các em tuy có thể còn nhỏ nhưng không phải không biết nhìn nhận. Mỗi một hành vi, lời nói của người lớn đều âm thầm gieo rắc vào tâm hồn các em từng chút một, chất chứa lâu ngày sẽ góp phần định hình nhân cách của các em ngày sau. Để rồi một ngày đẹp trời nào đó, đùng một cái chúng ta nhận ra con mình không biết nghe lời, em mình cộc cằn ngang bướng… đâu dè rằng chính ta chứ không phải ai khác đã góp một phần không nhỏ của kết quả ngày hôm nay của con em mình!







31.1.12

Sau ba tuổi thì đã muộn


PhanblogsMasaru Ibuka, doanh nhân nổi tiếng người Nhật, cha đẻ của tập đoàn Sony là người rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục con trẻ, đặc biệt là giáo dục tài năng sớm. Từ những điều mà ông chia sẻ trong cuốn “Sau ba tuổi thì đã muộn”, ta có thể rút ra nhiều bài học bổ ích.

5 bước thực hành yêu thương
Masaru Ibuka, một người cha, một nhà giáo dục và một doanh nhân nổi tiếng




Theo Masaru Ibuka, để con trẻ có thể phát triển tốt, cha mẹ không nhất thiết phải sắm cho chúng các loại đồ chơi hiện đại đắt tiền, cũng chẳng cần nghiền ngẫm các phương pháp giáo dục cao siêu hay tham gia một khóa học đặc biệt nào cả. Thứ duy nhất mà cha mẹ cần làm đó là hãy dành nhiều thời gian hơn để yêu thương con. Và tình yêu thương đó có thể “diễn giải” thành 5 bước cơ bản dưới đây:

1. Siêng năng bế ẵm, âu yếm con. Việc tiếp xúc, gần gụi với thân thể cha mẹ không chỉ giúp ươm “mầm lương tri”, lòng trắc ẩn, sự nhạy cảm trong bé mà còn tác động rất tích cực lên trí thông minh của “thiên thần nhỏ”. Cho bé ngủ chung giường và thường xuyên ôm ấp bé thực ra không hề làm hư bé như nhiều người vẫn nghĩ. Sự trìu mến dành cho trẻ nhỏ chính là nền tảng tốt nhất để các bé phát triển lành mạnh.

2. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của con. Điều đó không có nghĩa là phải trang bị cho ngôi nhà của bé thật tiện nghi và đầy ắp đồ chơi xịn. Khi quá tiện nghi, bé sẽ ít động não hơn, và khi có quá nhiều đồ chơi bé sẽ bị phân tâm, khó tập trung. Ví như chỉ có một chú gấu bông thì bé sẽ “nghiên cứu” nó thật kỹ và cố nghĩ ra thật nhiều trò để chơi cùng nó. Nhưng nếu có cả một bầy thú nhồi bông, búp bê, siêu nhân… vây quanh thì bé sẽ không dừng lại lâu với món nào để “tư duy” kỹ lưỡng cả. Ngoài ra, để trẻ có thể phát triển lối tư duy khác biệt, tích cực, bạn chớ vội mua ngaycho con những thứ mà con thích. Cứ để con thiếu thốn một chút thì trí tưởng tượng của con càng có cơ hội bay bổng. Đôi giày sành điệu của mẹ có thể biến thành một cặp… chiến xa. Còn thùng đồ sửa xe của bố ư? Có thể được bé hình dung như một tòa lâu đài đầy bí hiểm.
3. Trao cho con chì màu, đất nặn càng sớm càng tốt! Tất cả những gì mà trẻ tự tạo ra bằng đôi tay của chính mình – vẽ, nặn, tô, hay thậm chí là xé tan, đập nát thứ gì đấy… thì cũng giúp trí thông minh và bản năng sáng tạo của trẻ phát triển. Và phụ huynh đừng nên liên tục phê bình, chỉnh đốn con kiểu như: “Cầm bút cao cao lên nào!”, “Không được dùng tay trái”, “Sao mặt trời lại màu tím, màu đỏ chứ”…. Vì như vậy ta chỉ cản trở sự sáng tạo của trẻ mà thôi. Nhân tiện xin nói thêm là việc sử dụng tay trái hay tay phải đều có tác dụng như nhau trong việc tăng cường khả năng của bộ não ở trẻ nhỏ.

4. Thường xuyên đọc sách cho con nghe và dạy con học thuộc thơ. Bộ nhớ của các bé lên ba có thể lưu giữ cả trăm bài thơ ngăn ngắn và càng được rèn luyện nhiều thì bộ nhớ ấy càng… mênh mông hơn. Ban đầu bé có thể ngắc ngứ mãi không đọc trôi một câu thơ, nhưng dần dần bé có thể làu làu cả một tập thơ vài chục rồi vài trăm bài. Ngoài tác dụng luyện trí nhớ, việc đọc thơ còn đem cho bé niềm hứng khởi đối với thơ ca, bồi dưỡng cho tâm hồn bé thêm phong phú.



Tất cả những gì mà trẻ tự tạo ra bằng đôi tay của chính mình – vẽ, nặn, tô, hay thậm chí là xé tan, đập nát… thì cũng giúp trí thông minh và bản năng sáng tạo của trẻ phát triển.


5. Khi bé đã biết đi, hãy dắt bé đi dạo thay vì đặt bé trong xe nôi. Lý do là đi bộ trên đôi chân của chính mình sẽ kích thích trẻ tư duy tốt hơn. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà bác học, nhà văn nhiều khi bị “bí” ý tưởng hay “tụt” cảm hứng đã đứng lên đi bộ loanh quanh và ý tưởng bỗng dưng lại xuất hiện, cảm hứng đột nhiên quay về.

Lớn lên cùng đại gia đình

Theo Masaru Ibuka, lý tưởng nhất đối với trẻ con là được lớn lên trong một đại gia đình với nhiều thế hệ. Sự hiện của ông bà, cô dì, chú bác, anh chị em tạo ra một môi trường xã hội tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bản thân Masaru đã từng dành rất nhiều thời gian, tâm sức cho đứa con trai bị bệnh bại não của mình. Ông cho rằng trong gia đình, người cha chỉ làm trụ cột kinh tế thôi chưa đủ mà còn phải là nhà giáo dục thực sự đối với các con và ông kêu gọi các ông bố hãy đi tiên phong trong sự nghiệp giáo dục con cái.

Phương pháp của “ông Sony” từng bị phản đối vì quan điểm dùng hình phạt thể chất đối với trẻ dưới ba tuổi nhưng Masaru Ibuka lý giải rằng trẻ cần được đưa vào nề nếp từ lúc chưa đầy một tuổi, vì đến ba tuổi thì ở trẻ đã hình thành lòng tự trọng và việc quở mắng hay dùng roi vọt lúc ấy sẽ rất nan giải, thậm chí là vô nghĩa. Tuy nhiên, Masaru Ibuka cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ nên dùng những hình phạt khiến trẻ cảm thấy bị sỉ nhục và nảy sinh lòng thù hận. Và nói chung, đối với con trẻ thì khen ngợi, khích lệ luôn cần được ưu tiên, còn trừng phạt thì hãy giảm thiểu. Đặc biệt là đừng bao giờ trách phạt, đánh mắng trẻ trước mặt người khác. Bạo hành và sỉ nhục không bao giờ có thể là bạn đồng hành với sự phát triển của trí tuệ. Chỉ có sự ham mê hiểu biết và niềm vui khám phá mới có thể giúp trẻ vươn đến những chân trời mới của tri thức.





Trong cuốn “Sau 3 tuổi thì đã muộn” (“Kindergarten is Too Late”, xuất bản năm 1971), Masaru Ibuka cho rằng thời kỳ lĩnh hội kiến thức quan trọng nhất ở con người diễn ra trong khoảng thời gian từ lúc chào đời cho đến khi 3 tuổi. Từ đó, ông đã đề xuất những phương thức để tận dụng thời kỳ này. Lời tựa của cuốn “Kindergarten is Too Late” được viết bởi Glenn Doman, người sáng lập ra Viện nghiên cứu Tiềm năng Con người - một tổ chức hướng dẫn các bậc phụ huynh về các phương pháp phát triển trí lực cho con em mình. Ibuka và Doman đều nhất trí rằng năm đầu tiên trong cuộc đời là thời kỳ có vai trò trọng đại đối với việc giáo dục con người.


Phan Minh Ngọc (Tổng hợp từ LiveInternet, Wild-mistress, Wikipedia)



1.7.11

Có nên đánh đòn con ?

Phanblogs Chuyện này có không ít ý kiến trao đổi và quan điểm khác nhau
Có ý kiến cho rằng tuyệt đối không được đánh đòn con
Có ý kiến cho rằng "thương cho roi cho vọt"
Có ý kiến cho rằng chỉ có ba mẹ mới tự tay đánh đòn con, còn người khác - chẳng hạn như cô giáo - không có quyền làm việc đó.Quan điểm của bạn thế nào Mời các bạn chia sẻ !


 
Tuổi thơ là thời gian đẹp nhất của mỗi con người, ngập tràn hạnh phúc,chơiđùa,được thương yêu và đầy ắp những ước mơ hoài bão tương lai
Thếnhưng trong mắt của đứa trẻ 5 tuổi này thì tuổi thơ không hề tươi đẹp.Hằng ngày khuôn mặt của em phải thường xuyên ăn những cái tát, bụng thìchịu những cú đấm và tay chân thì bị quất bởi những làn roi
Tuổi thơnhìn ngắm bạn bè chơi đùa vui vẻ trong khi mình thì bị giam cầm trongnhững song cửa suốt ngày Ngày xưa mình cũng lãnh không ít roi mây
Học cuối cấp 2 rồi vẫn nằm sấp xuống giường nghe Ba hỏi tội
Rồi đến phiên mình lấy tư cách chị Hai, cũng nhịp roi mây với mấy đứa em nhỏ hơn một vài tuổi
Rồi cũng nhờ mấy cây roi mây ấy mà chị em mình giờ ai nấy nên người.Khi nghe chuyện bên Tây bên Mỹ "đánh đòn con nít nó gọi 911 Police đến còng tay", mình tự an ủi "thôi thì con nít người ta văn minh từ trong bào thai" Nói thế để thấy mình vẫn ủng hộ chuyện đánh đòn con và cũng ủng hộ nhà trường cùng mình giáo dục con
Vấn đề là đánh đòn như thế nào Nguyên tắc : 1) Không đánh con để trút giận, mà đánh con để con hiểu đó là hình phạt
Do đó, chỉ đánh con khi bình tĩnh
2) Việc đánh con cũng phải được thỏa thuận từ trước rõ ràng : Tội gì thì bị đòn và bị bao nhiêu roi3) Không đánh lung tung, tùy tiện, dễ gây thương tích
Chỉ đánh ở mông & dùng roi trơn, mảnh
Đánh vừa đủ đau để con nhớ chứ không đánh cho con "chừa" vì hoảng sợ 4) Khi đánh con phải giải thích rõ ràng, nêu rõ tội trạng, con phải "tâm phục khẩu phục"
5) Đừng tạo thói quen hễ bực mình là đánh con chát chát vô tay, như thế con sẽ "lờn đòn" và mất hết tác dụng của chuyện đánh phạt
Ngoài ra, ăn đòn kiểu đó xong con chẳng biết mình phạm tội gì cả!Còn với nhà trường, hãy nói rõ quan điểm của mình với cô giáo, rằng phụ huynh có đồng ý cho thầy cô đánh con mình không Nếu cho phép thì chỉ dánh trong trường hợp nào Đánh ra sao Đừng để đến khi nghe con méc là cô đánh con thì mới nóng ruột phản ứng thì cũng không hay
Ý kiến các bạn thế nào Rất mong được các bạn chia sẻ.Trong một cuộc khảo sát gần đây, người ta thấy rằng 41% các bậc cha mẹ đánh đòn khi con mình đánh người khác
Theo nhà xã hội học Murray Atraus (trung tâm Family Research Laboratory – ĐH New Straus) thì: các bậc cha mẹ này đã dạy con hai điều:1
Đánh người khác là việc làm xấu.2
Không xấu nếu đánh người làm việc xấu.
Thực tế khảo sát cho thấy thanh thiếu niên sẽ dễ dàng có các hành động phạm pháp, nghiện rượu, trầm cảm, tự tử, sử dụng chất kích thích, thất nghiệp … nếu bị đánh đập
Vậy có nên chăng khi nhà nước ban hành đạo luật ngăn cấm việc đánh đập con cái trong mọi hoàn cảnh Những người ủng hộ luật cấm đánh con cho rằng việc này sẽ đưa mọi người đến một xã hội an bình; và vẫn còn có những phương cách khác để dạy con cái thay vì dùng roi vọt
Nhưng những phương pháp đó có thực sự hiệu quả Có tác dụng lâu dài không Câu trả lời là lúc có, lúc không; và không có gì đảm bảo chắc chắn cả.Có thể khi còn trẻ, bạn tin rằng đánh con là một cách giáo dục tốt, nhưng rồi khi đã dày dạn kinh nghiệm hoặc khi về già, bạn sẽ nhận thấy rằng đánh con hầu như không đưa đến hậu quả gì
Đó là chưa kể đến những trường hợp roi vọt bị lạm dụng, trở thành bạo lực gia đình, gây hậu quả nghiêm trọng cho hành động, tâm lý và lối sống của con cái
Thế nhưng ông bà ta vẫn thường nói “thương cho roi cho vọt” cơ mà Phải chăng câu nói này không còn phù hợp với thời đại ngày nay nữa KHÔNG
Hãy nhớ, nếu có thể dạy bảo con cái bằng lời khuyên và những phương pháp giáo dục không đòn roi thì không có gì tốt hơn
Nhưng nếu bạn thấy rằng chỉ có đánh đòn mới có thể làm trẻ tốt hơn lên, thì bạn hãy thi hành việc này một cách thích hợp – nghĩa là đừng để cảm xúc nóng giận lấn lướt, và bạn chỉ đánh con nhằm mục đích giúp trẻ nhận ra sai lầm và sữa chữa, chứ không xem đó là cách thể hiện quyền lực để con cái phải vâng lời
Sau đây là một vài hướng dẫn dành cho bạn:* Chỉ nên thỉnh thoảng đánh đòn: vì khi bị đánh nhiều, con bạn sẽ “lờn” đòn (dạn đòn) và việc đánh đòn sẽ không còn tác dụng nữa.* Áp dụng việc đánh đòn có vẻ hữu hiệu đối với những đứa con cứng đầu, dễ bị kích động, quậy phá quá mức…* Đánh bằng tay (khi con bạn còn nhỏ), hoặc dùng roi (khi con bạn đã lớn) nhưng chỉ đánh vào mông và đánh ít, vì không phải mục đích của bạn là cho con một bài học nhớ đời
Đừng quất túi bụi, dễ gây ra hậu quả đáng tiếc.* Đánh ngay lập tức: để cơn giận gia tăng, bạn có thể sẽ đi quá trớn.Và phải ghi nhớ rằng luôn luôn đi kèm việc đánh đòn với việc phân tích lỗi lầm, đưa ra lời dạy bảo cương quyết và hậu quả.Nghiên cứu phát hiện các em nhỏ bị đánh trước tuổi lên 6 thì học giỏi hơn ở trường và cũng lạc quan hơn vào cuộc sống so với những em không bao giờ bị cha mẹ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, Telegraph cho biết.Nghiên cứu này có thể làm những người bảo vệ quyền lợi của trẻ em giận dữ, bởi họ thường lập luận rằng việc trừng phạt thân thể có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới tâm thần của trẻ.Marjorie Gunnoe, giáo sư tâm lý tại Đại học Calvin ở Michigan, Mỹ, cho biết, nghiên cứu của bà cho thấy không có đủ bằng chứng để phủ nhận quyền tự do của cha mẹ trong việc quyết định việc trừng phạt con cái.Nghiên cứu đã hỏi 179 thiếu niên về mức độ họ thường bị đánh khi còn nhỏ, và tuổi bị đánh lần cuối cùng."Tôi nghĩ đánh đòn là một công cụ nguy hiểm, nhưng cũng có những lúc cần đến công cụ nguy hiểm đó
Chỉ có điều bạn không nên dùng chân tay trong mọi việc mà thôi"
Các câu trả lời sau đó được so sánh với thông tin mà các thiếu niên này cung cấp, về những hành vi mà họ chịu ảnh hưởng từ việc đánh đòn, như chán đời, yêu sớm, bạo lực và trầm cảm.Kết quả là, những người bị đánh đòn trước 6 tuổi thể hiện tốt hơn trong tất cả các mặt tích cực, và không tồi tệ hơn trong những mặt tiêu cực so với những người không ăn đòn bao giờ.Những thiếu niên bị cha mẹ đánh ở tuổi từ 7 đến 11 cũng thành công hơn ở trường học so với nhóm trẻ không bị cha mẹ đụng đến bao giờ, nhưng lại kém hơn trong một số mặt tiêu cực, như hay đánh nhau hơn.Tuy nhiên, nhóm bạn trẻ khẳng định họ vẫn bị đánh đến bây giờ thì ghi điểm thấp nhất so với tất cả các nhóm khác.Gunnoe tìm thấy rất ít khác biệt trong kết quả giữa hai giới hay giữa các nhóm chủng tộc khác nhau.Các nghiên cứu trước kia lập luận rằng việc đánh đòn trẻ có thể dẫn đến những rối loạn hành vi, như hung hăngĐánh cũng phải học Cha mẹ hãy chỉ sử dụng sự trừng phạt thân thể trong những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn trẻ làm điều gì đó tự gây nguy hiểm cho bản thân: chơi dao, nghịch lửa, sờvào các thiết bị điện Khi đó, nếu có đánh, ta cũng cần giải thích cho trẻ hiểu rằng điều trẻ làm là nguy hiểm, và chỉ đánh vào những bộ phận không gây nguy hiểm trên cơ thể trẻ: bàn tay, mông
Không nên đánh khi trẻ biếng ăn, nếu đánh,tới bữa ăn trẻ sẽ sợ và ám ảnh
Không nên đánh nếu trẻ vô ýlàm hư hỏng đồ đạc, vì như thế, trẻ sẽ cảm thấy đồ đạc quantrọng hơn con người Cần cho trẻ hiểu trẻ bị phạt về lỗi gì, chỉ có lỗi đó đáng bị phạt chứ không phải toàn bộ conngười trẻ đáng bị "ăn đòn".Cha mẹ cũng cần học cách kiềm chế cảm xúc,ngay cả khi phạt trẻ cũng vậy
Hoàn toàn không nên bột phát sự nóng giận và không để cho trẻ nhận thấy người lớn đang trút sự giận dữ lên cơ thể của trẻ
Mục đích của bạn không phải là cho con một bài học nhớ đời mà muốn nhắc con nhớ,hành động sai trái nào cũng sẽ có những hình phạt tương xứng, vì thế cần biết điểm dừng và nhìn ra cái sai của mình, bạn đừng nhắm mắt, quất con túi bụi Nên đe con ngay khi con có lỗi để con nhớ, khôngn nên dồn hay đánh không đúng lúc, hoặc quá giới hạn
Và bạn cũng cần ghi nhớ rằng luôn luôn đi kèm việc đánh đòn với việc chỉ cho trẻ thấy lỗi lầm, phân tích nguyên nhân, hậu quả của sai lầm ấy rồi đưa ra lời dạy bảo cương quyết
Trong quá trình đánh trẻ, cần hướng cho trẻ vào việc lắng nghe bạn phân tíchđúng sai chứ không quá tập trung vào những cái roi sắp giáng xuống thân xác trẻTốt nhất, hãy dạy bảo con cái bằng lời khuyên và những phương pháp giáo dục không đòn roi
Nhưng nếu bạn thấy rằng chỉ có đánh đòn mới có thể làm trẻ tốt hơn lên, thì bạn hãy thi hành việc này một cách thích hợp


Hàn Bá Du ở với mẹ rất hiếu thảo, mỗi khi ông lầm lỗi bà mẹ lại bắt ông cúi xuống đánh thật đau! Mặc dù bị mẹ đánh đau, nhưng Hàn Bá Du không hề khóc… Rồi có một lần ông phạm lỗi, mẹ lại bắt ông cúi xuống mà đánh, mẹ đánh không đau nhưng ông cứ khóc suốt… Bà mẹ lấy làm lạ, hỏi: “Vì sao ngày trước mẹ đánh đau như thế mà con không khóc Nay mẹ đánh nhẹ mà con lại khóc” Hàn Bá Du gạt nước mắt thưa rằng: “Ngày trước mẹ đánh đau, con không khóc vì con biết mẹ còn khoẻ mạnh! Nay mẹ đánh con không đau, con khóc vì con biết mẹ đã già yếu lắm rồi! Không còn sức đánh con, cũng như không còn ở trên thế gian này với con bao lâu nữa! Vì thế con mới khóc!”.

31.5.11

Dạy con sống chỉ biết nghĩ lợi cho bản thân mình

Phanblogs“Ăn coi nồi, ngồi coi hướng” là cách ứng xử trong giao tiếp sao cho có văn hóa, lịch sự từ xưa đến nay trong gia đình lẫn ngoài xã hội của người Việt. Ở trong nhà này thì không phải vậy, đơn giản và bình thường nhất là chuyện ăn uống cũng phải thể hiện sự “trí thức”, “khôn” hay “ngu”. Người chồng luôn dạy con món ăn gì thì phải giành ăn nước hầm, món ăn gì thì phải giành ăn phần cái. Ví dụ: canh chân giò heo hầm ngó sen phải ăn nước hầm vì chất bổ đã tan hết vào nước, sườn heo chiên phải lựa miếng sườn non, cơm thì phải ăn cơm mới nấu (không bao giờ ăn cơm nguội ngày hôm qua dù có hấp nóng lại) mới là “ăn khôn”, và ông chồng “làm gương” trước trong nhà cho hai con thấy. Con nít lại khoái nhai mấy món giòn giòn sần sật, khoái gặm chân giò hầm… nên khi bọn trẻ muốn ăn trái lại lời ba theo ý thích của chúng thì bị ba mắng té tát tại chổ rằng “ăn ngu”…
Chia sẻ
Trong khi nước Nhật đang oằn mình chịu đựng sự tàn phá của thiên tai khốc liệt với tình trạng không điện, không nước sạch, không thực phẩm giữa thành phố hoang tàn đổ nát và tuyết giá, một bạn đọc đã gởi đến báo Dân Trí (17/03/2011) câu chuyện cảm động về bài học làm người. Tôi xin trích một đoạn quan trọng nhất:
“…Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.”
Từ xưa, người Việt đã có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… cho thấy “ham ăn hốt uống”, tham lam, ích kỷ… vốn không phải là bản chất của người Việt; nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người đều có tinh thần sẳn sàng chia sẻ cho đồng bào khi gặp hoạn nạn, khó khăn, thế nên dân gian mới có thêm câu: “Ăn cổ đi trước, lội nước đi sau”, các cụ thì nói văn vẻ hơn rằng: “Trường đồ tri mã lực, cựu xử kiến nhân tâm” (Đường dài mới biết sức ngựa, ở lâu mới biết rõ lòng người).
Em bé 9 tuổi người Nhật không phải mới sinh ra đã biết hành xử một cách nhẫn nại, chấp nhận gian khổ, đòi hỏi công bằng và tinh thần hy sinh vì người khác, mà đó là kết quả của quá trình giáo dục nhân cách con người (không phải nhồi nhét kiến thức khoa học) của gia đình em, nhà trường em đang học và xã hội Nhật (những người lớn em gặp hằng ngày). Khâm phục người Nhật bao nhiêu thì tôi lại lấy làm buồn cho cách dạy con của người Việt mình bấy nhiêu.
Vợ chồng bạn tôi luôn tự hào mình là thành phần trí thức. Vợ cũng tốt nghiệp đại học Luật như số đông dân Sài Gòn hiện nay nên lúc nào mở miệng ra cũng thích nói pháp luật và công bằng xã hội. Chồng tuy không có cái bằng cấp nào cả, chưa viết được bài văn ngắn nào ra hồn nhưng lại thích chê tất tần tật người khác là “ngu” (kể cả nhà văn Kim Dung ở Hồng Công lẫn thi hào Nguyễn Du của Việt Nam), thích giảng giáo lý (Công giáo) cho người khác nghe. Thôi thì dù cho ông chồng đi tu không thành “chánh quả” mà mới sáng “tu” chiều đã “hú” (hí) thì cũng coi như có kiến thức sau vài năm sống và học tập ở nhà dòng, coi như “có công” đem lời Chúa đến cho mọi người.
“Ăn coi nồi, ngồi coi hướng” là cách ứng xử trong giao tiếp sao cho có văn hóa, lịch sự từ xưa đến nay trong gia đình lẫn ngoài xã hội của người Việt. Ở trong nhà này thì không phải vậy, đơn giản và bình thường nhất là chuyện ăn uống cũng phải thể hiện sự “trí thức”, “khôn” hay “ngu”. Người chồng luôn dạy con món ăn gì thì phải giành ăn nước hầm, món ăn gì thì phải giành ăn phần cái. Ví dụ: canh chân giò heo hầm ngó sen phải ăn nước hầm vì chất bổ đã tan hết vào nước, sườn heo chiên phải lựa miếng sườn non, cơm thì phải ăn cơm mới nấu (không bao giờ ăn cơm nguội ngày hôm qua dù có hấp nóng lại) mới là “ăn khôn”, và ông chồng “làm gương” trước trong nhà cho hai con thấy. Con nít lại khoái nhai mấy món giòn giòn sần sật, khoái gặm chân giò hầm… nên khi bọn trẻ muốn ăn trái lại lời ba theo ý thích của chúng thì bị ba mắng té tát tại chổ rằng “ăn ngu”.
“Tre non dễ uốn”, qua 10 tuổi trở lên là hai đứa trẻ thuần thục lời dạy của ba mẹ. Đến giờ cơm chúng ngồi chờ cha mẹ dọn cơm, trên mâm có món gì ngon nhất hai đứa đồng loạt gắp hết vào tô của mình, không hề mời ba mẹ, bà ngoại, dì dượng lẫn khách khứa (nếu có), có hôm còn cãi vã nhau um sùm vì đứa này gắp được thức ăn ít hơn đứa kia. Đáng lẽ cơm cũ chia đều ra mỗi người một chén ăn hết rồi mới ăn cơm mới nấu thì người cha và hai đứa con luôn luôn thản nhiên giành phần ăn cơm mới, người vợ tiếc của nên lúc nào chị cũng là người ăn cơm cũ của ngày hôm qua. Những lúc có mặt tôi cùng ăn, chị xới cơm nóng vào chén tôi, nhìn chị ngồi trệu trạo với tô cơm nguội (không hấp) vun chùn trước mặt, tôi từ chối rằng “thích ăn cơm nguội cho đỡ nóng” để “ăn tiếp” chị, chớ cơm nguội hôm qua mang ra ăn thì “ngon” cái nỗi gì.
Trẻ con rồi sẽ lớn lên, rời xa dần cha mẹ và gia đình để sống với bạn bè, với bên vợ (bên chồng), và giao tiếp với đủ thành phần xã hội. Liệu “người dưng nước lã” có ai đủ kiên nhẫn và hy sinh để lúc nào nhường nhịn cho con của anh chị “ăn khôn” còn họ thì phải “ăn ngu”? Người ta có thể vì lịch sự, vì lý do khác nên không xổ toạc ra lúc ấy, nhưng chắc chắn khó có lần thứ 2, lần thứ 3… và cũng không thể thiếu lời dè bỉu, chê bai sau lưng: “Mặt đẹp mà vô duyên, không biết ăn trông nồi, ngồi trông hướng” đính kèm.
Dạy con sống chỉ biết nghĩ lợi cho bản thân mình
Có lần, chị tự hào kể cho tôi nghe rằng con bé nhà chị học giỏi Toán, bạn cùng lớp của nó gọi điện thoại đến nhà nhờ nó giúp làm bài tập thì con bé từ chối và từ đó không thèm nghe điện thoại của bạn nữa. Chị kết luận rằng con chị làm như vậy là “khôn”, “Tụi nó ngu thì tụi nó ráng chịu, ai rảnh đâu mất công học rồi chỉ lại cho tụi nó”. Rồi chị còn hứng chí kể thêm rằng có đứa bạn gái rất thích chơi với con bé nhà chị, cái cặp của con bé nhà chị nặng lắm, vậy mà ngày nào nó cũng đón con chị ở chân cầu thang để xách cặp dùm con chị 2 tầng lầu lên tới lớp học dù con bé kia chẳng phải “lực sĩ” gì, nếu không muốn nói là nó ốm nhỏ người hơn con gái chị. May mắn là chị khen con gái chị “khôn” khi biết nhờ bạn xách cặp dùm mà chưa “tặng” cho đứa bé gái tội nghiệp kia chữ “ngu”. Tôi muốn với chị: “Bạn bè phải có qua có lại mới toại lòng nhau” nhưng e chị lại nói “Mày ngu” nữa thì bỏ mẹ.
Thằng bé em tính tình lại khác con chị, vô tư và tốt bụng với bạn bè hơn. Nó không học ở “trường giàu”, bạn nó phần lớn con nhà lao động nghèo. Trong lớp bạn nó thiếu giấy, thiếu bút nó thường cho mượn (và cho luôn). Bị mẹ mắng té tát: “Đồ ngu. Nó học thì nó tự đi mua xài, sao mày lấy cho nó?” thì thằng bé ấp úng “bào chữa” rằng nó “bán” chớ không phải “cho”, nhưng chẳng khi nào thấy nó thu được tiền “bán hàng” bao giờ. Có lần, cô giáo phân công mỗi tổ làm một bài tập về file trình chiếu, nhà có computer nên nó xung phong nhận làm cho cả tổ. Vậy là thằng bé cũng bị mẹ mắng “ngu” nữa, “Tụi nó không làm thì cả tổ chịu mất điểm, chớ đâu phải riêng một mình mày mà mày nhào vô hứng. Máy tính tao sắm bằng tiền chớ bộ máy chùa à?”. Nó lại cúi mặt ấp úng: “Con làm một lần này thôi mà, không làm nữa đâu”.
Dạy con sống chỉ biết nghĩ lợi cho bản thân mình, không giúp đỡ, không chia sẻ với bạn bè hay người xung quanh như vợ chồng bạn tôi, dù hai cháu bé có một kho kiến thức khoa học đầy đầu, nhưng với lối sống ích kỷ thì sau này lớn lên hai cháu có trở thành người hữu dụng hay chỉ là gánh nặng cho xã hội?
Tạ Phong Tần



19.8.10

Lời dạy con của Khổng Minh

Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành. Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy,vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

“giới tử thư” (thư dạy con)
“giới tử thư” (thư dạy con)


Có tĩnh khí mới có thể bảo trì trí óc thanh tỉnh, nhìn xa trông rộng, nhìn thấu được cái tinh thâm của trời đất và quy luật của vạn vật.

Có tĩnh khí mới có thể thực sự không màng danh lợi, tâm thái bình thản, thản nhiên trước sự sủng ái và không sợ hãi trước sự nhục mạ.

Có tĩnh khí mới đặt được ý chí ở nơi cao xa, tâm đặt ở chuyện lớn mà không bị thành tích làm cho kiêu ngạo và thất bại làm cho uể oải, chán nản.

Có tĩnh khí mới dũng cảm trước bất kể danh lợi nào.

Dưỡng được tĩnh khí, thì khi chúng ta gặp bất kể chuyện gì đều sẽ giữ được bình tĩnh, cử trọng nhược khinh (nâng vật nặng như nâng vật nhẹ).

Dưỡng được tĩnh khí chúng ta sẽ vô sự, bình thản và siêu việt chính mình, ngay thẳng, chính trực để xử thế.

Tĩnh khí là một loại khí chất, một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới và cũng được xem là một trong những loại trí tuệ đặc thù của người phương Đông.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người luôn là vì người khác đánh giá mà sống, luôn sống trong bị động. Nhưng cũng có người luôn tự đi con đường của mình, bình tĩnh trước lời chê bai, dè bỉu của người khác, người như vậy dễ thành công nhất.

Việc lớn muốn thành cần phải "bình tâm tĩnh khí"
(Hình minh họa: Qua dyzdy.cn)
Phàm là người có tĩnh khí khi đối mặt với việc lớn, lại càng phản ánh ra sự thâm thúy trong họ. Họ đối với việc lớn mà có thể “lấy tĩnh chế động” thì đối với việc nhỏ lại càng “cầm được thì cũng buông được”. Tĩnh khí quyết không phải là nhu nhược.

Tuy tĩnh khí nói ra thì dễ dàng nhưng làm được lại khó. Con người chứ đâu phải cỏ cây, cho nên ai mà có thể vô tình? Mỗi người, ai ai cũng đều có buồn vui, yêu ghét. Trong một hoàn cảnh nào đó, nhất định những cảm xúc sẽ bộc lộ ra, đây là bản sắc của con người. Tĩnh khí không thể cưỡng cầu, nó là định lực cần phải thông qua rèn luyện, tu dưỡng mới thành, cho nên có cao có thấp, ở từng người là khác nhau. Xã hội hiện đại bất ổn, cạnh tranh gay gắt, đạo đức bại hoại khiến người ta không dễ nhận ra được, chỉ người “bình tâm tĩnh khí” mới nhận ra tốt xấu, đúng sai và chiến thắng được những cảm dỗ ấy.