Search

9.8.20

Dạy con về thế giới mạng

Phanblogs Giúp trẻ em trở thành những nhà thám hiểm thông minh, tự tin của thế giới mạng
Cho đến nay, chúng tôi đã triển khai chương trình này ở Hoa Kỳ, Mỹ Latinh và đang có kế hoạch mở rộng chương trình này đến nhiều thị trường khác. Thậm chí, chúng tôi còn trực tiếp đưa chương trình giảng dạy này đến với các trường học tại Hoa Kỳ trong khuôn khổ của Chương trình an toàn trực tuyến, nhằm giúp thanh thiếu niên biết cách ứng xử khôn ngoan và giữ an toàn khi trực tuyến.



Dạy con bạn về dấu chân kỹ thuật số (digital footprint)

Dạy con bạn về dấu chân kỹ thuật số (digital footprint)

Dạy con bạn về dấu chân kỹ thuật số (digital footprint)



Bạn hãy cùng con tìm kiếm trên mạng các thông tin về chính bạn, hoặc một nhạc sĩ mà các em yêu thích, và trò chuyện về những gì bạn và các con tìm được. Bạn nên xem trước kết quả tìm kiếm. Cùng nhau nói chuyện về những gì người khác có thể biết về bạn từ những kết quả này, và cách thông tin cá nhân của một người xuất hiện trên mạng.

Giúp giảm thiểu việc so sánh với người khác

Giúp giảm thiểu việc so sánh với người khác

Giúp giảm thiểu việc so sánh với người khác



Hãy đảm bảo con bạn hiểu được rằng những gì bạn bè các em chia sẻ trên mạng chỉ là một phần trong toàn bộ câu chuyện, và đó thường là những điểm nổi bật. Hãy nhắc nhở các em rằng ai cũng có những khoảnh khắc buồn chán hay xấu hổ mà họ không muốn chia sẻ.

Tạo quy tắc gia đình về các nội dung có thể chia sẻ

Tạo quy tắc gia đình về các nội dung có thể chia sẻ

Tạo quy tắc gia đình về các nội dung có thể chia sẻ



Nói rõ cho các thành viên trong gia đình bạn về những nội dung không được chia sẻ trực tuyến, như ảnh hoặc thông tin cá nhân. Thực hành bằng cách tự chụp vài bức ảnh tập thể, và thảo luận thế nào là chia sẻ có trách nhiệm. Ví dụ như: bạn hãy khuyến khích con mình suy nghĩ kĩ trước khi chia sẻ những hình ảnh không chỉ có mặt các em mà còn có mặt những người khác. Hãy nhắc các em xin phép nếu cảm thấy không chắc chắn.

Dạy các con bạn về việc chia sẻ quá mức

Dạy các con bạn về việc chia sẻ quá mức

Dạy các con bạn về việc chia sẻ quá mức



Cùng suy nghĩ cách khắc phục vấn đề chia sẻ quá mức, ví dụ như gỡ xuống những gì đã chia sẻ, hoặc thay đổi tùy chọn quyền riêng tư. Khi vấn đề xảy ra, hãy cân nhắc từ nhiều góc độ. Một số khoảnh khắc đáng xấu hổ sẽ có hậu quả nghiêm trọng, nhưng nhiều khoảnh khắc khác lại có thể là những bài học đáng quý.

Đừng tin vào nội dung giả mạo

Đừng tin vào nội dung giả mạo

Đừng tin vào nội dung giả mạo



Điều quan trọng là giúp con em bạn nhận thức được rằng con người và tình huống trên mạng không phải lúc nào cũng giống như vẻ bề ngoài. Chúng tôi đã xây dựng những hướng dẫn hữu ích để bạn có thể giúp trẻ phân biệt thật giả trên mạng.

Giải thích về hành động mạo danh

Giải thích về hành động mạo danh

Giải thích về hành động mạo danh



Giải thích cho con bạn lý do có người có thể muốn lấy cắp mật khẩu hoặc dữ liệu cá nhân của các em. Khi biết được các thông tin cá nhân, ai đó có thể sử dụng tài khoản của các em và giả mạo làm các em.

Giúp trẻ phát hiện các hành vi tấn công giả mạo

Giúp trẻ phát hiện các hành vi tấn công giả mạo

Giúp trẻ phát hiện các hành vi tấn công giả mạo



Con bạn có thể không nhận ra rằng một số người có thể sẽ lừa lấy thông tin cá nhân của trẻ. Hãy hướng dẫn trẻ tìm đến bạn nếu các em nhận được tin nhắn, đường dẫn liên kết hoặc email từ người lạ yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản hoặc có tệp đính kèm kỳ lạ.

Dạy các em cách nhận biết những mánh khóe lừa đảo

Dạy các em cách nhận biết những mánh khóe lừa đảo



Hãy cho con bạn biết rằng một số mánh khóe lừa đảo tinh vi có thể khiến các em nghĩ rằng đó là nội dung do bạn các em gửi đến. Ngay cả nhiều người lớn có hiểu biết cũng bị lừa! Nếu các em thấy một tin nhắn có vẻ khả nghi, các em nên tham khảo ý kiến của bạn. Nếu bạn giúp giải tỏa khúc mắc của con mình một cách nghiêm túc, trẻ sẽ dần dần tin tưởng bạn.

Cùng nhau tìm các dấu hiệu bảo mật

Cùng nhau tìm các dấu hiệu bảo mật

Cùng nhau tìm các dấu hiệu bảo mật



Cùng con bạn truy cập một trang web và tìm các dấu hiệu bảo mật. URL có khóa móc bên cạnh hoặc bắt đầu bằng https (dấu hiệu cho thấy URL an toàn) hay không? URL có khớp với tên trang web không? Hãy chỉ ra giúp con bạn những dấu hiệu mà các em nên tìm kiếm khi mở một trang web.

Giữ an toàn cho bí mật của bạn

Giữ an toàn cho bí mật của bạn

Giữ an toàn cho bí mật của bạn



Quyền riêng tư và bảo mật trên mạng cũng quan trọng như ngoài đời thực. Điều quan trọng là con em bạn hiểu rõ cách thức bảo vệ những thông tin quý giá để tránh gây tổn hại cho thiết bị, danh dự và các mối quan hệ mà các em tạo dựng.

Tạo mật khẩu khó bẻ khóa

Tạo mật khẩu khó bẻ khóa

Tạo mật khẩu khó bẻ khóa



Hướng dẫn các em cách chuyển một cụm từ dễ nhớ thành một mật khẩu mạnh. Sử dụng ít nhất tám chữ cái kết hợp cả chữ viết hoa, chữ viết thường và thay đổi một số chữ cái thành ký hiệu và số. Ví dụ: “Em tôi tên Anh” chuyển thành emL$1Tanh. Giúp các em hiểu thế nào là một mật khẩu yếu, chẳng hạn như sử dụng địa chỉ nhà, ngày sinh nhật, 123456 hoặc "password", những thứ người khác có thể dễ dàng đoán được.

Giữ bí mật thông tin cá nhân

Nói chuyện với con bạn về những thông tin mà các em nên giữ kín - như địa chỉ nhà, mật khẩu hoặc trường học. Khuyến khích các em nói chuyện với bố mẹ hoặc người giám hộ nếu có người yêu cầu các em cung cấp những thông tin kiểu này.
Giữ bí mật thông tin cá nhân

Giữ bí mật thông tin cá nhân



Hướng dẫn "vệ sinh an toàn" mật khẩu

Nhắc các em suy nghĩ kỹ trước khi nhập mật khẩu ở bất kỳ đâu và kiểm tra cẩn thận xem đó có đúng là ứng dụng hoặc trang web cần dùng hay không. Khi nghi ngờ, các em cần phải hỏi ý kiến bạn trước khi nhập bất cứ nội dung gì. Ngoài ra, hãy khuyến khích các em dùng mật khẩu khác nhau cho từng ứng dụng và trang web. Các em có thể có dùng một mật khẩu chính, rồi thêm vào đó một vài chữ cái để tạo thành mật khẩu mới cho mỗi ứng dụng.

Giúp con bạn tránh khỏi những trò đùa tai quái

Nhắc nhở con bạn rằng các em có thể góp phần ngăn chặn việc người khác truy cập tài khoản của mình để gửi các tin nhắn giả mạo hay đáng xấu hổ bằng cách giữ bí mật mật khẩu.
Giúp con bạn tránh khỏi những trò đùa tai quái

Giúp con bạn tránh khỏi những trò đùa tai quái




Đối xử tốt với mọi người là điều chúng ta nên làm

Đối xử tốt với mọi người

Đối xử tốt với mọi người


Internet là một công cụ khuếch đại mạnh mẽ có thể khiến thông tin tích cực hoặc tiêu cực lan truyền rất nhanh. Giúp con em bạn lựa chọn con đường đúng đắn bằng cách áp dụng khái niệm "đối xử với mọi người như cách bạn muốn được đối xử" cho các hành động trên mạng của trẻ, tạo ra tác động tích cực cho những người khác và loại bỏ hành vi bắt nạt.

Nói chuyện với con bạn về hành động bắt nạt trên mạng

bắt nạt trên mạng

bắt nạt trên mạng


Hãy nói chuyện với con bạn về những hành động quấy rối trên mạng, hoặc về việc một số người sử dụng các công cụ trực tuyến để cố ý gây tổn thương cho người khác. Lên kế hoạch về việc con bạn có thể đến gặp ai nếu các em nhìn thấy hoặc gặp phải những hành động đó. Hỏi xem các em, hoặc bạn bè của các em có từng gặp phải những hành động ác ý trên mạng không. Bạn có thể hỏi các em một số câu như: Đó là kiểu hành động gì? Các con cảm thấy thế nào về hành động đó? Con nghĩ con có thể giúp ngăn chặn hành động đó hay không, có thể là bằng cách kể cho ai đó về một bình luận ác ý?

Khi nghi ngờ, hãy nói ra

ghi ngờ, hãy nói ra
Một bài học áp dụng cho mọi trải nghiệm trong thế giới kỹ thuật số: Khi con em bạn bắt gặp một thứ gì đó đáng ngờ, các em cần phải cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với một người lớn đáng tin cậy. Bạn có thể khuyến khích trẻ em tâm sự bằng cách tạo không khí trao đổi cởi mở trong gia đình.

Thảo luận về những việc các em làm trên mạng

việc các em làm trên mạng

việc các em làm trên mạng


Dành thời gian nói chuyện với nhau về cách gia đình bạn sử dụng công nghệ. Thể hiện sự quan tâm đến các ứng dụng mà con bạn sử dụng nhiều nhất và yêu cầu các em giới thiệu qua cho bạn. Tìm hiểu cách trẻ sử dụng ứng dụng và những điểm các em thích ở ứng dụng đó.

Đặt các giới hạn có thể thay đổi theo thời gian

giới hạn có thể thay đổi theo thời gian

giới hạn có thể thay đổi theo thời gian


Đặt quy tắc cho tài khoản của con bạn, như bộ lọc nội dung hay giới hạn thời gian và cho con bạn biết những quy tắc này có thể thay đổi khi chúng lớn hơn. Bạn nên thay đổi các tùy chọn cài đặt theo thời gian. Đừng chỉ "đặt rồi quên".

Giúp trẻ xác định người các em có thể nói chuyện

người các em có thể nói chuyện
Xác định ba người đáng tin cậy mà trẻ có thể nói chuyện nếu gặp phải nội dung khiến trẻ không thoải mái. Một người đáng tin cậy có thể giúp trẻ xử lý những gì các em nhìn thấy và ngăn chặn những việc tương tự diễn ra trong tương lai.

Giúp con em bạn sử dụng thời gian trên mạng một cách chất lượng hơn

những trò chơi và ứng dụng phát triển khả năng sáng tạo
những trò chơi và ứng dụng phát triển khả năng sáng tạo

Khuyến khích các em tương tác với những trò chơi và ứng dụng phát triển khả năng sáng tạo hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề.

Nguồn: https://beinternetawesome.withgoogle.com/en_us/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vui lòng viết Tiếng Việt. Có dấu.
Nhận xét luôn luôn được kiểm tra trước khi xuất bản. :). Vì vậy bạn đừng cố SPAM
Cảm ơn bạn