Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Facebook Ads. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Facebook Ads. Hiển thị tất cả bài đăng

29.6.23

VIA FACEBOOK LÀ GÌ

VIA FACEBOOK LÀ GÌ


VIA FACEBOOK LÀ GÌ


Bạn set camp xong và đi ngủ, trong giấc mơ bạn thấy hình ảnh chiếc siêu xe và biệt thự đâu đây, rồi bạn mỉm cười trong giấc mơ và thấy mình sống trong một cuộc sống sung túc của người giàu.
Khi con người bạn trở về trạng thái bình thường bạn lên kịch bản và cùng đội ngũ nhân viên chốt đơn qua tin nhắn, không ngờ tin nhắn nổ liên tục nhưng bạn cùng nhân viên chốt không được. Bạn rối lên và tối ưu kịch bản chốt nhưng vẫn không được, bạn đổ lỗi cho giá sản phẩm cao, bạn đổi lỗi cho mẫu quảng cáo chưa đánh đúng tâm lý khách hàng…
Nhưng có một điều bạn không biết đó là quảng cáo của bạn đã phân phối vào ổ nick ảo hay còn gọi là Nick VIA.
Tại sao vậy Tôi cũng có một số người bạn chuyên sống bằng nghề này, họ sắm cho mình 1 dàn máy 1.000 con iPhone loại vừa tiền, bật 4G rồi mỗi 1 điện thoại đăng nhập 1 Nick Facebook. Ở đó có máy chủ điều khiển tổng hợp để tạo ra những tương tác như người thật, nick VIA đó sẽ rất khó chết vì nó quá giống với người thật.
Nếu chẳng may hàng trăm người đầu tiên tương tác với quảng cáo là nick VIA thì xác định luôn là Facebook sẽ phân phối chủ yếu vào người dùng có hành vi tương tự.
Vậy đương nhiên Nick ảo thì không trả lời tin nhắn của bạn rồi.
Người ta nuôi nick ảo nhiều để làm gì đây là câu hỏi quá dễ trả lời để bán, để tạo tài khoản quảng cáo, để tạo nhóm, để Share bài viết, vân vân và mây mưa…
cách chống nick ảo khi chạy quảng cáo mình sẽ hướng dẫn trong lần tới các bạn nhé.


#phanblogs #MFAP
Nguồn bài viết: đang cập nhật 
nguồn video: Hoàng Seven. Vietbot
ghi chú: 140



VIA FACEBOOK LÀ GÌ

VIA FACEBOOK LÀ GÌ Bạn set camp xong và đi ngủ, trong giấc mơ bạn thấy hình ảnh chiếc siêu xe và biệt thự đâu đây, rồi bạn mỉm cười trong giấc mơ và thấy mình sống trong một cuộc sống sung túc của người giàu. Khi con người bạn trở về trạng thái bình thường bạn lên kịch bản và cùng đội ngũ nhân viên chốt đơn qua tin nhắn, không ngờ tin nhắn nổ liên tục nhưng bạn cùng nhân viên chốt không được. Bạn rối lên và tối ưu kịch bản chốt nhưng vẫn không được, bạn đổ lỗi cho giá sản phẩm cao, bạn đổi lỗi cho mẫu quảng cáo chưa đánh đúng tâm lý khách hàng… Nhưng có một điều bạn không biết đó là quảng cáo của bạn đã phân phối vào ổ nick ảo hay còn gọi là Nick VIA. Tại sao vậy Tôi cũng có một số người bạn chuyên sống bằng nghề này, họ sắm cho mình 1 dàn máy 1.000 con iPhone loại vừa tiền, bật 4G rồi mỗi 1 điện thoại đăng nhập 1 Nick Facebook. Ở đó có máy chủ điều khiển tổng hợp để tạo ra những tương tác như người thật, nick VIA đó sẽ rất khó chết vì nó quá giống với người thật. Nếu chẳng may hàng trăm người đầu tiên tương tác với quảng cáo là nick VIA thì xác định luôn là Facebook sẽ phân phối chủ yếu vào người dùng có hành vi tương tự. Vậy đương nhiên Nick ảo thì không trả lời tin nhắn của bạn rồi. Người ta nuôi nick ảo nhiều để làm gì đây là câu hỏi quá dễ trả lời để bán, để tạo tài khoản quảng cáo, để tạo nhóm, để Share bài viết, vân vân và mây mưa… cách chống nick ảo khi chạy quảng cáo mình sẽ hướng dẫn trong lần tới các bạn nhé. #phanblogs #MFAP Nguồn bài viết: đang cập nhật nguồn video: Hoàng Seven. Vietbot ghi chú: 140

Người đăng: Phan Blogs vào Chủ nhật, 11 tháng 6, 2023

Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

3.4.23

QUẢNG CÁO FACEBOOK MESSENGER KHÔNG RA ĐƠN ?

QUẢNG CÁO FACEBOOK MESSENGER KHÔNG RA ĐƠN ?


Bạn cần hiểu về cách Facebook tối ưu chiến dịch quảng cáo tin nhắn. Facebook nắm rất sâu về hành vi người dùng của mình. Nó nắm hết!

 Người dùng thích cái gì
 Tìm cái gì trên thanh tìm kiếm của Facebook
 Mới gửi tin nhắn trên quảng cáo có nội dung gì
 Xem video nào
 Bấm like bài viết nào
 Nói chuyện với bạn bè qua Messenger chủ đề gì
Thuật toán quảng cáo facebook theo dữ liệu người dùng. Mỗi người có hàng nghìn điểm dữ liệu trong hệ thống của Facebook nó biết ai là người có khả năng nhất gửi tin nhắn trên nội dung quảng cáo của bạn. Khi nó tìm được người gửi tin nhắn, đó là người có xu hướng mua hàng cao. 
Thí dụ bạn chạy nội dung quảng cáo tin nhắn: "bán bánh bèo bên bờ biển ^ _ ^."
Hình ảnh của bạn là bánh bèo ^ _ ^. 
Từ khóa cũng là bánh bèo ^ _ ^.
Đầu tiên Facebook phân phối quảng cáo của bạn đến cho những người có khả năng gửi tin nhắn nhất trên quảng cáo của bạn. Nó làm việc này bằng dữ liệu có sẵn của nó về người dùng. 
Nó sẽ phân phối quảng cáo của bạn đến cho ai đó vừa mới tìm kiếm bánh bèo ^ _ ^ trên thanh tìm kiếm của Facebook.
Nó phân phối đến người gần đây đã gửi tin nhắn cho một shop khác cũng chạy quảng cáo bánh bèo ^ _ ^.
Sau đó, có một lượng người dùng đã gửi tin nhắn trên quảng cáo của bạn, Facebook lại dựa tiếp vào dữ liệu của những người này. Nó phân tích dữ liệu hành vi của họ, phân phối tiếp quảng cáo của bạn đến cho những người có đặc điểm tương tự những người đó. càng ngày, nó càng tìm được cho bạn nhiều người gửi tin nhắn trên quảng cáo của mình.
Đối với vấn đề đơn hàng, cần phải hiểu rằng quảng cáo không quyết định 100% việc quảng cáo có mang lại nhiều đơn hàng hay không. Kèm với việc bên trong quảng cáo sẽ có nhiều yếu tố tác động khác.


Vậy, đơn hàng sẽ được quyết định đơn bởi những yếu tố nào ?


 - Thứ nhất: Giá (các bạn có thể cạnh tranh về giá với đối thủ, hoặc không)
 - Thứ hai: Mẫu mã, chất lượng sản phẩm
 - Thứ ba: Fanpage có uy tín, chất lượng hay không (nhiều like, tương tác tốt, review ok)
 - Thứ tư: Khả năng tư vấn, thuyết phục khách hàng
 - Thứ năm: Kỹ thuật chạy quảng cáo (hình thức, kinh nghiệm, target, chiến lược)


Nguồn: #MAFP
Ghi chú: 12+ 128 + 138



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

16.9.22

NẾU KHÔNG LÀM KHÁCH HÀNG GẬT ĐẦU THÌ LÀM KHÁCH HÀNG ĐAU ĐẦU

Facebook Ad_Fatigue (bão hoà nội dung) dịch nôm na sang Tiếng Việt có thể là quảng cáo phiền toái hay độ mệt mỏi của quảng cáo. Điều này xảy ra khi quảng cáo của bạn có tần suất xuất hiện quá lớn, lặp đi lặp lại và khiến khách hàng rơi vào trạng thái ngán ngẩm. 


Facebook Ad_Fatigue (bão hoà nội dung) dịch nôm na sang Tiếng Việt có thể là quảng cáo phiền toái hay độ mệt mỏi của quảng cáo. Điều này xảy ra khi quảng cáo của bạn có tần suất xuất hiện quá lớn, lặp đi lặp lại và khiến khách hàng rơi vào trạng thái ngán ngẩm.


Trong hầu hết trường hợp, khách hàng sẽ rơi vào trạng thái miễn nhiễm với quảng cáo (hay còn gọi là Mù Banner – Banner Blindness) và không thèm tương tác với nó, hoặc tồi tệ hơn, họ nổi khùng lên và có ác cảm với thương hiệu. Dù là trường hợp nào đi nữa thì nó cũng sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng sau đây.
+ Giảm điểm liên quan Relevance Scrore.
+ Tăng giá quảng cáo, CPM, CPR.
+ Giảm ROAS.
+ Khiến khách hàng trở nên miễn miễm, ác cảm với doanh nghiệp.
+ Điểm Relevance giảm >< CPM, CPR tăng.
+ Frequency tăng >< Số lượt kết quả giảm.
Nhìn vào sự đối lập này, ta thấy rõ ràng một kịch bản: quảng cáo hiển thị quá nhiều khiến khách hàng ngán ngẩm và chẳng ai thèm tương tác. Điều này khiến FB chấm điểm liên quan thấp và phạt bằng cách tăng giá quảng cáo lên. Cùng lúc đó, bạn phải chi trả tiền ad cao nhưng không có ai Inbox mua hàng hay đăng ký, kết quả thu về không cân bằng được với lợi nhuận bỏ ra đầu tư => ROAS giảm.
Xem số điểm Frequency (Tần Suất) xem đang ở mức mấy. Con số tốt nhất theo nhiều người nói là nên ở mức 1.01 -2.99 (nghĩa là 1 người có thể thấy quảng cáo này 1.01 – 2.99 lần). Dĩ nhiên tùy vào mục đích, chẳng hạn như chiến dịch Remarketing, con số này có thể lên đến 4. Nhưng nếu bình thường mà ở mức 4, đặc biệt là 5 thì bạn đang đưa một chân vào Ad Fatigue 
Ghi chú: đối với chiến dịch reMarketing thì tính toán lại ROAS. Nếu nó khả quan thì tiếp tục vít làm khách hàng đau đầu.




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

12.7.22

KHI KHÁCH HÀNG CHƯA BIẾT HỌ MUỐN GÌ NGHĨA LÀ HỌ MUỐN TẤT CẢ ?

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢY TẦNG LỚP XÃ HỘI CHỦ YẾU Ở MỸ


1. Tầng lớp thượng lưu lớp trên (dưới 1%)


Tầng lớp thượng lưu lớp trên, sống bằng tài sản thừa kế và có những gia đình nổi tiếng. Họ đóng góp những khoản tiền lớn cho công việc từ thiện, tổ chức những buổi vũ hội, có nhiều nhà ở, và gửi con đi học ở những trường học tốt nhất. Họ là thị trường của đồ kim hoàn, đồ cổ, nhà ở và những chuyến đi nghỉ. Họ thường hay mua và mặc những đồ thủ cựu, không quan tâm đến chuyện phô trương. Tuy họ là một nhóm nhỏ, song họ vẫn là một nhóm tham khảo đối với những người khác trong chừng mực là các quyết định tiêu dùng của họ được để ý và được các tầng lớp xã hội khác bắt chước.

2. Tầng lớp thượng lưu lớp dưới (khoảng 2%)


Tầng lớp thượng lưu lớp dưới là những người có thu nhập cao hay giàu có nhờ tài năng xuất chúng trong nghề nghiệp chuyên môn hay trong kinh doanh. Họ thường xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Họ tích cực tham gia các công việc xã hội và của thành phố và tìm mua những thứ chứng tỏ địa vị cho bản thân mình và cho con cái, như những ngôi nhà đắt tiền, trường học tốt, thuyền buồm, hồ bơi và ôtô. Họ gồm những người giàu mới phát và cách tiêu dùng của họ được tính toán để gây ấn tượng đối với những người ở tầng lớp thấp hơn họ. Ham muốn của những người thượng lưu lớp dưới là được chấp nhận vào lớp trên, một địa vị mà có lẽ con cái họ có nhiều khả năng đặt được hơn bản thân họ.

3. Tầng lớp trung lưu lớp trên (12%)


Những người trung lưu lớp trên không có địa vị của gia đình hay giàu có gì đặc biệt. Họ chủ yếu quan tâm đến con đường danh vọng. Họ đã có được những cương vị như những người chuyên nghiệp, nhưng người kinh doanh độc lập và cán bộ quản trị của công ty. Họ tin tưởng vào học vấn và muốn con cái họ phát triển những kỹ năng chuyên môn hay quản trị để chúng không bị tụt xuống tầng lớp thấp hơn. Những thành viên của tầng lớp này thích nói về những ý tưởng và "trình độ văn hóa cao" . Họ tích cực tham gia và có ý thức cao về trách nhiệm công dân. Họ là thị trường tốt cho nhà ở, quần áo đẹp, đồ gỗ và thiết bị tốt. Họ tìm cách để có được một ngôi nhà lịch sự để tiếp đãi bạn bè và thân chủ.

4. Tầng lớp trung lưu (32%)


Tầng lớp trung lưu là những người công nhân cổ trắng và xanh có mức lương trung bình, sống ở khu khá hơn của thành phố và cố gắng làm những việc đúng đắn. Họ hay mua những sản phẩm phổ biến "để theo kịp xu thế". Hai mươi lăm phần trăm có xe ôtô ngoại, đồng thời phần lớn đều quan tâm đến chuyện thời trang, tìm kiếm "một trong những nhãn hiệu tốt hơn". Một cuộc sống tốt hơn có nghĩa là "một ngôi nhà đẹp hơn" với "láng giềng tốt ở khu vực tốt hơn của thành phố" có trường học tốt. Tầng lớp trung lưu tin tưởng là nên chi nhiều tiền hơn cho con cái họ có được "những kinh nghiệm đáng giá" và hướng chúng vào học đại học.

5. Tầng lớp công nhân (38%)


Tầng lớp công nhân gồm những công nhân cổ xanh có mức lương trung bình và những người sống theo "lối sống của tầng lớp công nhân", bất kể thu nhập, trình độ văn hóa hay công việc. Tầng lớp công nhân phụ thuộc nhiều vào họ hàng về kinh tế và sự hỗ trợ về tình cảm, về những lời khuyên về cơ hội việc làm, về những ý kiến tham gia về chuyện mua sắm và về sự hỗ trợ mỗi khi gặp khó khăn. Đối với tầng lớp công nhân đi nghỉ có nghĩa là "ở lại thành phố" và "đi xa" thì có nghĩa là đi đến hồ nước hay nơi nghỉ ngơi không xa quá hai giờ đi đường. Tầng lớp công nhân vẫn duy trì sự phân chia rõ ràng vai trò của giới tính và rập khuôn nhau. Sở thích về ôtô là những chiếc xe có kích thước tiêu chuẩn và lớn, không thích những xe nhỏ gọn nội địa cũng như ngoại nhập.

6. Tầng lớp hạ lưu lớp trên (9%)


Tầng lớp hạ lưu lớp trên là những người đi làm, không sung túc, mặc dù mức sống hơi cao hơn mức nghèo khổ một chút. Họ làm những công việc lao động phổ thông và hưởng lương rất thấp, mặc dù họ luôn phấn đấu để vươn lên tầng lớp cao hơn. Thông thường tầng lớp hạ lưu lớp trên không được học hành đầy đủ. Mặc dù họ đã ở gần mức nghèo khổ về mặt tài chính, họ vấn thu xếp để tỏ ra mình có cuộc sống ngăn nắp và sạch sẽ.

7. Tầng lớp hạ lưu lớp dưới (7%)


Tầng lớp hạ lưu lớp dưới là những người hưởng trợ cấp, bị nghèo túng rõ ràng và thường không có việc làm hay có "những việc làm bẩn thỉu". Một số không quan tâm đến chuyện tìm kiếm một việc làm lâu dài và phần lớn đều phụ thuộc vào tiền trợ cấp xã hội hay tiền từ thiện. Nhà cửa, quần áo và đồ đạc của họ "bẩn thỉu" rách nát và "tàn tạ". 
KHI KHÁCH HÀNG CHƯA BIẾT HỌ MUỐN GÌ NGHĨA LÀ HỌ MUỐN TẤT CẢ ?
KHI KHÁCH HÀNG CHƯA BIẾT HỌ MUỐN GÌ NGHĨA LÀ HỌ MUỐN TẤT CẢ ?



Nguồn: Phân tích thị trường người tiêu dùng và hành vi của người mua Google docs
#Audience_Insights



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

10.10.21

BẢN CHẤT CỦA QUẢNG CÁO FACEBOOK

BẢN CHẤT CỦA QUẢNG CÁO FACEBOOK


Bản chất quảng cáo của Facebook là quảng cáo hiển thị. Facebook sẽ tính tiền của bạn theo lượt xuất hiện quảng cáo của bạn trên các nền tảng của Facebook. Giúp quảng bá, tăng độ nhận biết thương hiệu. Nói đơn giản là khiến nhiều người hơn nữa biết về thương hiệu, fanpage của bạn.
Và Facebook làm đúng 1 nhiệm vụ của mình là phân phối quảng cáo của các bạn đến với đối tượng khách hàng mà bạn đã đề ra. Còn việc có tương tác, click, comment, thêm vào giỏ hàng, mua hàng,… hay không không thuộc quyền quyết định của Facebook.
Thuật toán của Facebook là không quan tâm bạn bán gì, bạn nhắm chung một nhóm đối tượng thì bạn sẽ là đối thủ của nhau trong các phiên đấu giá. Vì vậy, nếu cùng một tệp khách hàng thì ông bán giày, bà bán áo, chị bán trà sữa, anh trai bán kính thì đều là đối thủ của nhau. Vì vậy, bạn không chỉ đối đầu với các đối thủ cùng ngành kinh doanh mà còn các anh chị em ở các ngành khác. 
Đôi khi bạn sẽ thấy những ngày mà Voi, Banking cùng chạy thì trên Newfeed của chúng ta toàn quái thú ba đầu livestream thôi vì nó sẽ đè hết tất cả các quảng cáo còn lại xuống dưới nó cạnh tranh với toàn thị trường luôn.
BẢN CHẤT CỦA QUẢNG CÁO FACEBOOK



Trong phạm vi nhắm mục tiêu của bạn Facebook chọn người phân phát quảng cáo dựa trên:


- hành vi đo lường hơn một nghìn tín hiệu. 
- mối quan hệ hiện tại của ai đó với Trang của bạn
- khả năng họ tương tác với quảng cáo
- đặc điểm nhân khẩu học của họ 
- thăm dò ý kiến liên tục điều chỉnh dự đoán.
nguồn ảnh: Mike_Kiev elephant and dog sit under the rain
#phanblogs





Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

5.10.21

TRANG FACEBOOK BỊ DÍNH BOT COMMENT HAY CÒN GỌI LÀ BOT TƯƠNG TÁC BÌNH LUẬN

TRANG FACEBOOK BỊ DÍNH BOT COMMENT HAY CÒN GỌI LÀ BOT TƯƠNG TÁC BÌNH LUẬN


Triệu chứng: Tự động comment vào status, hình ảnh, video...nội dung tùy chọn nhằm tăng tương tác, tăng doanh thu bán hàng. Tùy chọn nhiều nội dung ngẫu nhiên để comment

Đối tượng thường nhắm vào các bài viết có độ phủ và độ tương tác cao của một trang hoặc một cá nhân nhằm kéo tương tác về các nick  hoặc các trang dùng để comment với mục đích riêng

Hiện nay Face book chưa có thuốc chữa đặc hiệu cho các con bot này ngoài việc chủ trang FB cài đặt tự ẩn comen đi. Nếu không sẽ gây ra.

1 Làm sai lệch chỉ số đánh giá
2 Làm mất tập trung khách hàng
3 Loãng tương tác bài viết





Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian
hoặc gõ vào ô tìm kiếm để tìm nội dung chỉ trên blog này.
Xin cảm ơn.

3.6.21

Tần suất mọi người nhìn thấy quảng cáo facebook mục tiêu Mức độ nhận biết thương hiệu

Tần suất mọi người nhìn thấy quảng cáo facebook mục tiêu Mức độ nhận biết thương hiệu


Được hiểu là số lần TRUNG BÌNH một người nhìn thấy quảng cáo facebook của bạn.


Thông thường tần suất hiển thị nằm trong khoảng từ 1 đến 2 hoặc cao hơn. Tần suất hiển thị có thể là con dao 2 lưỡi cho quảng cáo facebook. Nó sẽ tốt nếu như thương hiệu của bạn mới ra mắt và cần găm sâu sự nhận diện thương hiệu vào khách hàng (brand awareness). Còn nếu bạn tập trung vào doanh thu, đơn hàng, trừ khi sản phẩm/ dịch vụ của bạn có mức giá tầm trung trở lên, nếu không tần suất cao lớn hơn 2 sẽ chỉ là sự lãng phí vô tội vạ. 


Đơn giản là vì với những sản phẩm/ dịch vụ có giá bình dân, chỉ cần quảng cáo facebook 1 lần, người ta có thể quyết định được sẽ mua hay không. Nếu họ không mua ở ngay lần 1, thì khi quảng cáo facebook hiển thị lại, họ cũng sẽ không mua => lãng phí tiền quảng cáo facebook.


Nếu hiệu quả bắt đầu giảm khi số tần suất tăng lên thì đối tượng mục tiêu có thể thấy quảng cáo facebook nhàm chán. Bạn nên thay đổi nội dung hoặc tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo facebook.


Công thức tính Tần suất:


Tổng số lần hiển thị / tổng số người tiếp cận

Tần suất mọi người nhìn thấy quảng cáo facebook mục tiêu Mức độ nhận biết thương hiệu

Tần suất mọi người nhìn thấy quảng cáo facebook mục tiêu Mức độ nhận biết thương hiệu


Khi sử dụng mục tiêu Mức độ nhận biết thương hiệu, dưới đây là tần suất mọi người nhìn thấy quảng cáo facebook.

Theo mặc định, cứ mỗi 5 ngày thì quảng cáo facebook sẽ tiếp cận đối tượng của bạn tới 2 lần.

Điều đó có nghĩa là trong chiến dịch 4 tuần, mọi người sẽ nhìn thấy quảng cáo facebook khoảng 10 lần.


PS: Bạn chọn lựa giữa Frequency hay Reach. Việc tăng Reach là khá đơn giản nhưng việc tăng Frequency đòi hỏi sự nắm bắt nhất định của chiến lược setup và điều phối quảng cáo.

https://google-ads-freelance.business.site/

15.5.21

CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP QUẢNG CÁO ONLINE TRỰC TUYẾN QUA BLUEPRINT CỦA FACEBOOK

CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP QUẢNG CÁO ONLINE TRỰC TUYẾN QUA BLUEPRINT CỦA FACEBOOK

Facebook Blueprint làchương trình đào tạo và chứng nhận toàn cầu về Marketing trên Facebook và Instagram. Facebook hiện đang cung cấp 2 loại chứng nhận

 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP QUẢNG CÁO ONLINE TRỰC TUYẾN QUA BLUEPRINT CỦA FACEBOOK

Blueprint bao gồm:


Facebook Certified Planning Professional: Chứng chỉ lên kế hoạch chuyên nghiệp

Facebook Certified Buying Professional: Chứng chỉ mua hàng chuyên nghiệp.


Khi một cá nhân đã lựa chọn loại chứng chỉ phù hợp, họ sẽ có thời gian để chuẩn bị và thực hiện 2 bài thi bảo mật: “Kì thi năng lực quảng cáo cốt lõi” và một bài thi theo chuyên môn mà họ chọn. Các kì thi này được thiết kế để đo lường một cách nghiêm túc về năng lực hiểu biết và áp dụng các kỹ năng cần thiết vào các công việc liên quan.


Thông thường, các kỳ thi có thể được hoàn thành trực tuyến như tại nhà hay cơ quan. Một khi đã qua tất cả các kì kiểm tra, người tham gia sẽ được nhận một dấu chứng nhận điện tử chỉ.


https://www.facebookblueprint.com/student/catalog

27.12.20

HÃY HỌC CÁCH KIẾM TIỀN TỪ WEBSITE SAU ĐÓ HÃY ĐÒI HỎI WEBSITE RA TIỀN HAY KHÔNG

WEBSITE CÓ BAO NHIÊU CÁCH KIẾM TIỀN?


Trước tiên, chúng ta phải suy xét cho rõ kiếm tiền này là kiếm tiền gì. Kiếm tiền thì nó có thể phân ra làm các loại:
– Giảm chi phí quảng cáo (cũng là kiếm tiền)
– Tăng hiệu quả quảng cáo (thay vì bỏ 1 đồng ra được 1 đơn, giờ là 2 đơn, cũng là kiếm tiền)
– Tăng đơn hàng tự nhiên (như ở trên có nói, cũng là free traffic và ra tiền)
– Tăng lượng traffic tự nhiên (nhờ SEO, cũng là kiếm tiền)
– Tận dụng hệ sinh thái, công cụ phễu để kiếm khách hàng (tạo ra Leads cũng là kiếm tiền)
…..
Và rất nhiều dạng kiếm tiền khác. NHƯNG, quan trọng là mình là người kinh doanh, mình không phải là người làm Marketing, và quan điểm của mình “tôi bỏ ra 1 đồng thì tôi phải kiếm về 1.5 đồng hoặc nhiều hơn” —–> việc bỏ 10-20tr vào website hình như nó hơi cấn cấn, nó không đem lại tiền mà chỉ thấy bỏ ra.
Website…. chắc chắn phải có website trong thời kỳ Marketing online nở rộ như này. Cơ mà cũng hàng trăm người thuê website 10-20-30…50 triệu xong để đó cả vài tháng trời, hoặc thậm chí hơn nữa năm cũng chẳng thấy có mống khách nào trên web, lâu lâu chọt được 1 2 khách gì đó rồi thôi… Vì sao phải tốn hàng chục triệu đồng để thiết kế một cái Web mà k đem lại lợi nhuận???

Rất nhiều người tưởng rằng bỏ 10-20tr làm một cái web xong thì mọi thứ nó sẽ ổn lên, đơn hàng sẽ tăng trưởng nhiều hơn… nhưng thực sự không phải vậy, rất nhiều vấn đề gặp phải:
– Website làm xong rất tệ, hình ảnh, bố cục fail, nhìn chán không chịu được… đã vừa xấu mà lại còn vừa giống các website thời 5-10 năm trước…
– Website làm xong còn chẳng search được trên Google, search đúng từ khóa mà có khi cũng chẳng lên
– Website chậm rì. Khách tới cửa hàng, mình giới thiệu web cho khách xong khách vào chậm quá chẳng thèm coi nữa luôn
– Website chẳng có miếng traffic hay khách hàng nào… phí hết cả tiền
….
Nếu ai đang gặp các trường hợp trên, hãy inbox ngay cho mình nhé…. à quên group không cho bán hàng :V Đùa đấy, vì hầu như 80% người làm kinh doanh chuyển từ offline qua online đều phải gặp các trường hợp này nhất là vào lúc mới bắt đầu chuyển đổi. NHƯNG, Webiste vẫn là thứ BẮT BUỘC PHẢI LÀM, chỉ là chúng ta chưa hiểu được các kết quả kinh doanh mà nó mang lại. Hãy cùng tìm hiểu về giá trị của Website trước khi quyết định mần nó nhé.

HÃY HỌC CÁCH KIẾM TIỀN TỪ WEBSITE SAU ĐÓ HÃY ĐÒI HỎI WEBSITE RA TIỀN HAY KHÔNG





WEBSITE LÀ NGỒI NHÀ & CỬA HÀNG CỦA MÌNH TRÊN ĐẠI LỘ ONLINE


Rất nhiều người bỏ hàng tỷ đồng để thuê và xây dựng 1 trụ sở, cửa hàng với mong muốn đem lại doanh thu ổn định cho mình… nhưng lại “ngần ngại” khi chi 10tr để làm 1 cái website?
Hãy làm 1 bài toán phân tích, 1 cửa hàng Offline thì đem đến kết quả gì?
– Hàng ngày lượng khách hàng đi qua đi lại —> tăng nhận diện, bán hàng
– Có một địa chỉ để khách hàng thấy uy tín
– Tùy biến cửa hàng theo ý mình, tạo phong cách riêng
– Là nền móng của sự phát triển theo thời gian
Và thực chất thì doanh thu vẫn tăng đó, vẫn có khách hàng đó… nhưng dần dần khách hàng đã chuyển đổi sang nền tảng online hết rồi. Họ không đi bộ ngoài đường để thấy cửa hàng offline nữa, họ đang đi trên đại lộ online, dạo bước qua các shop, các store trên con đường mang tên Facebook, Google, Youtube…. và chúng ta chẳng có căn nhà nào trên các con đường đó???
Việc xây dựng căn nhà của mình trên nền tảng Online là yếu tố tiên quyết hàng đầu, dù bạn không chạy quảng cáo, không viral… ít nhất hãy có 1 địa điểm để người dùng có thể tìm thấy bạn khi cần.
VD: Khách hàng đi ngang qua cửa hàng offline, khách hàng thấy video, bài viết có logo của bạn được chia sẻ hoặc chạy ads trên mạng. Sau đó họ thầm nghĩ “thương hiệu ATP Academy là gì ta, để lên Google search thử, để lên Facebook search thử”… và xong chẳng thấy gì cả, cả page lẫn website … vậy thì họ có muốn mua hàng của bạn không?
Một ví dụ cụ thể hơn. Bạn bỏ ra 10tr để chạy quảng cáo Facebook, 10tr sẽ tiếp cận được khoảng 20.000 – 100.000 khách hàng tùy ngành nghề và cách chạy
, 100.000 người trung bình sẽ ra được 100 – 200 đơn hàng, vậy 99.000 người còn lại thì họ sẽ làm gì? sẽ có 1 cơ số lớn người làm các công chuyện như trên, lên Google tìm kiếm thông tin về chúng ta, website của chúng ta và…. wow chẳng có thông tin gì cả, hoặc toàn là WEBSITE CỦA ĐỐI THỦ. —-> mất đi 1 cơ số đơn lớn, thay vì bỏ 10tr được 300-400 đơn thì giờ chúng ta lại bỏ đi ~ 50% đơn chỉ vì không có WEBSITE… ờ mây zing gút chóp marketing.


DÙ KHÔNG CHẠY QUẢNG CÁO GOOGLE HAY LÀM SEO… CÓ WEBSITE ĐI RỒI TÍNH.
WEBSITE TRONG HẺM HAY MẶT TIỀN?


(sự khác biệt về Content và Marketing)
Làm web bao gồm rất nhiều yếu tố, thiếu 1 yếu tố nào cũng sẽ khiến cho website không ra tiền hoặc rất kém ra tiền. Các yếu tố đó là:
– Content
– Marketing
Nếu bạn nghĩ, chỉ cần Marketing cho website tốt thì sẽ có tiền… đúng, chính xác là sẽ ra đơn hàng đó nhưng nếu nhìn lại.. có content ngon nữa thì tỉ lệ ra đơn lại tăng gấp nhiều lần. Và quan trọng hơn, nếu bạn nghĩ làm Content cho thật hay thì sẽ có đơn hàng… no no no, làm content cho hay vào thì có ai xem không? Chẳng có ai xem cả… vì có quảng cáo đâu mà có người thấy được content?
Nhà offline thì có nhà mặt tiền, nhà hẻm… Nhà trên Online cũng vậy, có nhà này nhà kia… và quan trọng để có thể lên được mặt tiền đó là chúng ta phải biết quảng cáo, mà quảng cáo cho website thì nó là SEO và Google Adword. Có quảng cáo rồi thì mới có khách thấy, có khách thấy thì mới có đơn… đừng hỏi vì sao làm website xong mà chẳng ra được đồng nào… vì có quảng cáo đâu
.

HÃY HỌC CÁCH KIẾM TIỀN TỪ WEBSITE… SAU ĐÓ HÃY ĐÒI HỎI WEBSITE RA TIỀN HAY KHÔNG WEBSITE TỰ NÓ ĐÃ GIÚP TĂNG DOANH SỐ


Thực vậy, nếu bạn có 1 website đẹp, nó sẽ tự giúp bạn ra tiền nhờ cộng hưởng quảng cáo… ngược lại, một website xấu sẽ từ từ làm mất khách của bạn đi khi nào mà bạn không hay. Làm quảng cáo, kinh doanh thì nó là 1 tổ hợp từ nhiều cái, nhưng all những cái đó đều quy lại 1 mối là phục vụ khách hàng.

MỘT WEBSITE XẤU LÀ ĐANG KHÔNG TÔN TRỌNG THẨM MỸ NGƯỜI DÙNG.


Một trường hợp khách làm website của Minh cách đây không lâu. Họ là 1 spa dạng thiên nhiên, họ có 8 chi nhánh Spa phủ khắp ở các quận và vùng ven TP HCM. Họ đầu tư cả nhiều tỷ bạc cho việc Decor các chi nhánh làm sao cho có phong cách giống thiên nhiên, thân thiện với người dùng. Câu hỏi đặt ra là, bạn dám bỏ hàng tỷ bạc ra để đầu tư Decor văn phòng để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất, nhưng Website của bạn…. cực kì tệ, lúc đó các câu chuyện sẽ diễn ra như sau:
– Khách hàng lâu năm muốn tìm lại địa chỉ của bạn và search tên website của bạn xong, họ nhìn vào website đây là thập niên 2000 chứ k phải 2020, website như kiểu chợ búa, không có chuyên nghiệp hay tôn trọng ánh mắt người dùng xíu nào —-> tâm trạng khách hàng chùn xuống…. và họ quên đi những gì họ đang tính làm là tìm kiếm thông tin để quay lại sử dụng dịch vụ spa —> mất khách
Thực sự, khi bạn đã có 1 website đẹp đẽ và chuẩn chỉnh, tất cả những kênh quảng cáo của bạn đều được hưởng ké sức mạnh vì… 1 website đẹp và hoành tráng là minh chứng của 1 đơn vị uy tín. Dù họ có tiếp cận chúng ta qua nền tảng online hay offline thì họ cũng sẽ có một trải nghiệm website tuyệt vời —-> tăng sự chăm sóc về tinh thần cho khách hàng, tạo thêm uy tín cho khách hàng, tăng tỉ lệ chốt đơn cho nhân viên sales, tăng khả năng viral quảng cáo cho nhân viên marketing…. quá nhiều lợi ích chỉ từ website… và chúng ta cân đo đong đếm 5tr hay 10tr để làm cái website đó??? Chưa mất 50-100tr là may rồi, Decor cửa hàng tốn vài tỷ mà 5-10tr lại đắn đo suy nghĩ…. (và thực tế thì muốn có website đẹp nó phải là 15-20tr trở lên nha Minh sẽ có bài phân tích về vấn đề này để mọi người hiểu hơn… ĐI THUÊ LÀM WEB NHƯ NÀO CHO ĐÚNG… cmt phát đi cho Minh có tinh thần :v)

CHÚNG TA PHẢI HIỂU VỀ BẢN CHẤT CỦA WEBSITE VÀ YẾU TỐ KINH TẾ CỦA NÓ.


Như những gì đã thấy ở trên, Website sẽ giúp chúng ta kiếm lại tiền bằng nhiều cách, và đôi khi chúng ta không thể đo đạt được điều đó. Để đánh giá được hiệu quả của việc Marketing thì chúng ta phải có các con số, và con số đo đạt của website đó chính là TRAFFIC (người dùng click vào website). Ví dụ
– Bạn bỏ ra 10tr chạy quảng cáo Facebook, bạn thu về được đơn hàng Facebook thì không nói rồi, bạn có thêm 500-1000 người vào website (họ search thương hiệu của bạn và click vào bạn) thì 1000 traffic đó đáng giá bao nhiêu tiền?
Lưu ý: giá trị trung bình cho 1 click nếu chạy Google Ads sẽ là 500-1000 đồng nếu đó là từ khóa dạng kiến thức, 10.000-20.000-100.000 và hơn thế nữa nếu là từ khóa mua hàng (ví dụ như từ khóa “hút bể phốt” có thể lên tới 200.000 1 click)
—-> từ khóa thương hiệu khi khách hàng search thì nó được tính là từ khóa “mua hàng”, vì khi khách hàng search thương hiệu để tìm hiểu là họ đã muốn mua hàng lắm rồi —-> 1 lượt search tính trung bình là 2000-5000đ, 1000 lượt search là 2.000.000 – 5.000.000
—-> Bạn đã kiếm thêm được ~5.000.000 tiền quảng cáo mỗi tháng, 12 tháng là 60tr…. và chỉ với việc này thì bạn làm website đã lời rồi @@
Ngoài ra, việc có được traffic sẽ còn góp phần rất lớn cho công cuộc “quảng cáo” đa kênh, vì website là một kênh hứng tất cả traffic đổ về từ mọi nguồn.

WEBSITE LÀ PHỄU CUỐI CỦA HỆ SINH THÁI


Thực sự website là một miếng ván, hớt hết trơn hết trọi mọi khách hàng từ all kênh đổ về.
+ Chuyển đổi khách hàng từ kênh ads Facebook, Zalo, Tik tok…
+ Chuyển đổi khách hàng từ kênh SEO
+ Chuyển đổi khách hàng từ kênh email marketing
+ Chuyển đổi khách hàng từ kênh Free traffic
Và quan trọng nhất, chúng ta có thể LÀM MỌI THỨ với website để khách hàng có một trải nghiệm tuyệt vời đối với Content cũng như thương hiệu. Có thể hiểu rằng khi khách hàng trải nghiệm Content quảng cáo trên Facebook, Zalo, Tik Tok thì họ sẽ bị bó buộc vào các guồng Content nhất định như dạng text, video… các hành động CMT, Like, Share, Inbox… Mặc dù các hoạt động này vẫn rất phù hợp và tối ưu cho Ads nhưng chúng ta không thể tùy biến bất cứ thứ gì… chỉ làm trên 1 khuôn mẫu cho sẵn vì đây là 1 đơn vị bên thứ 3.
Mặt khác, Website là một kênh riêng, một ngôi nhà riêng của mỗi người. Chúng ta hoàn toàn có thể chỉnh sửa tùy ý những giao diện trên website để giúp tối đa hóa content, tăng tỉ lệ chuyển đổi. ví dụ:
– Chỉnh sửa giao diện tổng thể, màu sắc tổng thể: cái này cực kì quan trọng. Khi chạy ads facebook thì dù ngành gì chúng ta cũng có 1 tông màu nhất định, nhưng với giao diện website thì những yếu tố nghệ thuật đều có thẻ được chỉnh sửa, từ đó tăng “trải nghiệm người dùng” nhiều hơn
– Chỉnh sửa các bố cục và điểm nhấn: Nếu xét theo công thức Aida, sau khi làm cho khách hàng chú ý xong thì đến các giai đoạn khiến khách hàng thích thú, khao khát và mua hàng. Diễn giải điều đó trên nền tảng quảng cáo bên thứ 3 sẽ rất khó để làm được. Với website thì bạn hoàn toàn có thể thêm popup giảm giá, điền form, click button v.v…
– Chat trực tiếp trên website: hoàn toàn có thể biết được là khách đang ở page nào, link nào. Ví dụ khách đã vào trang thanh-toan rồi thì khi mình thấy, cứ việc chat gửi stk bụp bụp là xong
– …..
Và quan trọng hơn hết, Website sẽ gắn được PIXEL ở nhiều nguồn khác nhau. Hay nói đơn giản hơn, ví dụ bạn đang chạy quảng cáo ở nhiều kênh Facebook, Tik Tok, Zalo, Youtube, Google Ad…. chỉ cần khách hàng đổ từ các kênh quảng cáo đó VỀ WEBSITE… thì họ sẽ dính tiếp quảng cáo của mình ở all các kênh còn lại. Ví dụ: chạy quảng cáo facebook, khách đổ về landing page website… sau đó khách vào các website khác sẽ dính Google Adword, hoặc khách vào youtube cũng sẽ dính Ads quảng cáo của mình (cơ chế pixel)


ĐỔ TẤT CẢ TRAFFIC TỪ ALL KÊNH VỀ WEBSITE QUẢ LÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN. 


Kể cả khi mình đi kéo traffic bằng cách share tài liệu, khách về website của mình thì vẫn dính tiếp quảng cáo :v (tip trick free traffic be bé)… và remarketing dựa trên những ai đã vào website thì giá sẽ rẻ hơn nhiều rồi :3

Nguồn: https://vietnambusinessinsider.vn/lam-website-ton-vai-chuc-trieu-nhung-khong-kiem-duoc-nghin-nao-17675.html

30.10.18

Facebook Ads

Phanblogs Về người viết “Facebook Ads 101”  Mình không phải là dân chạy Ads chuyên nghiệp, kinh doanh cũng không dựa hoàn toàn vào Ads nên có thể tạm coi mình thuộc dạng gà, những ý kiến, nhận định của mình tại bài viết này có thể là hơi ngây thơ con gà mơ với dân chuyên nghiệp, mong các bạn góp ý nhẹ nhàng, có gì sai bỏ quá.

Facebook Ads
Mình có cái shop quần áo nhỏ, năm rồi chạy khoảng 150tr tiền Ads, so với các đơn vị khác thì con số này quá nhỏ (đơn cử như so với thằng Loành), tuy nhiên, ở mỗi quy mô thì người ta lại có các trải nghiệm và kinh nghiệm riêng. Mình tin là những kinh nghiệm của mình là hữu ích cho những anh chị em linkgay đang quan tâm.
Về bài viết
Bài viết có nội dung “Facebook Ads 101” nghĩa là mình chỉ đưa ra các định nghĩa, các hiểu biết rất cơ bản về quảng cáo Facebook, ở đây không có Ultimate tips, tuts gì giúp bạn overkill thị trường hết. Nếu bạn cũng gà mờ hoặc không biết gì về Facebook Ads thì bài viết này dành cho bạn, đọc cho vui.
Nếu bạn đã biết quá rõ về Facebook Ads và cách nó hoạt động thì bạn có thể dừng lại tại đây.

Facebook Ads là gì?

Là một công cụ giúp người dùng có trả tiền được quyền cưỡng bức đẩy các nội dung mình muốn đến đối tượng khách hàng mong muốn dựa trên môi trường Facebook và Instagram (nên ta không có Instagram Ads, hai thằng dùng chung một công cụ).
Bởi là một công cụ, nó sẽ có nhiều công dụng khác nhau. Ví dụ cái bàn chải công dụng cơ bản là để chải răng, nhưng thi thoảng bạn có thể dùng nó để đánh giày hoặc bí quá có thể dùng nó để phết mật ong lên con gà nướng.
Facebook Ads ban đầu được tạo ra để giúp người bán đưa thông tin đến các đối tượng khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, tiết kiệm, người bán và người mua và nhà quảng cáo đều được hưởng lợi từ hình thức quảng cáo mới này.Tuy nhiên câu chuyện về chức năng nguyên thủy của Facebook Ads đã qua được 7 hoặc 8 năm.
Hiện nay với công cụ Facebook Ads người ta có thể làm được nhiều trò, với điều kiện là bạn phải hiểu và thạo cách dùng.

target ads

Bạn ghét thằng đồng nghiệp, bạn thấy nó ngủ nhểu dãi ra bàn, bạn quay lại cái video, stream lên Facebook rồi chạy ít Ads cho mọi người trong công ty và bạn bè nó xem cho nó tức chơi.

Con bạn bị cô cấu ở trường, bạn cay cô, bạn cay trường, bạn viết bài bóc phốt nhưng không ai quan tâm vì bóc mấy thứ đó gần đây thường quá rồi, bạn bèn chạy Ads cho sập mẹ cái trường năm sau khỏi tuyển sinh.

Thầy Si quan tâm tới biến đổi khí hậu, thầy chạy cái Ads để nâng cao ý thức của mọi người về môi trường và lôi kéo sự đồng thuận của những người cùng mối quan tâm, thầy cảm thấy được an ủi thay vì lên linkgay post link bị thằng Phồn nó dè bỉu.

Bạn muốn làm hot Facebooker như Bạch Hoàn, muốn bài viết nào dù dài ngắn đều được vài ngàn like, vài trăm comment nhưng không biết bắt đầu từ đâu vì lượng follow của bạn phọt phẹt? Hãy đẩy ít Ads và tận hưởng thành quả thay vì lên linkgay tag đồng bọn cho mệt mỏi.

Việc sử dụng Facebook Ads vào mục đích chính trị xã hội được đẩy lên đỉnh điểm ở cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 và chiến dịch Brexit ở Anh, anh Zúc cũng dính ít vướng mắc sau phải lên điều trần và Facebook Ads giờ quản lý rất chặt các tài khoản quảng cáo có nội dung liên quan đến chính trị xã hội. Nếu bạn thấy Facebook nó hỏi tài khoản quảng cáo của bạn có liên quan gì đến chính trị không thì nên trả lời là “Không”.

Và những khách hàng tiềm năng?

khách hàng tiềm năng
Cỡ những năm 2009, Facebook bắt đầu học thói quen của người dùng thông qua một cử chỉ rất đơn giản. Bạn “like” nhiều bài viết của ai thì bài viết và thông tin của người đó sẽ xuất hiện nhiều hơn trên mạch tin của bạn, với một khoảng thời gian hữu hạn, facebook sẽ đưa đến cho bạn nhiều thông tin mà bạn quan tâm hơn, bạn yêu Facebook hơn.
Rồi facebook gạ bạn điền đầy đủ profile với trường bạn đã học, công ty bạn đã làm, việc này giúp cho bạn tìm lại bạn bè thất lạc 10 năm trước, kết bạn với anh em công ty mới nhanh hơn, bạn yêu Facebook hơn hơn.
Rồi facebook gạ bạn điền thêm một vài sở thích cá nhân như quyển sách bạn thích, bộ phim bạn xem hay môn thể thao bạn hay theo dõi, rồi bạn thấy các thông tin có liên quan đến sở thích của bạn xuất hiện nhiều hơn, bạn yêu Facebook hơn hơn hơn …. Ờm nhưng mà có gì không ổn.
Đến một ngày bạn đổi realationship status từ “đơn côi” sang “đang quặp” bạn thấy quảng cáo Durex nhảy vào mặt bạn, ngày bạn tuyên bố “đính hôn” thì quảng cáo ảnh cưới, nhẫn cưới hay du lịch đập vào mặt bạn. Ngày bạn sinh đứa con đầu lòng thì quảng cáo xe nôi bỉm sữa ùa đến và bạn không hiểu tại sao?

Bạn bắt đầu lo lắng và hạn chế thông tin của mình trên Facebook. Nhưng đã quá muộn...

thông tin của mình trên Facebook
Facebook giờ có cách thu thập thông tin bị động của người dùng chứ không ngồi chờ người dùng cung cấp thông tin nữa.
Bạn dừng lại trước một bài quảng cáo giày, bấm vào xem cái ảnh, hay không bấm vào mà chỉ lướt mắt đọc trong 3 giây, Facebook nó sẽ hiểu bạn quan tâm tới mua sắm, cụ thể là đồ đi dưới chân, cụ thể hơn là giày ống, cụ thể hơn nữa là giày ống ở mức độ tiền xx$.
Bạn dừng lại ở một cái clip của Lê Thẩm Dương đang chém gió quá 3 giây, Facebook nó hiểu là bạn đang quan tâm tới đào tạo, cụ thể ở đây là các khóa học có nội dung chém gió.
Bạn chat với người yêu, nội dung kiểu “trời rét rồi đi làm nhớ mặc áo ấm” Facebook nó hiểu là bạn đang quan tâm tới quần áo mùa đông.
Tất cả những thứ trên Facebook nó định danh là “tương tác” và càng nhiều “tương tác” thì Facebook nó càng hiểu bạn rõ hơn, Facebook không cần bạn phải khai với nó là bạn có sở thích mua sắm, bạn đang quan tâm đến học code hay bạn thích ăn pizza, giờ nó tự học được rồi, cảm ơn bạn.
Tất cả những thông tin đó được Facebook lưu và dùng để hỗ trợ cho Facebook Ads ngày một hiệu quả hơn.
Tất nhiên “tương tác” cũng có trọng số, việc dừng lại ở một bài viết 3 giây là tương tác thấp, like một bài viết là tương tác, share bài viết là tương tác cao còn nếu  bạn tìm kiếm về một vấn đề gì đó trên Facebook thì là tương tác cực cao.
Một vài cái “tương tác thấp” sẽ không thay đổi ngay cách Facebook đối xử với bạn, nhưng nếu bạn muốn test cách Facebook phản ứng với các tương tác cực cao thì có cách này:
Mở facebook, phần search, đánh đại một dòng Phòng khám nam khoa chữa bệnh lậu hoặc phòng khám phụ khoa gì đó, vào vài kết quả, inbox hỏi vài câu ở vài phòng khám. Xong, tắt đi đi ngủ và sáng mai dậy tận hưởng kết quả.

Và những người quảng cáo?

Mục tiêu muôn thủa của quảng cáo là phải “TRÚNG ĐÍCH”, và vì Facebook hiểu rất rõ người dùng nên nếu sử dụng tốt công cụ Facebook Ads thì về cơ bản quảng cáo của bạn sẽ trúng đích và đó là lý do tại sao hiện nay vẫn rất nhiều người dùng công cụ này tuy rằng mức độ cạnh tranh đang ngày càng cao.

Mục tiêu muôn thủa của quảng cáo là phải “TRÚNG ĐÍCH”, 


và vì Facebook hiểu rất rõ người dùng nên nếu sử dụng tốt công cụ Facebook Ads thì về cơ bản quảng cáo của bạn sẽ trúng đích và đó là lý do tại sao hiện nay vẫn rất nhiều người dùng công cụ này tuy rằng mức độ cạnh tranh đang ngày càng cao.
Facebook cũng không phải là môi trường một chiều để nhà quảng cáo “cưỡng hiếp” khán giả của mình giống như VTV và Kangaroo đã làm với “kangaroo hàng đầu Việt Nam” nhiều năm trước đây. Facebook sẽ chịu khó đi kiếm cho bạn khách hàng tiềm năng với điều kiện quảng cáo của bạn nhận được phản hồi tốt từ phía người xem.
Facebook Ads cần 50 tương tác đầu tiên để học đại khái về đặc điểm các khách hàng quan tâm tới sản phẩm của bạn (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp v.v…) rồi sau đó nó sẽ tiến hành phân phối đến các đối tượng có liên quan. Trong quá trình phân phối nó luôn học thêm về đối tượng tương tác để điều chỉnh hướng quảng cáo. Vì vậy ngày đầu tiên quảng cáo của bạn sẽ được phân phối tán loạn lung tung rồi điều chỉnh dần, tụ vào một nhóm hiệu quả và thường quảng cáo sẽ đạt hiệu quả tốt nhất sau 2 đến 3 ngày.
Mấy bữa trước mình có ví dụ về việc target đối tượng ở đây, tuy nhiên việc này là hoàn toàn không cần thiết nếu bạn dùng Facebook Ads để bán hàng và định chạy quảng cáo trong thời gian dài, việc set target chỉ dành cho những người có những nhu cầu đặc biệt và nếu bạn là gà thì bạn hãy bỏ qua việc này, Facebook Ads nó tự học được target, cảm ơn bạn.

Việc học đối tượng và lấy feedback của người dùng dẫn tới việc Facebook sẽ đánh giá quảng cáo của bạn là nhận được phản hồi tốt hay không tốt của người dùng, chỉ số này là relevance score, bạn có thể xem chỉ số này trên phần quản lý quảng cáo, đây là một chỉ số quan trọng. Vài năm trước, relevance score ở mức 5 vẫn có thể chạy được, nhưng hiện nay nếu bài quảng cáo của bạn có chỉ số này ở mức dưới 7 thì mình khuyên bạn nên tắt vì có chạy tiếp cũng phí tiền.
Việc đo độ hiệu quả của bài quảng cáo ban đầu của Facebook là việc làm tốt, nó giúp các nhà quảng cáo phải chơi theo luật chơi của Facebook và phục vụ lợi ích của khách hàng nếu muốn bài quảng cáo của mình có hiệu quả cao.

 target đối tượng ở đây, tuy nhiên việc này là hoàn toàn không cần thiết nếu bạn dùng Facebook Ads để bán hàng
Tuy nhiên ở Việt Nam thì không như vậy, để đạt được hiệu quả quảng cáo, nhà quảng cáo sẵn sàng đưa ảnh fake của sản phẩm, đưa thông tin không đúng, dìm giá bán hoặc dùng các trick nhỏ như “để 1 chấm nhận báo giá”, “share bài để nhận ưu đãi xxx” để tăng tương tác và điểm phù hợp cho bài quảng cáo của mình.
Kết quả là người dùng có nhận định sai về giá sản phẩm, vì các quảng cáo hot nhất thường có giá sốc nhất, ưu đãi khủng nhất trong khi thực tế mua hàng lại không như vậy. Việc này gây khó khăn khi các nhà quảng cáo “chân phương” khi đưa hình ảnh, nội dung chân thực lên lại không nhận được nhiều sự quan tâm.

Ngộ nhận về Facebook Ads?

Nếu các bạn đã đọc bài đến đây thì sẽ nhận ra Facebook Ads không phải là con gà đẻ trứng vàng: Nhiều bạn đang đi làm, thấy bạn bè bán hàng online rầm rầm, đóng đơn ship hàng ầm ầm và nghĩ là mình có cái nguồn hàng này, mình đóng ít quảng cáo rồi cũng đóng hàng rầm rầm như chúng nó. Câu chuyện này có thật nhưng đã từ ...7 năm trước. Giờ đây mọi chuyện đã rất khác, Facebook đã trở thành một môi trường cực kì khắc nghiệt mà loser lose, winner cũng lose. Bạn thấy đứa bạn nào đang post fb ầm ầm cái mẹ gì mà hàng về ầm ầm, đóng hàng mỏi tay, cái gì mà show tài khoản tiền về ting ting, đừng tin, mấy đứa đấy đang lỗ dập ..ái hết đấy. Bọn chạy Facebook thắng không đứa nào nó ho he gì đâu, vì thật nó đang bận đóng hàng và nó không rảnh để show ra cho mọi người biết nó đang bán cái gì, bán cho ai.
Ngộ nhận về Facebook Ads?

Facebook Ads không phải là một cứu cánh cho một sản phẩm thất bại: Nếu bạn có sản phẩm, bạn đưa ra thị trường và được khách hàng đón nhận ở mức mèng mèng thì 80% là bởi sản phẩm đó của bạn mèng mèng chứ không phải vấn đề ở khâu quảng cáo. Nhiều người nghĩ rằng khách không quan tâm chỉ vì quảng cáo chưa đúng chỗ, ảnh chụp chưa đẹp, share bài chưa đúng group, chỉ cần mình đóng bằng này quảng cáo vào là sẽ ngon, đơn sẽ đi ầm ầm. Kinh nghiệm của mình khi có hàng mới về là mượn mẫu, chụp ảnh tốt nhất có thể, up lên page nhá hàng, nếu có lượng view tự nhiên khoảng 30-40% lượng like page thì có khả năng chạy quảng cáo. Nếu ít hơn 30% có thể giữ một ít bán cho vui, ít hơn 20% thì tốt nhất là không nhập hàng. Tương tự với dịch vụ, chương trình khuyến mại hay bất cứ cái gì bạn định chạy Ads, không đạt được lượng view tự nhiên ổn thì đừng nghĩ đến chạy quảng cáo.
Facebook không phải là nơi để bán mọi thứ: Nói chung là, phần lớn người dùng của facebook là học sinh sinh viên, với những đối tượng này giá thành luôn là tiêu chí cần quan tâm hàng đầu. Với thời gian dành cho mỗi bài viết trên mạch tin là 10 đến 20 giây, bạn khó có thể thuyết phục được họ để ý đến cái gì có giá trên 1 triệu. Khoảng giá dưới 500 nghìn luôn là khoảng giá yêu thích cho người dùng Facebook. Nếu bạn định bán cái gì trên 1 triệu việc quảng cáo Facebook là khó khả thi.
Thuê chạy ads tốn kém hơn tự chạy: Về cơ bản nếu bạn đang là gà (và vì là gà nên bạn cần thuê chạy Ads) thì thuê chạy rẻ và hiệu quả hơn tự chạy. Lý do tại sao mình sẽ trình bày ở phần dưới đây.

Thuê chạy Ads?

Nếu bạn đang cung cấp các sản phẩm chung chung như du học, mỹ phẩm, làm đẹp v.v… thì khi làm việc với các đơn vị quảng cáo chuyên nghiệp bạn sẽ thấy chúng nó còn hiểu rõ về sản phẩm của bạn hơn cả bạn. Nếu khi gặp mặt nó hỏi bạn những câu hỏi về chuyện kinh doanh, sản phẩm mà bạn còn méo biết thì xong, hãy thuê ngay chúng nó chạy ads cho bạn.
Nếu nó gặp bạn rồi ú ớ hỏi “thế giờ anh chị quảng cáo cái gì để em tư vấn?” thì next, vì một là nó gà, 2 là nó chả hiểu (và không có kinh nghiệm) gì về chuyện kinh doanh và sản phẩm của bạn cả.
Thuê chạy Ads?

Cái gì cũng có 2 mặt lợi và hại, việc thuê chạy quảng cáo có các đặc điểm mình liệt kê dưới đây:
Pros

Các đơn vị này giống như những nhà bán buôn có giá quảng cáo Facebook rẻ hơn tư nhân.
Tài khoản quảng cáo của họ chuyên chạy một ngành hàng nên được Facebook tối ưu (đấy là mình nghe đồn vậy).
Nó có nguồn target khách hàng riêng (đôi khi phải mất nhiều tiền để mua) và luôn cập nhật.
Kinh nghiệm trong việc lên content sao cho “bắt” quảng cáo.
Vậy nên nếu bạn lười, ngại vọc vạch thì cứ thuê chạy qc, tốt chán.

Cons:

Làm việc với đơn vị quảng cáo không phải lúc nào cũng nhanh, mất 1 đến một vài ngày để bạn thay đổi vài chi tiết của chiến dịch.
Đơn vị quảng cáo quan tâm nhiều hơn tới KPI của họ hơn là của bạn. Nghĩa là họ quan tâm tới mỗi ngày đẩy về cho bạn bao nhiêu comment, bao nhiêu inbox chứ không quan tâm nhiều tới việc bạn chốt được bao nhiêu đơn hàng. Với một vài ngành hàng, bạn sẽ thấy đôi lúc nhiều comment, nhiều inbox chưa chắc đã tốt.
Bạn không kiểm soát được những bí mật kinh doanh. Ví dụ đơn giản nhất là danh sách khách hàng đang quan tâm tới sản phẩm của bạn trong 1 tháng qua có thể được đơn vị quảng cáo dùng để chạy một quảng cáo khác cho một đối thủ cạnh tranh của bạn. Bên cạnh đó các thông tin về sản phẩm, lượng tương tác, lượng inbox của bạn cũng có thể bị thu thập.
Nói chung thuê chạy ads cũng giống như đi đái có thằng nó giúp bạn cầm truym, tuy tiện thật đấy nhưng không thoải mái vì bạn to bé dài ngắn thế nào nó biết cả.

Học quảng cáo Facebook? Những người nào cần phải học Facebook ads?

Học quảng cáo Facebook
Tech nerds, có sở thích đặc biệt với ngồi nhìn số, so sánh, xem bảng.
Những người kinh doanh nhỏ, ngân sách phập phù, bán hàng thời vụ.
Những bussiness lớn cũng cần học để tránh bị mấy cty chạy ads thuê nó loè
Về bài viết

Hôm nay ra tiếp phần 2, nhưng rất xin lỗi đã làm mấy bạn định học Ads phải thất vọng vì phần này mình sẽ chưa nói đến Ads vội. Mình đã nghĩ khá nhiều về nội dung của phần này và nghĩ rằng việc chia sẻ một chút về cách xây dựng page là rất quan trọng và là một điều kiện tiên quyết để chạy Ads thành công, do đó mình dành phần 2 này cho những kinh nghiệm xây dựng page.

Vậy nên nếu các bạn đã có page rất mạnh rồi, giờ chỉ mong nghiên cứu Ads thì các bạn có thể dừng lại ở đây vì bài viết cũng khá dài.
Với phần này thì mình sẽ dùng page của mình ra làm ví dụ cho các vấn đề mình nêu (và tiện thể kiếm thêm ít view từ các bạn).
Đầu tiên mình xin giới thiệu đây là page của mình Hoàng Tử Sơ Mi
Mới vào page chắc nhiều bạn sẽ cười sằng sặc kiểu “tưởng thế nào, page có 9k like”. Nhưng mà không sao, vì thời buổi so số like của page đã qua rồi và mình sẽ giải thích ngay sau đây.
Mình đã có một page khác nhiều like hơn rất nhiều nhưng mình quyết định bỏ và xây lại cái page mới vào tháng 12 năm ngoái. Lý do là hồi đầu mới làm build page lung tung, câu view câu like vớ vẩn, lượng người like page thì đông nhưng lượng tương tác thực tế lại thấp. Người like page ở những phân vùng địa lý không phù hợp ví dụ như miền Bắc đang rét, hàng quần áo mình bán đồ đông, trong Nam đang nóng mà khách like page lại toàn khách miền Nam thì coi như là hỏng.
Hoặc nếu bạn làm nhà hàng tại Sài Gòn thì 1000 người like page sống trong khu vực địa lý +10km quanh nhà hàng của bạn sẽ quan trọng hơn rất nhiều 100,000 người like page sống tại Hà Nội vì đó không phải là đối tượng khách tiềm năng.

fb pg
Bạn sẽ thắc mắc là thêm người like là tốt, ở đâu làm gì quan trọng gì? Thật ra Facebook Ads sẽ lấy thông tin của người like page bạn để xây dựng gợi ý ban đầu về tập khách hàng mà nó đẩy ra khi quảng cáo, tất nhiên bạn có quyền target nhưng việc phân tán tập khách like page chưa bao giờ là việc thuận lợi cho quảng cáo, luôn nhớ, quảng cáo phải “trúng đích”, và để mọi thứ chạy tốt, hãy chú ý làm tốt mọi thứ ngay từ bước đầu tiên.

Tất nhiên định nghĩa về "tập khách tập trung" phụ thuộc hoàn toàn vào ngành hàng bạn kinh doanh. Nếu bạn chuyên bán điện thoại luxury thì tập khách tập trung của bạn phải là những người giàu thu nhập cao, nếu bạn bán mỹ phẩm nữ giá rẻ thì tập khách tập trung của bạn phải là các cháu gái tuổi teen, sinh viên v.v..
Các bạn có thể thấy người like page mình tập trung chủ yếu tại Hà Nội, đối tượng nam giới trong độ tuổi mình nhắm tới. Mình không cần page triệu like (thật ra có thì cũng tốt :D) mình cần page có lượng tương tác cao, tương tác mới là mục tiêu cần nhắm tới. Đây là một page không có like ảo, không có like cho vui, đây là page với những người like đều là khách hàng tiềm năng.

Page? liệu có cần thiết?

fb business page
Trừ những bạn buôn bán quá nhỏ sử dụng facebook cá nhân thì phần lớn mọi người khi kinh doanh trên facebook đều cần một cái page.
Có người hỏi là sao phải dùng page trong khi trang cá nhân có nhiều lợi thế vì Facebook không giới hạn số lượng follower của trang cá nhân, bạn tùy ý tag mọi người, tùy ý spam nội dung mà không gặp phải các quy định khắt khe như page?

Câu trả lời ngắn là: Vì bạn gà.
Câu trả lời dài: Nếu bạn làm ăn kinh doanh ở quy mô siêu nhỏ, khi khởi đầu bạn sẽ thấy tự tin và thoải mái hơn khi dùng trang cá nhân, nhưng khi đã định làm kinh doanh nghiêm túc thì Page có lợi thế tuyệt đối, nó có thể làm bất kỳ thứ gì một trang cá nhân có thể làm (trừ việc tag vô tội vạ kèm rủi ro bị unfriend vô tội vạ từ những người bị bạn làm phiền).
Một số lợi thế của Page so với trang cá nhân:
Page cho phép bạn quản lý gần như tất cả các thông số bạn cần quan tâm về hoạt động tương tác của nó trên môi trường Facebook.

Page cho phép phân quyền người dùng theo nội dung công việc: Admin, biên tập viên, nhà quảng cáo v.v… Bạn có thể thoải mái phân quyền cho nhân viên trực page, lên bài, chạy quảng cáo ai làm việc của người nấy mà không lo nhân viên soi thấy những thứ họ không cần thiết thấy ở trên page của bạn.
Page tuyệt đối an toàn: Khi mà một page hoạt động hiệu quả, nó là tài sản lớn của doanh nghiệp và việc bị mất page không chỉ là mất tiền, nó còn là mất luôn uy tín, thương hiệu của bạn với khách hàng và đối tác.

Page được gán nằm dưới quản lý của một Business bí mật được bảo vệ 2 lớp bằng số điện thoại của mình với chủ Business là một tài khoản Facebook bí mật được bảo vệ 2 lớp bằng một cái sim điện thoại bí mật được khóa trong két. 


Đó là cách mình bảo vệ cái Page của mình. Mỗi lần có ai than phiền với mình là họ vừa bị hack mất page thì mình chỉ mỉm cười thông cảm với họ thôi…
Sự tồn tại của trang cá nhân làm kinh doanh là trái với điều khoản sử dụng của Facebook, tất cả mọi người muốn kinh doanh đều phải tạo page. Vì thế nên việc kinh doanh của bạn trên trang cá nhân là rất rủi ro, gặp một ngày Facebook nó thích, nó sẽ gửi bạn cái thông báo khóa tài khoản vì vi phạm nội quy và bạn chỉ còn nước khóc.

Cuối cùng, cho đến nay chỉ có page và tài khoản Instagram là có khả năng chạy quảng cáo.
Bạn đang hỏi sao tuần này thông số của shop mình tụt thảm hại vậy? Đơn giản là mình đang chạy áo len mùa đông, tuần trước rét nên thúc căng, tuần này nóng rồi thì giãn ra chờ rét tiếp :D
Vậy nên nếu bạn vẫn đang kinh doanh bằng trang cá nhân thì mình mong muốn mạnh mẽ là bạn hãy đi lập một cái page ngay lập tức!

Chăm PAGE

Page phải tự xây dựng nội dung, và nội dung đó phải có ích với người dùng, đó là điều kiện tiên quyết cho một cái page bền vững.
Cái đầu tiên mình phải khẳng định đó là thời buổi kinh doanh chộp giật, lấy ảnh của người khác về chạy quảng cáo như thật đã qua rồi. Thời buổi page kéo like bằng việc đăng video hài nhảm, share lung tung các clip hot, chuyện giật gân cũng qua rồi.

Page phải tự xây dựng nội dung, và nội dung đó phải có ích với người dùng, đó là điều kiện tiên quyết cho một cái page bền vững.

Việc tạo nội dung cho page là một công việc tốn kém cả thời gian và tiền bạc, đòi hỏi phải có kế hoạch từ chủ đầu tư, đừng đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột.
Nếu bạn làm nhà hàng, hãy làm video share công thức nấu ăn, nếu bạn làm du lịch hãy share những thông tin du lịch hữu ích, hay nếu bạn bán đồ da, hãy share cách đánh giày sao cho vừa nhanh vừa sạch v.v…
Nếu bạn nhìn thấy page của đối thủ cạnh tranh 1 tuần post 30 bài, page bạn chỉ post được 3 bài thì cũng đừng nản chí. Luôn nhớ là chất lượng hơn số lượng, luôn nhớ là facebook nó học cách tương tác của người dùng. Nếu nội dung bạn đưa lên luôn được người dùng hưởng ứng thì việc bạn chỉ post 1 tuần 1 bài cũng vẫn ok. Ngược lại, nếu bạn vội vã post lên những thứ không vừa mắt của cộng đồng thì tương tác sẽ giảm xuống và rất khó để vực lại một page mà tương tác với người dùng đang trên đà đi xuống.
Nghe vậy có vẻ dễ, nhưng thật ra không dễ vì ý tưởng nội dung cho page rất nhanh cạn, bạn cần có kế hoạch dài hơi cho việc này. Mình có làm mấy cái đó với page của mình không? Hồi đầu thì có, chịu khó down clip của tây về, lọ mọ làm phụ đề dạy cách ăn mặc, phối đồ mix đồ v.v… nhưng mà xong thấy khách chả quan tâm lắm nên cũng chán, giờ nếu rảnh mình sẽ làm cách khác nhưng mà thôi cứ kệ mẹ nó đã …. (vì chém gió bao giờ cũng dễ hơn làm).
Facebook kiểm soát nội dung của page rất chặt, quy định về nội dung được đưa vào luật, và vì chúng ta đang kinh doanh trên sân chơi của họ nên cách tốt nhất là tuân thủ. Một số đặc trưng của quy định đó là:

Facebook đánh giá cao những page tự tạo nội dung (tự chụp ảnh, làm video, livestream).

Facebook tuyệt đối cấm hành động vi phạm bản quyền như câu view bằng video có bản quyền, ảnh có bản quyền hay đăng và kinh doanh các sản phẩm vi phạm bản quyền. 


Khoảng 2 năm trước việc kinh doanh giày (das, nike) fake là rất phổ biến, chủ shop có thể vô tư chụp ảnh các đôi giày fake và chạy quảng cáo. Sau đó Facebook làm gắt, hốt một lượt và rất nhiều page gần triệu like đã ra đi. Giờ vẫn có nhiều shop bán giày fake bằng hình thức livestream và đang tạm thời ổn, nhưng chuyện Facebook rờ gáy thì không ai biết được.
Facebook đánh giá cao những nội dung mới. Bạn đăng cái ảnh mới lên page, lượng views và tương tác rất tốt, sau 1 tuần bạn đăng lại, lượng view không còn nổi ⅓. Nên nếu có điều kiện thì hãy luôn post ảnh mới. Có cái đặc biệt mà mình phát hiện ra là Facebook nó cũng biết “quên” nghĩa là bạn đăng lại ảnh cũ từ 1 năm trước thì nhiều khi lại ngon như anh mới (chắc Facebook nó quên :D).
Ngoài ra để chạy được quảng cáo thì phần duyệt nội dung lại còn khắt khe hơn, ảnh chạy quảng cáo phải có lượng text ít hơn 15% diện tích ảnh, video nên có định dạng 4:5 v.v… Ngay cả khi quảng cáo có được duyệt, những nội dung quảng cáo không được Facebook “thích” cũng sẽ bị giảm tốc độ phân phối đi đáng kể.

Khi làm sai quy định bạn sẽ bị Facebook tuýt còi, nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì đóng page, nhưng thường là sẽ cảnh cáo vài lần. Nhớ là chuyện bị tuýt còi không ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo của bạn, nhưng những page bị tuýt còi sẽ bị đưa vào diện kiểm soát ngặt nghèo hơn và dễ dính thêm phốt hơn.

Tất nhiên quy định nào đặt ra cũng có cách lách, giống như các spa phủ cover lên video làm khách để tránh bị đánh vì nudity content, quảng cáo ảnh đầy chữ nhưng claim với Facebook là đây là invitation cho event và thi thoảng Facebook nó cũng đủ ngu để mắt nhắm mắt mở.
Chăm Group
Bên cạnh công cụ Page, Facebook cho phép người dùng tạo một cộng đồng liên quan dưới dạng group. Group rất mạnh trong việc đẩy thông tin, tương tác trong nội bộ các thành viên của group được hỗ trợ và ưu tiên. Nếu bạn rảnh, mình khuyên bạn nên tạo thêm một group trong page của bạn. Nội dung của Group có thể gần, có thể không gần, có thể hoàn toàn không liên quan gì đến nội dung của page cũng được.
Nếu làm quán ăn, bạn có thể tạo group: Hội những người cô đơn tìm đối ăn chung.
Nếu làm du lịch bạn có thể tạo group: Hội những người cô đơn tìm đối du lịch chung.
Nếu bán giày bạn có thể tạo group: Hội những người cô đơn tìm đối mua giày chung.
Nói chung là nội dung mẹ nào cũng được, quan trọng là có được tương tác từ cộng đồng. Khi cộng đồng đã đủ mạnh rồi, đôi khi bạn còn chả cần đến cái page nữa. Nên nhớ sức mạnh của cộng đồng là rất mạnh, Group rất mạnh.
Với page của mình, mình tạo cái group VIP members (group đóng) nói chung là add vào những khách hàng đã qua mua nhiều ở cửa hàng, lúc nào có hàng gì hot, sale mạnh thì mình post vào đó cho mọi người biết trước. Nói chung là cũng được nhưng lâu rồi mình cũng bỏ mốc vì không có thời gian chăm, nội dung của group lại hơi hạn chế tương tác. Nếu có thời gian chắc mình sẽ làm kiểu khác, nhưng mà thôi, cứ kệ mẹ nó đã… (vì chém gió bao giờ cũng dễ hơn làm).

Làm cái page của bạn sạch sẽ và đáng tin hơn

Xây dựng gian hàng với sản phẩm có thông tin rõ ràng, giá bán, màu sắc, cập nhật sản phẩm mới v.v… sẽ làm cho page của bạn trông chuyên nghiệp hơn.

Facebook đánh giá cao các page có địa chỉ vật lý rõ ràng, việc điền địa chỉ shop chuẩn là rất quan trọng (dù bạn có kinh doanh tại nhà). Bên cạnh đó việc khách hàng checkin tại địa chỉ của shop cũng rất quan trọng, mình treo cái QR code to đùng ở cạnh bàn thu ngân, khách chỉ cần mở điện thoại scan code là tự động like page và check in, mất 5 giây để giảm 5% giá tổng hóa đơn. Tuy nhiên nhân viên nó cũng lười mời khách, khách cũng lười checkin nên lâu lắm rồi chả ai checkin, thôi thì cứ kệ mẹ nó đã …. (vì chém gió bao giờ cũng dễ hơn làm).
Phần review của khách rất quan trọng, bạn ship hàng đi, khách không vui là khách lên page cho 1* với những lời chỉ trích thậm tệ. Mình chưa gặp tình huống đó nhưng đã gặp tình huống ship hàng chậm khách lên cho 1*. Page không có quyền ẩn review của khách như ẩn comment, chỉ có duy nhất khách có quyền tự xóa hoặc sửa comment của họ. Gặp phải những khách hàng không vui, hãy kiên nhẫn giải quyết để phần review của shop được sạch sẽ. Việc này … ờm, việc này mình vẫn đang làm được.

Khách hàng không thích chờ đợi, vì vậy khi có inbox, hãy cố gắng trả lời nhanh nhất có thể. 


Facebook nó tính trung bình trong 1 tuần tần suất trả lời tin nhắn, nếu có 90% số lượng tin nhắn được trả lời trong thời gian dưới 15” thì cái badge này sẽ được bật lên cho thấy page này không phải là cái page bị để mốc. Hiện nay phần page manager chưa cho phép bật âm báo khi có inbox mới nên để trả lời được nhanh thì mình khuyên các bạn nên dùng phần hỗ trợ của bên thứ 3 như Pancake v2 chả hạn.
Livestream nếu có thể là một cách khác để làm cho page của bạn đáng tin, việc có hình ảnh chân thực, không cắt ghép, không dàn dựng về cửa hàng hoặc công việc kinh doanh của bạn dù là có hơi luộm thuộm, không quá đẹp mắt nhưng lại luôn được khách hàng đánh giá cao trong một bầy một rừng các page ảo post ảnh fake.
Cuối cùng là công cụ Story, công cụ này Facebook lấy của Instagram và đang có nhiều chính sách hỗ trợ tăng tương tác. Những thứ vớ vẩn không quá quan trọng, ảnh nháp, nhảm shit v.v… hãy cho nó vào Story để nó tồn tại trong 24h, khi bạn đẩy cái gì lên Story, thông báo sẽ được thúc thẳng vào notif của những người like page... khiếp không?
Như vậy là mình đã trình bày sơ sơ những gì mình biết về Page và cách xây dựng page. Với một cái page sạch sẽ, gọn gàng không có vết, có phốt và nội dung hay thì bạn đã thành công 70% với chiến dịch marketing của mình.

Hãy nhớ rằng để cho ra cùng một kết quả thì tiền dành cho nội dung và dành cho quảng cáo luôn tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu bạn dành nhiều thời gian và tiền đầu tư cho nội dung thì số tiền bạn phải bỏ cho quảng cáo sẽ ít đi. Còn nếu bạn lười không muốn làm nội dung, cũng không sao, thúc mạnh tiền dành cho quảng cáo và kết quả vẫn ra như vậy.
Tùy theo ngành hàng kinh doanh mà tỷ lệ này khác nhau, nhưng mình luôn tin rằng 1 đồng đầu tư cho nội dung luôn mang lại hiệu quả tốt hơn 1 đồng dùng cho chạy quảng cáo.

Vậy nên trước khi học quảng cáo Facebook, hãy học cách làm nội dung cho thật tốt, đời nào cũng vậy, content is king/

Chúc các bạn vui.

Nguồn: downfall @https://linkhay.com