Search

2.8.15

nghề nail tại Mỹ

Phanblogs thân gửi một người bạn sắp làm Việt Kiều tại Mỹ
Chăm sóc móng là nghề phổ biến của phụ nữ gốc Việt tại Mỹ. Tuy nhiên, họ đối mặt với nguy cơ sức khỏe suy giảm và bệnh tật nặng do thường xuyên tiếp xúc hóa chất.

Le Thi Lam đến Mỹ vào khoảng cuối thập niên 80. Cô bắt đầu học việc tại một tiệm làm nail (chăm sóc móng tay, chân) ở thành phố Sacramento, bang California. Lọ sơn móng, chai nước rửa và móng giả là những vật dụng trở nên quen thuộc với cô mỗi ngày vì yêu cầu của công việc.
Năm 1991, Lam mắc bệnh rối loạn tuyến giáp và hen suyễn. Cô xin nghỉ việc vì sức khỏe yếu dần và cũng vì lo ngại về những hóa chất mà cô tiếp xúc mỗi ngày. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau đó, Lam buộc phải quay trở lại cửa hàng do cô không thể tìm công việc mới vì khả năng tiếng Anh hạn chế.

10 năm sau khi trở thành thợ làm nail chuyên nghiệp, Lam mắc bệnh ung thư vú. "Những người làm móng đều trải qua các giai đoạn bệnh như tôi. Nhưng họ vẫn phải tiếp tục công việc để kiếm sống", Lam nói với New York Times.

Kiếp sống tủi nhục của người Việt trong các hiệu làm móng
Cảnh sát Anh cho biết, hàng ngàn thợ làm móng gốc Việt trên khắp nước Anh là nạn nhân của mạng lưới buôn người xuyên quốc gia.

Lam chưa phải là trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng nhất vì hóa chất trong số những người nhập cư cùng nghề. Nancy Otavalo, 39 tuổi, người gốc Ecuador, sảy thai đứa con thứ hai trong lúc đang mát xa cho khách. Còn con trai 3 tuổi của cô Monica A. Rocano, 30 tuổi, mắc chứng chậm phát triển.

Rocano lặng lẽ lên mạng để tìm hiểu nguyên nhân khiến con chậm phát triển. Cô phát hiện nhiều trường hợp bệnh tật, thậm chí bi kịch, tương tự của những nữ đồng nghiệp. Tình trạng phổ biến đến nỗi những thợ làm móng lâu năm luôn cảnh báo các cô gái đang trong độ tuổi mang thai tránh xa công việc này.

Hiểm họa vô hình

Theo New York Times, ngày càng nhiều thợ làm nail gốc Việt ở thành phố Oakland, bang California, cho biết sức khỏe của họ giảm sút dần.

Tiến sĩ Thu Quach, một chuyên gia của Viện Ngăn ngừa Ung thư tại California đã thực hiện khảo sát về tình hình sức khỏe của những thợ làm móng tại hạt Alameda (bao gồm Oakland). Le Thi Lam là một trong những người đã cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe cho cô Quach.

Một số nghiên cứu khác của Quach cho thấy, phụ nữ làm nail đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, hoặc kích thước thai nhi nhỏ so với tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cô thừa nhận các chuyên gia vẫn phải tiếp tục tìm hiểu do dữ liệu nghiên cứu còn hạn chế.

"Điều chúng tôi biết chắc chắn là những câu chuyện như vậy rất nhiều và rất giống nhau", nữ tiến sĩ nói.


Giới y học từng cảnh báo những căn bệnh về hô hấp và da đối với những người làm móng. Tuy nhiên, điều còn gây tranh cãi là những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn của chúng đối với sức khỏe. Một số hóa chất trong các sản phẩm làm móng có thể gây ung thư, một số chất khác tác động đến quá trình phát triển của thai nhi, dẫn đến hiện tượng sảy thai hoặc trẻ phát triển không bình thường.

Anh Toan Ngoc Do, một học viên làm nail, đang sơn móng cho học viên khóa trên tại cơ sở đào tạo ở thành phố San Francisco, bang Los Angeles. Ảnh: NYT
Anh Toan Ngoc Do, một học viên làm nail, sơn móng tay cho học viên khóa trước tại cơ sở đào tạo ở thành phố San Francisco, bang California. Ảnh: NYT
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người mắc ung thư, sinh non, chứng đa u tủy đang có xu hướng tăng trong nhóm thợ chăm sóc sắc đẹp, bao gồm thợ làm móng, làm tóc và chuyên viên trang điểm. Tuy nhiên, họ vẫn dè dặt trong việc đưa ra kết luận chắc chắn vì số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế, đặc biệt là đối với nghề làm nail.

"Chúng tôi như đang chứng kiến bệnh dịch khiến rất nhiều người ốm", bà Julia Liou, người đồng sáng lập hiệp hội những tiệm làm móng lành mạnh ở California, nói. Hiệp hội của bà Liou vận động quốc hội ban hành dự luật hạn chế những loại hóa chất dành cho hoạt động làm móng.

Tuy nhiên, những ông trùm trong ngành mỹ phẩm đã chặn kế hoạch của họ.

Khi tự nhận thấy không đủ khả năng "đấu" với những đại gia trong ngành mỹ phẩm, những nhà hoạt động ở California đã thu hẹp quy mô của cuộc vận động. Họ phát động chương trình kêu gọi các cửa tiệm chăm sóc móng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ nguyên liệu ít độc hại hơn và tạo môi trường làm việc thông thoáng hơn.

Cô Tien Tran, chủ Couture Nails & Spa, đã lựa chọn các sản phẩm làm móng sử dụng ít hóa chất độc hại hơn, đồng thời xây dựng hệ thống thoát khí tại cửa tiệm. Ảnh: Seattlepi
Cô Tien Tran, chủ Couture Nails & Spa, đã chọn các sản phẩm làm móng bớt độc hại hơn, đồng thời xây dựng hệ thống thoát khí tại tiệm. Ảnh: Seattlepi
Chỉ 55 trong số hàng nghìn tiệm làm móng ở bang California tham gia chiến dịch. Một tiệm trong số đó là Lulu Nail Spa ở thành phố Burlingame, do bà Hai Thi Le làm chủ.

Vốn là thợ làm móng trong những ngày đầu sang Mỹ, bà Le hiểu rõ những tác hại có thể phát sinh trong công việc.

"Thỉnh thoảng môi trường làm việc của tôi có quá nhiều bột acrylic đến nỗi chồng phàn nàn rằng hơi thở của tôi toàn mùi hóa chất khi tôi hôn anh ấy", bà Le kể.


Hiện tại, Lulu Nail Spa cho phép nhân viên đeo bao tay khi làm việc, lựa chọn kỹ các sản phẩm nước sơn, luôn mở cửa để không khí lưu thông và thoát mùi. Bà Le hi vọng những thay đổi như thế sẽ thu hút sự chú ý của các khách hàng luôn quan tâm đến yếu tố môi trường và sức khỏe khi chăm sóc móng.

Do ảnh hưởng từ hóa chất trong thuốc làm móng, những người thợ đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh ở hệ hô hấp, dị ứng da và thậm chí ung thư.

California là một trong những bang có nhiều người gốc Việt sinh sống tại Mỹ. Los Angeles Times đã thống kê về số lượng thợ làm móng tại bang vào năm 2012. Theo kết quả thống kê, khoảng 120.000 kỹ thuật viên chăm sóc móng đang hoạt động tại 48.000 tiệm ở California. Người gốc Việt chiếm đến 80% số họ. Trên phạm vi nước Mỹ, tỷ lệ thợ làm nail là người gốc Việt có thể đến 45%.

"Học viên có thể nhận chứng chỉ hành nghề sau một năm. Ngôn ngữ của khóa học là tiếng Việt. Kỹ thuật viên cũng không cần thông thạo tiếng Anh ngoài việc phục vụ khách hàng chu đáo", cô Duyen Tran, giáo viên tại một cơ sở đào tạo chăm sóc móng, cho biết. Chị dâu, dì và các chị, em họ của Duyen đều làm nail. Bản thân Duyen cũng thường xuyên quanh quẩn ở các cửa tiệm chăm sóc móng khi còn nhỏ.

Phuoc Dam, 61 tuổi, đã gắn bó với nghề làm nail hơn 25 năm. Ông mở một tiệm tại thành phố Brea. Do thấu hiểu những rủi ro của người thợ làm móng khi phải tiếp xúc với hóa chất cả ngày, ông cố chọn mua những loại thuốc ít độc hại, xây dựng cửa tiệm thông thoáng và cho phép nhân viên đeo găng tay khi cần.

"Tôi thực sự lo lắng về sức khỏe những người làm việc cùng tôi, đặc biệt là vợ tôi", ông Dam nói với Los Angeles Times. Vợ của ông là một trong những kỹ thuật viên tại cửa tiệm. Bà thường xuyên cảm thấy đầu đau và choáng váng.

Cô Hue Nguyen trở thành thợ làm nail tại khu vực Vịnh San Francisco từ năm 2004. Khi mới tới Mỹ, làm nail là công việc dễ dàng nhất đối với Hue vì kỹ thuật không khó và không phải biết tiếng Anh. Nhưng không lâu sau khi hành nghề, Hue thường xuyên chóng mặt và nhức đầu.

Năm 2008, cô phát hiện bệnh ung thư vú. "Tôi nghĩ rằng căn bệnh liên quan đến những hóa chất trong các lọ nước sơn hoặc tẩy rửa", Hue nói. Cô khẳng định sức khỏe của cô từng rất tốt trước khi bắt đầu công việc, đồng thời hối tiếc vì không chọn công việc khác.

"Cái giá của công việc này quá đắt", Hue thổ lộ.

Hiểm họa rình rập người gốc Việt làm móng ở Mỹ
Chăm sóc móng là nghề phổ biến của phụ nữ gốc Việt tại Mỹ. Tuy nhiên, họ đối mặt với nguy cơ sức khỏe suy giảm và bệnh tật nặng do thường xuyên tiếp xúc hóa chất.


Những căn bệnh nguy hiểm

Năm 2012, Cơ quan Kiểm soát Thành phần Độc hại bang California phát hiện một số hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong một số sản phẩm mà đơn vị sản xuất khẳng định là an toàn. Formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate là "bộ ba" đáng sợ nhất trong số đó.

Tiến sĩ Thu Quach - một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư ở bang California - cho biết "bộ ba đáng sợ" gây ra những hậu quả khôn lường đến sức khỏe của cả kỹ thuật viên lẫn khách hàng. "Mỗi đợt tích tụ với liều lượng nhỏ sẽ trở nên đáng kể nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với nó", bà Quach nói.

Formaldehyde trong sơn móng tay (có tác dụng làm cứng móng) khiến người thợ khó thở, hen suyễn, dị ứng ở một số bộ phận và thậm chí gây ung thư. Chất toluene, thành phần phổ biến trong các lọ sơn móng, có thể gây tổn thương gan và thận, khiến trẻ em mắc dị tật bẩm sinh.

Ngoài 3 chất độc hại chủ yếu, nhiều hóa chất khác khiến sức khỏe suy giảm nếu tiếp xúc quá nhiều. Nếu hít nhiều chất acetone trong nước tẩy rửa móng, con người sẽ nhức đầu, chóng mặt, da và cổ họng bị kích ứng. Chất acetonitrile mà người ta dùng để bóc keo gắn móng tay giả có thể khiến người thợ nôn mửa và gặp vấn đề về hệ hô hấp. Nguy hiểm hơn, chất ethyl methacrylate sử dụng trong việc làm móng tay giả có thể ảnh hưởng đến thai nhi củả nữ giới.

Theo tiến sĩ Quach, hiện giới khoa học vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về những rủi ro sức khỏe trong ngành chăm sóc móng. Bà khuyên mọi ngườicảnh giác và hạn chế những ảnh hưởng đến bản thân.

"Những căn bệnh mãn tính như ung thư cần 20 đến 30 năm để phát triển và gây hậu quả. Trong khi đó, những thợ làm móng chỉ mới gia nhập nghề này từ 10 đến 20 năm. Vì thế họ còn đủ thời gian để bảo vệ bản thân", bà lập luận.

Tuy nhiên, dù cố gắng hạn chế rủi ro sức khỏe cho nhân viên, ông Đam cũng không biết rõ những chất độc vô hình trong các lọ nước sơn và rửa móng. Hơn nữa, pha trộn và kết hợp chúng là kỹ thuật bắt buộc trong công việc. "Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục sử dụng những sản phẩm này", Dam nói.


-Sưu tầm
-----------------------
"Sinh nghề tử nghiệp" chớ bao giờ sai, nhg có bao nhiu người thay đổi được số phận hay chỉ bik chấp nhận. Cố vì 1 tương lai con trẻ, hi vọng rằng đời sau sẽ không đi lại vết xe đổ.
HOÀNG NAM
Nói thật cũng chẳng ai muốn cả. Do cuộc sống thôi. Nếu cuộc sống đủ ăn. Đủ mặc. Như bên mỹ. Thì có lẽtình trạng đi ra nước ngoài làm nail còn hơn làm nông cực khổ. Năng. Gió. Bụi đường. Làm cực khổ cả đời cũng chẳng như nhiêu. Thế hệ này. Đến thế hệ khác.
THINH TIEN HOANG
Nếu Các Bạn đã và Đang làm trong nghành Nails muốn có được Sức Khoẻ Tốt. Xin vui lòng Email cho Mình để được Tư Vấn. Phòng Bịnh Hơn Là Chữa Bịnh.
NGUYỄN TRANG
Em tính qua đức làm nail nhưng làm tầm khoảng 3 năm sau mới xác định có em bé. Mẹ em nói nếu có em bé thì nghỉ làm ở nhà thôi rồi đẻ xong đi làm tiếp liệu có ảnh hưởng đến em bé không ạ. Vì em đã làm nail 3 năm rồi ạ
NGUYỄN TUẤN
Bạn gái tôi sắp phải đi làm cv này,bjờ đọc tnày thấy lo quá...
CÙ NGỌC THẮNG
Cái gì cũng có giá của nó bạn à...
PHẠM NGỌC SÁNG
Khuyên anh, tốt hơn hết hãy để bạn gái làm một thời gian, hoặc làm chủ tiệm không phải làm nữa, hoặc chọn nghề khác cho bạn gái của mình. Chúc mọi điều tốt đẹp đến với hai bạn.
PHAN THỊ TRÚC PHƯƠNG
Thật lo lắng quá, nhưng vì cuộc sống biết phải làm sao?
MAIANH
Mình làm nails 3 năm rồi mà thời gian gần đây toàn thấy tức ngực khó thở và ngứa quanh bầu ngực thỉnh thoảng lại thấy nhói đau giống như hiện tượng đang mắc bệnh. Mình sẽ về Việt Nam! Kt Sk gấp
PHUONG LÝ
E cũng làm nghề này,e thì bị gai cột sống,do ngồi nhiều,nhưng vẩ phả làm,vì cơm,áo,gạo,tiền
CÔ BÉ XÌ TEEN
Những ai chuẩn bị qa đây làm thì cứ làm nghề này đỡ rồi tìm công việc khác cũng được,
CHRIST TRAN
VN đa số qua Mỹ làm nail là nhiều, bác mình cũng làm có một thời gian cũng xém không giữ được baby : (
LỲ
Ngày nào cụng tiếp xúc với 1 đống aceton tranh thủ làm kiếm ít rồi nghĩ luôn v
TAM
Làm nail ở Việt nam cũng vậy thôi, có điều thu nhập thấp hơn...
VINH
Ko có cách nào để khắc phục được hay sao nhỉ... Bạn t cũng sắp đi làm cái này haiza
LE THANH MAI 
Phụ nữ làm nghề này cẩn thận nha

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vui lòng viết Tiếng Việt. Có dấu.
Nhận xét luôn luôn được kiểm tra trước khi xuất bản. :). Vì vậy bạn đừng cố SPAM
Cảm ơn bạn