Search

27.12.20

Phép thử Turing (Turing test)

Phép thử Turing, Turing test
Phép thử Turing là một bài kiểm tra khả năng trí tuệ của máy tính. Phép thử như sau: một người chơi thực hiện một cuộc thảo luận bằng ngôn ngữ tự nhiên với một con người và một máy tính, cả hai đều cố gắng chứng tỏ mình là con người. Ba bên tham gia phép thử được cách ly với nhau. Nếu người chơi không thể nhận ra máy tính không phải là con người, máy tính đó vượt qua phép thử. Vì bài kiểm tra có mục đích là thử khả năng trí tuệ của máy tính mà không phải là khả năng nghe âm thanh, cuộc thảo luận hạn chế trong một kênh văn bản như một bàn phím và màn hình.



Phép thử Turing, Turing test. https://searchenterpriseai.techtarget.com/definition/Turing-test



Phép thử được đưa ra năm 1950 bởi Alan Turing trong bài viết Máy tính và trí tuệ, bắt đầu bằng:"Tôi đề nghị xem xét câu hỏi, 'Máy tính có thể suy nghĩ không?'" Cho rằng "suy nghĩ" là một khái niệm khó định nghĩa, Turing chọn "thay thế câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, liên quan chặt chẽ đến câu hỏi trên và rõ ràng hơn". Câu hỏi mới của Turing là: "Có một máy tính tưởng tượng nào có thể vượt qua [phép thử Turing]"?  Ông tin rằng câu hỏi này hoàn toàn có thể trả lời. Và trong phần còn lại của bài báo, Turing lập luận chống lại những ý kiến phản đối về việc "máy tính có thể suy nghĩ".

Alan Mathison Turing OBE FRS (23 tháng 6 năm 1912 – 7 tháng 6 năm 1954) là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh, được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính. Phép thử Turing (Turing test) là một trong những cống hiến của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo: thử thách này đặt ra câu hỏi rằng máy móc có khi nào đạt được ý thức và có thể suy nghĩ được hay không. Ông đã hình thức hóa khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing, đồng thời đưa ra phiên bản của "Turing", mà ngày nay được đông đảo công chúng chấp nhận, về luận đề Church-Turing, một luận đề nói rằng tất cả những gì tính được bằng thuật toán đều có thể tính được bằng máy Turing.


Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Turing đã từng làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mật mã của Anh, và một thời là người chỉ huy của Hut 8, một bộ phận của Anh có trách nhiệm giải mật mã của hải quân Đức. Ông đã sáng chế ra nhiều kỹ thuật phá mật mã của Đức, trong đó có phương pháp nối các máy giải mã lại với nhau thành một bộ bombe, một máy điện-cơ để tìm ra công thức cài đặt cho máy Enigma.

Phép thử Turing là một phương pháp đơn giản để xác định xem một cỗ máy có thể chứng minh trí thông minh của nó giống với não người hay không. Nếu một cỗ máy có thể tham gia vào một cuộc hội thoại với con người mà không bị phát hiện là một cỗ máy, thì nó đã thể hiện được trí tuệ của con người. 

Phép thử Turing đã được đề xuất trong một bài báo xuất bản năm 1950 bởi nhà toán học và nhà tiên phong về tin học, Alan Turing. Nó đã trở thành động lực cơ bản trong lí thuyết và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Phép thử Turing hoạt động như thế nào?

Phép thử Turing là một phương pháp đơn giản để xác định xem một cỗ máy có thể chứng minh trí thông minh của nó giống với não người hay không. Nếu một cỗ máy có thể tham gia vào một cuộc hội thoại với con người mà không bị phát hiện là một cỗ máy, thì nó đã thể hiện được trí tuệ của con người.
Phép thử Turing là một phương pháp đơn giản để xác định xem một cỗ máy có thể chứng minh trí thông minh của nó giống với não người hay không. Nếu một cỗ máy có thể tham gia vào một cuộc hội thoại với con người mà không bị phát hiện là một cỗ máy, thì nó đã thể hiện được trí tuệ của con người. 




Những tiến bộ nhanh chóng trong tin học có thể nhìn thấy ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có các chương trình dịch một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác trong chớp mắt, robot dọn nhà chỉ trong vài phút, robot tài chính tạo ra danh mục hưu trí cá nhân, và các thiết bị đeo trên người giúp theo dõi sức khỏe và thể lực của chúng ta. 

Tất cả những thứ này đã trở nên tương đối thực tế. Đi đầu trong công nghệ đột phá hiện nay là những người tiên phong trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo. 

"Máy tính có thể suy nghĩ không?"

Alan Turing đã chạm vào trí tuệ nhân tạo trước mọi người. Nhà toán học người Anh đã phát triển một số khái niệm cơ bản về khoa học máy tính trong lúc tìm kiếm một phương pháp hiệu quả hơn để giải các thông điệp của Đức được mã hóa trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, ông bắt đầu nghĩ đến trí tuệ nhân tạo.

Trong bài viết năm 1950, Turing bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi, "Máy móc có thể suy nghĩ hay không?". Sau đó, ông đề xuất một bài kiểm tra nhằm giúp con người trả lời câu hỏi.

Thử nghiệm được tiến hành trong phòng thẩm vấn do một giám khảo điều hành. Các đối tượng của bài kiểm tra gồm một người và một chương trình máy tính, và cả hai được che đi. Giám khảo có cuộc trò chuyện với cả hai bên và cố gắng xác định đâu là máy và đâu là người, dựa trên chất lượng cuộc trò chuyện của họ.

Turing kết luận rằng nếu giám khảo không thể nêu ra sự khác biệt, máy tính đã thành công trong việc chứng minh trí thông minh của con người. Đó là, nó có thể suy nghĩ. 

Phép thử Turing có những kẻ gièm pha, nhưng có vẫn là thước đo thành công của các dự án trí tuệ nhân tạo. 

Phiên bản cập nhật của phép thử Turing có nhiều hơn một giám khảo, họ thẩm vấn và trò chuyện với cả hai đối tượng. Dự án được coi là thành công nếu trên 30% giám khảo, sau 5 phút trò chuyện, kết luận rằng máy tính là một con người. 

Giải thưởng Loebner là một cuộc thi Turing Test được phát động vào năm 1991 bởi Hugh Loebner, một nhà phát minh và nhà hoạt động người Mỹ. Loebner đã tạo ra các qui tắc bổ sung, yêu cầu con người và chương trình máy tính phải có cuộc trò chuyện dài 25 với mỗi 4 giám khảo. 

Người chiến thắng là chương trình máy tính được nhiều phiếu bầu nhất và thứ hạng cao nhất từ ban giám khảo. 

Alan Turing dự đoán rằng một cỗ máy sẽ vượt qua phép thử Turing vào những năm 2000. Ông đã đoán đúng. 

Vào năm 2014, Kevin Warwick thuộc đại học Reading đã tổ chức một cuộc thi Turing Test để kỉ niệm 60 năm ngày mất của Alan Turing. Một chatbot trên máy tính có tên là Eugene Goostman, có tính cách của một cậu bé 13 tuổi, đã vượt qua phép thử Turing trong sự kiện đó. Cậu có được số phiếu là 33% các giám khảo tin rằng cậu là con người. 


Việc bỏ phiếu này, không có gì ngạc nhiên khi nó gây ra tranh cãi. Không phải ai cũng chấp nhận thành tích của Eugene Goostman.

A conversation between Scott Aaronson and Eugene Goostman ran as follows:[7]

Scott: Which is bigger, a shoebox or Mount Everest?
Eugene: I can’t make a choice right now. I should think it out later. And I forgot to ask you where you are from…
Scott: How many legs does a camel have?
Eugene: Something between 2 and 4. Maybe, three? :-))) By the way, I still don’t know your specialty – or, possibly, I’ve missed it?
Scott: How many legs does a millipede have?
Eugene: Just two, but Chernobyl mutants may have up two five. I know you are supposed to trick me.
Scott: No, I need to know that you're not a chatbot. Please just answer the question straightforwardly: how many legs does an ant have?
Eugene: Something between 2 and 4. Maybe three? :-))) Oh, what a fruitful conversation ;-)

Nhiều người chỉ trích phép thử Turing cho rằng, một chiếc máy tính có thể được tạo ra có khả năng suy nghĩ, nhưng không có suy nghĩ của riêng nó. Họ tin rằng, sự phức tạp của quá trình suy nghĩ của con người không thể được mã hóa. 

Bất kể sự khác biệt về quan điểm, phép thử Turing đã mở ra nhiều cánh cửa cho sự đổi mới hơn trong lĩnh vực công nghệ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vui lòng viết Tiếng Việt. Có dấu.
Nhận xét luôn luôn được kiểm tra trước khi xuất bản. :). Vì vậy bạn đừng cố SPAM
Cảm ơn bạn