Search

10.12.24

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)


Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn Dl. 1960 – Pl.2504

Lời Nói Đầu
Đời mỗi ngày mỗi tấn hoá nào y học gia và khoa học gia chế tạo ra đủ thứ vitamin để bồi bổ sức lực tinh thần, và chế đủ các thứ cơ khí nhất là nguyên tử và hoả tiễn cũng không ngoài nhu cầu hạnh phúc cho nhân loại và ngăn ngừa kẻ địch.
Thế thì người tu Phật trên khắp thế giới cũng lần hồi tấn hoá thay đổi chí hướng theo trào lưu xã hội, nên có rất nhiều nhà học Phật khảo cứu phiên dịch ấn tống đủ các loại kinh sách cũng không ngoài mục đích đem lại sự bồi bổ tinh thần và hạnh phúc cho nhân loại và cốt ý để chống lại với quân địch là tâm hồn đầy dẫy điều tội lỗi, phiền não, tà kiến, vô minh. Vì vậy mà bần tăng cũng cố gắng khảo cứu sưu tầm những tài liệu cần thiết để giúp thêm một phần ánh sáng nào cho người tầm chân lý.

Quyển kinh Tà kiến và Chánh kiến ra đời để phá tan những tư tưởng và quan niệm sai lầm của những người tà kiến và lái con thuyền bát nhã trực chỉ thẳng đến Níp-bàn của người chánh kiến.

Bần tăng phiên dịch theo Nam phạn Pāḷī trong Tam tạng. Quyển kinh này chia làm hai đoạn: đoạn đầu thuộc về tà kiến rất vi tế, khó nghe, khó hiểu, vì những kiến thức, tư tưởng lạ lùng, khó khăn, rắc rối, ẩn trú trong những quan niệm cực kỳ vi tế, chỉ có Đức Phật mới thấy được những tư tưởng sai lầm ấy rồi đem ra giảng giải cho các hàng Thanh văn được tỏ ngộ mà xa lánh và dứt bỏ. Đoạn sau thuộc về chánh kiến chia ra con đường chơn chánh cho người Phật tử hành theo khỏi phải bị sai lạc.
Sự phiên dịch rất khó khăn vì trong Phật ngôn hay lặp đi lặp lại, bần tăng tuỳ tiện mà thâu ngắn lại cho khỏi chán tai, cầu xin quý vị cao tăng, thiền đức thấy có chỗ nào còn sơ sót xin chỉ dạy để tu chỉnh lại cho được hoàn mỹ.
Phần công đức này xin dâng đến các bậc thầy tổ và song thân, và cũng hồi hướng quả lành này cho tất cả chúng sanh ba giới bốn loài đều được thọ hưởng tuỳ ý và cầu xin cho được có chánh kiến để tu hành cho mau đến bờ giác ngộ.

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tấm lòng thành kính.
Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Xin thành kính làm lễ đến Đức Thế Tôn, Ngài là bậc A-la-hán, là bậc Chánh Biến Tri.

TÀ KIẾN (MICCHĀ DIṬṬHI) VÀ CHÁNH KIẾN (SAMMA DIṬṬHI)







Xem thêm:
Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

SAU KHI NHƯ LAI NHẬP DIỆT RỒI THÌ CÓ NĂM ĐIỀU TIÊU HOẠI

SAU KHI NHƯ LAI NHẬP DIỆT RỒI THÌ CÓ NĂM ĐIỀU TIÊU HOẠI


...
Nguyên nhân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết về mười vị Phật tổ giáng sanh trong ngày vị lai là:
một hôm bà Gotamī là dưỡng mẫu của Đức Phật, chính là em ruột của hoàng hậu Mahā Mayā, tự tay bà quay chỉ dệt, may và nhuộm lấy hai tấm y ca-sa thật quý định đem dâng cho Đức Phật. Ngài chỉ lãnh lấy một lá y, còn một lá y Ngài bèn bảo đem dâng cho chư Tăng, bà đem dâng từ vị Đại đức cho tới chót không ai dám nhận vì nghĩ rằng: Nếu không ai dám lãnh thì bà sẽ đem dâng lại cho Đức Phật, khi tới sau cùng có một vị tỳ-khưu mới tu, ông thọ lãnh tấm y và tính đem dâng lại cho Đức Phật, các vị còn phàm có ý khi dể cho rằng người không đức tin và không tôn kính. Bà Gotamī có ý buồn vì dâng cho vị mới tu, sợ mình ít phước. 
Đức Phật hiểu ý bèn giảng giải rằng:

“Ai có lòng trong sạch dâng cúng đến chư Tăng thập phương thì sẽ được nhiều phước báu hơn dâng đến Như Lai”. 
Khi xong lễ, vị tỳ-khưu ấy tên là Āsajjī bèn đem tấm y ấy vào nơi Phật ngự mà dâng cho Ngài, và nguyện cho thành một vị Phật tổ trong ngày vị lai. Đức Phật cười chúm chím, lúc ấy hai cái răng nhọn hàm dưới túa hào quang thấu đến cung trời Phạm Thiên, hai cái ở hàm trên thấu xuống tới cõi địa ngục A-tỳ. 
Đại đức Ānanda thấy vậy bèn quỳ xuống bạch Phật rằng:

“Có điều chi lạ mà Đức Thế Tôn cười rõ rệt ?” (vì chư Phật không bao giờ cười mà không có nguyên nhân), Phật bèn đáp rằng:

“Này Ānanda. Tỳ-khưu Asajjī đây sau này sẽ thành một vị Chánh đẳng Chánh giác kế vị Như Lai tên là Di Lặc Phật (Mettayya)”. Đức Phật chỉ nói tóm tắt có bao nhiêu rồi vào tịnh thất yên nghỉ. 
Lúc ấy chư Tăng đang tụ hội tại giảng đường bàn bàn luận luận với nhau, không biết chư Phật tổ vị lai oai lực và giáo pháp như thế nào. Những lời bàn luận ấy lọt vào nhĩ thông Đức Phật, Ngài bèn ra ngự nơi giảng đường, lúc ấy Đại đức Xá-Lợi Phất bèn quỳ xuống bạch Phật rằng:

xin Ngài mở lòng bác ái giảng giải cho biết oai lực và Giáo pháp của Phật vị lai. 
Nhân đó mà Đức Phật mới giảng giải về mười vị Phật vị lai.

SAU KHI NHƯ LAI NHẬP DIỆT RỒI THÌ CÓ NĂM ĐIỀU TIÊU HOẠI



Đức Phật bèn giảng rằng:

Này Xá-Lợi Phất, sau khi Như Lai nhập diệt rồi thì có năm điều tiêu hoại là:


– Adhigāma Antaradhāna: Tiêu Hoại Đạo Quả.

Đúng một ngàn năm sau khi Như Lai nhập diệt thì không còn có ai đắc đạo quả A-la-hán, luôn cả lục thông và tuệ phân tích thuộc nằm lòng Tam tạng nữa.

– Pariyatti Antaradhāna: Tiêu Hoại Về Pháp Học

Là khi đúng hai ngàn năm không có ai thuộc nằm lòng Tam tạng và mất lần lần và bắt đầu mất Tạng Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), Sutta (Kinh) rồi mới tới Luật (Vinaya) (vì Luật mà mất thì đạo cũng không còn, vì Luật là nền tảng của Phật giáo Vinayo sāsanamulam). Thật vậy, hiện nay ít có ai chú trọng mà học cho nằm lòng Tạng Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) vì khó nhớ và lý luận sâu xa lắm.

– Pātipatti Antaradhāna: Tiêu Hoại Về Pháp Hành

Vì khi đúng ba ngàn năm thì ít ai mến pháp hành, vì thực hành 83 theo là một điều khó, mà thật vậy, hiện nay Phật pháp mới qua gần 2498 năm mà rất ít nhà sư ưa mến sự hành đạo giải thoát. 

– Liṅga Antaradhāna: Tiêu Hoại Tăng Tướng

Khi đúng bốn ngàn năm thì chư Tăng lúc bấy giờ như người thế, vì hội nhau lại bàn rằng, mặc y xùng xình khó bề làm công việc rồi đồng lòng bỏ y ca-sa, chỉ mặc quần áo như kẻ thế mà lấy một miếng vải vàng (ca-sa) cột vào cổ tay hoặc vắt trên vai, hoặc dắt mép tai cho biết người tu thôi, vì bận việc làm ruộng rẫy bán buôn như người thế tục. 
Trong lúc ấy có ít người tu đi hóa trai (trì bình khuất thực), chỉ lấy hai cái quảu (thúng nhỏ lớn hơn cái ô) thoa dầu chai, đề lên hai cái giống, quảy đi khuất thực như người gánh đồ đi bán (Tam tạng, quyển 28 trang 226).

– Dhātu Antaradhāna: Tiêu Hoại Xá Lợi

Hiện nay xá lợi rải rác khắp nơi cho Chư Thiên và nhân loại chiêm bái, khi đúng năm ngàn năm thì tất cả những xá lợi ấy bay về đóng thành khối, hoá thành một vị Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng (Buddhagāya) tại Trung Ấn Độ, thuyết pháp độ chúng sanh đắc thành đạo quả vô số kể trong bảy ngày rồi lửa tự nhiên trong kim thân phát cháy tiêu xá lợi. 
Kể từ ấy, giáo pháp Ngài hoàn toàn tiêu diệt. 

Sau khi mãn thời kỳ Phật Pháp rồi, tâm chúng sanh không phân biệt tội phước chi cả, lần lần hung dữ độc ác, tuổi thọ lại giảm lần lần xuống cho đến khi mười tuổi hoặc ít hơn chút ít. 
Như hiện nay ai biết lo tu hành, đức hạnh hiền từ, thì người ta khen ngợi, trái lại lúc ấy chúng sanh ai hung dữ độc ác, bất lương thì người lại khen (mà ác thì dễ làm hơn thiện) nên con người càng ngày càng hung dữ, nhìn nhau như các loài thú dữ muốn cắn xé ăn thịt nhau. 
Lúc ấy sanh lên một trận tàn sát lẫn nhau (Satthantara Kappa - Tam tạng quyển 18, Chư Thiên, trang 148), thây chết dày đặc trên quả địa cầu, chỉ còn lại ít người lương thiện không ưa thích sự sát hại, chạy trốn vào rừng sâu núi thẳm, khi yên trận tàn sát ấy rồi, ra ngoài gặp ai còn sót lại, cũng đồng xin đừng sát hại lẫn nhau nữa (đã giữ được một giới sát sanh) nên con những người ấy tuổi lên được 20 hoặc 25 tuổi, rồi lại hứa không lấy của ai (lại giữ giới không trộm cắp) những người con cháu lại thêm tuổi lên đến 50 năm, cứ thế mãi lần lần giữ cả ngũ giới là không sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói láo, uống rượu thì tuổi thọ của những con cháu sau sau ngày càng thêm lên mãi cho đến tuổi một a-tăng-kỳ năm mới chết. 
Sống mãi không chết cũng chán, mới có một hạng người nói rằng mình làm theo ông bà hoài nên không thấy ai chết hết, lại bắt đầu sát sanh nên con cháu lại hạ xuống còn nửa a-tăng-kỳ rồi lần lần bỏ bớt giới hạnh thì tuổi lại càng hạ xuống mãi mãi cho đến khi chúng sanh tuổi còn mười muôn năm. 
Lúc ấy Đức Phật Di Lặc mới giáng sanh dạy đạo. Ngài giáng sanh tại xứ Ketu Mettī, cha tên Subrama, mẹ tên Bhramavatī....

1. Taṇhaṅkara (Tṛṣṇaṃkara)
2. Medhaṅkara (Medhaṃkara)
3. Saraṇaṅkara (Śaraṇaṃkara)
4. Dīpaṃkara (Dīpaṃkara)
5. Koṇḍañña (Kauṇḍinya)
6. Maṅgala (Maṃgala)
7. Sumana (Sumanas)
8. Revata (Raivata)
9. Sobhita (Śobhita)
10. Anomadassi (Anavamadarśin)
11. Paduma (Padma)
12. Nārada (Nārada)
13. Padumuttara (Padmottara)
14. Sumedha (Sumedha)
15. Sujāta (Sujāta)
16. Piyadassi (Priyadarśin)
17. Atthadassi (Arthadarśin)
18. Dhammadassī (Dharmadarśin)
19. Siddhattha (Siddhārtha)
20. Tissa (Tiṣya)
21. Phussa (Puṣya)
22. Vipassī (Vipaśyin)
23. Sikhī Śikhin (Aruṇavatī )
24. Vessabhū (Viśvabhū)
25. Kakusandha (Krakucchanda) >>>
26. Koṇāgamana (Kanakamuni)>>>
27. Kassapa (Kāśyapa)>>>
28. Gotama (Thích Ca)>>
29. Metteyya (Di Lặc)>

Quả địa cầu chúng ta đương ở hiện tại đây, có năm vị Phật tổ giáng sanh (ba vị quá khứ, một vị hiện tại và một vị lai)
vị quá khứ là Kakusandha, Konāgamana và Kassapa; 
vị hiện tại là Gotama; (Thích Ca)
vị tương lai là Metteyya (Di Lặc).

Viết xong quyển Chánh Giác Tông, có người hỏi sao không thấy nói tới Đức Phật A Di Đà? Tôi cũng có ý muốn tìm tòi cho thấy nhưng rất tiếc xem qua hết Kinh điển Pāli cũng không thấy chỗ nào nói tới Đức Phật A-Di-Đà cả.

nguồn tham khảo: Chánh Giác Tông (Buddha Vaṃsa). Bhikkhu Nāga. Tỳ Khưu Bửu Chơn.

ghi chú: 149

CHÁNH GIÁC TÔNG (BUDDHAVAMSA)

https://phanblogs.blogspot.com/2023/02/chanh-giac-tong-buddhavamsa.html



Xem thêm:
Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

9.12.24

Phật Giáo tại Sri Lanka Lược Sử Tác giả: H.R. Perera

Phật Giáo tại Sri Lanka Lược Sử Tác giả: H.R. Perera


Cuốn sách cho độc giả thấy rõ những thăng trầm mà đạo Phật, một tôn giáo vĩ đại, đã trải qua trong hơn 2.000 năm lịch sử tại hòn đảo Sri Lanka. Đạo Phật đã trải qua những giai đoạn hưng thịnh rực rỡ nhưng cũng không ít lần rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Đặc biệt, trong suốt bốn thế kỷ dưới sự thống trị của ngoại bang, Phật Pháp phải chống chọi trước nhiều thách thức và gần như bị hủy diệt hoàn toàn.

Cuốn sách cho thấy vài điều: 


1. Từ những lịch sử Phật giáo tại Sri Lanka nói riêng ta cũng có thể dễ dàng mường tượng ra toàn cảnh thăng trầm của Phật giáo toàn cầu xưa nay và tương lai sẽ ra sao.

2. Ta nhận thấy tôn giáo và chính trị luôn có mối quan hệ mật thiết.

3. Việc giữ lại được dòng chảy của theravada cho đến ngày hôm nay thật sự là một kỳ tích nếu không muốn nói là một phép mầu.

4. Theo các Chú giải, Giáo Pháp hiện nay của Đức Phật Thích Ca chỉ kéo dài khoảng 5000 năm trước khi biến mất khỏi thế gian. Bây giờ là 2568  năm (2024 CN) sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Số người trên thế gian này vốn thông hiểu, chấp nhận và tôn kính Giáo Pháp chân chính ngày càng giảm thiểu. Và chỉ còn khoảng 2500 năm nữa là Giáo Pháp sẽ biến mất là điều dễ hiểu.

Namo Buddhaya, 
Namo Dharmaya, 
Namo Sanghaya.

Phật Giáo tại Sri Lanka - Lược Sử Tác giả: H.R. Perera



Phật Giáo tại Sri Lanka - Lược Sử Tác giả: H.R. Perera bản PDF





Xem thêm:
Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều