Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khi con mê thì thầy độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khi con mê thì thầy độ. Hiển thị tất cả bài đăng

18.9.23

TỰ ĐỘ ĐỘ THA

TỰ ĐỘ, ĐỘ THA

TỰ ĐỘ ĐỘ THA



Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sumbha tại Sedakà, một thị trấn của dân chúng Sumbhà.
Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu và bảo:
– Thuở trước, này các Tỳ-khưu, một người nhào lộn với cây tre, sau khi dựng lên một cây tre, liền bảo người đệ tử tên là Medakathàlikà: "Này Medakathàlikà, hãy đến, leo lên cây tre và đứng trên vai ta" 
– "Thưa thầy, vâng". 
Này các Tỳ-khưu, đệ tử Medakathàlikà vâng đáp người nhào lộn trên cây tre, leo lên cây tre và đứng trên vai của thầy.
Rồi này các Tỳ-khưu, người nhào lộn trên cây tre, nói với đệ tử Medakathàlikà: 
"Này Medakathàlikà, Ông hộ trì cho ta và ta sẽ hộ trì cho Ông. Như vậy, chúng ta nhờ che chở cho nhau, nhờ hộ trì cho nhau, trình bày các tiết mục, thâu hoạch được lợi tức và leo xuống cây tre một cách an toàn".
Khi được nghe nói vậy, này các Tỳ-khưu, đệ tử Medakathàlikà nói với người nhào lộn trên cây tre: 
"Thưa thầy, không nên như vậy. Thưa thầy, nên như vầy: Thầy nên hộ trì cho thầy và con sẽ hộ trì cho con. Như vậy, chúng ta tự che chở cho mình, tự hộ trì cho mình, trình bày các tiết mục, thâu hoạch được lợi ích, và leo xuống cây tre một cách an toàn. Ðây là chánh lý (nàyo) cần phải làm".
Thế Tôn nói:
– Này các Tỳ-khưu, như đệ tử Medakathàlikà đã nói với thầy của ông ấy: "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Này các Tỳ-khưu, "Chúng ta sẽ hộ trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ-khưu, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.
Và này các Tỳ-khưu, thế nào trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác? Chính do sự thực hành (àsevanàya), do sự tu tập (bhàvanàya), do sự làm cho sung mãn. Như vậy, này các Tỳ-khưu, trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác.
Và này các Tỳ-khưu, thế nào trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình? Chính do sự kham nhẫn, do sự vô hại, do lòng từ, do lòng ai mẫn. Như vậy, này các Tỳ-khưu, trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.
Này các Tỳ-khưu, "Tôi sẽ hộ trì cho mình", tức là niệm xứ cần phải thực hành. Này các Tỳ-khưu, "Tôi sẽ hộ trì người khác", tức là niệm xứ cần phải thực hành. 
Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ-khưu, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.

Nguồn: Kinh Sedaka
(Tương ưng 47.19)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
Nguồn ảnh: https://thuvienhoasen.org/.../kinh-sedaka-nguoi-nghe-si...
Ghi chú: 125




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

17.8.13

Đốt vàng mã

Phanblogs : Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con
Sự kiện báo hiếu bằng vàng mã sẽ có thể khiến cho những người mê tín thi đua nhau, ai nhà nghèo không đốt được lâu đài cho cha mẹ thì lại tủi thân : “Tội nghiệp cha mẹ mình, sống đã phải ở chui rúc, chết cũng không có được cái nhà cao cửa rộng”. Thế là lại vay công mượn nợ để đốt cho cha mẹ cái building, xe Mercedes, vài ngàn thỏi vàng hồ, cho hồn ma cha mẹ vênh vang với các ma hàng xóm và mình thì cũng nở mày nở mặt với bà con.


“Hán Văn Đế mất vàng” hay “nàng Tuệ Nương bán giấy”?


Chuyện xưa kể rằng, đốt vàng mã là một tục lệ dân gian, xuất phát từ thời nhà Hán (Trung Quốc). Do nhà vua muốn thực hành lời dạy của Đức Khổng Tử: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như thờ người sống, thờ người mất như thờ người còn. Vậy nên khi nhà vua băng hà, chúng thần và hậu cung đã phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu dùng.


Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con

Sau đó quan bắt chước vua, dân bắt chước quan. Ai cũng chôn tiền thật theo người chết thành một tục lệ. Bọn trộm cướp biết vậy nên đào trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị trộm khai quật lấy hết vàng bạc châu báu. Về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế. Chuyện đốt tiền giấy (vàng mã) ra đời từ đó và trở thành tập tục. Tập tục này được du nhập vào Việt Nam theo những người Trung Hoa.

TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, cho rằng: “Việc đốt vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.

Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.

Với tích truyện này, TS Nguyễn Mạnh Cường hy vọng bạn đọc sẽ có suy nghĩ đúng đắn về việc đốt vàng mã. Trước khi đốt vàng mã, mỗi người cần suy nghĩ thật kỹ xem tác dụng thực của việc “hoá vàng” đến đâu. Đã là tập tục thì khó bỏ, chỉ trừ có sự đồng thuận của mọi người trong xã hội.

Không thành tâm, làm gì cũng vô ích


Chúng tôi đem chuyện nhà nhà mua vàng mã, người người đốt vàng mã cho người chết, hỏi các bậc cao tăng Phật giáo để biết rõ hơn việc này. Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh”.

Còn Thượng toạ Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc (Hà Nội) cũng khẳng định với PV Báo GĐ&XH rằng, kinh Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá cố. Bản thân trụ trì cũng thường xuyên nhắc nhở Phật tử nên hạn chế đốt vàng mã. Theo ông thì nên dùng tiền mua vàng mã đốt để làm việc thiện cho đời sẽ tốt hơn rất nhiều.

Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cũng cho rằng, việc đốt vàng mã là mê tín dị đoan và sai hoàn toàn. Đại đức Thích Thiện Hạnh giải thích: “Chúng ta vẫn có câu: Dương sao âm vậy. Nhưng vàng mã của chúng ta về dưới đó có tiêu được không? Quần áo chúng ta đốt về có vừa với kích cỡ của ông bà chúng ta nữa không? Xe cộ, đồ dùng... có được gửi đúng địa chỉ không? Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà... thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu?

Chúng ta vẫn thường nói “Dương thịnh âm siêu”. Người dương biết làm phúc, để người âm siêu thoát. Tôi nghĩ, chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.

Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Thậm chí, nhiều người coi đó là một trong những nét văn hoá của phong tục thờ cúng gia tiên. Nhưng sau khi biết rõ tích của việc đốt vàng mã, người dân liệu có nên gây những lãng phí như các cao tăng nói?

Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm cả nước đốt hơn 40.000 tấn vàng mã, riêng tại Hà Nội tiêu thụ trên 400 tỷ đồng cho phong tục này. Đây là hành động mê tín quá hoang phí.

Thượng tọa Thích Thanh Duệ tỏ ra gay gắt khi cho rằng: "Đốt vàng mã một cách hoang phí là việc làm mà cả người sống lẫn người chết đều có tội. Bởi lẽ, việc người sống vung phí tiền bạc, mua vàng mã, làm lễ to lễ nhỏ, sát sinh gà lợn là có tội. Vì người chết mà người sống hoang phí, sát sinh, nên người chết cũng có tội. Tại chùa Quán Sứ chúng tôi, những người rước vong vào chùa chỉ được đốt một bộ quần áo sứ giả, không có bộ thứ hai".

Trong đạo Phật không có kinh điển nào dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên cũng như rải vàng bạc khi đưa tiễn người mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhưng từ lâu việc đốt vàng mã trong Phật tử nói riêng và những người có tín ngưỡng nói chung càng ngày càng có chiều hướng phát triển. Tại sao việc làm phi chánh pháp này cứ tồn tại, đặc biệt trong dịp rằm tháng Bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo, Phật tử lại đốt rất nhiều vàng mã để cúng gia tiên?

Nguyên nhân việc đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy khởi nguồn từ thời vua Đạt Tôn nhà Đường (762) bên Trung Hoa. Nhằm lúc Phật giáo cực thịnh, một vị sư tên là Đạo Tăng muốn cho dân chúng theo về Phật giáo nên dụng tục đốt vàng mã của người dân, vào tâu với nhà vua rằng: rằm tháng Bảy là ngày của Diêm vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng những thân nhân đã mất.


Vua Đạt Tôn đang muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đạo Tăng, liền hạ chiếu cho thiên hạ. Thế là nhân dân Trung Hoa lại được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy để cúng cho người thân. Nhưng chẳng bao lâu lại bị giới Tăng sĩ Phật giáo công kích bài trừ, vì cho rằng việc đốt vàng mã vào ngày lễ trọng của Phật giáo đã làm mất đi ý nghĩa. Cho nên dân chúng Trung Hoa thời kỳ đó đã nhận thức bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà sản xuất, buôn bán vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là người Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã.

Vì thế ,Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề hàng mã. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với gia nhân và họ hàng của ông, đem cả hàng ngàn thứ đồ mã trong đó có cả hình nhân thế mệnh ra cúng người chết. Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ, khi mọi người khấn vái, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên.

Chàng giả cách chết kia vờ lò dò ngồi dậy, điệu bộ lù đù như người chết đi sống lại, tuyên bố rằng nhờ cúng hình nhân thế mệnh nên mới được tha cho về nhân thế. Công chúng lúc đó ai cũng tưởng thật, cho rằng hình nhân có thể thế mệnh được và thánh thần trong tam, tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm tội và cho tăng thêm tuổi thọ. Từ đó về sau nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng. Chuyện này được ghi lại trong Trực ngôn cảnh giáo.
Diêm vương phải lệ thuộc vào ngân hàng nhà nước bản địa trong mệnh giá, mẫu, số lượng tiền tệ?
Diêm vương phải lệ thuộc vào ngân hàng nhà nước bản địa trong mệnh giá, mẫu, số lượng tiền tệ?
Dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nô dịch trong hơn 1.000 năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đương nhiên phong tục, tập quán cũng rập theo đúng khuôn khổ như vậy, bất luận hay, dở, phải, trái, chính, tà. Thực tế đó đã trở thành bóng đen quá khứ của lịch sử. Trong giai đoạn đất nước phát triển, hội nhập với trào lưu văn minh của nhân loại, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam chúng ta cần phải nhận rõ hủ tục đốt, rải vàng mã hoàn toàn không phù hợp với đời sống xã hội hiện đại, qua đó thể hiện thái độ rõ ràng và đúng đắn đối với việc làm phi chánh pháp này. Điều đó cũng đồng nghĩa với những lợi ích thiết thực mà Phật giáo mang lại cho đời sống con người.

Trong một dịp đi hành hương các chùa nhân dịp đầu năm, chúng tôi có cơ hội chứng kiến việc đốt vàng mã để cúng lễ tại các chùa đền khắp nước Việt Nam, điển hình, tại lễ hội chùa Hương cảnh hai lò đốt vàng mã đặt tại Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích hoạt động không ngừng nghỉ, đốt suốt ngày đêm mà không đáp ứng kịp nhu cầu của người hành lễ. Nay trong một dịp dự tang lễ người quen tại một nhà quàn ở thành phố Westminster Hoa Kỳ, chúng tôi cũng chứng kiến việc đốt vàng mã cúng tế người quá vãng. Thật không ngờ tục lệ này lại có thể được thực hiện nơi một xứ được gọi là văn minh tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được cho biết là ngay trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và một vài nước khác trên thế giới, vẫn còn việc đốt sớ và vàng mã cho những người đã khuất nhân dịp họ cúng giỗ và cầu siêu tại gia đình hay tại một số chùa.
Vì có một số ít Phật tử cho rằng đốt vàng mã cúng người chết giúp cho người sống được an tâm, nên trong buổi phát thanh hôm nay, chúng tôi xin trình bày về nguồn gốc của tục lệ đốt vàng mã và quan điểm của nhà Phật về việc này.

Thưa quý thính giả,

Tục lệ đốt vàng mã đã có từ lâu đời, đã bén rễ và ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam. Nhiều người cho tục lệ đó là một trong những nét đẹp văn hoá của phong tục thờ cúng tổ tiên. Trong bất cứ dịp lễ nào, từ ngày rằm, mùng một hàng tháng đến ngày Tết, ngày hoá vàng, ngày cúng giỗ tổ tiên ông bà hay dọn nhà, giải hạn, lập bàn thờ, bốc bát hương... đều phải có ít nhất vài bó vàng tiền để đốt như là một sự gửi gắm và chăm lo cho những người đã khuất có một cuộc sống sung túc ở cõi âm, hoặc mong được thứ lỗi, hay có được sự thanh thản trong tâm hồn. Với suy nghĩ, càng mua nhiều đồ hàng mã càng tốt, đồ càng đắt tiền càng có nhiều lộc và càng được bình an, người ta không ngần ngại lấy tiền thật để đổi lấy tiền giả là những tờ giấy xanh đỏ hay những vật dụng bằng giấy mầu.

Hiện nay tại Việt Nam, tục lệ đốt vàng mã đã và đang phát triển mạnh, không còn ở trong phạm vi cúng giỗ ở gia đình và chùa đền mà còn lan sang các cơ quan công quyền quốc doanh, trở thành một nghi thức mới không thể thiếu của các công ty xây dựng cầu đường và các công trình thủy điện, trong các buổi lễ động thổ, khởi công các công trình do nhà nước giao phó. Theo thống kê cho biết khoảng 50.000 tấn vàng mã được sử dụng trong một năm và riêng tại Hà Nội đã tiêu thụ trên 400 tỉ đồng cho việc đốt vàng mã. Tại tiểu bang California và Texas, nơi có đông người Việt cư ngụ, không có con số thống kê nhưng tất cả các siêu thị Việt Nam và Trung Hoa đều bày bán vàng mã, chứng tỏ có nhu cầu tiêu thụ.

Trong nước, đã có nhiều vị Sư kêu gọi bà con nên bỏ thói tục mê tín này. Một vị Hoà Thượng ở tỉnh Lâm Đồng cho biết lỗi lầm mê tín này là do quý Sư không giáo dục Tăng Ni Phật tử. Gần đây, một vị Hoà Thượng khác tại Hà Nội cũng lên tiếng chỉ trích việc đốt vàng mã. Sư cho biết “nhiều người lúc cha mẹ còn sống thì ngược đãi, đánh đập. Thế mà đến ngày lễ Vu Lan thì những người con ấy lại đốt vàng mã thật nhiều để báo hiếu cha mẹ. Hành vi ngược đãi cha mẹ, luật pháp cũng không dung tha, Phật cũng không chấp nhận lễ của những đứa con bất hiếu đó. Phật dạy, con cái phải thờ phụng cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Không nên biến ngày lễ Vu Lan trở thành ngày mê tín dị đoan, lãng phí.”

Tuy nhiên, cũng có một vị Sư trụ trì một ngôi chùa ở ngoại ô Hà Nội, từng tu học ở Trung Quốc, khi được hỏi về việc này lại cho biết “… Hết thảy mọi pháp đều là Phật pháp. Nếu chúng ta nhận thức được thì việc đó cũng không hề sai. Khi tâm mình chưa thanh thản thì cũng nên làm bất cứ một điều gì (như đốt vàng mã) để cho tâm được thanh thản. Khi đó, việc học đạo, làm việc đều thành tựu. Nếu cứ chấp trước cái này là của Phật pháp, cái kia không phải thì sẽ sinh tâm phân biệt như vậy càng xa với Phật pháp.”

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe lời dạy này từ một vị tu sĩ Phật giáo. Câu nói: “Tất cả các pháp đều là Phật pháp” còn có nửa sau “Phật pháp là pháp bất nhị. Cả câu “Tất cả các pháp đều là Phật pháp, Phật pháp là pháp bất nhị” cốt để hiển thị tính chất bao hàm của “Tự Tánh bất nhị” đối với toàn thể thế giới hiện tượng tương đối. Nếu hiểu lầm rằng “tất cả các pháp đều là Phật pháp”, cho nên bất cứ chuyện hay, dở gì trong thế gian cũng đều như nhau, đều có thể làm được, không phân biệt tốt, xấu, vì đều “là Phật pháp”, thì đã sai quá rồi.

Bất Nhị là cảnh giới Chân Tâm tuyệt đối. Nói về đời sống nhị biên, tương đối, thì Phật đã dạy rằng “Không làm điều xấu, ác và siêng làm điều thiện, lành”. Các bậc Thày của đạo Giác Ngộ phải có nhiệm vụ dạy cho Phật tử biết cái gì là xấu, ác, để tránh và cái gì là thiện, lành, để thực hiện. Không thể nói rằng: “Nếu cứ chấp trước cái này là của Phật pháp, cái kia không phải thì sẽ sinh tâm phân biệt như vậy càng xa với Phật pháp”. Không phân biệt được thiện và ác thì làm sao mà tu hành để chuyển nghiệp xấu, ác thành thiện, lành được ?

Kinh Phật dạy con cái phải tận hiếu với cha mẹ khi các người còn sống, và cho là sau khi chết một thời gian ngắn, Thần Thức đã theo nghiệp thiện hoặc ác mà đi đầu thai vào một đời sống mới. Thần Thức cũng không thể ở trong cái nhà hoặc dùng đồ đạc bằng giấy tùy theo ý kiến của nhà sản xuất vàng mã chế ra.

Sự kiện đốt vàng mã chỉ tạo nên ảo tưởng, hoặc sự khoe khoang về báo hiếu. Ngoài ra, nó còn có thể khiến cho những người con bất hiếu tha hồ xử tệ với cha mẹ khi các người còn sống, thí dụ tống cha mẹ ra ở góc vườn với ý nghĩ: “Ui da, mai mốt ông bà ấy chết ta đốt cho họ cái lâu đài đầy đồ đạc, xe cộ ê hề, tiền bạc vài trăm tỷ, cho tha hồ mà ăn ở, tiêu xài rộng rãi, sướng nhé”.

Sự kiện đốt vàng mã chỉ tạo nên ảo tưởng, hoặc sự khoe khoang về báo hiếu. Ngoài ra, nó còn có thể khiến cho những người con bất hiếu tha hồ xử tệ với cha mẹ khi các người còn sống, thí dụ tống cha mẹ ra ở góc vườn với ý nghĩ: “Ui da, mai mốt ông bà ấy chết ta đốt cho họ cái lâu đài đầy đồ đạc, xe cộ ê hề, tiền bạc vài trăm tỷ, cho tha hồ mà ăn ở, tiêu xài rộng rãi, sướng nhé”.
Ðã thế, sự kiện báo hiếu bằng vàng mã sẽ có thể khiến cho những người mê tín thi đua nhau, ai nhà nghèo không đốt được lâu đài cho cha mẹ thì lại tủi thân : “Tội nghiệp cha mẹ mình, sống đã phải ở chui rúc, chết cũng không có được cái nhà cao cửa rộng”. Thế là lại vay công mượn nợ để đốt cho cha mẹ cái building, xe Mercedes, vài ngàn thỏi vàng hồ, cho hồn ma cha mẹ vênh vang với các ma hàng xóm và mình thì cũng nở mày nở mặt với bà con.

Xin quý vị thày của đạo Giác Ngộ nhớ sự ủy thác của đức Phật mà không quên nhiệm vụ dạy Phật tử chuyển mê khai ngộ.

 Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con
 Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con
 Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con
 Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con
 Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con
 Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con

6.11.11

Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con

Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con


Hồi Tết tôi tình cờ đọc được một cuốn sách nhỏ, do mẹ tôi ghi lại từ lời giảng của một ông thầy chùa. Nói nghe có vẻ cổ tích, nhưng mà thiệt là cuốn sách vài chục trang đó thật sự đã thay đổi nhiều thứ trong con người tôi. Vài tháng nay lúc nào tôi cũng thấy tràn trề sức sống. Cuộc sống hàng ngày cũng nhẹ nhàng dễ chịu, mặc dù bây giờ công việc căng thẳng và nhiều áp lực hơn hồi ở nhà. Giờ mà ai hỏi tôi có bí quyết gì trong cuộc sống hay không, tôi sẽ vui vẻ trả lời là có...
Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con
Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con

Cuốn sách mở đầu bằng một câu hỏi: người đi chùa lễ Phật thường hay niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", vậy có biết, có hiểu "A Di Đà Phật" là gì không? Tôi sẽ dừng lại một chút để các bạn... Google, nếu không thì có thể đọc bài này cũng được. Tóm gọn lại thì có quan niệm cho rằng A Di Đà Phật là một ông Phật, mà nếu bạn chịu khó kêu tên ông Phật đó ra, thì có thể bạn sẽ được về miền Tây Phương Cực Lạc. Có lần một người bạn nói với tôi rằng, đạo Phật không phải là một tôn giáo mà là một hệ tư tưởng. Khác với đa số các tôn giáo khác, đạo Phật cho rằng nhân quả là một thuộc tính sẵn có của vũ trụ, và thuộc tính này không bị chi phối bởi bất kỳ "đấng tối cao" nào cả. Giống như ánh sáng thì phải chạy với vận tốc 299792458 m/s, số PI gần đúng là phải là 3.14159265. Nghĩa là mình làm thì mình chịu. Mình làm thì mình hưởng. Không một ai, không một "đấng tối cao" nào có thể thay đổi được gì cả. Tới đây là có thể thấy sự khác biệt cơ bản và rất lớn giữa đạo Phật với các tôn giáo khác rồi. Vì ở đa số các tôn giáo khác, chỉ cần có niềm tin, rồi cầu nguyện hàng ngày với một "đấng tối cao" là mọi thứ có thể được giải quyết hết . Hành động cầu nguyện, xin tội, rửa tội... hàm ý rằng, "đấng tối cao" có thể tác động đến cuộc sống của mỗi người. Vậy lúc mà chúng ta niệm Phật, "Nam mô A Di Đà Phật", tại sao phải kêu tên ông Phật A Di Đà, một khi đã quan niệm rằng, không có ông Phật nào có thể giúp ích được gì? Cuốn sách đưa ra một câu trả lời sâu sắc. Bên trong mỗi con người chúng ta đều có một ông Phật. Ông Phật đó có quyền năng vô biên, có thể xoay chuyển trời đất. Ông Phật đó làm chuyện gì cũng được. Ông Phật đó đau khổ cỡ nào nào cũng có thể vượt qua. Nói chung ông Phật đó là độc cô cầu bại, thiên hạ vô địch. Ông Phật cũng từng tuyên bố: thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn! Nghĩa là từ trên trời cao xuống dưới đất thấp, chỉ có duy nhất mình ổng mà thôi, ngự trị bên trong mỗi con người đã, đang và sẽ sống trên hành tinh này. Ổng là ai mà ghê ghớm đến vậy? Chính là cái tâm, cái suy nghĩ, cái hồn của chúng ta! A Di Đà Phật đúng là tên của một ông Phật, nhưng mà ông Phật đó chẳng phải ai xa lạ, mà chính là ta. Kêu tên ông Phật, nhưng thật ra là kêu gọi cái tâm Phật của chính mình. Thử nghĩ mà xem. Cả thảy loài người, có gì chung nhất? Mặt mũi chân tay? Chưa chắc. Tim gan phèo phổi? Chưa chắc. Phải chăng là ý thức? Ai cũng có một ý thức, dẫu vô hình nhưng lại ngự trị thường trực trong mỗi con người chúng ta. Dẫu nghèo hàn đói khổ hay là giàu sang tột cùng, thì cái ý thức đó vẫn trung thành, ở mãi cạnh ta, ngày cũng như đêm, không bao giờ rời xa. Cái ý thức đó, cuốn sách cho rằng, chính là tâm Phật. Thử nghĩ mà xem... Cái tâm Phật đó có trí tuệ vô biên, khiến chúng ta thành kỹ sư, bác sĩ, nhà toán học, phi hành gia... Cái tâm Phật đó cũng khiến chúng ta thành dốt nát, nghiện hút, hiếp dâm, giết người... Có khó khăn nào mà cái tâm Phật đó chưa trải qua? Có khó khăn nào mà cái tâm Phật đó chưa từng đối mặt và không thể vượt qua? Bệnh tật, đói nghèo, chiến tranh, chết chóc... chẳng có gì mà cái tâm Phật chưa từng trải qua và không thể vượt qua. Thử nghĩ mà xem... ----
Khi con mê thì thầy độ, khi ngộ rồi thì con tự độ con

Khi mà chúng ta biết là khổ đau khó khăn nào chúng ta cũng có thể vượt qua, thì tức là chúng ta đã vượt qua hết tất cả khó khăn khổ đau rồi đó. Khi xưa việc gì cũng khổ, cũng khóc, còn bây giờ khi đã có trí tuệ hiểu biết dù trời sập cũng không khóc, nhà tan cửa nát cũng không buồn đau, bởi ta biết đó là lẽ tự nhiên, và ta có khả năng chịu được. Khổ mà ta có khả năng chịu được, thì làm gì còn cái khổ nào nữa đâu? Huệ Năng từng nói, "Đâu dè tự tánh thường sanh muôn pháp", nghĩa là cái tâm ta muốn gì được đó, làm gì cũng được, vậy mà từ xưa đến nay, ta cứ mãi đi cầu ông này bà kia, cứ đi quỳ quỳ lạy lạy những bức tượng đất để cầu mong được ai đó ban phước cho. Ta cũng có khả năng làm Bồ Tát, cũng có khả năng làm Phật, vậy mà chúng ta đi cầu Phật, năn nỉ Phật mà không chịu làm Phật, đi cầu Bồ Tát, đi xin Bồ Tát mà không chịu làm Bồ Tát! Huệ Năng từng nói, "Dè đâu tánh tự nhiên vốn thanh tịnh". Như vậy ta có sẵn bản tánh tự nhiên rất thanh tịnh mà chẳng bao giờ ta chịu xài, mà xài toàn tham, sân, si, ghen ghét, thù oán, ích kỷ, hẹp hòi, bỏn xẻn... Tại sao ta lại tự làm cho tâm ta bị bôi nhọ, bị vẩn đục? Phật nói rằng, "Ta thành Phật được thì tất cả chúng sanh đều thành Phật được vì tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật, nếu biết trở về tự tánh sáng suốt trí huệ". Làm thế nào để trở về với cái tâm Phật sáng suốt thông tuệ? Phật nói rằng, "Quay đầu là bờ". Chúng ta đi ra từ bờ, rồi cứ đi mãi đi mãi. Trong cái hành trình đó, chúng ta gắn vào cái tâm trong sáng, gắn vào cái tâm trí tuệ biết bao nhiêu là phiền muộn, biết bao nhiêu là gian dối, biết bao nhiêu là u mê, để rồi chúng ta quên mất rằng, nơi chúng ta cần đến, cái mà chúng ta cần phải có, chính là ở nơi mà chúng ta đã bắt đầu, chính là cái mà chúng ta đã có khi mới bắt đầu. Vậy nên, quay lại đơn giản là từ bỏ, là gạt bỏ, là rửa sạch những cái u mê, ngu muội mà chúng ta đã thu nhặt được từ lúc ra đi. Làm sao biết cái gì là u mê, cái gì là ngu muội? Kinh Kim Cang có câu, "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm". Nghĩa là đừng dựa vào đâu mà sanh ra tâm, cái tâm của ta vốn đã thiên hạ vô địch rồi, chẳng cần phải dựa vào bất cứ thứ gì nữa! Nói cách khác, cái gì nằm ngoài cái tâm, cả thảy đều làm cho ta thêm u mê, cả thảy đều làm cho ta thêm ngu muội, cả thảy đều làm cho ta thêm buồn phiền đau đớn. Thử nghĩ mà xem. --- Những thứ hữu hình như nhà cửa, xe cộ, tiền tài... đều làm cho ta thêm khổ. Mua thêm cái quần cái áo, thì mỗi lần giặt đồ lại mệt thêm một chút. Lỡ mà mua đồ tốt, lại sợ hư sợ rách, phải hì hục giặt tay. Mua thêm một món đồ điện tử, thì lại tốn thời gian *chơi* với nó cho đáng của. Lỡ mà mua đồ mới, mỗi lần trầy tróc, rơi rớt đổ bể, lại buồn thúi ruột vì tiếc của. Riết rồi không biết ta làm chủ tài sản, hay là tài sản làm chủ ta. Còn những thứ vô hình thì sao? Có cái gì làm cho ta thêm khổ, thêm ngu muội nữa hay không? Có, nhiều lắm, mà toàn những cái tinh vi thôi Phải chăng danh định, bản ngã, cái tôi và thậm chí là tri thức chính là những thứ vô hình ta tự gắn vào tâm Phật của ta để rồi làm cho tâm Phật vốn có khả năng thiên biến vạn hóa trở nên ngu muội, u mê? Từ ngàn năm trước Phật đã dạy, chớ có dựa vào đâu mà sanh tâm! Thế mà ta nào có nghe.