Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT ĐẢN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT ĐẢN. Hiển thị tất cả bài đăng

23.7.23

8 NHÂN DUYÊN KHIẾN ĐỊA ĐẠI CHẤN ĐỘNG

8 NHÂN DUYÊN KHIẾN ĐỊA ĐẠI CHẤN ĐỘNG

8 NHÂN DUYÊN KHIẾN ĐỊA ĐẠI CHẤN ĐỘNG



...
Lúc bấy giờ, Tôn giả Ānanda suy nghĩ: “Thật là kỳ diệu! Thật là hy hữu! Ðại địa chấn động, đại địa rung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Do nhân gì, do duyên gì đại địa chấn động như vậy?”. Rồi Tôn giả Ānanda đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu! Bạch Thế Tôn, thật là hy hữu! Ðại địa chấn động, đại địa rung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì đại địa chấn động như vậy?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền thuyết: Này Ānanda, có tám nhân, có tám duyên khiến đại địa chấn động. Thế nào là tám?
- Nhân duyên thứ 1:
Này Ānanda, đại địa này thiết lập trên nước, nước ở trên gió và gió ở tại hư không. Này Ānanda, đến thời đại phong khởi lên, gió lớn khi thổi làm nổi sóng nước, và khi nước nổi sóng thì quả đất rung động. Ðó là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất khiến đại địa chấn động. 

- Nhân duyên thứ 2:
Lại nữa, này Ānanda, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn có thần thông, tâm được chế ngự, hay hàng chư Thiên có đại thần thông, có đại uy lực; những vị này quán địa tánh có hạn, quán thủy tánh vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung động, chuyển động mạnh. Ðó là nhân thứ hai, duyên thứ hai khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 3:
Lại nữa, này Ānanda, khi vị Bồ-tát ở cõi Tusitā (Ðâu-suất) từ bỏ thân, chánh niệm tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ ba, duyên thứ ba khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 4:
Lại nữa, này Ānanda, khi vị Bồ-tát chánh niệm tỉnh giác, ra khỏi mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ tư, duyên thứ tư khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 5:
Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, khi ấy quả đất rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ năm, duyên thứ năm khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 6:
Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai chuyển bánh xe Pháp, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ sáu, duyên thứ sáu khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 7:
Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai chánh niệm tỉnh giác, từ bỏ, không duy trì mạng sống, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ bảy, duyên thứ bảy, khiến đại địa chấn động. 
- Nhân duyên thứ 8:
Lại nữa, này Ānanda, khi Như Lai nhập vô dư y Niết-bàn, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ tám, duyên thứ tám khiến đại địa chấn động. 
Này Ānanda, do tám nhân này, tám duyên này khiến đại địa chấn động.

Kinh Đại Bát Niết Bàn
ghi chú 150

Hình ảnh chấn động được ví như lúc con voi lên xuống thuyền.




Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian

13.6.22

PHẬT ĐẢN VESAK 2022

Này các tỳ kheo, những gì mà bậc đạo sư phải làm cho các đệ tử vì tấm lòng bi mẫn thì Như Lai đã làm rồi, Như Lai đã nói hết, Như Lai không phải là vị thầy có bàn tay nắm giữ giấu nghề… Đây là những gốc cây, những ngôi nhà vắng, hãy tinh tấn thiền định, chớ có để mình sau này phải hối tiếc.



Nguồn: Kinh Tương Ưng Bộ -Tương Ưng Vô Vi.
Nguồn ảnh: Bhikkhu Viên Phúc https://www.facebook.com/le.quyetthang.9


Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.


Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?


Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.
Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài";

Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Này các tỷ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.
(Kinh đại niệm xứ).



Thống kê SÁCH đọc nhiều theo thời gian