Phanblogs "On the Internet, nobody knows you're a dog" (tạm dịch: Trên Internet, không ai biết bạn là một con chó - Sửu nhi)
là một câu cách ngôn xuất phát từ lời đề tựa một bức tranh biếm họa của họa sĩ Peter Steiner đăng trên tờ The New Yorker ngày 5 tháng 7 năm 1993.
Bức tranh vẽ hai con chó : một con ngồi trước máy tính và nói lời đề tựa cho con chó thứ hai ngồi dưới sàn.
Năm 2000, đây là bức tranh biếm họa được tái bản nhiều nhất của The New Yorker, và tác giả Steiner thu được $50.000 từ việc tái bản bức tranh này.
Peter Steiner là một họa sĩ vẽ truyện tranh và người đóng góp cho The New Yorker từ năm 1979. Ông nói rằng bức tranh biếm họa này ban đầu không được chú ý lắm, nhưng về sau nó tự tạo được cho mình một cuộc sống riêng, và ông có cảm giác giống như người đã tạo nên các biểu tượng mặt cười (smiley face). Thực ra, Steiner không có hứng thú với Internet khi ông vẽ bức tranh và mặc dù ông có một tài khoản trực tuyến, ông nhớ lại rằng mình không có ý gì uyên thâm trong bức tranh, ông chỉ vẽ nó trong một kiểu "tạo-một-lời-đề-tựa" cho tranh vẽ.
“ "Tôi không rõ lắm vì sao nó được biết đến và thừa nhận một cách rộng rãi đến thế" ”
Như là một lời bình luận về sự riêng tư trên Internet
Bức tranh biến họa này đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong lịch sử của Internet. Đã có một thời, chỉ có những người làm trong chính phủ mới được sử dụng Internet nhưng giờ nay Internet đã trở thành chủ đề để thảo luận hàng ngày tương đương như các tạp chí The New Yorker. Nhà chế tạo ra chương trình máy tính Lotus 1-2-3 và nhà hoạt động Internet Mitch Kapor đã từng nói, trong một bài báo của tạp chí Time vào năm 1993, "dấu hiệu thật sự nói lên sự phổ biến rộng rãi của Internet đã đạt tới đỉnh cao nhất vào mùa hè này khi một người New York in một bức tranh biến họa miêu tả hai chú chó ranh mãnh".Bức tranh biểu tượng hóa cho một sự hiểu biết về sự riêng tư trên Internet. Điều đó nhấn mạnh quyền của người dùng Internet để gửi và nhận tin nhắn trong một tình trạng hầu như là ẩn danh. Lawrence Lessig đề ra giả thuyết là sẽ "không ai biết" (no one knows) bởi vì bộ giao thức TCP/IP không đòi hỏi người dùng nó phải nêu ra danh tính của họ.
Một nghiên cứu bởi Morahan-Martin và Schumacher (2000) về sự nghiện sử dụng Internet có tính nguy hại đề cập hiện tượng này, đưa ra giả thuyết rằng khả năng biểu lộ chính mình đằng sau màn hình máy tính có thể là một phần của sự thôi thúc phải kết nối với Internet.
Câu cách ngôn trên (On the Internet, nobody knows you're a dog)
được ông John Gilmore, một nhân vật chủ chốt trong lịch sử Usenet, phân tích nghĩa như sau"không gian ảo sẽ trở nên tự do bởi vì giới tính, chủng tộc, ngoại hình, và ngay cả 'tính chó' đều có khả năng không hề tồn tại, hay giả vờ đủ kiểu, hay phóng đại với những đảm bảo không được kiểm chứng vì nhiều mục đích khác nhau cả hợp pháp và không hợp pháp".
Câu thành ngữ còn nêu ra một khả năng trên mạng có thể mặc đồ khác phái và đóng vai của một cá nhân ảo để trở thành một giới tính, tuổi, chủng tộc khác...