Search

8.8.14

Khi chưa đủ duyên, chúng nằm yên đó, chớ không bao giờ mất.

Phanblogs

Thiền sư Hakuin được láng giềng ca tụng là sống một cuộc đời tinh khiết.

Gần nơi thiền sư ở có một cô gái đẹp con của ông bà chủ tiệm thực phẩm. Đột nhiên bố mẹ cô gái khám phá là cô đang có thai.

Bố mẹ cô rất giận. Cô chẳng thú nhận ai là bố đứa bé, nhưng sau nhiều áp lực, cuối cùng cô khai tên thiền sư Hakuin.

Cực kỳ giận dữ, bố mẹ cô đến gặp thiền sư. “Vậy à.” thiền sư chỉ nói vậy.

Sau khi đứa bé chào đời, nó được mang đến cho Hakuin. Đến giờ này thiền sư đã hoàn toàn mất hết tăm tiếng, nhưng ngài chẳng thấy phiền toái gì, và ngài lo cho đứa bé rất tốt. Thiền sư xin hàng xóm sữa và các thứ mà đứa bé cần.

Một năm sau cô gái mẹ đứa bé chịu hết nổi. Cô thú thật với bố mẹ rằng bố thật của đứa bé là một cậu làm việc trong chợ cá.

Bố mẹ cô gái đi gặp Hakuin ngay và xin lỗi, năn nỉ kể lể dài dòng, và xin đứa bé lại.

Hakuin bằng lòng. Và khi giao đứa bé lại, thiền sư chỉ nói “Vậy à.”


Bình:

• Tâm tĩnh lặng. Có tăm tiếng, không vui. Mất tăm tiếng, không buồn . Gặp bất công, không sân hận. Hết bất công, không mừng rỡ.

• Sống tùy duyên. Duyên mang bé đến thì nuôi. Duyên đưa bé đi thì thôi. Chẳng có gì phải thắc mắc.

• “Tâm không” như bầu trời trong xanh. Mây đến tự nhiên và mây đi tự nhiên.

• Nhưng tại sao thiền sư không giải thích tối thiểu là một câu “tôi không phải là cha đứa bé?”

Có thể vì đính chính cũng vô ích–chẳng qua cũng chỉ là lời người này chọi lời người kia. Bé đã có duyên đến với ta thì ta nuôi nấng và vui chơi với bé.

• Một năm sau mẹ em bé tự nhiên đổi ý, khai sự thật, hay cô ta đã được sự tĩnh lặng của Hakuin chuyển hóa?

Tĩnh lặng có sức mạnh hay không?

Tĩnh lặng có lời nói hay không?

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
chua bo de 2009

Dụ như một thửa đất chúng ta gieo nhiều loại hạt giống khác nhau, khi mới gieo xuống ta không thấy chúng nẩy mầm lên, vì không thấy nên ta tưởng là chúng bị mất hay không lên, nhưng khi gặp mưa ướt đất, đủ duyên, thì chúng lại nẩy mầm lên. Khi nẩy mầm lên, thì giống nào nẩy mầm theo giống nấy. Như hạt cam, hạt ớt, hạt ổi…mỗi thứ lên khác nhau, chúng không bao giờ lộn lạo. Khi chưa đủ duyên, chúng nằm yên đó, chớ không bao giờ mất.
Cuồng tín và ngu dốt đến mức không phân biệt được thế nào là tôn giáo, thế nào là tâm linh, đánh đồng đám thầy chùa đầu trọc với thần thánh ma quỷ. Cứ làm việc xấu, điều ác xong là lên chùa đút lót tiền cho đám đầu trọc để cầu xin thần thánh tha thứ.

10.6.14

1984 Một chín tám tư tác giả George Orwell

1984 Một chín tám tư Tiểu thuyết của George Orwell

Một chín tám tư (tựa tiếng Anh là Nineteen Eighty-Four; thường được viết là 1984) là một tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thể loại dystopia (dạng sầu bi) của nhà văn Anh George Orwell, xuất bản năm 1949. Quyển sách kể về câu chuyện của Winston Smith và sự biến chất của anh gây nên bởi chế độ chuyên chế mà anh sống.

Cùng với Brave New World của Aldous Huxley, đây là một trong những xã hội giả tưởng dystopia nổi tiếng nhất và thường được trích dẫn nhất trong văn học

Cuốn tiểu thuyết đã được dịch sang 62 thứ tiếng và đã để lại một ấn tượng sâu xa về chính bản thân tiếng Anh nó. Một chín tám tư, thuật ngữ cũng như tác giả của nó đã trở thành ngạn ngữ khi người ta thảo luận về những vấn đề an ninh nhà nước và sự riêng tư cá nhân. Thuật ngữ Orwellian cũng được sử dụng rộng rãi khi mô tả những hành động hoặc tổ chức gợi lại xã hội chuyên chế được dựng lên trong cuốn tiểu thuyết.

Một chín tám tư đã từng có lúc được xem như một sự nguy hiểm về mặt chính trị và cho cách mạng và vì vậy bị cấm bởi nhiều thư viện ở nhiều quốc gia khác nhau, chứ không riêng gì những chính thể chuyên chế.

 

“Kiệt tác, khuất phục và không thể thiếu để hiểu biết lịch sử hiện đại” – New York Times
1984 Một chín tám tư tác giả George Orwell


"Tôi đã phản anh," nàng nói.

"Tôi đã phản em," anh nói.

Nàng lại ghét bỏ liếc nhìn anh.

"Có lúc," nàng nói, "chúng mang dọa mình một thứ — một thứ mình không đương đầu nổi, không dám nghĩ đương đầu với. Rồi mình xin: "Chớ làm thế cho tôi, làm thế cho người khác, làm thế cho người này người nọ." Có thể sau đó, mình ra điều đấy chỉ là một mánh khóe, mình chỉ nói thế để cốt chúng ngưng tay, nhưng thật ra mình không muốn thế. Nhưng không phải vậy. Lúc chuyện xảy ra mình quả muốn thế. Mình cho rằng không có cách tự cứu nguy nào khác, và hoàn toàn sẵn sàng tự giải nguy cách ấy. Mình muốn điều đó xảy ra cho người kia. Mình không màng gì đến sự đau khổ của người ta. Mình chỉ lo cho chính mình thôi."

"Mình chỉ lo cho chính mình thôi," anh lắp lại.

"Và sau đó, tình cảm của mình đối với ngưởi kia không còn như trước nữa."

"Không," anh nói, "tình cảm của mình không còn như trước nữa."