Search

12.9.17

Biệt động Sài Gòn Những chuyện bây giờ mới kể tác giả Hồ Sĩ Thành

Biệt động Sài Gòn xuất hiện trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, như một sự tất yếu của lịch sử: Cần phải có một đặc chủng tinh nhuệ, với lối đánh độc đáo xuất thần mới tiến công được những mục tiêu trung ương đầu não của địch nằm sâu trong hang ổ cuối cùng của chúng, nhằm tiêu diệt sinh lực cao cấp, phá hủy phương tiện tối tân của địch và đặc biệt là gây tiếng vang chính trị, động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân thành phố cũng như cả nước.

Biệt động Sài Gòn Những chuyện bây giờ mới kể tác giả Hồ Sĩ Thành
Biệt động Sài Gòn Những chuyện bây giờ mới kể tác giả Hồ Sĩ Thành

Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, nghệ thuật Biệt động phát triển đến đỉnh cao, đã giáng những đòn sấm sét xuống đầu thù, lập nên những chiến công vang dội làm chấn động trong nước và thế giới, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, góp phần cùng cả nước đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh... dẫn tới thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ (30-4-1975.)

Thượng tá Hồ Sĩ Thành (nhà thơ Linh Giang Hội viên Hội nhà văn Việt Nam) từng chiến đấu nhiều năm trên chiến trường Sài Gòn - Gia Định, đã chủ biên, cùng một số tác giả biên soạn cuốn "Lịch sử Biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định 1945 - 1975" đã được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2003.

Sau công trình nghiên cứu lịch sử này, trên cơ sở nguồn sử liệu phong phú, vốn sống thực tế và cảm xúc của mình, tác giả đã dày công tái hiện hình ảnh những chiến sĩ biệt động với những trận đánh tiêu biểu của lực lượng biệt động từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, trong cuốn sách mang tên "Biệt động Sài Gòn - những chuyện bây giờ mới kể”.

Đây là tập sách viết theo thể loại truyện ký (người thật việc thật) khá sinh động, có sức cuốn hút người đọc.

Biệt động Sài Gòn Những chuyện bây giờ mới kể Hồ Sĩ Thành .doc
Biệt động Sài Gòn Những chuyện bây giờ mới kể Hồ Sĩ Thành pdf





10.9.17

Giang Hồ Sài Gòn tác giả Vũ Quang Hùng

Phanblogs Tôi còn nhớ đoạn được đoạn mất của một bài thơ sặc mùi “hiện sinh” mà Đại Cathay và Lâm Chín ngón rất mê, học được khi “đoong thóc” (tức nằm hút thuốc phiện) tại tiệm Khang Sinh (nằm gần khu Đại Thế Giới - vốn là nơi nhiều văn nghệ sĩ và dân giang hồ thời trước thường lui tới), từng đọc cho tôi nghe:


Hắn mái tóc nâu vương niềm đau thế kỷ

Quần blue jeans chung thuỷ bạc thời gian

Bastos xanh gắn chặt ngón tay vàng...

Theo thời gian hắn vươn mình cuồng loạn

Lớp trẻ đôi mươi hôm nay cởi mở lòng

Và trọn vẹn cho hắn sống

Dù mất hồn như François Sagan, David Victor,

Tương lai đâu?...

Hai giờ đêm có kẻ mất hồn

Hè đại lộ, bar, show, dồn dập on night

Lê gót giầy nghiến từng lưng phố sá

Crazy love, kêu em về mộng mị đắm say...

Giang Hồ Sài Gòn là tập sách viết về những nhân vật và những băng nhóm du đãng của Sài Gòn một thời trước năm 1975.


Tác giả Vũ Quang Hùng, nguyên là một sinh viên tranh đấu trong phong trào sinh viên học sinh trước giải phóng, bị chế độ cũ bắt bỏ tù hai lần, giam tại khám Chí Hòa và nhà tù Côn Đảo. Trong thời gian bị tù đầy dưới chế độ Thiệu, tác giả đã có nhiều dịp bị nhốt chung với các tay anh chị cộm cán trong làng du đãng Sài Gòn. Sau giải phóng, tác giả từng là Phó Tổng biên tập báo Công An TP.HCM. Chính điều đó đã cho phép tác giả có nhiều tư liệu xác thực để viết nên câu chuyện về giới giang hồ Sài Gòn và những dư đảng.

Giang Hồ Sài Gòn không chỉ là chuyện du đãng mà còn là chuyện đối nhân xử thế giữa người với người, chuyện nổi loạn của những người không đất dung thân, là chuyện nghĩa tình đồng đội và bao nhiêu chuyện khác.

Mời các bạn đón đọc Giang Hồ Sài Gòn của tác giả Vũ Quang Hùng.






Đại Cathay 
Lâm 9 Ngón
Năm Cam

Giang hồ Sài Gòn Vũ Quang Hùng . pdf

Giang hồ Sài Gòn Vũ Quang Hùng . doc