Search

30.3.21

CẮT GIẢM NHÂN SỰ HOẶC GIẢM LƯƠNG TẤT CẢ ĐỂ CỨU CÔNG TY, BẠN CHỌN CÁCH NÀO?

CẮT GIẢM NHÂN SỰ HOẶC GIẢM LƯƠNG TẤT CẢ ĐỂ CỨU CÔNG TY, BẠN CHỌN CÁCH NÀO?

1. Giảm lương tất cả:

- Ưu điểm: Giàu tình thương vì mỗi người giảm một xíu nhưng tất cả cùng sống với nhau.
- Khuyết điểm: Kéo tuột cảm hứng của những người đang làm việc đầy hiệu quả, nhiệt tình, trách nhiệm, cày bất kể ngày đêm để giúp công ty vượt qua giông bão. Không phải họ không thương người khác hay ích kỷ, họ cảm thấy bị đánh đồng với những người làm việc chơi chơi, hết giờ rồi về. Cảm thấy không hài lòng khi phải chia sẻ với những người họ thấy "Không xứng đáng".
- Điều này nghĩa là giải pháp này chỉ có tác dụng tốt khi tất cả có thái độ chiến đấu như nhau. Chỉ cần lọt vô vài thành viên tào lao, làm việc xìu xìu, không hòa nhập với phần còn lại thì mang lại tác dụng ngược ngay. Thay vì vượt bão thì thuyền lại đắm nhanh hơn.

2. Cắt giảm những cá nhân có thái độ không tốt, không hòa nhập, thiếu trách nhiệm và không chịu ra sức chèo chống với công ty.

- Khuyết điểm: Có vẻ bất nhẫn vì giờ sa thải họ, họ không tìm được việc thì quá tội. Câu hỏi đặt ra là "Họ có thấy tội ông/bà chủ đang gồng gánh, vay mượn để cứu tất cả không khi cứ làm việc cà lơ phất phơ, vô trách nhiệm ?
Họ có thấy tội những người đồng đội đang vắt sức ra chiến đấu hay không khi cứ thoái thác công việc, hết giờ là về ?". Ở vai trò HR, chúng ta nhận lương của người ta thì phải nghĩ cho họ nữa chứ không phải chỉ biết nghĩ cho nhân viên. Hãy cân bằng.
- Ưu điểm: Giữ được mức thu nhập tốt cho những người xứng đáng, giữ lửa và hiệu suất làm việc của họ để nâng cao cơ hội vượt bão cho doanh nghiệp.
- Nếu chọn giải pháp này hãy làm thật nhanh, gọn, lẹ. Thay vì theo thủ tục bình thường là bàn giao việc trong 30 ngày, hãy cho bàn giao thật nhanh rồi cho những người thuộc diện "thanh lý" ở nhà ngay. Thời gian còn lại vẫn cứ trả lương cho xong thủ tục.
Tại sao lại làm thế ? Thái độ làm việc vốn không tốt, lại bị sa thải thì càng ngồi trên công ty sẽ càng lan truyền tiêu cực. Đừng vì tiếc vài đồng, thấy cho ở nhà phải trả lương mà bắt lên công ty làm gì vì cái giá phải trả sẽ nặng hơn.
CẮT GIẢM NHÂN SỰ HOẶC GIẢM LƯƠNG TẤT CẢ ĐỂ CỨU CÔNG TY, BẠN CHỌN CÁCH NÀO?




3. Cắt giảm ai ?

- Những nhân viên chăm chăm hết giờ rồi về, không hợp tác, không gồng gánh chung với đội ngũ, thiếu trách nhiệm, thiếu cam kết và gắn kết.
- Những nhân viên tiêu cực, bàn lùi, than vãn khi phải làm thêm việc ngoài chuyên môn.
- Những nhân viên không đa năng hoặc không có gì nổi trội, có thể tuyển lại dễ dàng sau khi hêt dịch.
- Những nhân viên có mức lương quá cao, vượt khả năng chi trả của công ty trong giai đoạn này. Thà cắt giảm còn hơn sau này nợ lương sẽ bị mang tiếng xấu hơn.
* Vốn dĩ đa số CEO Việt đã không nhận thức được HR quan trọng như thế nào, coi HR là Osin hành chính. Do đó nếu HR không thể hiện được vai trò giúp ông/bà chủ vượt bão trong lúc này thì HR sẽ bị cắt trước. Ghi điểm, thay đổi nhận thức của CEO hay lên dĩa tùy thuộc vào cách HR thể hiện trong lúc này.
Tái bút,
Thợ sửa ông nước kiêm tổ chức Team Buiding để Building Team.
P/S: Các em ngày thường thích ra vẻ mình giỏi, không coi trọng sếp và đồng nghiệp, thiếu trách nhiệm, không chịu học thêm cái gì mới sau khi tan sở, không đa năng, không có gì nổi trội, hay đổ lỗi mà chưa "Thất Nghiệp" hãy thay đổi còn kịp.
Mấy đứa bị sa thải, thất nghiệp đã sáng mắt rồi. Hãy nhớ "Các em không giỏi như mình tưởng đâu" nhé.
Tác giả: Nguyễn Thanh Phong
nguồn ảnh: freepik.com

Chữ Nhẫn được kết hợp bởi bộ đao (刀 ) ở trên và bộ tâm (心) ở dưới

Chữ Nhẫn được kết hợp bởi bộ đao (刀 ) ở trên và bộ tâm (心) ở dưới. Người xưa lấy hình ảnh rất đơn giản ấy để nói lên đức tính nhẫn nại, chịu đựng của con người. 

Hiểu một cách nôm na là khi đao đè lên tim mình (có thể đến ứa máu), nhưng mình vẫn có thể chịu đựng để vượt qua... khi ấy bản thân bắt đầu rèn luyện được đức Nhẫn. Người xưa nói: Luyện tính "nhẫn" như lúc nào cũng có lưỡi dao đè lên người là vậy.
Chữ Nhẫn được kết hợp bởi bộ đao (刀 ) ở trên và bộ tâm (心) ở dưới




Có khi nhẫn để yêu thương Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để tránh tàn sát nhau
Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao
Có khi nhẫn để xoay vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để lắng tai
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để bao dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè quan hệ nào ai
Có khi nhẫn để khinh người trọng ta
Xem ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn ngẫm ra cũng gần



"Nhẫn" có nghĩa là biết lắng nghe, biết tiếp thu ý kiến của người khác, để điều chỉnh hành vi.
"Nhẫn" là nhịn, sẵn lòng: nhẫn một tý để đỡ sinh chuyện, nhẫn nại, nhẫn nhịn, nhẫn nhục.
Nhẫn nại: bền bỉ, chịu khó, chịu khổ, kiên trì theo đuổi đến cùng công việc đã đặt ra, nhẫn nại học tập, biết nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ trong rèn luyện.
"Nhẫn" còn có ý là chịu dằn lòng xuống để tránh bực tức, cãi vã: "Nhẫn nhịn nhiều chứ nếu không thì sinh chuyện rồi"...
Ai cũng biết câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật, là tấm gương tiêu biểu cho đức Nhẫn ấy. Nói rộng ra hơn, trong cuộc sống hàng ngày khi vấp phải những khó khăn, nếu biết nhẫn nại, kiên trì ắt sẽ thành công.
Ý nghĩa của chữ NHẪN
Từ xa xưa, tổ tiên ta muốn các thế hệ con cháu luôn luôn nhớ và thực hiện đức tính "nhẫn" đã nghĩ ra cách, dùng kim loại chế tác một cái vòng xỏ vào ngón tay để luôn nhắc nhở ta, rèn luyện lời ăn tiếng nói, hành vi cử chỉ sao cho tốt đẹp, gọi đó là cái "nhẫn".
Thuở ban đầu, đời sống kinh tế còn thấp, nên nhẫn được làm bằng đồng thau, rồi tiến đến bằng bạc, và thế kỷ XX làm bằng vàng, hoặc nhẫn khảm đá quý.
Có điều đáng nói là, không ít người chỉ coi chiếc nhẫn là đồ trang sức, nhằm tô thêm vẻ đẹp, sự sang trọng cho con người, mà quên hẳn, thậm trí không biết đó là một thực thể, để nhắc ta luôn luôn nhớ đến việc thực thi đức "nhẫn" trong đời sống hàng ngày.
Đối với chiếc nhẫn cưới, cũng là thế!
"Chữ NHẪN trên đầu ngọn cây"
Câu này đã được nghe lâu lắm rồi trong quá khứ. Quả thật không ngoa. Trong nhà Phật, đây là một pháp môn rất thù thắng, không mấy ai dễ gì làm được. Sự nhẫn nhục có thể mất hết cả một đời người để luyện tập. Khi đạt được rồi thì mới thấy cái huyền diệu của nó, mới ngộ ra được cái gì gọi là "ta", và cái gì gọi là an lạc tư tâm và cho mọi người.
Có lúc, người ta cho rằng nhẫn nhịn là một sự thiệt thòi và nhục nhã…cũng đúng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, sự nhẫn nhịn ở đây phải tùy trường hợp, cái mà gọi là tuy duyên. Đó đòi hỏi sự sáng suốt quyết đoán để đưa cái ích lợi cho mình và người…
Nếu người chẳng là ai và ta chẳng là ai, thể cái gì gọi là nhẫn, cái gì gọi là vinh, và cái gì gọi là nhục. Chỉ có những người trải nghiệm việc này thì tự cảm nhận được thôi.