Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tứ diệu đế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tứ diệu đế. Hiển thị tất cả bài đăng

15.9.23

TRÍ TUỆ RỐT RÁO PHẢI LÀ TRÍ TUỆ VỀ BỐN ĐẾ

TRÍ TUỆ RỐT RÁO PHẢI LÀ TRÍ TUỆ VỀ BỐN ĐẾ


Bốn Đế: Mọi hiện hữu là khổ. Thích cái gì cũng là thích trong khổ. Muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa. Ba nhận thức này chính là con đường thoát khổ.


Bốn Đế: Mọi hiện hữu là khổ. Thích cái gì cũng là thích trong khổ. Muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa. Ba nhận thức này chính là con đường thoát khổ. 


Người hiểu biết về Bốn Đế dầu chỉ trên lý thuyết, chỉ cần đủ sâu và đủ rộng cho một phàm phu thì sẽ sống tốt hơn, an lạc an toàn hơn. Ngài Xá Lợi Phất dạy: Trí tuệ rốt ráo phải là trí tuệ về Bốn Đế.
Nhiều lần tôi nói, sống ở đời này chúng ta cần phải có con mắt. Bởi vì, đời sẽ là bóng đêm, đời sẽ là bóng tối, đời sẽ là rừng khuya khi chúng ta không có con mắt. Con mắt ở đây là gì? Là 4 khả năng: Ở dưới nhìn lên để học hỏi, ở trên nhìn xuống để bao dung; ở trong nhìn ra để chia sẻ; ở ngoài nhìn vào để khách quan, để cảm thông. Phải có 4 cái nhìn này mới gọi là huệ nhãn huệ căn. Nếu không có 4 cái nhìn này thì coi như mình bị mù. 
Ví dụ như mình nghĩ mình đang là bác sĩ, mình có tiền, thì mình là số 1. Như vậy là mình không có khả năng nhìn xuống và cũng không có khả năng nhìn lên. Khả năng nhìn lên là nhận ra rằng mình giàu thiệt nhưng có đứa nó giàu hơn mình; nó giàu hơn mình mà nó vẫn già, nó vẫn chết và nó vẫn đọa. Không có khả năng nhận ra điều đó thì gọi là không có khả năng nhìn lên. 
Mình phải nhìn xuống dưới chân để thấy rằng có bao nhiêu là cảnh giới mà tự hỏi những chuẩn bị của mình bây giờ là chuẩn bị đi lên hay đi xuống. Hãy nhìn xuống dưới để coi đời sống của mình, cách nghĩ của mình, cách nói của mình, hành động của mình bây giờ đang chuẩn bị đi lên hay đi xuống. Hãy tự hỏi lòng mình và tự trả lời.
Hơn một lần tôi nói, mỗi giây phút trôi qua dầu biết hay không biết, chúng ta luôn kín đáo có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. Dầu muốn dầu không, dầu biết hay không, trong từng phút trôi qua chúng ta đang âm thầm xây dựng chốn về trong tương lai của mình. Và đương nhiên, chốn về ấy thường là máu lệ nhiều hơn là hoa hồng. Rất hiếm có hoa hồng, cỏ xanh, mây trắng, nắng vàng, bởi tất cả đời sống bất thiện của mình nó chỉ chuẩn bị cho chuồng cũi, lồng chậu, cống rãnh, ao tù nước đọng dơ bẩn.
Chúng ta khoái hưởng quả lành, hiếm ai vui với nhân lành lắm, kể cả Phật tử. Miệng chúng ta nói thờ Phật nhưng 99,9% chỉ thích hưởng quả lành chứ hiếm có người tạo nhân lành. Trong khi bậc thượng căn thì vui cực kỳ khi họ sống thiện, tạo nhân lành. Còn những quả lành như giàu, đẹp, nổi tiếng… thì họ coi như rác. Bồ Tát sanh ra thấy ‘mùi tanh tanh’ là bỏ đi. Nhưng hễ chưa bỏ đi thì Ngài cực kỳ thích giữ giới, cực kỳ thích tu thiền, cực kỳ thích bố thí, cực kỳ thích phục vụ, cực kỳ thích kham nhẫn, cực kỳ thích từ tâm. Nhưng khi sanh ra trong điều kiện ‘top’ Ngài lại chê những cái đó, và bỏ hết đi tu. Bậc thượng căn là như vậy đó. 
Bậc Thượng căn sống thiện và lánh ác. Lý do thứ nhất họ sống thiện bởi vì họ không thể sống ác được nên ‘kẹt quá’ họ sống thiện. Còn sống là còn phải hoạt động thì phải chọn một trong hai. Lý do thứ hai là họ sống thiện để hướng tới mục đích không còn thiện - ác - buồn - vui nữa. 
Họ sống thiện để không còn thiện nữa, không còn ác nữa. Còn chúng ta thì sống thiện để cầu quả lành. Bậc hạ căn thì chỉ biết lưu tâm cái quả, trốn quả xấu tìm quả lành. Bậc Trung căn cũng trốn quả xấu, tìm quả lành nhưng nỗ lực sống thiện. Sống thiện để trốn khổ tìm vui. 
Hiểu như vậy thì chúng ta mới thấm vì đâu mà ngài Xá Lợi Phất dạy rằng: Cái được gọi là trí tuệ đúng nghĩa rốt ráo và triệt để chỉ có trí tuệ trong Bốn Đế. Chính cái trí này nó mới cho ta một lần đi không quay lưng, một lần đi không quay mặt, một lần đi không trở về như là Kinh Kha sang Tần, đã qua khỏi bờ sông Dịch thì không quay lui. Đó mới đúng là Kinh Kha trong giáo pháp này.
Còn đa phần chúng ta chân đi mà lòng cứ ở lại. Chúng ta không bao giờ đi tu hành mà đi vé một chiều. Chúng ta luôn luôn đi vé hai chiều (round trip), trong khi Đức Phật đề nghị là con hãy đi vé one-way, mua vé đi đừng mua vé về, cứ đi thẳng về phía trước. 

#NKCBK 
#SưGiácNguyên
Ghi chú: 132




Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

23.12.16

Tứ diệu đế

Phanblogs Tứ diệu đế Tác giả: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, Võ Quang Nhân dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính  Khi bạn đã phát triển một hiểu biết nhất định về tính không, cho dù chỉ là một sự hiểu biết dựa vào lý trí,[83] bạn sẽ có một cách nhìn mới về sự vật, hiện tượng và bạn có thể so sánh điều này với các phản ứng thông thường của mình. Bạn sẽ nhận biết được khuynh hướng hình dung hóa những phẩm tính đối với thế giới bên ngoài của chúng ta nhiều đến mức nào. 


Đặc biệt hơn, bạn sẽ nhận ra rằng hầu hết các cảm xúc mạnh mẽ của ta đều khởi lên từ sự thừa nhận tính thật hữu của một sự vật nào đó vốn là không thật. Bằng cách này, bạn có thể đạt tới tri giác kinh nghiệm về sự khác biệt giữa cách mà bạn nhận thức sự vật với cách mà sự vật thực sự hiện hữu.

Bài học mà ta có thể rút ra từ tất cả các điều trên là các cảm xúc mạnh mẽ gây phiền não trong tâm ta khởi lên từ một trạng thái sai lầm cơ bản, và điều này khiến cho ta nhận hiểu sự vật như là thật có và tồn tại một cách độc lập. Tóm lại, ta biết rằng các cảm xúc và ý tưởng gây đau khổ không có nền tảng xác thật, không những trong kinh nghiệm của ta mà cả trong thực tại, và cả trong lý luận.
Ngược lại, sự thấu suốt tính không của sự vật không chỉ dựa trên lý luận mà cả trên thể nghiệm: nó có chỗ dựa xác thật.

Thêm vào đó, hiểu biết về tính không và sự bám chấp vào sự vật như là có thật là trực tiếp trái ngược nhau, nên điều này sẽ loại trừ điều kia. Vì chúng là các sức mạnh trái ngược nhau, và vì một bên có nền tảng xác thật trong khi bên kia thì không, nên kết luận cuối cùng có thể rút ra là: càng hiểu biết sâu sắc về tính không, và năng lực nội quán càng mạnh mẽ thì ta càng thấy rõ sự lừa dối của các cảm xúc, và hệ quả là các cảm xúc đó càng trở nên yếu ớt hơn.

Sự thật là ta sẽ đạt đến sự nhận biết rằng các cảm xúc mạnh mẽ và ý tưởng gây khổ đau, cùng với nền tảng của chúng là vô minh, đều có thể bị làm cho suy yếu, trong khi sự thấu suốt về tính không thì có thể được tăng thêm.


Tứ diệu đế Tác giả: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV.doc