Search

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tam quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tam quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

20.8.24

KẾ THUYỀN CỎ MƯỢN TÊN

KẾ THUYỀN CỎ MƯỢN TÊN


Vào năm 208, cuối triều đại nhà Hán, ba đạo quân lớn tập trung hai bên bờ sông Dương Tử. Một bên là liên quân Thục và Ngô với 5 vạn quân. Còn bên kia là quân Ngụy với 80 vạn lính.

Vào năm 208 sau công nguyên, quân đội Bắc Ngụy tiến xuống phía nam với tham vọng thống nhất Trung Quốc. Quân nước Ngụy dẫn đầu là thừa tướng tham tàn Tào Tháo , đang rất hùng mạnh và đầy khí thế sau những chiến thắng liên tiếp. Khi tiến đến bờ sông Dương Tử, họ cắm trại và chuẩn bị khiêu chiến.

Phía bên kia của con sông lớn là lãnh thổ của Thục và Ngô. Cảm nhận được mối uy hiếp khủng khiếp từ phương Bắc và thấy quân địch đang ở thế áp đảo, lãnh chúa Đông Ngô và Tây Thục đã thành lập liên minh – với hy vọng phần nào chống chọi lại sự tấn công gần kề của các đạo quân Bắc Ngụy.

Gia Cát Lượng có trách nhiệm tham mưu cho các tướng lĩnh quân đội Thục – Ngô, đồng thời phải bày mưu tính kế chống đỡ quân đội lớn mạnh của Tào Tháo ở phía bắc. Bậc thầy cầm quân dồn hết tâm trí suy tính chiến lược đối phó – và những người dân phương Nam đang hy vọng vào một phép màu.

Bày mưu tính kế


Nhiệm vụ giao cho Gia Cát Lượng rất gấp rút. Mặc dù Thục và Ngô là hai nước liên minh, nhưng các tướng lĩnh nước Ngô không thật sự tin tưởng Gia Cát Lượng, và ghen tị với tài năng phi thường của ông. Ngay cả trong thời điểm cam go khi cả hai nước cần sự đoàn kết, thì chỉ vì sự đố kỵ, họ đã âm mưu trừ khử ông.

Họ nói rằng để đối phó với quân phương Bắc cần 10 vạn mũi tên – một lượng tên bắn quá lớn. Và rằng cuộc tấn công sẽ bắt đầu trong 10 ngày tới, mặc dù đây là một nhiệm vụ dường như không thể thực hiện nổi, ông vẫn phải tìm cách làm theo những thứ họ yêu cầu, nếu không sẽ chiếu theo quân luật mà xử. Gia Cát Lượng, phe phẩy chiếc quạt lông, mỉm cười đáp lại “Cho ta thời gian không quá ba ngày.”

Gia Cát Lượng dành hai ngày đầu chuẩn bị trong bí mật. Ông huy động 20 chiếc thuyền và bố trí 30 binh sĩ trên mỗi chiếc thuyền. Sau đó xếp quanh nhóm lính thật là các lính giả làm bằng rơm – thực tế, là một đội quân người rơm.

Vào ngày thứ ba, ông đưa theo người bạn là tướng Lỗ Túc (ông mặc bộ trang phục màu xanh trong vở diễn của Shen Yun), và dẫn các tàu thuyền vượt sông Dương Tử. Lỗ Túc thực sự không biết Gia Cát Lượng trù tính điều gì, và rất lo lắng khi thuyền tiến gần bờ sông của quân địch.
KẾ THUYỀN CỎ MƯỢN TÊN
KẾ THUYỀN CỎ MƯỢN TÊN



Tên bắn như mưa


Sương mù dày đặc che phủ lòng sông, họ dàn thuyền trước doanh trại quân địch. Gia Cát Lượng lệnh cho lính của mình hò hét và đánh trống trận. Hoảng sợ khi nghe tiếng hò hét và bị che lấp tầm mắt vì sương mù, quân địch bắn tên ồ ạt về phía tiếng động phát ra.

Gia Cát Lượng cho dàn thuyền đối diện với quân địch. các mũi tên rơi xuống – dày đặc như bão tuyết – nhưng chúng chỉ cắm vào những lính rơm trên thuyền. Khi các lính rơm ở một phía bị găm đầy mũi tên, Gia Cát Lượng cho quay thuyền ngược lại để tiếp tục nhận tên. Khi lính rơm bên này lại găm đầy tên bắn, chiếc thuyền sẽ lấy lại cân bằng.

Cuối cùng, nhận được hơn 10 vạn mũi tên nhờ sự trù tính chuẩn xác, Gia Cát Lượng ra lệnh các thuyền chở tên quay trở về, các tướng lĩnh nước Ngô ra đón ông trong sự hổ thẹn.

“Làm thế nào ngài có thể làm được như vậy?” Họ miễn cưỡng hỏi.

“Một vị tướng giỏi không chỉ biết bày binh bố trận, mà còn phải thông hiểu thiên văn, địa lý, toán quái và nguyên lý âm dương,” Gia Cát Lượng trả lời. “Ta đã nhìn thấy sương mù dày đặc từ ba ngày trước, và nghĩ ra mưu kế này.”

Khép lại trận Xích Bích


Nhờ kế hoạch hoàn hảo của Gia Cát Lượng, quân đội Thục-Ngô có đầy đủ vũ khí để sẵn sàng cho cuộc chiến tranh. Gia Cát Lượng không áy náy khi đã mượn tên của kẻ thù, bởi vì ông sẽ trả lại chúng nhanh thôi.

Sau đó trận Xích Bích diễn ra, 10 vạn mũi tên góp phần quan trọng cho chiến thắng của đội quân phương Nam. Họ đã chặn đứng sự bành trướng của Tào Tháo và khiến ông thua chạy với tàn quân ít ỏi.
...

nguồn bài và ảnh: https://www.epochtimesviet.com/thuyen-co-muon-ten_341179.html

ghi chú: 139





Xem thêm: 

9.5.10

Không thành kế

KẾ 01: KHÔNG THÀNH KẾ Vào cuối thời Tam Quốc ở Trung Hoa, Tư Mã Ý nổi lên như một trụ cột của nhà Ngụy. Bên nhà Tây Thục, Gia Cát Khổng Minh đem hết tâm huyết để thực hiện tâm nguyện của Lưu Bị là khôi phục nhà Hậu Hán nên liên tiếp đưa quân ra đánh Hán Trung để tiến về Trung Nguyên. Mặc dù đã thắng nhiều trận oanh liệt nhưng mưu sự vẫn chưa thành bởi đối thủ của ông, Tư

1. Câu chuyện xuất xứ
Không thành kế


Mã Ý cũng là một con người kiệt xuất, văn võ song toàn. Hai bên giằng co nhau hết năm này sang năm khác.

Mùa xuân năm ấy, sau khi chuẩn bị đầy đủ binh lực, hậu cần chu đáo, Khổng Minh lại đưa quân ra Hán Trung. Sau khi thắng một số trận đầu, Khổng Minh vào ải Dương Bình, một thành lũy nhỏ để trú chân và chia quân đi đánh các thành. Được tin, Tư
Mã Ý lập tức thần tốc đem đại binh tiến về Dương Bình với quyết tâm bắt sống Khổng Minh, xóa sổ nước Thục.

Tin dữ bay về, các quan văn võ trong thành sợ tái mặt. Đại tướng Ngụy Diên lại vừa đem quân rời thành, gọi về cũng không kịp. Trong thành lúc đó chỉ còn hơn một nghìn người trấn thủ. Trong lúc tình thế nguy cấp như vậy, Gia Cát Lượng hết sức bình tĩnh. Ông đã quyết đoán, táo bạo thực thi kế sách.

 Đội tiên phong của quân Ngụy ập tới thành Dương Bình. Chúng hết sức bất ngờ trước cảnh yên tĩnh thanh bình ở đây. Bốn cổng thành mở toang. Trước cổng những người dân (do lính đóng giả) đang bình tĩnh quét dọn. Từ ngạc nhiên đến nghi ngờ, chúng không dám tiến vào mà vội báo tin cho Tư Mã Ý. Đang đắc chí tin rằng phen này Khổng Minh nhất định sẽ bại dưới tay mình, nghe báo vậy Ý nửa tin nửa ngờ, vội tiến nhanh đến Dương Bình. Đến nơi, Tư Mã Ý vô cùng kinh ngạc khi tận mắt thấy cảnh những người dân đang thong thả quét dọn, xung quanh không một bóng người. Rồi trong không trung bỗng vẳng lên tiếng đàn tao nhã. Nhìn lên thành, Ý thấy Gia cát Lượng đang thư thái gẩy đàn. Hai tiểu đồng đứng hầu hai bên.

Vô cùng sửng sốt, càng nhìn Tư Mã Ý càng thấy hoài nghi, càng nghĩ càng thấy kinh sợ. Bởi Gia Cát Lượng bình sinh vốn dĩ là người cực kỳ cẩn trọng, hôm nay để xông xênh mở rộng cả bốn cổng thành tất là có quân mai phục. Chợt tỉnh ngộ Ý cuống cuồng quay ngựa bỏ chạy trối chết, theo sau là đoàn quân tháo chạy toán loạn. Cho đến khi có người giữ lại cương ngựa, Tư Mã Ý vẫn như mê mê tỉnh tỉnh hỏi “Đầu ta còn không?”. Về sau, khi Tư Mã Ý biết đã trúng kế của Khổng Minh thì quân tướng nhà Thục đã tập hợp về đầy đủ. Gia Cát Thừa tướng tiếp tục điều binh khiển tướng thắng lợi và để lại cho hậu thế những chiến tích đầy huyền thoại.

2. Cốt lõi kế sách 
 “Không thành kế” là bài học sâu sắc về sự bình tĩnh, quả cảm quyết đoán trong tình cảnh sa cơ trước đối thủ vô cùng mạnh mẽ. Trí tuệ và bản lĩnh phi thường của người dụng mưu (Khổng Minh)  đã làm đối thủ không thể ngờ, không thể tin nổi vào tình cảnh cô cùng bi đát của ông, vì vậy không những không dám tấn công mà còn sợ sa bẫy mà cuống cuồng đào thoát. Nhờ vậy, Khổng Minh đã có đủ thời gian tập trung binh lực trở lại thế mạnh thường có của mình.

3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:
Kế sách để giữ bí mật về thực lực trong những tình huống khó khăn nhất thời nhằm duy trì sự quân bình trong quan hệ đối tác, phát triển kinh doanh ổn định.

MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH
1. Toshiba quyết không sa thải công nhân



Toshiba là một hãng điện tử nổi tiếng của Nhật Bản. Sau Đại chiến thế giới thứ II, trong giai đoạn phục hồi kinh tế, Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng thừa. Cũng như các doanh nghiệp khác, Toshiba cũng không tránh được khó khăn chung của nền kinh tế, sản phẩm của họ bị ứ đọng rất nhiều.

Trong tình thế đó, khi cầu vượt cung, nếu Toshiba tiếp tục đầu tư sản xuất sẽ càng tốn chi phí mà hàng sản xuất ra lại không tiêu thụ được. Theo lẽ thường, khi lâm vào khó khăn, doanh nghiệp phải tính đến chuyện cắt giảm sản xuất, giãn nhân công. Nhưng nếu làm vậy, uy tín của Toshiba sẽ giảm sút rất nhiều, tạo kẽ hở cho các đối thủ cạnh tranh lợi dụng. Mặt khác, nền kinh tế rồi sẽ bình ổn trở lại, nhu cầu sử dụng sản phẩm Toshiba vẫn có, nếu cắt giảm nhân công, khi tái sản xuất sẽ rất khó khăn vì phải tuyển dụng, đào tạo người mới. Và quan trọng nhất, biến động này sẽ gây rối loạn nội bộ công ty, suy giảm nghiêm trọng sức mạnh đoàn kết. Như vậy thiệt hại còn lớn hơn nhiều.

Làm thế nào các đối thủ cạnh tranh không lợi dụng tình thế làm suy giảm sức mạnh của Toshiba. Đau đầu nhất là làm thế nào để các khách hàng nước ngoài quen thuộc không mất lòng tin vào tiềm lực Toshiba. Cuối cùng Tổng giám đốc Toshiba đã đi đến một quyết định táo bạo: Cắt giảm sản xuất bằng cách giảm thời gian làm việc xuống còn nửa ngày chứ không sa thải một công nhân. Trong khi đó, họ vẫn phát đủ 100% lương cho công nhân.

Tin này làm cho các đối thủ của Toshiba kinh ngạc và phải e dè. Khách hàng nước ngoài lại càng vững tin vào thực lực của Toshiba. Bản thân công nhân viên của họ thì vô cùng cảm kích, tin tưởng vào sự lãnh đạo của những người đứng đầu công ty. Toshiba đã giữ vững thành trì của mình trong hoàn cảnh khó khăn nhất, duy trì sản xuất, củng cố tinh thần toàn công ty tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn.

Quả nhiên, sau một thời gian ngắn, những đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài cùng với sự cân bằng trở lại của nền kinh tế đã giúp Toshiba vượt lên mạnh mẽ. Họ không những đủ việc cho tất cả công nhân, thậm chí phải tăng giờ làm và tuyển thêm người, mở rộng sản xuất mới đáp ứng được nhu cầu thị trường.

* Cách thức áp dụng kế sách
Như vậy, Toshiba đã áp dụng rất thành công kế sách “đã trống càng bỏ trống”. Tình hình vốn đang rất khó khăn (thành đang trống) nhưng để giữ thành tức là giữ lòng tin của khách hàng cũng như sức mạnh sản xuất của mình, Toshiba đã mạnh dạn giảm giờ làm nhưng không giảm lương. Việc làm này khiến các đối thủ không còn hoài nghi về thực lực của công ty, lại càng củng cố được sức mạnh nội bộ. Do đó biến cái không lợi thành có lợi, tạo cơ hội phục hồi, cuối cùng thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn.

2. Giam hàng giữ giá đón khách sộp
Công ty xuất nhập khẩu trà Trạm Giang - Trung Quốc luôn dành ưu đãi cho người trồng chè trong việc thu mua nên luôn đảm bảo chất lượng trà, làm ăn rất phát đạt. Năm đó, khu vực miền Nam, chè được mùa lớn, chè dồn về Trạm Giang rất nhiều, song với cách cư xử trước sau, công ty này vẫn nhận thu mua hết. Do vậy, lượng nhập kho rất lớn, gây ra tình trạng ứ đọng hàng, ảnh hưởng lớn đến sự luân chuyển vốn. Bên cạnh đó do được mùa nên giá cả thị trường đang xuống thấp, trong đó lượng lớn nhất là của Trạm Giang, họ là công ty chi phối thị trường.

Đúng lúc này, công ty nhận được tin một đối tác nước ngoài đang cần một lượng hàng lớn. Thấy đây là một cơ hội rất tốt để tiêu thụ được sản phẩm tránh ứ đọng, thu hồi vốn, Trạm Giang quyết tâm giành mối hàng này. Nhưng nếu để đối tác biết được công ty đang gặp khó khăn về việc tiêu thụ trà búp thì sẽ bất lợi trong đàm phán giá cả. Sau khi suy tính, Trạm Giang đi tới một hành động quyết đoán: giữ lại toàn bộ lượng hàng, ngừng tung thêm hàng ra thị trường và chỉ cung cấp một lượng rất ít tới các đại lý thân cận nhất, chấp nhận giam hàng giam vốn.

Khi khách hàng đến nơi, dĩ nhiên họ tìm đến công ty chè Trạm Giang, bởi đó là chủ hàng lớn nhất ở đây, hàng hoá nhiều và chất lượng cao. Tuy nhiên mong muốn của họ là mua được chè với giá thấp vì theo tin tức họ nhận được thị trường đang ứ hàng nên xuống giá. Nhưng khi họ đàm phán mua hàng thì bên trạm Giang đưa giá cao hơn họ mong muốn nhiều. Trước thắc mắc của khách, phía Trạm Giang giải thích là tuy được mùa nhưng do hàng chất lượng cao nên được đặt hàng từ nhiều thị trường, vì vậy hàng vẫn không đủ bán.

Bên khách hàng nghi ngờ nên cho người đi tìm hiểu thị trường thì thấy quả là hàng khan hiếm, giá bán vẫn cao bình thường như mọi khi. Không còn nghi ngờ gì nữa, cuối cùng bên khách hàng đã ký hợp đồng với Trạm Giang theo đúng mức giá mà Trạm Giang đề ra.

* Cách thức áp dụng kế sách
Công ty xuất nhập khẩu trà đã dùng kế thành không để đối thủ không thể phát hiện khó khăn của mình. Biết rằng cung vượt cầu, chè sẽ xuống giá, khi nhận được đơn hàng lớn, công ty chè đã chủ động giữ hàng, tạo ra sự thiếu hụt trên thị trường, làm đối tác nước ngoài nọ tin rằng hàng đang thiếu, không dám ép giá thấp.

3. Hợp đồng không lời
Có một công ty dệt may ở Hà Nội, làm ăn có uy tín, công việc kinh doanh thuận lợi nên vị giám đốc muốn mở rộng sản xuất, dồn toàn bộ vốn và vay thêm ngân hàng để xây một nhà máy sản xuất lớn trong khu công nghiệp. Đúng lúc đó, công ty này nhận được đơn hàng rất lớn từ một công ty dệt may nổi tiếng thế giới. Nhưng toàn bộ vốn liếng đã dồn vào xây dựng nhà máy mới.

Công ty Hà Nội này rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan vì đây là một khách hàng rất lớn, nếu ký được hợp đồng sẽ có nguồn tiêu thụ hàng lớn và ổn định. Hơn nữa, nếu từ chối thì vị khách này sẽ chuyển sang đặt hàng một công ty khác. Công ty của anh ta sẽ bị đánh giá là không đủ năng lực sản xuất, nhất là trong khi các đối cạnh tranh đang tung tin về khó khăn của công ty, uy tín của họ sẽ bị giảm sút nghiêm trọng trên thị trường.

Vị giám đốc trăn trở suy nghĩ và anh ta đã ra một quyết định mà bản thân anh cũng không biết mình đang áp dụng “không thành kế”.

Anh ta bay vào TP Hồ Chí Minh, đến đặt vấn đề với một xưởng sản xuất có cơ sở vật chất, nhân sự đảm bảo. Anh ta chuyển tất cả những quyền lợi mà đối tác nước ngoài dành cho công ty mình cho cơ sở sản xuất này, kể cả giá cả, điều kiện sản xuất, giao hàng … mà không lấy chênh lệch một đồng nào. Thêm vào đó, anh ta còn cho người của mình giám sát, đôn đốc để cơ sở này sản xuất đúng theo tiêu chuẩn mẫu đặt và kịp thời hạn giao hàng. Nhận được đơn hàng lớn, xưởng sản xuất TP HCM đã cố gắng hết sức. Công ty Hà Nội nhờ thế đảm bảo giao hàng đúng tiêu chuẩn, đúng thời hạn cho khách nước ngoài. Điều này đã đánh tan mọi nghi ngờ của vị khách về tiềm lực của công ty này.

Trong thời gian này, anh ta vẫn tích cực đẩy mạnh xây dựng nhà máy mới. Khi lãnh đạo hãng dệt may nước ngoài tới Việt Nam khảo sát công ty này để quyết định ký tiếp những hợp đồng dài hạn hơn thì nhà máy mới cũng kịp hoàn thành, bước vào sản xuất. Họ rất hài lòng và quyết định làm ăn lâu dài với công ty dệt may này của Việt Nam.

Việc mở rộng sản xuất hoàn thành, công ty không những có nguồn tiêu thụ hàng lớn, mà tiếng tăm của họ cũng lên rất nhanh. Nhờ thế, nhà máy mới xây dựng của họ ngay lập tức nhận được rất nhiều đơn đặt hàng mới.

* Cách thức áp dụng kế sách
Để giữ chữ tín, xoá tan nghi ngờ về thực lực của công ty và giữ chân khách hàng, doanh nhân này đã phải chuyển toàn bộ lợi nhuận của mình cho một cơ sở khác để giải quyết cấp bách khó khăn trước mắt và kéo dài thời gian để hoàn thành đầu tư mở rộng. Kết quả anh ta vừa xoá tan nghi ngờ của đối tác vừa khẳng định tiềm lực và uy tín với họ và mở ra thị trường tiêu thụ rất lớn cho công ty dệt may này. Và đây mới chính là trận phản công thực sự của công ty này.

4. Thất thu nhưng vẫn tặng quà
Ở Ý có một công ty kinh doanh bóng đèn điện nổi tiếng có tên là Solei, đang kinh doanh thuận lợi thì gặp phải rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu. Không những sức mua hàng hóa giảm, việc cắt giảm lượng điện tiêu thụ cũng là nguyên nhân khiến bóng đèn điện của Solei cũng không tiêu thụ được, một lượng vốn lớn bị ứ đọng.

Vốn rất có uy tín trên thị trường nên lúc này Solei vẫn nhận được một đơn đặt hàng lớn của một công ty Mỹ. Đây thực sự là một cơ hội ngàn vàng giúp công ty này mở rộng xuất khẩu để tiêu thụ hàng hoá tồn đọng và thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Khi biết được tin có một khách hàng lớn từ Mỹ, các đối thủ cạnh tranh của Solei tìm cách nhảy vào tranh giành vị khách hàng này. Họ tung tin Solei không đủ năng lực sản xuất làm khách hàng Mỹ phân vân và Solei sẽ bị ép giá trên bàn đàm phán.

Trong tình thế khó khăn như vậy, giám đốc của Solei đã ra một quyết định rất quyết đoán. Ông biết rằng mặc dù nền kinh tế đang ở thời điểm khó khăn nhưng nhu cầu thắp đèn điện vẫn rất cần.

Ông đã tìm đến một người bạn là giám đốc công ty chuyên sản xuất pin khô mua chịu 2 vạn pin khô, và mở đợt khuyến mại lớn, tặng kèm 2 vạn pin khô cho khách hàng mua bóng đèn cũng giống như việc cung cấp nguồn điện cho khách hàng mặc dù rất nhỏ. Một mặt ông cho tập trung khôi phục sản xuất.

Đợt khuyến mại lớn này đã làm khách hàng dồn vào mua sản phẩm của Solei. Vì thế việc buôn bán của công ty trở nên tấp nập. Đối tác Mỹ vì thế không còn e ngại gì về thực lực của Solei mà nhanh chóng ký kết hợp đồng.

Cũng nhờ đợt khuyến mại này, sản phẩm tồn kho vì thế mà bán chạy. Công ty Solei đã thu hồi được vốn kịp đầu tư lô hàng mới để xuất khẩu. Như vậy họ không chỉ thoát khỏi khủng hoảng mà còn tạo thêm nhiều đơn hàng mới, và thương hiệu Solei nổi tiếng không chỉ tại Ý mà còn ở nhiều nước khác.

* Cách thức áp dụng kế sách
Trong thời điểm khó khăn, Công ty Solei đã dũng cảm tặng món quà có giá trị lớn cho khách hàng tìm ra lời giải cho bài toán thiếu điện. Điều này làm cho khách hàng hết sức cảm kích, nâng cao uy tín và danh tiếng của họ trước khách hàng. Đồng thời là lời khẳng định thực lực, giúp họ thành công trong vụ đàm phán với khách hàng Mỹ. Tạo ra nguồn tiêu thụ lớn từ bên ngoài, là con đường giúp Solei nhanh chóng thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và phát triển

5. Làm ăn thất bát thì... rủ bạn đi chơi
Đầu thế kỷ 20, công ty dầu mỏ Boanicade kinh doanh rất thành công trên đất Mỹ. Ở Trung Đông họ đã hợp tác với một công ty dầu mỏ của Anh để giành quyền chi phối một trong những mỏ dầu lớn ở khu vực này. Đây là một dự án mang lại nguồn lợi lớn, nhưng cũng đòi hỏi nguồn đầu tư rất cao. Sau một thời gian hợp tác, hai công ty nảy sinh bất đồng trong kinh doanh nên quyết định ngừng hợp tác. Tình thế đó buộc Boanicade phải chuyển hướng đầu tư kinh doanh sang hướng khác.

Đúng vào thời điểm đó, tháng 10 năm 1915 ở bang Halamalas của Mỹ có một giếng dầu được đưa ra bán đấu giá. Đây là mỏ dầu được đánh giá là có trữ lượng rất lớn và chất lượng dầu đạt chất lượng cao. Công ty nào chiếm được quyền khai thác mỏ dầu này đồng nghĩa với việc họ giành được quyền chi phối thị trường dầu mỏ Mỹ bởi sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển so với việc phải tốn kém khi chở dầu từ Trung Đông về Mỹ.

Lẽ dĩ nhiên là Boanicade không bao giờ có thể bỏ qua cơ hội ngàn vàng này. Nhưng thất trớ trêu là cơ hội đến vào thời điểm mà nguồn lực của Boanicade đang bị giam tại Trung Đông, và điều này thì không phải là một bí mật trong giới dầu lửa thời đó. Có một nghịch lý là nếu tham gia đấu thầu trong tư thế nghèo vốn, chắc chắn sẽ bị đối thủ cạnh tranh ép giá tới cùng và khó có cơ thắng lợi. Trong khi chỉ cần trúng thầu thì sẽ vô số ngân hàng đến mời vay vốn!!!

Quả thực lúc này nghe phong phanh về khó khăn của Boanicade, nhiều đối thủ cạnh tranh là công ty dầu mỏ rất nhiều nước khác đã đổ xô vào cuộc đấu giá, trong đó có một số công ty cỡ lớn có lượng vốn hùng hậu, chuẩn bị rất chu đáo các kế hoạch để giành lấy quyền khai thác mỏ dầu này.

Lạ thay, trong khi các đối thủ đang hối hả chuẩn bị cho trận quyết chiến tại sàn đấu giá thì Tổng giám đốc của Boanicade lại ung dung đi đánh Golf với một người bạn là chủ một ngân hàng lớn nhất nước Mỹ thời đó. Tin tức lan ra, các đối thủ hết sức phân vân và bắt đầu ngờ rằng đằng sau lưng Boanicade là một tiềm lực tài chính cực mạnh. Trong phiên đấu giá, với sự “tháp tùng” của ông chủ ngân hàng nọ, Tổng giám đốc Boanicade tự tin tham gia và ngay từ khi vào cuộc đã lập tức đẩy giá lên cao hẳn, trái với các qui tắc bình thường. Điều đó khiến các đối thủ của Boanicade càng tin chắc tiềm lực cũng như quyết tâm của đội Boanicade – Ngân hàng trong trận đấu thầu.

Chính điều đó đã làm cho các đối thủ nhụt chí và Boanicade giành chiến thắng trong một tầm giá tốt ngoài mong đợi. Với chiến thắng này, Boanicade nhanh chóng nhận được nhiều nguồn trợ giúp tài chính và nhanh chóng vượt lên trở lại trên thị trường dầu mỏ Hoa Kỳ thời đó.



6.10.08

Gia Cát Lượng khóc viếng Châu Du

Gia Cát Lượng khóc viếng Châu Du


Thương ôi Công Cẩn, làm sao sớm khuất,
Ðành lẽ số trời, ai ai cũng xót
Lượng tôi tới đây , kính dâng ly rượu
Anh Có linh thiêng xin về chứng giám
Nhớ xưa đi học , chơi với Bá Phù
Nhường cơm sẽ áo , một lòng thương nhau
Nhớ anh còn trẻ , chí cả ngàn trùng
Vẫy vùng một cõi , độc lập Giang Ðông
Quyền cao chức trọng , trấn giử Ba Khẩu
Khiếp oai Lưu Biểu , đẹp dạ Ngô Hầu
Diện mạo như ngọc , Tiểu Kiều đẹp đôi
Rể tôi nhà Hớn , hỏi được mấy người ?
Anh hùng cái thế , chẳng khứng qui Tào
Trời xanh vổ cánh đại bàng bay cao
Phong tư cốt cách , Tương Cán ngở ngàng
Hết đường thuyết khách , nói cười như không
Thương anh lừng lẩy , văn võ kiêm toàn
Hỏa công một trận , Xích Bích lừng vang
Làm sao sớm khuất , ai hởi Chu Lang
Lượng tôi đau xót , huyết lệ hai hàng
Sống đũ trung nghĩa , mất được thảnh thơi
Tuổi thọ ba chục , danh lưu muôn đời
Lòng tôi bối rối , vạn mối tơ vò
Tâm nầy lửa đốt , ruột héo gan khô
Giang Ðông tang tóc , ba quân bàng hoàng
Chúa thời tuôn lệ , bạn thời khóc than
Lượng tôi những tính nương tựa vào nhau
Giúp Lưu phò Hớn , cùng Ngô phá Tào
Gây thế ỷ dốc , sớm hôm bàn mưu
Lượng tôi kém cỏi , mong trông cậy nhiều
Nào ngờ Công Cẩn ! , sớm khuất từ đây
Mênh mang chánh khí , trời thẳm đất dầy
Anh linh chứng dám , rủ thương lòng nầy
Từ nay tri kỷ ,biết ngỏ cùng ai ?
Thương ôi , có thiêng , xin về thượng hưởng....


Gia Cát Lượng khóc viếng Châu Du
Gia Cát Lượng khóc viếng Châu Du

Khổng Minh nghẹn ngào mãi mới đọc hết , đọc xong gục mặt xuống đất khóc lóc như mưa , thảm thương vô cùng , đầu tóc rủ rượi , muốn cho các tướng đang tức giận muốn ăn tươi nuốt sống Khổng Minh cũng phải nói với nhau :

- Người ta cứ nói Công Cẩn với Khổng Minh bất hòa , nhưng nay xem như vậy , thì có lẻ là thiên hạ xét sai .
Lỗ Túc cũng nghĩ trong bụng :
- Khổng Minh bi thiết như vậy , lòng dạ chắc tốt , chẳng qua Công cẩn hẹp lượng nên mình hại mình đấy thôi !
Phúng điếu xong xuôi. Khổng Minh được bên Ðông Ngô thết đãi tử tế .
Mãn tiệc Khổng Minh xin về , tới bờ sông , chợt có người ở sau vỗ vai nói :
- Ngươi chọc Công Cẩn tức mà chết , lại còn sang điếu tang, dể khinh Ðông Ngô không có người biết hay sao ?
Khổng Minh thất kinh, nhìn lại là Phụng Sồ tiên sanh bèn dắt nhau xuống thuyền trò chuyện . Sau đó Khổng Minh dặn Bàng Thống khi nào không ở với Ðông Ngô nữa , xin sang Kinh Châu cùng phò Huyền Ðức .

trong cuộc sống có khoái lạc, cũng có đau thương, bất tất phải cố ý tu sức cho bản thân mình. Chỉ cần dùng chân tâm, chân tính, chân cảm của bản thân thì có thể đối diện với cuộc sống, lớn tiếng mà khóc, lớn tiếng mà cười. Dùng cái chân tình biểu hiện cho chính mình, ấy mới có thể xem như là một con người…


Thuật "rút đất" hay một trò ú tim của trẻ nhỏ?

Đối lập với cái gian hùng của Tào Tháo là cái “kiêu hùng” của Lưu Bị, cũng có cách xử lý mà không người nào làm được, ông ta dùng nước mắt để tranh thiên hạ. Lưu Bị thích khóc đến nổi tiếng.
Lưu Bị dưới sự trợ giúp của Từ Nguyên Trực, đóng quân Tân Dã, chiêu binh mãi mã, tích trữ lương thảo, khí tượng ngày một thịnh. Nhưng Tào Tháo đã bắt chước bút tích của Từ Mẫu đưa cho Nguyên Trực, khiến cho ông ta phải rời bỏ Lưu Bị. Lưu Bị khóc rằng: “Nguyên Trực đi rồi, ta sẽ không biết làm thế nào?”, rồi ngưng nước mắt mà ngóng theo. Từ Thứ vì điều này mà tâm tư nhiễu loạn, nước mắt lưng tròng, khi sang phía Tào Tháo từ đầu chí cuối không đưa ra một kế sách nào.
Lưu Bị ba lần đến lều cỏ, gặp phải lời từ chối khéo của Khổng Minh, khóc rằng: “Tiên sinh không xuất sơn, thiên hạ sẽ sống như thế nào?”. Lưu Bị nói đi nói lại, càng động đến tâm sự sâu kín, tâm tư trăm mối, lúc đó “nước mắt thấm ra tay áo, làm ướt hết cả vạt áo”.
Khi Lỗ Túc Đông Ngô đòi Kinh Châu, Lưu Bị lại khóc, dày vò những thủ hạ của Lỗ Túc không biết xử trí thế nào, cuối cùng không hoàn thành được nhiệm vụ.
Khi tin Quan Vũ bị sát hại truyền tới, Lưu Bị “thét lên một tiếng lớn, hôn mê ngã vật xuống đất”, lệ thấm ướt vạt áo, ba ngày không ăn. Biểu hiện huynh đệ tình thâm.
Lưu Bị từ đầu chí cuối đều dùng nước mắt để cảm động văn thần võ tướng, khóc để giành được một địa bàn lập nghiệp rồi cũng dùng khóc để có được vị trí vua đất Thục.
Là thủ hạ của một vị quân vương khóc rất nhiều, việc khóc của Gia Cát Lượng cũng rất có bản lĩnh. Chí ít việc khóc của ông ta cũng có thể cùng Lưu Bị tạo nên công trạng. Nhưng Lưu bị dù nói gì đi nữa, cũng có một chút vì quốc gia mà khóc. Còn việc khóc của Gia Cát Lượng cũng chỉ là kiểu mèo khóc chuột, mượn sự thương xót để giải hiềm nghi mà thôi.

Gia Cát Lượng đầu tiên là khóc Chu Du. Năm 36 tuổi, vị đô đốc thủy quân của Đông Ngô Chu Du đã bất hạnh tiêu vong, Gia Cát Lượng mang theo Triệu Tử Long và một số người khác nữa đến phúng viếng. 


Chỉ thấy Khổng Minh tới trước linh sàng Chu Du, bày lễ vật, tự rót rượu, đổ xuống đất rồi khóc lớn, vừa khóc vừa thuật lại Chu Du sinh thời anh hùng, văn tài võ lược, rộng lượng chí cao như thế nào, rồi giúp Tôn Quyền cát cứ Giang Đông, xây dựng sự nghiệp ra sao. Ông ta cực lực ca ngợi tấm lòng trung nghĩa, khí chất anh hùng của Chu Du. Đứng trước quan tài của Chu Du, ông đau đớn nói: “Hỡi ôi Công Cẩn, sinh tử vĩnh biệt!”. “Hồn phách có linh, xin chứng giám cho tấm lòng của tôi: từ đây trong thiên hạ, sẽ không tìm thấy đâu kẻ tri âm! Than ôi đau đớn thay!”. Ông ta nước mắt như suối, bi thương khóc lóc không dừng, thực là cảm động lòng người. Những người có mặt trong buổi hôm đó không ai là không bị nước mắt của ông ta làm cho cảm động, các tướng lĩnh không có ai không bị tình cảm của ông ta cảm hóa.
Gia Cát Lượng giống như đám tang mẹ, khóc lóc kêu gào. Các tướng lĩnh Đông Ngô đều bị tung hỏa mù. Họ nghĩ không ra rằng vì sao Chu Du chết. Không phải là người trước mắt họ, nói lời mà không giữ, chua ngoa cay nghiệt thì Chu Du đâu đã chết nhanh như vậy. Giờ đến đám tang khóc viếng, phân minh là không ai ăn hiếp Giang Đông cả, có ý muốn hạ thấp Chu Du, trình hiện trước thế nhân một giả tượng rằng: không phải là tôi, Gia Cát Lượng, thế này thế nọ mà là ông, Chu Du, nhỏ nhen, việc ông tức khí mà chết hoàn toàn không liên quan tới tôi. Ông xem ông chết mà tôi vẫn còn tới khóc viếng ông, ông phải nói tôi thật rộng lượng mới đúng! Đối với một người đã chết mà ông ta vẫn không từ bỏ, lòng dạ Gia Cát Lượng quả thật còn hơn lang sói.
Nghe nói loài cá khi ăn thực vật, có một loài có biểu hiện rất giống con người: chảy nước mắt. Loài cá quả thực là có biết chảy nước mắt, chỉ là chúng hoàn toàn khóc không phải vì thương tâm mà là do lượng muối dư thừa trong cơ thể nó bài tiết ra. Chức năng bài tiết của thận cá không được hoàn thiện như, trong cơ thể dư thừa quá nhiều muối, cần phải dựa vào một tuyến muối đặc thù để bài tiết. Tuyến muối trong cơ thể loài cá nằm rất gần vùng mắt của cá. Tuyến muối này có thể giúp loài cá tiêu giảm bớt lượng muối trong nước biển, từ đó mà nước biển nhạt đi. Vì thế, tuyến muối là dụng cụ làm nhạt nước biển của thiên nhiên.
Nước mắt của loài cá này hoàn toàn không phải là do tình cảm mà là một loại giả từ bi, giả thương tâm, giả cảm thông. Loại nước mắt này chỉ là một tuyến ở vùng phụ cận của mắt làm ra một trò đùa quái đản, chỉ cần khi cá ăn, loại tuyến phụ sinh bài tiết ra một loại dung dịch muối của tự nhiên. Trong cuộc sống loại ngụy quân tử giả từ bi này thật đáng mỉa mai!


Tiếng khóc “ghi dấu kinh điển” của Gia Cát Lượng chính là lần khóc chém Mã Tốc. 


Gia Cát Lượng ra Kì Sơn bắc phạt, ban đầu giành thắng lợi, giành được ba quận vùng Lũng Tây, thanh thế làm chấn động Ngụy quân. Đột nhiên có tin báo, Tư Mã Ý xuất quan, hành quân cấp tốc. Gia Cát Lượng liệu định chắc rằng Tư Mã Ý sẽ lấy Nhai Đình, chặn yết hầu của quân Thục. Vì thế muốn phái một thượng tướng danh tiếng đến trấn thủ ở Nhai Đình, không ngờ Mã Tốc muốn được nhận nhiệm vụ, cam kết “nếu như thất bại, chém đầu cả nhà”. Mã Tốc vốn là một thư sinh, bàn việc binh trên giấy còn khả dĩ, không hề có một chút kinh nghiệm thực chiến. Chỉ vì ông ta có sự giao hảo riêng với Gia Cát Lượng, lại là một nhân vật thuộc phái Kinh Tương. Chỉ vì cho ông ta một cơ hội kiến công lập nghiệp, Gia Cát Lượng đã không nghe lời mọi người mà đề bạt Mã Tốc. Kết quả, Mã Tốc sau khi tới Nhai Đình đã chống lệnh, không nghe lời can gián, lập trại ở trên núi, cuối cùng đã bị Tư Mã Ý trước chặn đường thủy, lại phóng hỏa đốt núi, tuy Thục quân mấy lần cứu viện nhưng rốt cục Nhai Đình vẫn mất.
Sau khi Nhai Đình thất thủ, Gia Cát Lượng phải sửa chữa cục diện thất bại của mình, thân là chủ tướng ông ta không thể đổ thừa trách nhiệm cho ai. Nhưng là một để bảo toàn danh dự cho bản thân, nên đã đem toàn bộ sai lầm trong cuộc chiến đó đẩy hết cho Mã Tốc, luôn miệng nói là thất bại Nhai Đình là một sự kiện trọng đại trong chiến tranh. Mẫ Tốc không cách gì đã trở thành vật hy sinh của ông ta. Gia Cát Lượng chém khi chém Mã Tốc có ba lần ông ta chảy nước mắt như loài cá.

Lần khóc thứ nhất là trách mắng sai lầm của Mã Tốc. Nói Nhai Đình là gốc của quân Thục, ngươi đã lấy sinh mạng cả gia đình để lĩnh trách nhiệm nặng nề đó, nay mất đất mất thành, tất sẽ bị xử chém. Lúc đó Mã Tốc cầu xin rằng sau khi giết chết ông ta có thể ban ân tha chết cho con ông ta, Gia Cát Lượng bị lời khẩn cầu của một người sắp chết làm cho cảm động, ông ta lập tức đáp ứng thỉnh cầu, đổng thời chảy nước mắt nói: “Ta và Nhữ Nghĩa (tên tự của Mã Tốc) là huynh đệ, con của ông cũng chính là con của ta, không cần dặn dò quá nhiều”. Ý là muốn Mã Tốc yên tâm mà đi.
Mã Tốc vốn có giao hảo với Gia Cát Lượng, nay vì lợi ích của bản thân, ông ta không thể không giết Mã Tốc. Giờ đối diện với đề xuất cuối cùng của một người cha cho con mình, lương tâm của ông ta cũng không hoàn toàn mất đi.
Lần thứ hai khóc là lần can gián của Tưởng Uyển. Trong cách nhìn của Tưởng Uyển: “Nay thiên hạ chưa định, mà giết người mưu trí, chẳng đáng tiếc lắm hay sao?”. Khổng Minh cũng biết rằng Mã Tốc cũng có chỗ khả dụng. Trước đây Mã Tốc đã vì Khổng Minh hiến kế hai lần và cả hai lần đều giành được thắng lợi lớn: Lần thứ nhất là bảy lần bắt Mạnh Hoạch, ông ta kiến nghị lấy công tâm làm đầu. Một lần khác là lợi dụng kế phản gián, gây xích mích trong quan hệ giữa Tào Duệ và Tư Mã Ý, kết quả là Tư Mã Ý bị biếm về quê. Gia Cát Lượng không phải không biết tài năng của Mã Tốc Mã Tốc không chết nhất định trở thành cánh tay đắc lực của ông ta, nhất định có thể giúp ông ta đối phó với một số người như Lý Nghiêm,… Nhưng ngày hôm nay nếu như không chết, rất có thể địa vị của ông ta trong tập đoàn Kinh Tương sẽ bị lung lay. Giết chết Mã Tốc cũng giống như chặt đứt một cánh tay của ông ta. Lúc đó nội tâm của ông ta cực kì phức tạp mâu thuẫn, làm sao ông ta không thương tâm cho được?
Lần thứ ba là sau khi nhìn thấy thủ cấp của Mã Tốc, Không Minh lại không nén nổi sự đau đớn nội tâm, khóc lớn không thôi. Lúc này Tưởng Uyển vẫn ngoan cường hỏi: “Nay kẻ ấu trĩ thường mắc tội, đã xử theo quân pháp, thừa tướng hà cớ gì phải khóc?”. Đây là lần đâu tiên Khổng Minh nghĩ tới thất bại do việc mình dùng người không đúng gây ra, và lại sai lầm này là không thể thông cảm được. Gia Cát Luợng từ sau khi Lưu Bị chết, gạt bỏ sự độc chiếm quyền bính của Lý Nghiêm, ….

Gia Cát Lượng khóc Chu Du, khóc Mã Tốc là giả nhân nghĩa lấy lòng người, vừa ăn cướp vừa la làng. Là một kẻ đầy mưu mẹo trên chính trường, ông ta rất giỏi vận dụng những biểu tượng để ngụy trang cho chính mình. Tào Tháo ba lần cười cũng có ba lần khóc. Ông ta khóc lần thứ nhất là khóc toàn gia đình mình bị Đào Khiêm giết chết, ai không thương cha thương mẹ, Tào Tháo khóc, có thể nói là khóc một cách thực tâm. Lần thứ hai khóc là khóc Điển Vi. Năm đó, Tào Tháo dẫn quân thảo phạt Trương Tú, bị trúng kế của Trương Tú, thân bị bao vây. Điển Vi sau khi mơ thấy cảnh đó, tỉnh dậy đã “ra sức hướng về hành quân”, đến chết cũng không lui, máu chảy đầy đất mà chết nhờ thế mà Tào Tháo thoát hiểm. Tào Tháo sau khi chỉnh đốn quân đội, đánh lui Trương Tú, lập tức làm lễ tế Điển Vi, tự thân mình khóc tế ông ta. Hai năm sau, Tào Tháo lại dẫn quân tới Uyển Thành tấn công Trương Tú, Tào Tháo đột nhiên khóc lớn, còn nói, ta từng đau đớn mất con trưởng, cháu yêu, nhưng ta chỉ khóc đại tướng Điển Vi của ta. Đây cũng là lần Tào Tháo khóc để lấy lòng người. Lần thứ ba khóc là khóc Quách Gia sau thất bại trong trận Xích Bích, “Nếu có Phụng Hiếu ở đây, ta đã không cô độc đến thế này”. Lần khóc này là để che đậy cho sai lầm của bản thân mình cũng là trách mắng bọn mưu sĩ vô năng, đương nhiên ông ta không quên rẳng Tuân Húc từng nhắc nhở ông ta về kế trá hàng, kế liên hoàn của Đông Ngô và cả chuyện gió Đông nữa nhưng là do Tào Tháo không nghe. Lần khóc này là sự che đây ngụy trang cho sai lầm của bản thân ông ta mà cũng là bộc lộ sự gian xảo giả dối của ông ta.

Tập Tạp Xỉ bình Gia Cát Lượng nói: “Vì thiên hạ chủ trì đại cục, muốn đại thu lực vật mà không lượng tài năng mà nhậm trọng trách, theo tài phó nghiệp; biết đó là một lỗi nặng, không tuân sự nhắc nhở của minh chủ, giết người hữu ích, thật khó mà gọi là người có trí được vậy”. Tập Tạp Xỉ cho rằng Gia Cát Lượng không đủ để gọi là người có trí nhưng ông ta không nhìn thấy rằng tuy Gia Cát Lượng tuy không phải là người có trí nhưng mà ông ta là bậc có mưu. Chỉ nhìn mấy lần ông ta dùng nước mắt để tạo ra cái thanh danh hiền thần hiếu tử cũng có thể thấy là đã đạt tới đỉnh cao của kẻ giết người không dao.

Trên thế giới vốn không có hận thù vô duyên vô cớ, cũng không có tình yêu vô duyên vô cớ. Là một con người có thất tình lục dục, phải sống trên trên cõi hồng trần tục thế, không cách nào thoát khỏi những hỷ nộ ai lạc do cuộc sống mang lại. Trong cuộc sống có khoái lạc, cũng có đau thương, bất tất phải cố ý tu sức cho bản thân mình chỉ cần dùng chân tâm, chân tính, chân cảm của bản thân thì có thể đối diện với cuộc sống, lớn tiếng mà khóc, lớn tiếng mà cười. Dùng cái chân tình biểu hiện cho chính mình, ấy mới có thể xem như là một con người./.

Nguồn: tổng hợp