Search

16.3.24

BỨC TRANH DU HÀNH

BỨC TRANH DU HÀNH

Sau khi đã giải thích bản chất ảo tưởng của tâm với ví dụ bức tranh du hành, và ví dụ về thế giới loài vật, Đức Phật tiếp tục mô tả một người hoạ sĩ có thể vẽ một bức tranh như thế nào:
Ví như, này các Tỳ-kheo, một người hoạ sĩ, với sơn hay với cánh kiến đỏ, với củ nghệ hay với chàm xanh hoặc đỏ thẫm, trên một tấm bảng khéo đánh bóng, hay trên bức tường hay trên khung vải, vẽ ra hình ảnh một người đàn bà hay hình ảnh một người đàn ông, có đầy đủ đường nét và tay chân.
Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu,
BỨC TRANH DU HÀNH



[1] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra sắc,
[2] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra thọ,
[3] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra tưởng,
[4] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra hành,
[5] có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra thức.

Một người đàn bà vô văn phàm phu, hay một người đàn ông vô văn phàm phu mỗi khoảnh khắc trong ngày, và đều đặn mỗi ngày đều tạo tác những hành động bằng thân, bằng lời nói, và bằng ý nghĩ. Khi những hành động như vậy có chủ ý, chúng sẽ tạo ra những hành bất thiện hoặc hành thiện có một tiềm lực nghiệp. Chúng bắt nguồn từ những phiền não vô minh (avijjā), tham ái (taṇhā) và chấp thủ (upādāna).
...
Cái này (5 uẩn ) là của tôi >>> do tham ái.
Cái này là tôi >>> do ngã mạn.
Cái này là tự ngã của tôi >>> do thân kiến.
Nguồn sách: Vận hành của nghiệp.
Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw
Nguồn ảnh: pinterest.com/rachtrainer
Ghi chú: 165 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

13.3.24

ĐẠI DƯƠNG SINH TỬ

ĐẠI DƯƠNG SINH TỬ

 
Phật vừa dứt lời, tôn giả A-nan xin Phật giải thích giá trị của hiểu mười hai nhân duyên. Phật liền dạy rằng:
Này các đệ tử, mười hai nhân duyên vô cùng sâu sắc, không phải là điều người thường hiểu tới. Ngày xưa đang tu, chưa đạt giác ngộ mười hai nhân duyên, ta đã trôi lăn trong đường sanh tử, không thoát ra được. Ngộ thuyết nhân duyên với mười hai mắt xích, ta chặt đứt chúng, nhờ đó vĩnh viễn không còn tái sanh.
Trong kiếp quá khứ xa xưa về trước, có một vị vua cõi A-tu-la tên là Tu-diệm chợt có ý nghĩ muốn bốc mặt trời và cả mặt trăng ra khỏi nước biển. Ông tự hóa thân cực kỳ to lớn, đến độ nước biển chỉ ngang hông ông. Vua Tu-diệm này có một người con là Câu-na-la, tâu với vua rằng:
- “Con muốn xuống biển, tắm cho thỏa thích”.
Vua Tu-diệm nói:
- “Con chớ ham thích tắm trong nước biển. Vì nước đại dương vừa sâu, vừa rộng; không thể ở trong nước biển mà tắm”.
Câu-na-la nói:
- “Hiện con đang thấy độ sâu của biển chỉ ngang hông cha, có gì sâu rộng, con không sợ đâu”. Không khuyên được con, vua Tu-diệm nắm thân của thái tử, thả xuống nước biển. Chân của thái tử không đụng đáy nước, lòng rất lo sợ.
Vua bảo con rằng:
- “Như con thấy đó, cha đã nói rồi, đại dương rất sâu mà con không tin. Chỉ có mình cha có thể tắm gội ở trong đại dương, còn con không thể”. Này các đệ tử, vua Tu-diệm ấy của kiếp xa xưa chính là thân Ta. Còn vị thái tử con của nhà vua chính là A-nan.
Con đã từng nói:
- “Đại dương không sâu và cũng không sao”. Nhưng sự thật thì ngược lại hoàn toàn. Ai không thấu hiểu và chặt đứt được mười hai nhân duyên sẽ bị trôi lăn luân hồi vô tận, không ngày xuất ly; chìm trong mê hoặc, không nhận thức rõ gốc rễ của hành; đời này kiếp khác, kẹt trong khổ não, khó lần manh mối xuất ly sanh tử."
ĐẠI DƯƠNG SINH TỬ


 
Này các đệ tử, dưới cội Bồ-đề sau khi thành đạo, ta đã nhận ra mười hai nhân duyên, ta thắng được ma và quyến thuộc chúng, hoàn toàn nhờ vào dứt được vô minh mà ánh trí tuệ chiếu soi cùng khắp; bóng tối lậu hoặc nhờ đó kết thúc, không còn trần cấu. Này các đệ tử, các con nên biết mười hai nhân duyên rất là sâu thẳm, không phải là điều mà người phàm phu có thể nghiệm ra. Tất cả các con hãy nên suy nghiệm mười hai nhân duyên, thực tập chuyển hóa, để kết thúc được mạng lưới sinh tử. Nghe Phật khuyên nhắc, tôn giả A-nan và người có mặt vô cùng hoan hỷ, phát nguyện thực tập, truyền bá kinh này
Nguồn: Kinh 12 Nhân Duyên – Thích Nhật Từ
Nguồn ảnh: Tạo bởi AI
ghi chú: 129 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều