Vấn Đáp Phật Giáo với Sư Giác Nguyên Pháp đàm Buổi 1 04-09-2022
Vấn Đáp với Sư Giác Nguyên
Mỗi Chủ Nhật hàng tuần, sau thời pháp Nhật Tụng Kālāma, Sư Giác Nguyên (Toại Khanh) sẽ dành 45 phút để giải đáp các nghi vấn giáo lý Phật giáo cho phật tử khắp nơi.
Buổi pháp đàm sẽ được phát trực tuyến trên trang Kalama Journal
facebook.com/kalama.home [ facebook ] và youtube.com/c/giaolykalama [ youtube ].
Xin thay mặt đại chúng phật tử thành kính tri ân Sư Giác Nguyên.
Để giúp ban tổ chức điều hành buổi giảng, xin quý phật tử vui lòng chỉ dùng phương tiện gửi câu hỏi trên trang mạng tại đây. Những câu hỏi có lợi ích cho đại chúng sẽ được ban tổ chức nêu lên trong buổi pháp đàm.
Tóm tắt Pháp đàm Buổi 1 04-09-2022
1. Chư Phật nhập Niết
Bàn như thế nào?
- Phật nhập thiền sâu dần (đến Tứ thiền),
lúc đó mọi sinh hoạt sinh học lắng dịu hoàn toàn → không còn hơi thở → tâm
mệnh chung xuất hiện → viên tịch nhẹ nhàng.
- Phật nhập thiền xuất, nhập các tầng thiền
2.400.000 lần trước khi viên tịch ở ranh giới giữa thiền Sắc và thiền Vô Sắc.
2. Hành thiền: Học
trước hay hành trước?
- Tùy căn cơ: Có người học trước, có người
hành trước, có người học-hành song song.
- Theo tuổi đời:
- Thanh niên: 3 phần học – 1 phần hành.
- Trung niên: 2 học – 2 hành.
- Lão niên: 1 học – 3 hành.
- Cận tử: 100% hành.
3. Khi nào biết đủ
Bát Chánh Đạo để giác ngộ?
- Không thể "biết đủ". Chỉ cần tu
đúng Giới – Định – Tuệ, sống chánh niệm, duyên đầy đủ thì quả chứng sẽ đến.
4. Có cần thiết giảng
sư phải có pháp hành?
- Quan trọng là tri kiến giảng ra có thể kiểm
chứng bằng kinh điển.
- Không nên đánh giá qua lời đồn, hình thức
trang nghiêm hay “giới tướng” bên ngoài.
5. Thực hành Tứ Niệm
Xứ nên bắt đầu từ đâu?
- Không cần theo thứ tự Thân → Thọ → Tâm →
Pháp.
- Quan sát đề mục nào đang nổi bật tại thời
điểm hiện tại.
- Tứ Niệm Xứ không có "một đường thẳng",
tùy căn cơ mà khởi tu từ chỗ mạnh nhất của mình.
6. Chứng Thánh là
biết liền?
- Đúng. Người chứng Thánh (như Tu Đà Hườn)
biết rõ họ đã vượt qua thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ.
- Cần phân biệt với “Tăng thượng mạn” – ảo
tưởng mình đã đắc đạo.
7. Thời nay còn
Thánh nhân không?
- Còn. Nơi nào có người tu đúng Bát Chánh Đạo,
nơi đó có Thánh nhân.
- Thánh thật không khoe mình là Thánh, sống
âm thầm, khiêm tốn.
8. Người giới tính
thứ ba có được xuất gia?
- Nếu đồng tính bẩm sinh → không được.
- Nếu chỉ ảnh hưởng do môi trường nhưng chưa
rõ ràng → còn xem xét.
- Khuyến nghị đọc Tạng Luật và “Buddhist
Monastic Code” của ngài Thanissaro để hiểu rõ hơn.
9. Về đại vọng ngữ
(nói dối về chứng đạo):
- Tỳ kheo phạm giới trọng nếu mạo nhận chứng
đạo.
- Cư sĩ không phạm giới nặng, nhưng nghiệp rất
lớn nếu cố tình lừa dối.
10. Về tụng Pali
không hiểu nghĩa:
- Nếu không hiểu gì: phước ít, chỉ có tinh tấn.
- Nếu hiểu đại khái ý nghĩa bài kinh: vẫn tốt.
11. Về xuất gia hay
ở cư sĩ:
- Tùy duyên và điều kiện cá nhân.
- Cư sĩ tốt còn hơn xuất gia tệ.
12. Có nên chú ý giới
tính người khác khi tu thiền?
- Không. Quan trọng là giữ tâm mình, chánh
niệm với chính mình.
- Nếu thấy phản cảm → báo cho người có trách
nhiệm.
13. Niệm ân Phật
thay vì hơi thở có được không?
- Câu hỏi chưa đúng trọng tâm. Cần hiểu rõ mục
đích và bản chất của từng phương pháp tu mới quyết định được.
14. Về Kim Cương Thừa
(Vajrayana):
- Là nhánh tu phát triển từ Đại Thừa, chủ
trương con đường rốt ráo, dùng phương tiện đặc biệt, như thiền thần chú,
quán tưởng, tu khổ hạnh cao độ...
- Cần hiểu rõ mục tiêu và cấu trúc giáo lý để
đánh giá.
Xem thêm:
Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Vui lòng viết Tiếng Việt. Có dấu.
Nhận xét luôn luôn được kiểm tra trước khi xuất bản. :). Vì vậy bạn đừng cố SPAM
Cảm ơn bạn