Search

2.12.21

CÁI GÌ ĐEM ĐẾN SỰ THÍCH THÚ

CÁI GÌ ĐEM ĐẾN SỰ THÍCH THÚ


Đức Phật dạy rất chi tiết về việc Tham Ái sinh khởi ra sao và Tham Ái biến mất như thế nào, bị loại trừ như thế nào.

Nguồn gốc của sự Khổ chính là Tham Ái, Tham Ái sinh khởi nhiều lần, thỏa thích, vui thích với đối tượng này hay đối tượng khác, đây là Tham Ái với dục trần, Tham Ái muốn được tái sinh và Tham Ái muốn không phải tái sinh”. 
“Nhưng Tham Ái do đâu mà phát triển và sinh khởi ở nơi đâu, ở chỗ nào, từ nơi thế giới này, từ nơi Thân-Tâm này, nơi đâu có sự đẹp đẽ phát sinh thì nơi đó Tham Ái sinh khởi”.

“Trong thế giới này, tức là thế giới Thân-Tâm này, cái gì đem đến sự thích thú?

mắt này lôi cuốn và đem đến sự thích thú, và tại mắt Tham Ái sinh khởi phát triển,  -  tai này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại tai, Tham Ái sinh khởi phát triển,  -  mũi này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại mũi Tham Ái sinh khởi phát triển,  -  lưỡi này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại lưỡi Tham Ái sinh khởi phát triển,  -  Thân này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại Thân Tham Ái sinh khởi phát triển,  -  ý căn này lôi cuốn và đem đến thích thú và tại ý căn này Tham Ái sinh khởi và phát triển


-  mắt này lôi cuốn và đem đến sự thích thú, và tại mắt Tham Ái sinh khởi phát triển, 
-  tai này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại tai, Tham Ái sinh khởi phát triển, 
-  mũi này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại mũi Tham Ái sinh khởi phát triển, 
-  lưỡi này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại lưỡi Tham Ái sinh khởi phát triển, 
-  Thân này lôi cuốn và đem đến sự thích thú và tại Thân Tham Ái sinh khởi phát triển, 
-  ý căn này lôi cuốn và đem đến thích thú và tại ý căn này Tham Ái sinh khởi và phát triển."

...
Tham ái khởi lên ở đâu thì an trú ở đó
Tham ái xả ly ở đâu thì diệt trừ ở đấy

Trường Bộ Kinh Digha Nikaya- Kinh Ðại Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian

BHŪMI, CÁC CÕI TRÚ XỨ

BHŪMI: CÁC CÕI TRÚ XỨ


Thuật ngữ “bhūmi” có nghĩa là cõi theo nghĩa “cõi thức” của tâm và cũng có nghĩa là “cõi trú xứ”. Bhūmi theo nghĩa cõi trú xứ là thế giới hay nơi chốn tái sinh của các chúng sinh. Có 31 cõi khác nhau và các cõi này đều tương thích với thứ cấp của các tâm đã tạo duyên cho sự tái sinh ở các cõi ấy.
Đây là sự phân chia thành 31 cõi theo những cấp độ khác nhau. Thực ra trong mỗi cõi này lại có nhiều cảnh giới tái sinh khác nhau. Ngay cả cõi người này cũng không phải là cõi người duy nhất, mà bên cạnh đó còn có các cõi người khác nữa. 

Thuật ngữ “bhūmi” có nghĩa là cõi theo nghĩa “cõi thức” của tâm và cũng có nghĩa là “cõi trú xứ”. Bhūmi theo nghĩa cõi trú xứ là thế giới hay nơi chốn tái sinh của các chúng sinh



Như chúng ta đã thấy, từ “bhūmi” – cõi có thể đề cập đến các cấp độ của tâm cũng như các cõi trú xứ của chúng sinh. Tóm lại, khi bhūmi được sử dụng theo nghĩa là các cấp độ của tâm thì sẽ có bốn cõi (bhūmi): dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế. Khi bhūmi được sử dụng theo nghĩa trú xứ cho các chúng sinh tái sinh hay thế giới nơi họ sống, thì có 31 cõi, tương ứng với các cấp độ khác nhau của tâm, bao gồm: 11 cõi dục, 16 cõi Phạm thiên sắc giới và 4 cõi Phạm thiên vô sắc giới.

Nguồn : Vi Diệu Pháp - Abhidhamma

Ps: 

Có bao giờ tự hỏi là tại sao mình không sinh ra ở Australia mà lại sinh ra ở Zimbabwe ? Sao không sinh ở thủ đô Hà Nội mà lại ở cái trú xứ chó ăn đá gà ăn sỏi Mèo Vạc Hà Giang không?.



Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian