ĐỐI DIỆN VỚI ĐAU BỆNH
Một lần Đức Phật đến thăm bệnh một vị tỳ kheo, Ngài hỏi nhẹ nhàng. Có đau lắm không? Cái câu hỏi đó làm cho người ta lắng xuống trước cái đã. Nguyên văn Pāḷi là “khamanīyaṃ yāpanīyaṃ” -- có chịu đựng được không.
Vị tỳ kheo thưa: Bạch Thế Tôn con đau quá, đến mức chỉ nghĩ thà chết tốt hơn.
Đức Phật dạy: Ngươi hãy tâm niệm rằng sợ hãi, đau đớn đến mức nào rồi thì cũng vô thường.
Hoặc có lúc Ngài nói thế này: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau.”
Đau đớn và sợ hãi là hai cái mà người trọng bệnh thường phải chịu đựng. Lúc sắp chết thì hai cái này nổi bật còn nhớ thương tiếc nuối chỉ là chuyện phụ. Hãy nhớ rằng sợ hãi, đau đớn cách mấy rồi cũng vô thường, rồi mọi thứ cũng qua đi. Thân nó đau là chuyện của nó nhưng mình để tâm mình bị dính chặt vào cơn đau thì sẽ đau gấp đôi, gấp ba. Mình cứ tiếp tục hơi thở vào ra chánh niệm, duyên còn thì sống, duyên hết thì thôi.
Ngay bây giờ quí vị thấy những điều này không quan trọng, nhưng mai mốt nằm một mình trây trét tiểu tiện không tự chủ, thì nhớ ngày xưa tôi từng giảng tu chánh niệm bây giờ để đối mặt với cô đơn, đối mặt cái chết mà không chịu làm. Quí vị phải làm ngay bây giờ chớ không thể nào để ngày mai tháng sau năm tới được. Sau khi tôi bái bai, tắt máy rồi thì quí vị phải sống chánh niệm ngay cho tôi, vì mình không thể biết thời gian mình chuẩn bị cho cái chết bao lâu, để rồi khi những chuyện kinh hoàng xảy đến thì trở tay không kịp.
Cứ sống chánh niệm, không tốn tiền bạc gì hết, từ nền tảng đó thì sẽ nảy sinh trí tuệ. Khi niệm mạnh rồi thì tự động thấy ra. Giống như khi mình còn nhỏ, cái ôm của mẹ của cha không thấm đâu; cứ sống đời cho giỏi, về chăm mẹ rửa giùm cái chén cái bát, rồi bữa nào đó thầy cô kêu dậy sớm tới lớp, lúc đó mới thấy ra dậy sớm không dễ vậy mà mẹ mình dậy sớm mấy chục năm để lo cho gia đình. Bữa nào đi học về trễ đói bụng thấy đói bụng khổ như vầy, vậy mà mẹ nhịn đói biết bao nhiêu lần để nhường miếng ăn cho mình. Bữa nào ngủ đạp cái mền rớt xuống đất thấy lạnh cóng mới thấy thì ra ngủ lạnh khó ngủ như thế này vậy mà nhiều lần không có mền mà mẹ vẫn dành cho mình…. Từ từ mới thấy ra tình mẹ. Còn nhỏ xíu thì làm sao hiểu tình mẹ, từ từ hiểu thức khuya dậy sớm là khổ, đói lạnh là khổ, bịnh không thuốc uống là khổ, ra đường bị người ta coi khinh là khổ, vậy mà mẹ mình gánh hết để cho mình khôn lớn, lúc đó mới hiểu được tình mẹ.
Ở đây cũng vậy, những vụ quán chiếu danh sắc, khổ, vô thường vô ngã xa lắm, cứ sống chánh niệm, chánh niệm lâu dần thì sẽ có trí tuệ.
Sư Giác Nguyên giảng
https://www.facebook.com/111840126925029/posts/614245506684486/
— tại Cầu Vĩnh Tuy.
Thống kê bài đọc nhiều theo thời gian