Search

30.1.24

DỤC TƯỞNG, SÂN TƯỞNG, HẠI TƯỞNG

DỤC TƯỞNG, SÂN TƯỞNG, HẠI TƯỞNG

..
Ba cái tiếp theo đó là ba cái tưởng: dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng.
Tưởng ở đây là gì? Thưa quí vị, trong đời sống này, chúng ta sống bằng ba thứ:
chúng ta sống bằng thức, chúng ta sống bằng tưởng và chúng ta sống bằng trí.
Sống bằng thức là sao? Sống bằng thức có nghĩa là đời sống thông qua 6 căn: Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy tư. Đó là đời sống thuần túy 6 giác quan. Và người có học tí ti về A Tỳ Đàm cũng hiểu rằng chỉ đơn giản sống bằng 6 giác quan thì đời sống của chúng ta nó TẺ NHẠT lắm. Rất là tẻ nhạt. Cái chữ tẻ nhạt này nè, nếu mà quí vị ngồi trước mặt tôi, tôi có một tờ giấy và một cây bút, thì cái chữ tẻ nhạt này tôi sẽ viết nó bằng mực đỏ.

DỤC TƯỞNG, SÂN TƯỞNG, HẠI TƯỞNG

 
Tôi nhắc lại, đời sống này rất là TẺ NHẠT nếu chúng ta thuần túy sống bằng 6 căn. Có nghĩa là thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, nó rất là tẻ nhạt. Mà tại sao tôi muốn viết cái chữ tẻ nhạt này bằng mực đỏ, tại sao vậy?
Vì ở phàm phu không thể nào chỉ thấy đơn giản là thấy, nghe đơn giản là nghe, cho nên ngoài cái đời sống bằng thức, chúng ta lại phải thêm một cái nữa là đời sống bằng tưởng.
Khi thấy cái gì đó, chúng ta phải thêu dệt, vẽ vời lên đó bao nhiêu là thứ ký ức, bao nhiêu là thứ kinh nghiệm, bao nhiêu là thứ kiến thức, ký ức và kinh nghiệm. Đó, thì với đời sống đó chúng ta mới sống nổi.
Thí dụ như nhìn cái hoa, chúng ta gọi tên nó là hoa hồng, chỉ cần nhớ đó là tên hoa hồng. Đó là chúng ta đã vay mượn cái tưởng rồi. Cái hoa hồng này cái giá trị vật chất của nó hơn hẳn nhiều thứ hoa khác. Khi chúng ta nghĩ tới giá trị vật chất của hoa hồng, cái tên gọi của hoa hồng, chúng ta biết rằng hoa hồng nó màu vàng, nó màu trắng, nó màu tím, thì mấy cái màu đó bản thân nó cũng là hồi ức, là kiến thức, là kinh nghiệm. Rồi đóa hoa hồng ấy gợi cho ta bao nhiêu thứ hồi ức, ta sẽ mua hoa này, ta sẽ trồng hoa này cho ai, nếu mình để trong nhà mình chúng ta sẽ chưng nó ở đâu?
Chúng ta biết rất rõ làm sao để cắt một đóa hoa hồng, làm sao để ghim, để cắm, để chưng một bình hoa hồng. Tất cả những cái biết đó về hoa hồng nó mới làm cho chúng ta thấy hoa hồng nó lớn chuyện. Chứ còn nếu mà chỉ thấy thôi, chỉ thấy mới là thấy đời sống bằng thức thôi, chưa thấy đời sống bằng tưởng, thì hoa hồng đối với chúng ta nó rất là tẻ nhạt.
Như vậy, đời sống mình có ba cái: Thứ nhất chúng ta sống thông qua thức; Thứ hai là sống thông qua tưởng; và cái Thứ ba, qua trí.
Trí là gì? Trí là cái khả năng biện biệt, biết rõ cái gì nên, cái gì không nên, cái gì thiện, cái gì ác, cái gì cần làm, cái gì không nên làm.
Mà đa phần phàm phu thì thiếu nặng, thiếu thốn nghiêm trọng về cái mặt trí. Chúng ta thường sống bằng tưởng thôi.
...
Trích bài giảng ngày 10.06.2019 KTC.6.74 Thiền
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép.
http://toaikhanh.com/read.php?doc=201909241200&lan=vn
Ghi chú: 150 


Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

27.1.24

TRẠCH PHÁP- THẨM SÁT

TRẠCH PHÁP- THẨM SÁT

...
Chính do sự thẩm sát và như lý tác ý về các hiện tượng mà tuệ giác hay sự hiểu biết sâu sắc vào bản chất cùng tột của chúng mới được phát triển.
Vào thời Đức Phật có những người được Giác Ngộ viên mãn chỉ trong thời gian vài khoảnh khắc, nhưng ngay cả đối với họ một loại tiến trình tư duy nào đó vẫn phải diễn tiến (trước khi đắc). Có thể nói những người này đã tích luỹ được một khối Ba-la-mật (Pāramīs) rất lớn, tức đã tích tạo được những thiện nghiệp và cơ tánh (trí tuệ) trong quá khứ, và trí tuệ giải thoát của họ đã đến với một tác động gần như tức thời trong kiếp này.
TRẠCH PHÁP- THẨM SÁT

 
Khi còn là một vị Bồ-tát, Đức Phật đã quay trở lại sơ thiền, một trạng thái an chỉ sâu lắng (sau khi đã tinh thông bảy thiền chứng còn thâm sâu hơn nữa) — tại đây, ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, Đức Phật đã thực hiện một quyết định tối hậu để trở thành Bậc Chánh Đẳng Giác.
“Trước khi ta chưa giác ngộ, lúc vẫn còn là một vị Bồ-tát, ta suy nghĩ:
-Thế gian này đã rơi vào một bãi lầy vì nó bị sanh, già và chết, nó cứ diệt rồi lại sanh không ngừng, tuy thế vẫn không biết lối thoát ra khỏi khổ đau ấy. Khi nào thì sự giải thoát khổ này sẽ được tuyên thuyết?
Ta nghĩ:
-Do có cái gì có mặt mà già và chết có mặt? Duyên cần thiết của chúng là gì? Rồi với sự tác ý theo tuần tự ta đi đến sự hiểu biết…sanh là duyên cần thiết cho già chết.”
Và như thế ngài vận dụng một nỗ lực lớn nhất để trở thành Phật, bậc giác ngộ viên mãn, ngài tiến hành tư duy một cách cẩn thận qua tất cả những mắc xích của vòng Duyên Sanh theo cả hai chiều (thuận và nghịch).
“Ta nghĩ:
-Đây là con đường đi đến giác ngộ mà bây giờ ta đã tìm được… đó là cách làm thế nào để có một sự đoạn diệt hoàn toàn khối khổ uẩn này. ‘Đoạn diệt, đoạn diệt’ như thế tuệ giác khởi lên, tri kiến khởi lên, sự hiểu biết khởi lên, nhãn khởi lên, ánh sáng khởi lên nơi ta về những pháp chưa từng được nghe trước đây.”
Lại nữa, để có được sự hiểu biết đầy đủ về các uẩn tại chỗ nối quan trọng này của cuộc sống, đức Bồ-tát đã dùng đến sự suy xét cẩn thận và trí tuệ.
“Ta nghĩ:
-đối với sắc, thọ, tưởng, hành, và thức thế nào là vị ngọt, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly?
Rồi ta nghĩ:
-vị ngọt là khi lạc và hỷ khởi lên do nương vào năm uẩn này; nhưng sự thực thì những pháp này đều vô thường, khổ và phải chịu sự thay đổi nên nó là sự nguy hiểm; sự tu tập và đoạn trừ dục tham đối với chúng chính là sự xuất ly.”
Những gì trình bày ở trên cho thấy tiến trình tư duy thẩm sát đầy trí tuệ mà chính Đức Phật đã vận dụng trong thiền của ngài lúc đang hướng về sự Giác Ngộ như thế nào và chúng ta cũng vậy, phải kết hợp cẩn thận tiến trình tư duy và hành thiền để tự giải thoát mình ra khỏi khổ đau như thế ấy.
...


Nguồn: Trạch pháp tác giả: Susan Elbaum Jootla.
Nguồn ảnh: Tượng Phật Thích Ca khổ hạnh Thế kỷ thứ 2 Gandhara
(Càn Đà) Bảo tàng Lahore Pakistan
Ghi chú: 173 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều