Search

21.2.24

TÂM VIÊN

TÂM VIÊN

Bậc Giác ngộ nói về tâm như thế này:

“Này các Tỷ-kheo, thân do bốn đại tạo thành này được thấy đứng vững một năm, đứng vững hai năm, đứng vững ba năm, đứng vững bốn năm, đứng vững năm năm, đứng vững mười năm, đứng vững hai mươi năm, đứng vững ba mươi năm, đứng vững bốn mươi năm, đứng vững năm mươi năm, đứng vững một trăm năm, đứng vững nhiều hơn nữa. Còn cái gọi là tâm này, là ý này, là thức này, này các Tỷ-kheo, cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác."
"Này các Tỷ-kheo, ví như một con khỉ trong khi đi lại trong rừng núi, nắm lấy một nhành cây, bỏ nhành cây ấy xuống, nó nắm giữ một nhành khác. Cũng vậy, này các Tỷ- kheo, cái gọi là tâm, là ý, là thức này cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác”.
...
TÂM VIÊN


Tâm có tham tức là một tâm thức sinh khởi gắn liền với tham dục.
Tâm không tham nghĩa là một tâm thức hiện khởi không đi kèm với tham dục.
Tâm có sân tức là một tâm thức khởi lên gắn kết với sự giận dữ bực phiền.
Tâm không sân tức là một tâm thức sinh khởi không có bóng dáng giận dữ đi kèm.
Tâm có si nghĩa là một tâm thức xuất hiện đi đôi với trạng thái u tối, nghi ngờ, phân vân, không tỉnh táo, sáng suốt.
Tâm không si tức là một tâm thức hiện khởi không đi đôi với trạng thái u tối, hoài nghi, phân vân, trở nên tỉnh táo, sáng suốt.
Tâm thâu nhiếp tức là một tâm thức ủ rũ, bị hôn trầm thụy miên chi phối khiến co rút lại, trở nên uể oải và rơi vào buồn ngủ; (đôi khi cũng được hiểu là một tâm thức tập trung, chuyên chú, định tĩnh).
Tâm tán loạn tức là một tâm thức biến động, bị tham dục chi phối làm cho phân tán, dao động, không định tĩnh, trở nên phóng túng, rơi vào phóng dật.
Tâm quảng đại nghĩa là một tâm thức được tu tập trở nên phát triển hay rộng mở, có khả năng bao phủ rộng lớn (tứ vô lượng tâm) hay thâm nhập nhiều cảnh giới tâm thức siêu việt tâm dục giới.
Tâm không quảng đại nghĩa là một tâm thức bị giới hạn trong phạm vi dục giới, không có khả năng mở rộng hay chứng đạt các cảnh giới cao hơn.
Tâm hữu hạn là một tâm thức hoạt động ở phạm vi dục giới và sắc giới.
Tâm vô thượng tức là một tâm thức vượt qua dục giới và sắc giới, thể nhập các cảnh giới vô sắc.
Tâm có định nghĩa là một tâm thức được tu tập trở nên định tĩnh, nhất tâm, không còn dao động, tán loạn.
Tâm không định tức là một tâm thức tán loạn, không tập trung, không định tĩnh.
Tâm giải thoát nghĩa là một tâm thức được tu tập, tạm thời thoát khỏi các phiền não tham-sân-si ngay trong sát-na tu tập.
Tâm không giải thoát nghĩa là một tâm thức không thoát khỏi các phiền não tham-sân-si.
...
Nguồn: Quán tâm trên tâm http://vncphathoc.com/.../phat.../quan-tam-tren-tam.html
Ghi chú: 125 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều

18.2.24

SỢ HÃI, KHIẾP ĐẢM, BẤT THIỆN KHỞI LÊN

SỢ HÃI, KHIẾP ĐẢM, BẤT THIỆN KHỞI LÊN

Trú xứ hãi hùng

- mạng sống không thanh tịnh
- thân, khẩu , ý nghiệp không thanh tịnh
- có tâm sân hận ác ý
- tham dục, có ái dục cường liệt
- dao động, tâm không an tịnh
- bị hôn trầm thụy miên chi phối
- khen mình, chê người
- nghi hoặc, do dự
- run rẩy, sợ hãi
- ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng
- thất niệm, không tỉnh giác
- biếng nhác, kém tinh tấn
- liệt tuệ, đần độn
- không định tĩnh, tâm bị tán loạn
SỢ HÃI, KHIẾP ĐẢM, BẤT THIỆN KHỞI LÊN


Khởi lên ý nghĩ

- "Nay sự sợ hãi khiếp đảm ấy đã đến"
- "Ta ở đây không phải để mong đợi sự sợ hãi khiếp đảm."
- "Trong bất cứ hành vi cử chỉ nào của Ta mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, trong hành vi cử chỉ ấy, Ta hãy trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy."
-- khi đi kinh hành qua lại mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, Ta không đứng, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đi kinh hành qua lại.
-- khi đang đứng mà sự sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì Ta không kinh hành qua lại, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang đứng.
-- khi đang ngồi mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì Ta không nằm, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang ngồi.
-- khi Ta đang nằm mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không ngồi, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang nằm.
- "Ta nghĩ rằng đêm là đêm, nghĩ rằng ngày là ngày."
...
nguồn: Kinh Sợ hãi khiếp đảm (Bhayabherava sutta)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung04.htm
ghi chú: 173 

Sách đọc nhiều
Bài đọc nhiều