Search

28.2.11

Zippo những huyền thoại cần đốt bỏ

Phanblogs Zippo: Thật và Sai hay là những huyền thoại cần đốt bỏ!!!

* Vỏ và Ruột phải trùng mã (code) .

Hẳn là bạn đã từng nghe hay đọc được ở đâu đó rằng một cái Zippo "xịn" thì mã số giữa vỏ và ruột phải trùng khớp với nhau! Điều này không đúng với sự thật và chúng ta hãy cùng suy luận dựa vào những lý lẻ thông thường, đơn giản để xét vấn đề.
Nhà sản xuất không bao giờ muốn rơi vào tình trạng thiếu hụt hàng hoá cung cấp khi khách hàng cần. Đối với những mặt hàng trong catalog thì đã có số lượng cụ thể cho từng quý hay từng tháng, nhưng đối với mặt hàng quảng cáo cho các công ty, hàng đặt theo đơn của những tổ chức, công ty vv ... thì không thể dự đoán trước cho được!
Điều quan trọng không kém là đối với nhiều cái Zippo được gửi trả về hãng theo bảo hành thì cũng có một số quá tệ mà Zippo thường giải quyết một cách đơn giản là ... thay thế nguyên cái ruột mới tinh cho khách và ... quăng thùng rác cái ruột (hư) cũ.
Sau thời điểm 1992 - đánh dấu sự bùng nổ của giới sưu tập Zippo - thì bắt đầu có những lời than phiền về những cái Zippo đời 40's, 50's ... với ruột của thời 80's ... Lời giải thích lẻ dĩ nhiên là công khai đi kèm với sản phẩm rao bán . Những chủ nhân có nói rõ rằng đây là một cái Zippo có sửa lại rồi bởi chính hãng Giải pháp xuất hiện dựa trên ý kiến của số đông trên các diễn đàn sưu tập tư nhân . Zippo vẫn thay thế - nếu quá tệ - ruột mới nhưng vẫn giữ lại và gửi kèm cùng cái ruột (hư) nguyên thuỷ trở về cho bạn.
Vì thế cho nên số lượng ruột luôn luôn phải được sản xuất nhiều hơn so với vỏ, bởi vì cho dù có dư thì bạn cũng vẫn có thể sử dụng cho tháng kế tiếp nhưng thiếu thi chắc chắn là không ổn đối với uy tín sản phẩm. Vã lại sự khác biệt này vốn chẳng hề ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Thậm chí có cả những cái Zippo mà sai biệt mã giữa vỏ và ruột là năm chứ không phải chỉ là tháng .
Vậy thì cái "huyền thoại" về vỏ ruột phải trùng số đáng được đốt bỏ bạn nhé.
Một lần này rồi thôi!

* Tiếng "Click" khi bật nắp phải thật thanh và sắc.

Có người nói rằng một cái Zippo xịn thì thì khi bật nắp phải kêu coong một tiếng thật thanh và vang. Thậm chí họ còn khẳng định rằng chỉ cần nghe tiếng bật mở nắp là biết được ngay Zippo xịn hay dõm! Với những vị này thì tôi xin ngã nón bái phục sát đất và chắc hẳn là G.G. Blaissdell cũng sẻ phải quỳ mọp tương tự! Không chừng ông ấy còn sẽ phải ngậm ngùi từ bỏ thánh đường Zippo/Case để mà trao vương miện lại cái vị có một thính giác phi thường kia.
Tiếng "click" của Zippo gây ra do cốt cam đập vào nắp lúc mở, tiếng "clap" khi đóng lại là do nắp và thân đập vào nhau. Độ thanh và sắc của Zippo được quyết định do bởi kiểu cách của nó (style). Tôi sẻ cố gắng phân loại để các bạn có thể tự mình so sánh.
1. Đứng đầu, kêu thanh nhất là loại Zippo trơn hoặc xi-mạ kền, mạ bạc. Catalog hiện thời của Zippo định danh chúng là dòng Pure .
2. Thân xi-mạ có dán mề đai phần thân (1 panel).
3. Thân xi-mạ có dán mề đai cả phần thân và nắp (double-panels)
4. Kế sau đó là các loại bạc, vàng và đồng - vì chúng mềm hơn thau nên âm thanh phải ít thanh và vang hơn.
5. Thân sơn phủ bột (Matte) hoặc sơn rạn-nứt (crackle).Tiếng click sẻ đục, trầm và nhỏ hơn một chút.
6. Sơn phủ dán mề đai 1 panel.
7. Sơn phủ dán mề đai double-panel.
8.. Ultra-Lite và Schimshaw: là kiểu được dán trên thân một miếng nhựa giả xương, giả đồi mồi.
9. Ultra-lite và Schim-shaw loại full-body (toàn thân), dán cả 2 mặt trước và sau, cả thân và nắp .
10. Zippo bọc da toàn thân và toàn thân trừ đỉnh của nắp (thời chiến tranh Cao Ly)
Tóm lại là càng có thêm nhiều "vật thể lạ" trên thân thì âm thanh sẻ bị hấp thụ (absorb) bớt từ đó giảm độ thanh và vang .
Mười món ăn chơi vừa kể trên vẫn có thể còn thiếu xót nếu kể ra thêm những loại độc và hiếm như Holgate Zippo hay RoseArt Zippo ... nhưng có sao đâu? Bởi vì chúng ta đã đủ bằng chứng để bật nắp và đốt cho cháy tan thêm một huyền thoại về chuyện "Nghe tiếng kêu biết mặt dân chơi" vừa kể trên bạn nhỉ?
Một lần này rồi thôi!

* Mã dưới đáy phải đúng chiều khi đặt nằm ngửa.

Mộc đáy nghịch chiều có từ thời 1940's và rất thường gặp. Để ý hình được sắp xếp theo từng cặp đối chiếu - thuận và nghịch bản lề. Đời nào cũng có .
Đại đa số Zippo có mộc mã đáy (bottom-code mark) theo một chiều . Bạn sẻ đọc được mộc đáy của Zippo khi đặt nó nằm ngửa trên mặt bàn với bản lề nằm bên tay trái của bạn, nếu mộc đáy lộn ngược là một cái Zippo giả!!
Điều này không đúng!
Thỉnh thoảng bạn sẻ gặp một cái Zippo mang mộc đáy lộn ngược, nghĩa là để đọc được mộc đáy thì bạn phải đặt ngửa và bản lề thì lại nằm bên tay phải của bạn thay vì bên trái như thường thấy. Hãy tưởng tượng bạn đang là người nhân viên trên dây chuyền sản xuất và có nhiệm vụ gắn thân Zippo vào khuôn cho máy dập mộc. Mọi chuyện sẻ bình thường với hàng ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn cái Zippo xuất xưởng có mộc đáy như nhau ...cho đến một ngày bạn ngã bệnh không thể đi làm và đồng nghiệp được chỉ định làm thay công việc của bạn lại thuận tay trái thay vì tay phải như bạn, kết quả là chúng ta có những cái mộc ngược. Sự "lộn xộn" này tìm thấy trên những cái Zippo thời 50's cho tới tận bây giờ và nó không phải là một vấn đề đối với nhà sản xuất.
Hẳn là bạn phải đồng ý với tôi rằng chuyện này không hề ảnh hưởng tí tẹo nào đến chất lượng cũng như thẩm mỷ của cái Zippo, đúng không bạn?
Đến đây thì tôi lại đã có thể bật nắp đốt cho cháy tan cái huyền thoại này được rồi phải không?
Hay là bạn muốn tự tay mình đốt nó?
Một lần này rồi thôi!

* Càng nhiều gạch là càng "xịn".

Cái mộc đáy này không có gạch nào cả và giá của nó là 37 ngàn đô la
Mấy năm gần đây nhờ vào internet nên bảng mã đáy của Zippo được phổ biến rộng rãi và đại đa số đều hiểu rằng các vạch (gạch) chỉ đơn thuần biểu thị cho năm sản xuất mà thôi chứ tuyệt không có ý nghĩa về giá trị bề mặt. Zippo vàng 18karat, Zippo bạc nguyên chất hay Zippo bằng thau thông thường thì cũng như nhau. Nếu sản xuất cùng tháng, cùng năm thì chắc chắn chúng có mã số y hệt nhau.
Sự hiện hữu của hệ thống mã-đáy này ra đời từ lời hứa bảo hành trọn đời của Zippo. Sau hơn 2 thập niên xuất hiện trên thị trường, bắt đầu có những sản phẩm được khách hàng gửi về để sửa chửa (khách hàng "ngứa tay" tập búng nắp nên bản lề bị hở, cốt bản lề văng mất ...). Nhà sản xuất cần biết những cái Zippo hư hỏng đó thuộc lô hàng xuất xưởng vào lúc nào vì có những kiểu bán chạy nên được sản xuất liên tục trong nhiều năm. Để có thể phân biệt và phát hiện ra được sai sót - nếu có - nào đó từ phía dây chuyền sản xuất (số lượng hàng hư gửi trả về sửa chửa nhiều bất thường trong một khoảng thời gian nào đó chẳng hạn) ngỏ hầu có thể sửa sai kịp thời.
Khác biệt duy nhất giữa số lượng gạch là số tuổi của chúng.
Càng nhiều gạch thì càng nhiều tuổi hơn mà thôi, nhiều nhất là 8 gạch với 4 cho mỗi bên - dù là gạch thẳng, gạch nghiêng trái (dấu sắc) hay gạch nghiêng phải (dấu huyền)!
Lần này thì tới phiên bạn bật nắp đốt cho tiêu cái huyền thoại vớ vẩn vừa kể trên nhé.
Một lần này rồi thôi!

25.2.11

Phúc Lộc Thọ

Phanblogs


Theo truyền thuyết của người Hoa Hạ, ông Lộc là một quan tham chuyên ăn của đút lót. Ông Thọ lại là vị quan thực dụng, ưa xu nịnh vua để được ban thưởng, trong dinh của ông cung nữ nhiều chẳng kém ở cung vua. Chỉ có ông Phúc là quan thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề.






Hiện nay, từ thành thị đến nông thôn, ở đâu ta cũng gặp các cụ Phúc, Lộc, Thọ. Các cụ thường được đặt ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách, trên nóc tủ chè, có nhà còn làm cả bàn thờ rõ đẹp để thờ ba cụ cầu mong được phúc, được lộc, được thọ. Người sang thì có cả ba cụ bằng gốm Tàu rõ to, rõ đẹp. Người tầm tầm thì bằng gỗ pơ-mu hoặc sứ Bát Tràng…






Xin thưa, theo truyền thuyết, cả ba cụ đều là người Hán và dĩ nhiên đều sinh ra ở Trung Nguyên. Và ba cụ đều làm quan to ở ba triều đại.






Hãy kể theo thứ tự, bắt đầu từ cụ Phúc. Cụ Phúc tên thật là Quách Tử Nghi, Thừa tướng đời Đường. Cụ xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bát ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính, cụ sống rất liêm khiết, thẳng ngay. Không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.








Cụ bà và cụ ông bằng tuổi nhau. Người Việt ta có câu: “Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”. Còn theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng cùng tuổi là rất tốt. Họ có thể điều hòa sinh khí âm, khí dương cho nhau. Vì vậy, có thể bớt đi những bệnh tật hiểm nguy. Lại cùng tuổi nên dễ hiểu nhau, dễ thông cảm cho nhau, nên hai cụ rất tâm đầu, ý hợp. Hai cụ 83 tuổi đã có cháu ngũ đại. Lẽ dĩ nhiên phải là nam tử rồi. Cụ Phúc thường bế đứa trẻ trên tay là như vậy. Theo phong tục của người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm lắm! Phúc to, phúc dày lắm lắm! Bởi thế cụ mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, đứng giữa đời, giữa trời, nói:






- Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa. Rồi cụ cười một hơi mà thác. Được thác như cụ mới thực sự được về cõi tiên cảnh nhàn du.






Cụ bà ra ôm lấy thi thể cụ ông và chít nội than rằng:






- Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, sao giời chẳng cho đi cùng…






Ai có thể ngờ, nói dứt lời cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cũng ở bên nhau, có nhau. Hỏi còn phúc nào bằng. Và cụ được người đời đặt tên là Phúc.






Cụ thứ hai là cụ Lộc. Cụ Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng cụ Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. Cụ hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc.






Trong nhà cụ, của chất cao như núi. Tưởng cụ Đậu Từ Quân được như thế đã là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. Cụ chỉ hiềm một nỗi, năm cụ tám mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy cụ lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. Cụ ốm lâu lắm. Lâu như kiểu bị tai biến mạch máu não bây giờ. Cụ nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức con cái cũng không dám đến gần. Đến khi chết, cụ cũng không nhắm được mắt. Cụ than rằng:






- Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?






Còn cụ thứ ba, cụ Thọ. Cụ Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của cụ Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Cụ coi buôn chính trị là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng cụ Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi cụ nhất định không nhận đút lót. Cụ chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Được bao nhiêu tiền thưởng, cụ lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua.






Cụ thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi cụ là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, cụ Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. Cụ Đông Phương Sóc bảo, cụ được thọ như vậy là nhờ cụ biết lấy-âm-để-dưỡng-dương.






Do cụ Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt cuộc đời của cụ, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp, thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên cụ:






- Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì.






Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo:






- Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao?






Cụ Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi cụ chết thì con không còn, cháu cũng đã hết cơm hết gạo mà chắt đích phải làm ma, phải thay cha, thay ông, chở cụ nội. Vậy làm quan như cụ, thọ như cụ phỏng có ích gì?

20.2.11

8 lời nói dối trong cuộc đời người mẹ

Phanblogs 
1. Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.

Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói!——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!
8 lời nói dối trong cuộc đời người mẹ
2. Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé.

Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.——>Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

3. Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà.

Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!——>Mẹ lại lần thứ ba nói dối

4. Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống.

Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát!! ——>Mẹ nói dối lần thứ tư

5. Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết ko đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe.

Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy. ——>Mẹ nói dối lần thứ 5

6. Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả.

Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà! ——>Mẹ nói dối lần thứ 6

7. Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối.

Mẹ bảo: Mẹ không quen! ——>Mẹ nói dối lần thứ 7.

8. Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ.

Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu. ——>Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ...

4.2.11

Mơ ước


Phanblogs

Cô bán bóng . Chiều mùng 1 tết âm lịch. Bữa cơm chiều vội vã cùng những mơ ước bóng bay