Search

31.10.09

Dạ cổ hoài lang

Cao Văn Lầu, thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1892 - 13 tháng 8 năm 1976) là một nhạc sĩ và là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang", một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam.



Cuộc đời

Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An.

Khi Cao Văn Lầu được bốn tuổi (năm 1896), ông Chín Giỏi (chưa rõ tên thật, cha Cao Văn lầu) vì nghèo, vì bị áp bức nên đã cùng vợ và sáu đứa con nhỏ xuống ghe, tìm đất khác sinh sống.

Buổi đầu, ông Chín Giỏi đến tá túc trên đất của một người bà con ở Gia Hội (Bạc Liêu). Sau chín tháng đi làm mướn cật lực mà không đủ ăn, gia đình ông lại phải dời sang Xà Phiên (nay thuộc Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), khẩn hoang làm ruộng. Khoảng một năm sau, hơn 40 công đất, nhờ khó nhọc mới có được, bị địa chủ chiếm lấy. Nhờ người giới thiệu, gia đình ông Chín Giỏi dọn về Họng Chàng Bè (Giá Rai, Bạc Liêu) để tiếp tục khẩn hoang, nhưng rồi số đất này về sau cũng về tay người khác.

Xót cảnh trắng tay của ông Giỏi, hương sư Chơn ở làng Vĩnh Lợi tổng Thạnh Hòa, cho ông cất một căn chòi lá ở trên đất công điền gần chùa Vĩnh Phước An (nay thuộc phường 2, thị xã Bạc Liêu). Ở đó, vợ chồng ông và các con phải đi làm thuê, đi câu để chạy ăn từng bữa.

Hòa thượng Minh Bảo (? - 1912), trụ trì chùa Vĩnh Phước An, thấy gia đình ông Chín Giỏi vất vả quá mà không đủ ăn, nên đề nghị cho Cao Văn Lầu, lúc đó mới 8 tuổi, vào chùa ở để chia sẻ gánh nặng. Kể từ đó chú bé Lầu, vừa kinh kệ, vừa được nhà sư dạy cho chữ Nho.

Năm 1903, nhờ cha đến xin, Cao Văn Lầu được phép trở về nhà để học chữ Quốc ngữ. Nhưng chỉ học đến "lớp nhì năm thứ hai" (Cours moyen 2e année) tức lớp 4 ngày nay, thì ông Lầu phải thôi học vì nhà gặp thêm cảnh khó: anh đi ở rể, chị lấy chồng, cha già yếu... Vậy là, năm 15 tuổi (1907), Cao Văn Lầu phải thay cha và anh chị đi làm những việc nặng nhọc để nuôi gia đình.

Lúc bấy giờ tại xóm Rạch Ông Bổn có một thầy đàn nổi tiếng tên Lê Tài Khí, tục gọi Hai Khị hay Nhạc Khị. Ông thầy này bị mù cả hai mắt thêm có tật ở chân[1], nhưng ngón đàn của ông thật điêu luyện[2].

Năm 1908, Cao Văn Lầu nhờ cha dẫn đến thầy Hai Khị để xin học đàn mỗi đêm. Nhờ yêu thích và siêng năng, ông mau chóng sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nồng cốt trong ban cổ nhạc của thầy.

Năm 1912, ông bắt đầu đi hát với Sáu Thìn và cô Phấn với bài Tứ đại oán Bùi Kiệm thi rớt.

Năm 21 tuổi (1913), Cao Văn Lầu vâng lệnh cha mẹ đi cưới vợ, đó là cô Trần Thị Tấn, một cô gái nết na ở điền Tư Ô (Chung Bá Khánh).

Khoảng thời gian này, ông sáng tác được một bản ngắn mang tên Bá điểu, sau đổi lại Thu phong, gồm tám câu nhịp bốn. Sau nữa, bản nhạc này được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt thêm lời ca và có tên mới là Mừng khi gặp bạn.

Năm 1917, ông sáng tác thêm một khúc gồm 22 câu, theo một chủ đề của thầy Nhạc Khị đề xướng là "Chinh phụ vọng chinh phu" (chủ đề được rút ra từ bản Nam ai "Tô Huệ chức cẩm hồi văn") nhưng chưa kịp sửa chữa và trình thầy thì gặp nghịch cảnh đau lòng. Vợ ông đã ba năm mà vẫn chưa có dấu hiệu thai nghén, theo tục xưa, cha mẹ buộc ông phải trả vợ về nhà cha mẹ ruột.[3]

Khoảng một năm sau, trong tâm trạng nhớ thương vợ, bản nhạc trên được đem ra soạn lại. Nghe bạn đồng môn tên Ba Chột góp ý, ông bỏ bớt 2 câu trùng lắp, bài nhạc còn chẵn 20 câu nhịp đôi.

Tết Trung Thu năm 1918 (15 tháng 8 âm lịch năm Mậu Ngọ, nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918)[4], ông cùng các bạn đến thăm thầy, luôn tiện trình bày bản nhạc chưa có tên trên. Nghe xong, thầy Nhạc Khị hết sức khen ngợi.

Đêm đó có nhà sư Nguyệt Chiếu cùng tham dự, thầy Nhạc Khị liền nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc. Nhà sư nói:"... tuy nhạc và lời ca còn vài điểm bất nhất, nhưng cái chung vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ[5]. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên cho bài là "Dạ cổ hoài lang" (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng)." Kể từ đêm đó, bài ca này được loan truyền nhanh chóng.

Năm 1919, ông Lầu làm nhạc công trong gánh hát cải lương của Ba Xú (Bạc Liêu).

Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Mặt trận Liên Việt ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Năm 1947, ông nhận nhiệm vụ đặc biệt là cứu và đã cứu được một số cán bộ bị thực dân Pháp bắt.

Từ 1918 đến năm 1974, ngoài bản "Dạ cổ hoài lang", mà sau này phát triển thành bản "vọng cổ", làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương; ông Cao Văn Lầu còn sáng tác thêm 10 bản nữa, nhưng đa phần chỉ lưu hành ở Bạc Liêu.

Ông mất lúc 13 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi.

cao văn lầu, Dạ cổ hoài lang, 


29.10.09

Hương hoa sữa

Phan: cuộc sống xô bồ không cho ta khoảnh khắc mà chui về ngày xưa ấy ; hôm nay dù rất mệt nhưng cũng cố lang thang về miền miền ấy cái miền không bao giờ có được trải nghiệm như vậy. Cái miền vắng tanh thoang thoảng ; đặc rật mùi hoa sữa
Phan: cái miền chỉ có gió,cây và sự cô đơn đến say mèm. Cái miền chỉ có rượu, tuổi trẻ, và sự trong trắng vô ưu của thằng con trai với tâm trạng của kẻ xa nhà Cố tìm 1 bản nhạc cho hợp với tâm trạng lúc này nhưng không thể

Thì cứ thả mình cho hương sữa cuối thu đi. Hương hoa sữa sẽ theo bạn đến những chốn xa của cổ tích. Nhưng nhớ là con đường dãy phố Thủ đô sẽ chẳng còn gì là thi vị, nếu như không có hương hoa vẫy gọi ta về...
Đêm. Phải đứng ra xa một chút mới cảm nhận hương vị loài hoa này. Rất dễ trở nên thất vọng nếu như chúng ta đứng dưới gốc cây. Khi hoa đã tỏa hương, thì tốt hơn hết các loài hoa khác đừng nên tỏa hương cùng. Hoa sữa khiêm nhường tới mức độ có thể, vào ban ngày mà thôi. Nhưng để khẳng định mình, nó quyết liệt và mạnh mẽ đến không ngờ. Nó khiến cả một dãy phố, con đường ngây ngất, thậm chí mất ngủ vì hương thơm nồng nàn của mình.

Những cơn mưa tháng tám lất phất và ào ạt hình như giúp cho hàng cây xanh mướt dọc các con phố yên ả, hiền lành bật ra các chùm nụ màu cẩm thạch nhạt, trang nhã, lăn tăn, li ti, và khi đêm phủ bức màn voan đen trong suốt thì xoè nở những cánh mỏng bé xíu trắng dịu toả hương ướp cả không gian, quyện chặt mọi vật trong mùi thơm nồng nàn...Hoa sữa - Loài hoa riêng của nỗi nhớ em – mối tình ngày xưa ấy.

Hoa sữa cũng vậy. Người xưa đã biết trân trọng để trồng thi thoảng trên những góc đường trầm tư của đất Hà Thành. Rồi bỗng một ngày, một vài nghệ sĩ tâm hồn dễ rung động như lá phát hiện ra mùi thơm nồng nàn của loài hoa này và chợt thấy trống vắng nhiều nhiều nếu Hà Nội không có mùi hoa sữa. Những kỷ niệm cũng được tẩm ướp hương hoa sữa. Hoa sữa đã đi vào tâm thức và trở thành nỗi nhớ cồn cào của người đi xa. Trong gió thu. Trong se lạnh. Trong trái tim nhìn hoa không thấy chỉ là hoa mà còn là một nỗi rưng rưng cảm hoá.
Trong cái sương lạnh của trời thu heo may gật gù, không gian thoáng hơn, như cao hơn, xanh hơn. Đó là mùa của hoa sữa. Cũng như hoa dạ hương dịu dàng tỏa hương đâu đây trên một hiên nhà nào đó, hoa sữa cũng chỉ thơm về đêm. Khi mọi người hoạt động ban ngày lắng xuống, tâm hồn con người trở lên nhẹ nhàng thư thái hơn. Và chỉ lúc ấy thôi, lòng người mới cảm nhận được hết mùi thơm của loài hoa kỳ diệu này. Thứ hương đêm ngọt ngào và tình tứ làm sao.Trên những đường phố của Hà Nội như Nguyễn Du, Bà Triệu, Hùng Vương... khi đến mùa, hoa sữa nở đầy cây. Trắng đến nao lòng. Hương hoa sữa thơm hết mình, ban phát mùi hương một cách hào phóng. Hoa có đòi hỏi gì không khi thơm hết cạn lòng như thế? Trong lòng đang u uất, cảm xúc đang bị dồn nén, lúc đó hãy đi và cảm nhận. Hoa sữa thơm nồng nàn đó chính là sự an ủi dịu dàng và cũng là khát khao được đồng cảm, được xẻ chia một cách chân thành của loài hoa giản dị khiêm tốn. Hương hoa sữa còn ấp ủ trên tóc, trong áo lạnh, cho đến khi về đến nhà hương hoa còn vương vấn đâu đây.
Đi trên con đường đầy kỷ niệm, đi thật chậm và hít thật sâu. Những hoài niệm xa xôi của một thời tươi đẹp lại dội về.

Đi trong lối cũ, đắm chìm trong hương hoa, bỗng thèm khát đến cháy lòng được trở lại cái thời yêu thương đó. Những lo toan mệt mỏi cuộc sống thường ngày nhiều khi cuốn ta đi quá xa, làm cho ta quên hẳn một thời mình đã yêu hoa sữa