Search

1.7.11

Có nên đánh đòn con ?

Phanblogs Chuyện này có không ít ý kiến trao đổi và quan điểm khác nhau
Có ý kiến cho rằng tuyệt đối không được đánh đòn con
Có ý kiến cho rằng "thương cho roi cho vọt"
Có ý kiến cho rằng chỉ có ba mẹ mới tự tay đánh đòn con, còn người khác - chẳng hạn như cô giáo - không có quyền làm việc đó.Quan điểm của bạn thế nào Mời các bạn chia sẻ !


 
Tuổi thơ là thời gian đẹp nhất của mỗi con người, ngập tràn hạnh phúc,chơiđùa,được thương yêu và đầy ắp những ước mơ hoài bão tương lai
Thếnhưng trong mắt của đứa trẻ 5 tuổi này thì tuổi thơ không hề tươi đẹp.Hằng ngày khuôn mặt của em phải thường xuyên ăn những cái tát, bụng thìchịu những cú đấm và tay chân thì bị quất bởi những làn roi
Tuổi thơnhìn ngắm bạn bè chơi đùa vui vẻ trong khi mình thì bị giam cầm trongnhững song cửa suốt ngày Ngày xưa mình cũng lãnh không ít roi mây
Học cuối cấp 2 rồi vẫn nằm sấp xuống giường nghe Ba hỏi tội
Rồi đến phiên mình lấy tư cách chị Hai, cũng nhịp roi mây với mấy đứa em nhỏ hơn một vài tuổi
Rồi cũng nhờ mấy cây roi mây ấy mà chị em mình giờ ai nấy nên người.Khi nghe chuyện bên Tây bên Mỹ "đánh đòn con nít nó gọi 911 Police đến còng tay", mình tự an ủi "thôi thì con nít người ta văn minh từ trong bào thai" Nói thế để thấy mình vẫn ủng hộ chuyện đánh đòn con và cũng ủng hộ nhà trường cùng mình giáo dục con
Vấn đề là đánh đòn như thế nào Nguyên tắc : 1) Không đánh con để trút giận, mà đánh con để con hiểu đó là hình phạt
Do đó, chỉ đánh con khi bình tĩnh
2) Việc đánh con cũng phải được thỏa thuận từ trước rõ ràng : Tội gì thì bị đòn và bị bao nhiêu roi3) Không đánh lung tung, tùy tiện, dễ gây thương tích
Chỉ đánh ở mông & dùng roi trơn, mảnh
Đánh vừa đủ đau để con nhớ chứ không đánh cho con "chừa" vì hoảng sợ 4) Khi đánh con phải giải thích rõ ràng, nêu rõ tội trạng, con phải "tâm phục khẩu phục"
5) Đừng tạo thói quen hễ bực mình là đánh con chát chát vô tay, như thế con sẽ "lờn đòn" và mất hết tác dụng của chuyện đánh phạt
Ngoài ra, ăn đòn kiểu đó xong con chẳng biết mình phạm tội gì cả!Còn với nhà trường, hãy nói rõ quan điểm của mình với cô giáo, rằng phụ huynh có đồng ý cho thầy cô đánh con mình không Nếu cho phép thì chỉ dánh trong trường hợp nào Đánh ra sao Đừng để đến khi nghe con méc là cô đánh con thì mới nóng ruột phản ứng thì cũng không hay
Ý kiến các bạn thế nào Rất mong được các bạn chia sẻ.Trong một cuộc khảo sát gần đây, người ta thấy rằng 41% các bậc cha mẹ đánh đòn khi con mình đánh người khác
Theo nhà xã hội học Murray Atraus (trung tâm Family Research Laboratory – ĐH New Straus) thì: các bậc cha mẹ này đã dạy con hai điều:1
Đánh người khác là việc làm xấu.2
Không xấu nếu đánh người làm việc xấu.
Thực tế khảo sát cho thấy thanh thiếu niên sẽ dễ dàng có các hành động phạm pháp, nghiện rượu, trầm cảm, tự tử, sử dụng chất kích thích, thất nghiệp … nếu bị đánh đập
Vậy có nên chăng khi nhà nước ban hành đạo luật ngăn cấm việc đánh đập con cái trong mọi hoàn cảnh Những người ủng hộ luật cấm đánh con cho rằng việc này sẽ đưa mọi người đến một xã hội an bình; và vẫn còn có những phương cách khác để dạy con cái thay vì dùng roi vọt
Nhưng những phương pháp đó có thực sự hiệu quả Có tác dụng lâu dài không Câu trả lời là lúc có, lúc không; và không có gì đảm bảo chắc chắn cả.Có thể khi còn trẻ, bạn tin rằng đánh con là một cách giáo dục tốt, nhưng rồi khi đã dày dạn kinh nghiệm hoặc khi về già, bạn sẽ nhận thấy rằng đánh con hầu như không đưa đến hậu quả gì
Đó là chưa kể đến những trường hợp roi vọt bị lạm dụng, trở thành bạo lực gia đình, gây hậu quả nghiêm trọng cho hành động, tâm lý và lối sống của con cái
Thế nhưng ông bà ta vẫn thường nói “thương cho roi cho vọt” cơ mà Phải chăng câu nói này không còn phù hợp với thời đại ngày nay nữa KHÔNG
Hãy nhớ, nếu có thể dạy bảo con cái bằng lời khuyên và những phương pháp giáo dục không đòn roi thì không có gì tốt hơn
Nhưng nếu bạn thấy rằng chỉ có đánh đòn mới có thể làm trẻ tốt hơn lên, thì bạn hãy thi hành việc này một cách thích hợp – nghĩa là đừng để cảm xúc nóng giận lấn lướt, và bạn chỉ đánh con nhằm mục đích giúp trẻ nhận ra sai lầm và sữa chữa, chứ không xem đó là cách thể hiện quyền lực để con cái phải vâng lời
Sau đây là một vài hướng dẫn dành cho bạn:* Chỉ nên thỉnh thoảng đánh đòn: vì khi bị đánh nhiều, con bạn sẽ “lờn” đòn (dạn đòn) và việc đánh đòn sẽ không còn tác dụng nữa.* Áp dụng việc đánh đòn có vẻ hữu hiệu đối với những đứa con cứng đầu, dễ bị kích động, quậy phá quá mức…* Đánh bằng tay (khi con bạn còn nhỏ), hoặc dùng roi (khi con bạn đã lớn) nhưng chỉ đánh vào mông và đánh ít, vì không phải mục đích của bạn là cho con một bài học nhớ đời
Đừng quất túi bụi, dễ gây ra hậu quả đáng tiếc.* Đánh ngay lập tức: để cơn giận gia tăng, bạn có thể sẽ đi quá trớn.Và phải ghi nhớ rằng luôn luôn đi kèm việc đánh đòn với việc phân tích lỗi lầm, đưa ra lời dạy bảo cương quyết và hậu quả.Nghiên cứu phát hiện các em nhỏ bị đánh trước tuổi lên 6 thì học giỏi hơn ở trường và cũng lạc quan hơn vào cuộc sống so với những em không bao giờ bị cha mẹ thượng cẳng chân hạ cẳng tay, Telegraph cho biết.Nghiên cứu này có thể làm những người bảo vệ quyền lợi của trẻ em giận dữ, bởi họ thường lập luận rằng việc trừng phạt thân thể có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới tâm thần của trẻ.Marjorie Gunnoe, giáo sư tâm lý tại Đại học Calvin ở Michigan, Mỹ, cho biết, nghiên cứu của bà cho thấy không có đủ bằng chứng để phủ nhận quyền tự do của cha mẹ trong việc quyết định việc trừng phạt con cái.Nghiên cứu đã hỏi 179 thiếu niên về mức độ họ thường bị đánh khi còn nhỏ, và tuổi bị đánh lần cuối cùng."Tôi nghĩ đánh đòn là một công cụ nguy hiểm, nhưng cũng có những lúc cần đến công cụ nguy hiểm đó
Chỉ có điều bạn không nên dùng chân tay trong mọi việc mà thôi"
Các câu trả lời sau đó được so sánh với thông tin mà các thiếu niên này cung cấp, về những hành vi mà họ chịu ảnh hưởng từ việc đánh đòn, như chán đời, yêu sớm, bạo lực và trầm cảm.Kết quả là, những người bị đánh đòn trước 6 tuổi thể hiện tốt hơn trong tất cả các mặt tích cực, và không tồi tệ hơn trong những mặt tiêu cực so với những người không ăn đòn bao giờ.Những thiếu niên bị cha mẹ đánh ở tuổi từ 7 đến 11 cũng thành công hơn ở trường học so với nhóm trẻ không bị cha mẹ đụng đến bao giờ, nhưng lại kém hơn trong một số mặt tiêu cực, như hay đánh nhau hơn.Tuy nhiên, nhóm bạn trẻ khẳng định họ vẫn bị đánh đến bây giờ thì ghi điểm thấp nhất so với tất cả các nhóm khác.Gunnoe tìm thấy rất ít khác biệt trong kết quả giữa hai giới hay giữa các nhóm chủng tộc khác nhau.Các nghiên cứu trước kia lập luận rằng việc đánh đòn trẻ có thể dẫn đến những rối loạn hành vi, như hung hăngĐánh cũng phải học Cha mẹ hãy chỉ sử dụng sự trừng phạt thân thể trong những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn trẻ làm điều gì đó tự gây nguy hiểm cho bản thân: chơi dao, nghịch lửa, sờvào các thiết bị điện Khi đó, nếu có đánh, ta cũng cần giải thích cho trẻ hiểu rằng điều trẻ làm là nguy hiểm, và chỉ đánh vào những bộ phận không gây nguy hiểm trên cơ thể trẻ: bàn tay, mông
Không nên đánh khi trẻ biếng ăn, nếu đánh,tới bữa ăn trẻ sẽ sợ và ám ảnh
Không nên đánh nếu trẻ vô ýlàm hư hỏng đồ đạc, vì như thế, trẻ sẽ cảm thấy đồ đạc quantrọng hơn con người Cần cho trẻ hiểu trẻ bị phạt về lỗi gì, chỉ có lỗi đó đáng bị phạt chứ không phải toàn bộ conngười trẻ đáng bị "ăn đòn".Cha mẹ cũng cần học cách kiềm chế cảm xúc,ngay cả khi phạt trẻ cũng vậy
Hoàn toàn không nên bột phát sự nóng giận và không để cho trẻ nhận thấy người lớn đang trút sự giận dữ lên cơ thể của trẻ
Mục đích của bạn không phải là cho con một bài học nhớ đời mà muốn nhắc con nhớ,hành động sai trái nào cũng sẽ có những hình phạt tương xứng, vì thế cần biết điểm dừng và nhìn ra cái sai của mình, bạn đừng nhắm mắt, quất con túi bụi Nên đe con ngay khi con có lỗi để con nhớ, khôngn nên dồn hay đánh không đúng lúc, hoặc quá giới hạn
Và bạn cũng cần ghi nhớ rằng luôn luôn đi kèm việc đánh đòn với việc chỉ cho trẻ thấy lỗi lầm, phân tích nguyên nhân, hậu quả của sai lầm ấy rồi đưa ra lời dạy bảo cương quyết
Trong quá trình đánh trẻ, cần hướng cho trẻ vào việc lắng nghe bạn phân tíchđúng sai chứ không quá tập trung vào những cái roi sắp giáng xuống thân xác trẻTốt nhất, hãy dạy bảo con cái bằng lời khuyên và những phương pháp giáo dục không đòn roi
Nhưng nếu bạn thấy rằng chỉ có đánh đòn mới có thể làm trẻ tốt hơn lên, thì bạn hãy thi hành việc này một cách thích hợp


Hàn Bá Du ở với mẹ rất hiếu thảo, mỗi khi ông lầm lỗi bà mẹ lại bắt ông cúi xuống đánh thật đau! Mặc dù bị mẹ đánh đau, nhưng Hàn Bá Du không hề khóc… Rồi có một lần ông phạm lỗi, mẹ lại bắt ông cúi xuống mà đánh, mẹ đánh không đau nhưng ông cứ khóc suốt… Bà mẹ lấy làm lạ, hỏi: “Vì sao ngày trước mẹ đánh đau như thế mà con không khóc Nay mẹ đánh nhẹ mà con lại khóc” Hàn Bá Du gạt nước mắt thưa rằng: “Ngày trước mẹ đánh đau, con không khóc vì con biết mẹ còn khoẻ mạnh! Nay mẹ đánh con không đau, con khóc vì con biết mẹ đã già yếu lắm rồi! Không còn sức đánh con, cũng như không còn ở trên thế gian này với con bao lâu nữa! Vì thế con mới khóc!”.

10.6.11

Tổ quốc nhìn từ biển

PhanblogsTổ quốc nhìn từ biển

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Nguyễn Việt Chiến
Mẹ Âu Cơ