Search

17.11.15

Phân tích nội dung của chuẩn bị đàm phán

Phanblogs Phân tích nội dung của chuẩn bị đàm phán? Cho ví dụ minh họa 

Bài Làm :

 Đàm phán là quá trình 2 hoặc nhiều bên có những lợi ích chung và lợi ích xung đột, cùng nhau tìm ra và thống nhất 1 giải pháp để giải quyết vấn đề.


VD minh họa như sau : Công ty TNHH BÔ LÔ BA LA VIỆT NAM có nhu cầu trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm Bánh Bèo của nhà sản xuất là hợp tác xã BA LA BÔ LÔ. Việc đàm phán được thể hiện qua quá trình thương lượng và chỉnh sửa, ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm giữa hai bên Bên A ( NXS) và bên B ( Cty BÔ LÔ BA LA)

Bước 1 Chuẩn bị đàm phán
Chuẩn bị là công việc quan trọng và cần thiết trước khi làm bất cứ điều gì. Đối với đàm phán, chuẩn bị còn là công việc thiết yếu để đàm phán thành công. Chuẩn bị giúp cho người đàm phán sự tự tin cần thiết khi đàm phán. Ngược lại, nếu không chuẩn bị hoặc chuẩn bị không chu đáo sẽ khiến người đàm phán bị động, bộc lộ điểm yếu và có thể rơi vào thế bất lợi.
Chuẩn bị đàm phán bao gồm các công việc cụ thể sau:
I) Xác định các mục tiêu đàm phán
Một trong những nguyên nhân đàm phán thất bại đó là vì xác định sai mục tiêu hoặc đặt mục tiêu không khả thi. Do vậy cần xác định đúng mục tiêu đàm phán của mình là gì.
a)     Xác định nhu cầu: Đàm phán là để thoả mãn một nhu cầu nào đó vì vậy hiểu rõ nhu cầu cũng chính là cơ sở cho việc xác định mục tiêu đàm phán. Người đàm phán cần hiểu rõ mình thực sự cần gì. Cần phân biệt rõ những điều mình cần với những điều mình muốn.
Bảng dưới đây chỉ rõ các mong muốn và nhu cầu của bên B ( công ty TNHH BÔ LÔ BA LA). Chúng ta sẽ phân tích các vấn đề trong VD minh họachuẩn bị đàm phán trên vai trò Mr P giám đốc công ty TNHH BÔ LÔ BA LA

Mong Muốn
Nhu cầu
Ký kết được hợp đồng phân phối
Phát triển thị trường, tạo thêm lợi nhuận, sản phẩm và việc làm cho công ty
Phân phối độc quyền miền Bắc
Giảm cạnh tranh, tăng sự ổn đinh, lợi thế phát triển thị trường trong tương lai
Chiết khấu cao trên 30% - 50%
Tăng lợi nhuận
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
Giảm áp lực công việc
Hợp đồng trên 2 năm
Độ ổn định của thị trường, công việc
Miễn phí vận chuyển hàng hóa cho bên B
Giảm chi phí
Hợp đồng ký trước tháng 12/2015
Cần 1 đến 2 tháng để chuẩn bị hậu cần, nhân sự, làm thương hiêu , quảng cáo. Và đích ngắm tung hàng vào dịp tết Âm lịch

Theo như nhận đinh của Mr P thị trường miền Bắc chưa có sự cạnh tranh nhiều về mặt hàng này. Khả năng phát triển là có : Xét các điều kiện trên nếu các doanh nghiệp nào đáp ứng được các điều kiện cung cấp mặt hàng như trên đều có thể tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng với bên B. Không phải duy nhất NSX BA LA BÔ LÔ đáp ứng được
Như vậy xác định đúng nhu cầu thực sự giúp người đàm phán không mất định hướng trong quá trình đàm phán và linh hoạt hơn trong việc tìm ra các giải pháp thoả mãn nhu cầu.
•           Xác định các phạm vi đàm phán: Việc tất cả các mong muốn đều được đáp ứng thường hiếm khi xảy ra. Trong đàm phán, mong muốn của chúng ta thường bị giới hạn bởi mong muốn của đối tác đàm phán. Luôn nhớ, đàm phán là quá trình trao đổi lợi ích giữa các bên vì vậy người đàm phán cần chuẩn bị trao đổi.
Chuẩn bị trao đổi nghĩa là phải xác định được mức độ nhượng bộ trong mỗi mong muốn và những mong muốn nào có thể hy sinh, những mong muốn nào thì không thể. Để làm được điều đó cần phải xác định phạm vi các mong muốn của mình
Xác định phạm vi cho các mong muốn của mình: Là xác định giới hạn trên và giới hạn dưới. Chúng ta sẽ ngưng đàm phán nếu vượt qua giới hạn đó.



Ví dụ: Chúng ta xác định phạm vi mong muốn về hợp đồng của Mr P như sau
Mong muốn
Tối thiểu
Lý tưởng
Tối đa
Ký kết được hợp đồng phân phối
Ký kết được hợp đồng phân phối
Ký kết được hợp đồng phân phối
Ký kết được hợp đồng phân phối, thêm 2 mã SP từ Bên B
Phân phối độc quyền miền Bắc
Phân phối độc quyền miền Hà Nội
Phân phối độc quyền miền Bắc
Phân phối độc quyền miền Cả nước
Chiết khấu cao trên 30% - 50%
30%
50%
70%
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
500 triệu
200 triệu
800 triệu
Hợp đồng trên 2 năm
1 năm
2 năm
3 năm
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
500 triệu
200 triệu
800 triệu
Miễn phí vận chuyển hàng hóa cho bên B
Bên A chịu 50% chi phí vận chuyển
Bên A chịu 80% chi phí vận chuyển
Bên A chịu 100% chi phí vận chuyển
Hợp đồng ký trước tháng 12/2015
28/11/2015
18/10/2015
18/11/2015
•           Phân loại các mong muốn: Có thể chia các mong muốn thành 3 nhóm sau:
o          Thiết yếu: Những mong muốn nhất định phải được đáp ứng.
o          Quan trọng: Những mong muốn cần được đáp ứng.
o          Có thì tốt: Những mong muốn có thể bỏ qua mà không ảnh hưởng nhiều.



Ví dụ: Phân loại mong muốn các yêu cầu của Mr P như sau:

Thiết Yếu
Chiết khấu cao trên 30%
Hợp đồng từ 1 năm trở lên
Hợp đồng ký trước tháng 12/2015
Quan trọng
Phân phối độc quyền miền Bắc
Có thì tốt
Miễn phí vận chuyển hàng hóa cho bên A
Doanh số cam kết kiêu thụ / năm thấp
Các yêu cầu đặt ra cũng như việc phân loại tầm quan trọng của mỗi yêu cầu sẽ rất khác nhau ở các doanh nghiệp khác nhau. Đối tác đàm phán cũng có thể có những yêu cầu và cũng phân loại chúng.
II) Thu thập thông tin đàm phán
Thông tin là tài sản quan trọng nhất trong đàm phán vì nó mang đến cho người đàm phán những lợi thế trong quá trình đàm phán và giúp cho người đàm phán tự tin hơn khi đánh giá đúng những đề nghị của đối tác cũng như những thông tin mà họ đưa ra.
Có nhiều cách thu thập thông tin:
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thông tin từ các nhà cung cấp hoặc các trung gian môi giới.
Kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp.
Các thông tin người đàm phán cần biết xoay xung quanh vấn đề đàm phán như: giá cả, chất lượng, chủng loại, thời gian giao nhận, nhà cung cấp, người mua, các yêu cầu đưa ra có khả thi không…
Kết quả của việc thu thập thông tin là giúp được người đàm phán:
Đánh giá tính khả thi của các yêu cầu và điều chỉnh mục tiêu. Lựa chọn một hoặc một vài đối tác đàm phán.

III) Xác định các phương án thay thế
Xác định được các phương án khác nhau có thể thoả mãn nhu cầu của doanh nghiệp
Các bước để xây dựng phương án thay thế tốt nhất là:
•           Bước 1: Nghĩ ra càng nhiều phương án thay thế càng tốt Ví dụ: Nếu không đàm phán được mặt hàng Bánh Bèo với bên A, liệu có mặt hàng nào của bên A đáp ứng được nhu cầu của bên B lúc này ? Có chắc rằng bên A là sư lựa chon duy nhất lúc này hay còn bên C nào khác đáp ứng được nhu cầu hiện tại của bên B
•           Bước 2: Lựa chọn những phương án triển vọng nhất và biến chúng thành hiện thực. Ví dụ: Gần đây bên C cũng nổi lên một mặt hàng tương ứng về mảng thực phẩm chức năng là bánh không bèo, liệu phương án đó có thay thế trong trường hợp không đàm phán thành công với bên A. Mà bên B đang cần hàng để phục vụ dịp tết âm lịch ?
•           Bước 3: Đánh giá xem phương án thay thế nào là tốt nhất: Để đánh giá cần có tiêu chí đánh giá chính là mức độ đáp ứng nhu cầu của mỗi phương án. VD: sau khi suy xét và tinh toán thấy rằng chi phí triển khai với bên A nếu thành công là 25 triêu. Kỳ vọng lãi ròng 6 tháng là 60 triệu. Chi phí triển khai với bên C nếu thành công là 15 triệu. Kỳ vọng lãi ròng 6 tháng là 30 triệu. Trường hợp xấu nhất Mr P vẫn chọn bên nào thành công trước trong đàm phán để có hàng tung dịp tết, tạo công việc cho nhân viên.
Trong thực tế, các nhà đàm phán thường quá chú trọng việc đàm phán mà quên xem xét những phương án thay thế cho cuộc đàm phán đó. Hiểu được giá trị của phương án thay thế tốt nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ giúp người đàm phán tránh được những cuộc đàm phán không cần thiết mà còn giúp họ tránh được những thoả thuận bất lợi. Ngoài ra phương án thay thế tốt nhất còn là cơ sở khách quan để biết được khi nào thì nên rút lui.

IV) Tìm hiểu về đối tác đàm phán
Sau khi đã chọn được đối tác đàm phán, doanh nghiệp cần tìm hiểu các thông tin về đối tác đàm phán. Chưa hẳn có càng nhiều thông tin thì càng tốt mà quan là phải có những thông tin cần thiết. Những thông tin quan trọng có thể là:
•           Mục tiêu đàm phán của họ tình hình tài chính, doanh số của họ trong thời gian gần đây,…?
Mr P đã có thông tin về NSX QT . Sản lượng bình quân một tháng của họ là 2 tấn bánh bèo. Như vậy họ đáp ứng tốt về nguồn cung sản phẩm.
•           Phương án thay thế tốt nhất của đối tác nếu không đạt được thoả thuận là gì?
Nếu việc đàm phán không thành công bên A kỳ vọng bên B chuyển thành mua đứt bán đoạn điều này cũng là một khả năng để ngỏ để làm dữ liệu trong đàm phán leo thang.
•           Các thành viên tham gia đàm phán (Ai? Làm gì? có nhiều kinh nghiệm không? Có phải là những nhà đàm phán chuyên nghiệp không? Có vai trò gì? Có quyền ra quyết định không? Thói quen, sở thích của họ?...)
Việc quyết định hợp đồng này của bên A là do chủ tịch NSX đứng ra đàm phán và toàn quyền quyết đinh. Đây là một thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho bên B.
Hiện nay bên A đang thừa nguyên liệu và thiếu đầu ra, các đối tác của A là các đại lý nhỏ lẻ, độ phủ ước tính 30% cả nước v v.
Bên Achưa biết gì về bên B vì vậy cần giới thiệu cụ thể về năng lực của bên B để làm cơ sở đàm phán cân bằng .

•           Đối tác đàm phán có biết gì về doanh nghiệp mình không? Có thể tìm kiếm các thông tin về đối tác thông qua:
•           Hỏi đối tác.
•           Tìm hiểu các cuộc đàm phán tương tự của đối tác trong quá khứ.
•           Tình hình hoạt động hiện tại của đối tác đàm phán.
•           Những thông tin thị trường có liên quan đến đối tác đàm phán.
 Thường thì chúng ta sẽ không thể biết tất cả các thông tin về đối tác đàm phán, do vậy chúng ta sẽ phải đưa ra những giả định dựa trên kinh nghiệm của mình hoặc dựa trên những nguồn thông tin sẵn có. Trên cơ sở những thông tin về mục tiêu đàm phán của đối tác, đối chiếu với mục tiêu đàm phán của mình để dự đoán những vấn đề đàm phán.
V).Xác định chiến lược và chiến thuật đàm phán
Phải xác định một chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Những việc cần phải làm:
•           Thành lập đoàn đàm phán
Đàm phán có thể diễn ra giữa hai cá nhân hoặc hai nhóm. Những cuộc đàm phán lớn, vấn đề phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Lợi thế có được với một nhóm đàm phán là:
o          Kiến thức của nhóm rộng hơn và khả năng đa dạng hơn.
o          Các thành viên có thể đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, thậm chí đóng những vai trò khác nhau.
o          Tuy nhiên, nhóm đàm phán cũng có những bất lợi như: phối hợp không ăn ý, mâu thuẫn giữa các thành viên. Do đó khi lập nhóm đàm phán cần phải chú ý:
         Nếu nhóm đàm phán quá lớn, việc phối hợp sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu nhóm đàm phán quá nhỏ, các thành viên trong nhóm sẽ bị phân tán trong nhiều vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
         Nên lựa chọn các thành viên trong nhóm có các kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm bổ sung lẫn nhau.
         Phải phân công rõ vai trò và nhiệm vụ của từng thành viên
         Các thành viên phải tin tưởng lẫn nhau
Các thành viên trong một đoàn đàm phán thường đảm nhận một trong ba vai trò cơ bản sau:
o          Vai trò lãnh đạo: Người đảm nhận vai trò này thường là trưởng đoàn đàm phán và thường đảm nhận nhiệm vụ: điều khiển cuộc thảo luận, đưa ra đề xuất trọn gói, đề nghị trao đổi các điều kiện, đề nghị tạm dừng đàm phán.
o          Vai trò tổng kết (gây khó khăn): Người đóng vai trò này luôn cảnh giác với những gì đối tác nói hay làm và thường đảm nhận các nhiệm vụ như: Đặt câu hỏi cho phía đối tác, giải thích những thắc mắc của đối tác để làm rõ vấn đề, tóm tắt những nội dung thảo luận vào những thời điểm thích hợp, “câu giờ” để cho người lãnh đạo có thời gian suy nghĩ, đảm bảo cuộc đàm phán đi đúng hướng, không bỏ qua bất kỳ 1 ý kiến nào, bảo vệ mục tiêu.
o          Vai trò quan sát (tạo thuận lợi): Người đóng vai trò này sẽ thúc đẩy việc đạt được thoả thuận và hiểu quan điểm của đối tác. Những nhiệm vụ mà người này thường đảm nhận bao gồm: theo dõi cuộc thảo luận, lắng nghe, ghi chép, phán đoán những sự thật bị che dấu trong quá trình đàm phán và giữ yên lặng.
Khi phân công vai trò cho các thành viên, cần cân nhắc sự phù hợp giữa khả năng và nhiệm vụ mà họ phải đảm nhận. Để nhóm đàm phán phối hợp hiệu quả, các thành viên trong nhóm đàm phán cần được chuẩn bị kỹ năng đàm phán cũng như những hiểu biết về vấn đề đàm phán.
•           Chuẩn bị chương trình và nội dung đàm phán
Xây dựng chương trình cụ thể những việc cần phải làm, những vấn đề sẽ đề cập, thời gian cho mỗi nội dung sẽ giúp các bên đàm phán chủ động trong quá trình đàm phán. Để không xảy ra những tranh cãi giữa các bên đàm phán, chúng ta nên soạn thảo chương trình rồi đề nghị đối tác điều chỉnh, bổ sung. Sau đó các bên sẽ cùng thống nhất chương trình làm việc cụ thể.
•           Những chiến thuật sẽ sử dụng trong đàm phán
Chiến thuật là những hành động, là cách chúng ta đối phó với đối tác đàm phán. Một chiến thuật thường liên quan đến hoàn cảnh và bối cảnh của từng cuộc đàm phán cụ thể chứ không có một chiến thuật cho mọi cuộc đàm phán. Nhưng tất cả các chiến thuật đều phải bổ sung và phù hợp với chiến lược. Một số chiến lược thường được sử dụng như:
o          Nếu là người bán, đề nghị cao sau đó giảm từ từ. Nếu là người mua, đề nghị thấp sau đó tăng dần.
o          Không cường điệu về mình và sản phẩm.
o          Khi đạt được thoả thuận về một vấn đề, nhanh chóng chuyển qua vấn đề khác.
o          Giữ lời hứa.
o          Biết tạm ngừng đúng lúc.
o          Không bao giờ nhượng bộ một cách vô điều kiện.
o          Nhượng bộ từ từ và ngày càng ít hơn.
o          Để cho đối tác có cảm giác họ đã đạt được 1 thoả thuận tốt.
o          Thay đổi giá.
o          Sử dụng thời gian làm vũ khí thương lượng.
o          Hứa với đối phương một cách chung chung đề giành ưu thế.
o          Không gây áp lực.
o          Ghi chép tỉ mỉ.
o          Xây dựng các biểu mẫu để văn bản của minh có vẻ chính thống.
o          Lấy chính sách của công ty làm công cụ thương lượng.
o          Sẵn sàng chấp nhận những rủi ro đã lường trước.
o          Chỉ có một sự lựa chọn.
o          …
Theo nhận đinh của Mr P. Đây là một hợp đồng nhỏ, Lợi thế thuộc về bên B. Nên việc đàm phán nên triển khai gọn nhẹ bằng một buổi trực tiếp trao đổi thông tin giữa hai bên và một buổi còn lại để hoàn thành các thủ tục về giấy tờ.
Số lượng người đàm phán mỗi bên 2 người 1 phó giám đốc ( người trực tiếp đàm phán)  và 1 thư ký người quan sát, ghi nhận và tổng hợp thông tin.
Việc đàm phán dựa trên nguyên tắc thỏa thuận tình cảm, không cứng nhắc. Mở lối cho cả hai bên về những hợp đồng trong tương lai.



VI) Một số chuẩn bị khác
Ngoài ra chúng ta cũng nên chú ý tới việc chuẩn bị một số các công việc khác như: địa điểm đàm phán, vị trí trên bàn đàm phán, phong cách đàm phán và các tài liệu cần thiết…
Trong thời gian đàm phán chú ý đến phong cách dễ gần, cầu thị và hợp tác. Tránh sang trong và cứng nhắc.
Bên cạnh đó bên B cũng cần chú ý các giấy tờ , hành lang pháp lý đối với sản phẩm đang đàm phán của bên A. Tránh những rủi ro và phát sinh về trách nhiệm luật phát trong tương lai.
VII) Kết luận :
Kỹ năng đàm phán là sự tổng hòa của kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy. Để đàm phán thành công cần có các kiến thức cơ bản về giao tiếp, am hiểu về tâm lý học, và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, đàm phán cũng cần đến kinh nghiệm. Người đàm phán giỏi như chú tắc kè hoa, luôn biết biến mình để phù hợp với môi trường xung quanh. Người đàm phán phải cứng như đá và mềm như ngọn cỏ. Vì vậy các nhà quản trị phải tích lũy dần kiến thức và kinh nghiệm, nắm được những nguyên tắc cơ bản để có thể trở thành nhà đàm phán giỏi và chuyên nghiệp. Việc chuẩn bị giai đoạn trước đàm phán có tinh chất quyết đinh 50% vào thành công của việc đàm phán.
Cổ nhân có câu Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Còn trong đàm phán“biết địch biết ta trăm trận không thua là thành công”




8.11.15

Cường nhí, Long bo, Tùng chùa, Lê thanh, gấu lé

Tiểu sử Trần Cường Nhí KHÔNG PHẢI Tùng Chùa.


Khoảng cuối thập niên 90, trong giới hắc đạo có truyền tay nhau cuốn bằng cassette không có tên, không rõ xuất xứ, thậm chí cả tên ca sỹ cũng không mấy ai biết, đó là băng nhạc gồm một loạt các liên khúc được xuyên tạc từ các bài nhạc vàng nổi tiếng, bắt đầu với “Chuyến tàu hoàng hôn”, mà trên vỏ trái đất này, người hát “Chuyến tàu hoàng hôn” hay hơn Tuấn Vũ thì may ra chỉ có thể là Lê Thanh, Cường “Nhí”, Tùng “Chùa”, những cái tên mà mãi sau này mình mới biết. Băng nhạc này ca sỹ hát trên nền nhạc guitar mộc mạc dưới dạng liên khúc, chất giọng miền Tây Nam Bộ, hơi ngọng, lời các bài hát được ca sỹ chế từ những bản nhạc vàng nổi tiếng một thời, kể về cuộc sống tiền, tình, tù tội. Theo lời kể của một số giang hồ mạng, băng nhạc có tên là “Giang hồ quận Tư”, kể về cuộc đời của các anh chị trưởng thành từ cái nôi của giang hồ Sài Gòn, nhưng mình thấy người ta vẫn thường gọi nó bằng một cái tên khác, thân thiện hơn, đúng với bản chất của nó hơn, “Nhạc chế trong tù”.

Mãi đến sau này, dặt dẹo trên mạng mới biết ca sỹ hát nhạc chế trong tù năm xưa chính là Lê Thanh, tên thật là Lê Thanh Tùng, biệt hiệu là Tùng “Chùa”, nhiều người gọi nhạc chế trong tù là nhạc Lê Thanh. Nhưng có người lại bảo ca sỹ là Cường “Nhí”. Vậy Cường “Nhí” là ai, Lê Thanh là ai? Lê Thanh và Cường “Nhí” có phải là một người không, google trên mạng vẫn chưa có một thông tin thực sự chính xác

Cường “Nhí” sinh năm 1968, quê quán ở Đà Nẵng, đi bụi đời từ năm 20 tuổi, sở thích là uống rượu, hút thuốc, hát nhạc đường phố, chuyên môn chính là buôn ma túy, cướp giật, chém mướn, đâm thuê. Năm 1996 định cư ở Sài Gòn, 1998 bị xích, rồi giam ở Chí Hòa vì tội hát nhạc chế mất thuần phong mỹ tục, 2002 ra tù vẫn tiếp tục hát, tiếp tục gây án, 2005 lại bị bắt, kết hợp với tội trạng năm xưa nên bị kết án tử hình.

Còn Lê Thanh? Lê Thanh năm nay khoảng tầm 50 tuổi, hiện tại vẫn sống ở Sài Gòn, vẫn uống rượu, chế nhạc và đàn hát ở những quán khuya. Vừa rồi trên mạng có một clip dài 40 phút, được giật tít là “Huyền thoại Nhạc chế trong tù 2013”, một lão đại ôm đàn guitar hát nhạc chế giao lưu với các thanh niên, mà như nhận định của mình thì chất giọng ấy, tiếng đàn ấy chính là người hát nhạc chế trong tù những năm cuối thập niên 90. Chú Hải cho anh vài thông tin với, nghe đâu người Việt ở hải ngoại cũng mê mẩn Lê Thanh.

Đây là nhạc chế trong tù một thời đình đám trong giới trẻ trâu hắc đạo mà người thì cho là Cường “Nhí”, người thì bảo Lê Thanh
Vậy thì, Lê Thanh (Tùng Chùa) với Cường “Nhí” có phải là một không? Anh bạn Lê Thanh này là ai, bị kết án gì, hay chỉ là một công dân mẫu mực đi hát nhạc chế trong tù?

Không có một câu trả lời xác thực.


Và tại sao lại có những thằng, như anh chẳng hạn, lại thích nghe những loại nhạc này, thậm chí còn nửa đêm leo lên Facebook viết về những con người này, những tác phẩm này, những thứ mà xã hội cho đó là đồi trụy? Anh cũng đéo biết nữa.

 

TênThật :Trần Cường Nhí 

Sinh:29/10/1968 

Quê:Đà Nẵng 

Nghề nghiệp:ca sĩ đường phố 

sỡ thích:chơi đàn guitar hát nhạc chế.uống rựu,và hút ma tuý 

ca sĩ hâm mộ nhất:Ngọc Sơn và Chế Linh 

Chút tiểu sữ về cường nhí:->năm lên 20 tuổi đã,đi bụi đời,từ Hà Nội cho đến Nha Trang,vào năm lên 30 trỡ thành chúa giang hồ chuyên làm những chuyện như buôn bán ma tuý,cướp giựt,chém mướn...cuối năm 1996 thì vào định cư tại Sài Gòn,và đã bị côn g an tóm cổ vào đầu năm 1998 về tội hát nhạc chế phản động có liên quan tới bác Hồ,và ngôn ngữ mất thuần phong mỹ tục...


ngồi trong tù suốt 1998 tới 2000 thì đã sáng tác ra rất nhiều bài nhạc chế hay và cãm động.Lúc ra tù vẫn tiếp tục đi hát,và sau đó đã thăm gia vào bang đãng làm đàng em của(5 Lé)...nhờ tài ca hát của mình,nên làm cho nhiều anh em thán phục,rồi 1 lần tình cờ được anh em,giới thiệu đến phòng thu âm,và kể từ đó album đầu tay,mang tựa đề Giang Hồ Quận 4 đã ra đời......vì album này mà làm cho các trẻ em cho đến các người đứng tuổi cũng mê và thường nghêu ngao câu((để nơi đây tôi ngậm đắng nuốt cay,tôi lấy cây kim này,tui đổ mực ra pha,tôi xâm vào mông đích rằng 3 chữ hận đàng bà))...có thể nói đã khơi dậy nền nhạc bolero đã lạc hậu,bây giờ đã nỗi tiếng và phổ biến nổi bật hơn...album này từ nam, trung cho đến bắc,được các dân bán hàng rong,đem bán 1 đĩa với giá 5000 đồng tiền vn ,và nó còn được dân hãi ngoại biết đến và yêu thích nồng nhiệt,có thể nói hầu như 60% người vn đã 1 lần nghe qua album này rồi....nhưng những ngày vinh quang không được lâu,cuối năm 2002 lại phải vào tù, vì album (Giang Hồ Quận 4) đã làm cho rất nhiều trẻ em,quên đi những bài nhạc thiếu nhi,mà bước vào những tình khúc trong tù,với câu(anh ở phương nam,em về phương bắc,cuộc đời em xung sướng làm dâu của bác hồ)..


dù ở trong tù nhưng giới hâm mộ cường nhí vẫn không nhãm,cuối năm 2004,có 1 fan đặc biệt của cường nhí ở hãi ngoại,đã về thủ đức,xin vào nhà tù Chí Hoà.nhờ đốt lót,nên đã gặp được Cường Nhí,rất thân mật Cường Nhí đã tâm sự với fan của mình 1 cách tình cãm,bao ngồm đầy cãm xúc. Sau đó anh ta xin phép được quay những cảnh sinh hoặc của cường nhí, hàng ngày trong tù lao 1 cách kỹ lưỡng và trung thật .....và thế là đầu năm 2005 đĩa VCD 40 tình khúc trong tù ra đời..


trị giá 48000 đồng vn.còn đắc hơn cả VCD của các ca sĩ lừng danh tại Việt Nam,có thể nói VCD (40 tình khúc trong tù) đã đánh giấu kỹ luật của thế kỹ 22,bỡi vì đã bán ra hơn 6000 đĩa trong 1 tuần phát hành tại Việt Nam.nhưng tai hoạ đã giáng xuống vào ngày 3 tháng 4 năm 2005,nhà nuớc vn đã tịch thu và cấm cho nghe,đồng thời họã lục ra hồ sơ của cường nhí về những tội trạng năm xưa,nên đã sữ bắn...và thế là vị vua nhạc chế không ngai, của chúng ta đã rời khỏi cõi đời, cũng như nền âm nhạc...............

 

Những lời tâm sự đầy tình cãm của cường nhí khi tâm sự với fan(được thâu âm lại)...->tui là 1 con người bất hạnh.những chuyện xui sẽo luôn đến với tui 1 cách thầm lặng ,tôi mất mẹ năm lên 10 tuổi ,rồi ba tôi bước thêm 1 bước nữa,mẹ kế của tui là 1 con người lựu đạn ,không có bữa ăn nào mà tôi cảm thấy no.Tâm sự với ba tui,thì ông ấy nói tui nhiều chuyện,vì chuyện gia đình tui luôn gặp chuyện buồn nên tui kô ham muốn gì đến chuyện học hành nữa cả.


Đến năm tui lên lớp 7,vào 1 buổi sáng,tui thấy thằng bạn học chung lớp đang đánh thằng em họ của tôi 1 cách ác liệt,không cầm lòng nổi nên tôi đã xông vào cang thiệp,nhưng nó quá mạnh,đã đánh tui gãy 2 cái răng ,lòng tui lúc đó rất hận,và quyết trã thù,cho nên tối hôm đó tui đã lẽn qua nhà nó với con dao thái trong tay,tui đã đâm nó 2 nhát,trong lúc nó đang ngủ ,sau đó chạy về nhà 1 cách run sợ và suốt đêm đó tui không tài nào chộp mắt.Sáng hôm sau tui mới biết nó chưa chết chỉ bị thương nơi bắp vế đang nằm trong bệnh viện trị thương,riêng về phần cha mẹ nó thì đã đi báo công an.tui rất hãi hùng,liền đem hết chuyện này kễ lại cho cha và mẹ kế của tui rõ,cha tui như người điên liền la hét lớn tiếng chữi tui,còn về phần mẹ kế của tui thì liền chạy đi báo công an ,tui rất sợ liền cắm đầu bõ chạy.


Ra đến sân ga tui liền leo lên tàu hoả đi thẵng vào miền bắc và kể từ đó tui không gặp mặc cha tui nữa,cũng như quê hương tui . khi vào sống tại miền bắc tui chĩ biết làm nghề ăn cắp hay giựt đồ đễ kiếm kế sanh nhai,1 thời gian thì tui bị công an truy lùng,hết nước đành phải vào cư ngụ tại Nha Trang,vào đây tui nhận hàng lẽ để đi bán(ma tuý),nhưng cũng không được lâu dài,nên lại phải vào sống tại Sài Gòn,vào đây tui quen được chú Đình,ông ta là 1 ca sĩ đường phố chuyên hát những bài nhạc Bolero và tự chơi đàn Guitar,tôi không bõ diệp may liền bái ông ấy làm thầy,sau 1 năm,sáng cướp giựt tối tập hát và đàn,cuối cùng tui đã học hết nghề của chú Đình,và cũng đúng lúc ông ấy chầu trời ,sau đó tui đem hết tất cả bài nhạc ông ấy bầy cho tôi,tôi liền chế lời lại,để người ta khỏi nói là tui cắp nghề,việt làm đang lên hương thì tui bị công an thành phố bắt giam đến 2 năm.
Sau khi ra tù thì tui quên em Nga quê ở Hà Tiên,em ấy yêu tui cho dù tui là chúa giang hồ,nhưng sau khi tui vào tù trỡ lại thì em ấy đã theo chồng đài loan,và tui cũng đã hiểu ra em ấy yêu tui cũng chỉ muốn đào mõ mà thôi.Thế là tui đem hết tức cả tâm sự của mình chế lời vào nhạc,mục đích để tâm sự và cũng như làm cho lời nhạc trung thật,nỗi bật và hấp dẫn người nghe hơn,,,,,,mà thôi nói tóm lại cuộc đời tui không có gì là hay ho để kể tiếp đâu .

Nhạc Chế trong tù Cường Nhí