Search

22.3.17

Phép lạ của sự tỉnh thức,Thích Nhất Hạnh

Phanblogs Theo tinh thần của kinh quán niệm thì trong khi rửa bát mình chỉ nên rửa bát mà thôi: có nghĩa là khi rửa bát mình có ý thức được rằng sự kiện chính mình đang rửa bát? Mới nghe qua thì thấy buồn cười. 
 Rửa bát thì có gì hay ho đâu mà tập trung ý lực vào đấy nhiều như thế. 
 Nhưng quả thực tất cả sự hay ho là nằm chỗ đó nghe Thiều. 
 Sự kiện tôi đứng đây rửa và rửa những cái bát này là một sự kiện mầu nhiệm. 
 Tôi hoàn toàn là tôi, làm chủ được hơi thở tôi, ý thức được sự có mặt, ý thức tâm, ý thức ý và hành động của tôi. 
 Tôi không bị động trong hoàn cảnh như mộ cái nút chai bị những đợt sóng trên mặt biển vùi dập và lôi kéo, tâm ý tôi không tán thất trong loạn tưởng như một mớ bọt biển trên đầu sóng, tan nát thảm thương khi làn sóng đập đầu vào ghềnh đá. 
 Nếu trong lúc rửa bát mà ta chỉ nghĩ tới tách trà, nghĩ tới sự nghỉ ngơi hay bất cứ một công chuyện nào trong tương lai, và chỉ muốn cho việc rửa bát qua mau, xem việc rửa bát như một cực hình thì ta không "rửa bát để mà rửa bát", ta không sống trong thời gian rửa bát, ta không chứng thật được phép lạ của sự sống trong thời gian rửa bát. 
 Không biết rửa bát thì khi cầm tách trà lên, có thể ta cũng không biết uống trà. 
 Cầm tách trà lên ta có thể chỉ nghĩ đến những chuyện khác mà không biết là ta đang nâng tách trà trong tay. 
 Cứ như thế, ta bị thâu hút vào trong tương lai, bị con ma vị lai thâu hút hết hỗn vía, đi ngang sự sống mà không sống được giây phút nào của sự sống

Phép lạ của sự tỉnh thức,Thích Nhất Hạnh PDF


Phép lạ của sự tỉnh thức,Thích Nhất Hạnh DOC




20.3.17

Đi để mà đi

Phanblogs Chuyện rằng, có hai vị sư một già, một trẻ đi hành lễ về. Khi đi ngang qua bờ suối, tình cờ họ gặp một cô gái đang khóc. Tại vì nhà cô ở bên kia suối, hồi sáng cô đi thì nước cạn, nhưng giờ quay về thì nước đã lên cao nên cô không lội qua suối được. Cô gái khổ sở không biết phải làm sao.
Vị sư già mới nói với vị sư trẻ: “Con hãy cõng cô gái này qua suối đi, vì con còn trẻ và khỏe hơn ta”.
Vị sư trẻ nói: “Bạch thầy, làm sao như vậy được. Giới luật đâu cho phép ta đụng chạm đến thân thể đàn bà như vậy. Chúng ta là những kẻ tu hành mà. Không được đâu”.
Vị sư già bèn tình nguyện cõng cô gái qua suối vì vị sư trẻ không chịu cõng cô gái. Họ lội qua suối, vị sư già cõng cô gái, còn vị sư trẻ đi một mình. Qua bên kia suối, vị sư già để cô gái lại bên bờ suối rồi cùng với người đồng tu của mình tiếp tục hành trình.
Hai người đi bên nhau nhưng không nói lời nào. Trên nét mặt của vị sư trẻ không dấu được nét ưu tư, nghĩ ngợi.
Khi về tới cổng chùa, vị sư trẻ liền nói với vị sư già: “Bạch thầy, thầy là người tu hành lâu năm, con không thể hiểu nổi sao thầy lại làm như thế? Chúng ta là người tu hành mà, sao lúc nãy thầy lại cõng cô gái ấy?”
Vị sư già quay lại nhìn rồi ôn tồn nói: “Ta nhớ ta đã bỏ cô ta bên kia suối rồi mà. Thế mà con vẫn còn cõng cô ấy từ nãy đến giờ à?”..


NHÀ SƯ VÀ CÔ LÁI ĐÒ

Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng ngườì, sau hết đến nhà sư.
Cô lái đò đòi tiền “gấp đôi.”

Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

Cô lái mỉm cười:

- Vì Thầy nhìn em…

Nhà Sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền “gấp ba.”

Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái cười bảo:

- Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền “gấp năm” lần.

Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái đáp:

- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.

Nhà sư trả tiền và lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò… Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?

Cô lái đáp:

- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.

Thiền sư hỏi:

- Vì sao vậy?

Cô lái cười đáp:

- Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa… Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi…